Nhiều người mua loài hoa có hình dáng như chiếc lồng đèn
Tác phẩm được viết với ngôn ngữ bình dân để phù hợp với dân trí và nhận thức của người dân Nam bộ lúc bấy giờ. Chuyện giải buồn ở đây cũng không phải là chuyện mua vui, mà là những câu chuyện nhẹ nhàng, ý nhị dùng làm bài học khuyên đời, với đoạn cuối hoặc câu cuối mỗi chuyện thường là lời đúc kết thấm thía.Hai anh em, hai nhà thơ nhà văn, hai chuyến đưa hai anh ruột về quê
VIDEO: Toyota Corolla Cross và Seltos thay đổi ‘cuộc chơi’ trong phân khúc SUV đô thị năm 2020
Cơ quan chưa trả lời bạn đọc 31.08
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chợ Bình Tây nơi tập trung những sạp hàng bán bánh kẹo, mứt lớn nhất ở TP.HCM bà con kinh doanh và chuẩn bị cho tết năm nay thế nào?Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp ghé chợ Bình Tây, thăm lại những sạp hàng bán bánh kẹo, mứt tết đã quá quen thuộc với người dân TP.HCM nằm ở một góc chợ. Sạp nào cũng bài trí bắt mắt đủ các loại bánh mứt, đa dạng mẫu mã, giá cả nhưng khách mua thưa thớt.Bà Ứng Thị Liên (71 tuổi) là chủ sạp mứt tết, bánh kẹo có tuổi đời hơn nửa thế kỷ trong chợ này cùng nhân viên sắp xếp lại các quầy bánh sao cho đẹp mắt, thu hút khách mua. Tuy nhiên theo lời bà Liên, thời điểm này buôn bán ế hơn so với mọi năm."Bây giờ chưa tới tết, nhưng mấy năm trước vẫn có khách tới mua lai rai. Năm nay vắng vẻ, bữa được bữa không nên ai cũng rầu. Kinh tế khó khăn nên mọi người thắt chặt chi tiêu", nhìn khu chợ vắng khách, bà chủ thở dài.Thời điểm này, bà Liên đã đặt, nhập hàng chuẩn bị cho đợt cao điểm Tết Nguyên đán 2025. Tuy nhiên vì hồi hộp không biết tình hình buôn bán thế nào, nên kẹo, bánh mứt bà chủ nhập về giảm quá nửa so với những năm trước.Bà cho biết nếu như mọi năm có thể "mạnh dạn" nhập 500 kg hàng, năm nay chỉ có nhập 200 kg. Sau đó xem tình hình thế nào bà chủ tính tiếp về việc nhập hàng. Sạp bánh của bà Liên chủ yếu bán sỉ và lẻ cho người dân TP.HCM cũng như các tỉnh lân cận, đặc biệt ở miền Tây."Giờ người ta đặt hàng qua mạng, rồi mình chuyển về. Nhưng giờ này đơn hàng khách đặt vẫn chưa nhiều. Không biết năm nay thế nào, năm ăn năm thua nên cũng không đoán được. Nhưng mình buôn bán, lúc nào cũng mong mọi việc suôn sẻ, làm ăn thuận lợi", bà Liên bày tỏ.Theo đó, các loại bánh kẹo ở cửa hàng này có giá dao động từ 70.000 đồng - 120.000 đồng/kg tùy loại. Có những loại giá rẻ hoặc đắt hơn tùy nhu cầu. Một số loại kẹo giá 70.000 - 80.000 đồng/bịch, mứt bí, khoai dao động 110.000 đồng/kg… Với kinh nghiệm của mình, bà chủ nói rằng khách chuộng hầu hết các loại bánh mứt, không thiên về một loại nào vì dịp tết họ mua mỗi thứ một ít cho đa dạng, đầy đủ. Kế bên sạp hàng bà Liên, một người bán hàng tại sạp bánh mứt Ba Tốt trong chợ Bình Tây, với thâm niên hơn 30 năm cũng cho biết năm nay buôn bán chậm, lượng hàng nhập về phục vụ cho tết cũng giảm hơn một nửa so với những năm trước đây."Nhìn chợ lúc này thấy ngán quá, không biết những ngày tới thế nào, như ván bài vậy, không biết ăn hay thua. Người ta giờ cũng hạn chế mua sắm, buôn bán không như hồi xưa nữa. Mình bán cái này mấy chục năm, có vắng khách thì cũng trụ lại chứ đâu làm được nghề gì khác. Chỉ mong ít ngày tới sẽ có sự thay đổi, buôn may bán đắt", chị chia sẻ.Tình hình buôn bán cuối năm khó khăn, sạp hàng của chị cũng bán theo dạng gối đầu, mua thiếu rồi trả sau, thanh toán trước hoặc sau Tết Nguyên đán nên chị cũng khá hồi hộp. Người này cho biết dù vắng hay đông khách, lúc nào chị cũng trang trí sạp hàng của mình sao cho bắt mắt nhất, đẹp nhất để tạo nên sức sống cho khu chợ cũng như thu hút khách mua.Ghé chợ Bình Tây mua đồ ăn, chị Thanh Hà (29 tuổi, ngụ Q.8) quyết định dạo quanh một vòng khu vực bán bánh kẹo, mứt tết tham quan. Tuy nhiên, chị chưa có ý định mua sắm vào thời điểm này.Mỗi lần ghé ở những quầy hàng này, chị đều cảm thấy thích thú vì bài trí bắt mắt, hấp dẫn. "Năm nào mình cũng cùng mẹ đi chợ mua bánh mứt. Hồi trước mua ê hề, chứ mấy năm nay, từ hồi dịch bệnh cũng bớt lại, chỉ mua vừa đủ xài thôi. Năm nay chắc gần tết mới mua. Nhà mình mua ở đây xưa giờ như một truyền thống, phần vì đa dạng, giá cả ổn, phần vì có không khí tết ở đây, khi mọi người đến đông đúc, nhộn nhịp. Giờ chưa có gì nên vắng khách, hơn 1 tháng nữa chắc đông. Nhắc tới đây thôi mà cũng thấy nôn tết quá chừng", cô gái chia sẻ.
Vì sao Vua Charles rơi nước mắt sau chẩn đoán ung thư?
Kiến nghị về dạy thêm, học thêm nêu tại báo cáo công tác dân nguyện tháng 2 của Quốc hội được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp 43 sáng nay 10.3.Báo cáo tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện - Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, cử tri, nhân dân tin tưởng và kỳ vọng về chủ trương miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước của Bộ Chính trị.Tuy nhiên, cử tri, nhân dân tiếp tục lo lắng về việc thực hiện quy định dạy thêm, học thêm. Cùng đó là những lo lắng về một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu công việc khi ra trường. Một số giảng viên giảng dạy không đủ giờ, tác phong, giảng dạy còn chưa nghiêm túc, cần được các cơ quan chức năng có giải pháp khắc phục trong thời gian tới.Tại kiến nghị, báo cáo của Ủy ban Dân nguyện - Giám sát Quốc hội đề nghị Bộ GD-ĐT kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực hiện quy định về dạy thêm, học thêm để điều chỉnh nếu chưa phù hợp.Nêu ý kiến về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho biết, từ báo cáo dân nguyện kỳ trước, rất nhiều nội dung đã được các cơ quan triển khai và thực hiện có hiệu quả, như nội dung liên quan đến việc học thêm, dạy thêm. Bà Hải nhìn nhận, sự vào cuộc nhanh chóng quyết liệt, mạnh mẽ của Bộ GD-ĐT, cũng như các địa phương cho thấy, sự ảnh hưởng của báo cáo công tác dân nguyên, cũng như ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội "hợp tình, hợp lý, được người dân quan tâm".Bà Hải cũng cho biết, liên quan đến quy định dạy thêm, học thêm cũng có lo lắng việc không được học thì có ảnh hưởng gì đến chất lượng thi cử không? "Tôi thấy rằng, chính việc dạy thêm, học thêm đã có những biện pháp, quy định thì đã trả lại giá trị đích thực cho việc truyền thụ, giảng dạy kiến thức chính khóa trên lớp", bà Hải nói và phân tích, trách nhiệm của các thầy cô giáo là giảng dạy sao cho đại bộ phận học sinh phải đạt được kết quả trong các kỳ thi, đạt kết quả khá trở lên. Tất nhiên, học sinh giỏi, hay những học sinh năng lực yếu thì có thể học thêm bồi dưỡng theo quy định.Theo đó, thầy cô không thể ra đề quá khó, quá đánh đố để học sinh phải đi học thêm thì mới có thể làm được. Ngoài ra, Bộ GD-ĐT đã thấy những điểm bất hợp lý trong việc xét tuyển sớm với học sinh vào đại học vì tạo sự bất công bằng trong tuyển sinh, nên đã chỉ đạo quyết liệt và việc xét tuyển sớm vào đại học đã giảm mạnh."Xét tuyển sớm cũng là một điều kiện có thể tạo nên việc trục lợi từ việc dạy thêm, học thêm. Ví dụ thầy cô giáo trực tiếp dạy học sinh lại cho điểm học sinh mình và điểm học bạ, đấy là điều kiện để xét tuyển vào đại học, như thế không khác gì là chỉ định thầu", bà Hải nêu quan điểm.Trước đó, ngày 30.12.2024, Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm với nhiều quy định mới, có hiệu lực từ 14.2 vừa qua. Theo đó, Bộ GD-ĐT quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học. Cùng đó, không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống.Bộ GD-ĐT cũng quy định không xếp giờ dạy thêm xen kẽ với thời khóa biểu thực hiện chương trình chính khóa; không dạy thêm trước các nội dung so với phân phối chương trình môn học trong kế hoạch giáo dục của nhà trường. Quy định mới cũng cho phép giáo viên có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường, song không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường.Tuy nhiên, việc thực hiện Thông tư 29 được cho là vẫn còn nhiều bất cập.