Vụ đầu bếp Võ Quốc bị xử phạt 7,5 triệu đồng, cảnh báo phát ngôn xúc phạm...
Đây cũng là bất cập với người dùng khi đến với thành phố ngàn hoa bằng ô tô điện VinFast, tại đây có 2 điểm sạc nhưng hầu hết đều bị taxi "chiếm đóng" gần hết trụ sạc. Người dùng cá nhân nếu có nhu cầu sạc sẽ phải chờ mới có chỗ trống.Cây chết khô, nguy hiểm
Ngày 2.3, đại diện Phòng CSGT Công an TP.HCM cho biết, đơn vị chức năng đã phân cấp đăng ký, cấp biển số xe cho công an các phường, thị trấn.Theo đó, đối với công an 17 phường thuộc các quận, TP.Thủ Đức (nơi trước đây công an quận, TP.Thủ Đức đặt trụ sở thực hiện nhiệm vụ đăng ký xe mô tô): được phân cấp đăng ký, cấp biển số xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe có kết cấu tương tự xe mô tô của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương và các phường thuộc quận, TP.Thủ Đức chưa được phân cấp đăng ký xe.Đối với công an 63 xã, thị trấn đã được phân cấp đăng ký xe mô tô thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè: được phân cấp bổ sung đăng ký, cấp biển số xe ô tô, xe máy chuyên dùng của tổ chức, cá nhân trong nước có trụ sở, cư trú tại địa phương (thuộc thẩm quyền đăng ký của công an cấp huyện được quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư số 79/2024/TT- BCA ngày 15/11/2024 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng). Chi tiết bên dưới:Như vậy, ngoài việc thực hiện đăng ký phương tiện lần đầu toàn trình trên Cổng dịch vụ công quốc gia, người dân khi có nhu cầu thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký, quản lý phương tiện có thể trực tiếp đến công an cấp xã để được giải quyết.
Vì sao Việt Nam chỉ bán 5 USD/tấn carbon rừng?
“Thật sự, chuyến đi này đối với em là quá mãn nguyện. Em đã trải nghiệm được nhiều thứ trong cuộc sống. Em cảm thấy hiểu hơn về văn hóa, con người Việt Nam. Em cảm thấy người Việt mình sao mà giàu lòng yêu thương, ấm áp như vậy. Em thực sự rất biết ơn và nhân đây cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến những người đã giúp đỡ mình trong quá trình chuẩn bị cho đến khi hoàn thành chuyến đi. Đặc biệt là những người dân dọc đường đã không ngần ngại cho em được tá túc, nếu không có họ thì chắc chắn em không thể hoàn thành hành trình này được”, Trịnh Dương Linh bày tỏ.
Ngày 21.3, tin từ Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk (Ban A), cho biết đơn vị đang tiếp tục thực hiện tịch thu số tiền bảo đảm thực hiện hợp đồng gần 10 tỉ đồng của các nhà thầu trong liên danh thi công gói thầu số 4 dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP.Buôn Ma Thuột.Đây là hoạt động nhằm thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc khắc phục vi phạm, khuyết điểm theo một thông báo của Ủy ban Kiểm tra (UBKT) T.Ư.Theo Ban A, đến nay cơ quan này đã thu hồi hơn 3,3 tỉ đồng của các đơn vị (đạt 33,5%), còn lại gần 6,6 tỉ đồng chưa thu hồi, gồm: Công ty TNHH Xây dựng và thương mại Sài Gòn (hơn 4,7 tỉ đồng), Công ty TNHH MTV xây dựng 470 (gần 1,6 tỉ đồng), Công ty TNHH Phương Đông (294 triệu đồng).Ban A cũng cho biết trong năm 2024 đã có các văn bản gửi các ngân hàng (thực hiện bảo lãnh) đề nghị hoàn trả số tiền còn lại trên nhưng các ngân hàng vẫn chưa thực hiện.Mới đây, Ban A có văn bản đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk xem xét, chỉ đạo các đơn vị thực hiện thu hồi nộp ngân sách nhà nước theo quy định, sớm khắc phục theo thông báo của UBKT T.Ư trước ngày 31.3.Theo đó, đề nghị Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh Đắk Lắk đôn đốc, giám sát đối với các ngân hàng đã thực hiện bảo lãnh cho các đơn vị thi công theo đúng cam kết của các ngân hàng trước chủ đầu tư.Đồng thời, giao Ban A chủ động làm việc với các ngân hàng bảo lãnh hợp đồng và có văn bản yêu cầu đối với các ngân hàng thực hiện việc hoàn trả nộp ngân sách nhà nước số tiền gần 6,6 tỉ đồng của 3 nhà thầu trên.Trước đó, tại kỳ họp thứ 49 (tháng 10.2024), UBKT T.Ư đánh giá Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015 - 2020 (giai đoạn 2019 - 2020), Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh các nhiệm kỳ 2016 - 2021, 2021 - 2026 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong tổ chức thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía đông TP.Buôn Ma Thuột; trong thực hiện một số dự án điện năng lượng mặt trời, điện gió.UBKT T.Ư nhận định một số cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh Đắk Lắk vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.Cũng tại kỳ họp này, UBKT T.Ư quyết định thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Văn Hạ (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Ban A) và ông Bùi Văn Từ (Trưởng ban quản lý dự án các khu công nghiệp tỉnh Đắk Lắk); cảnh cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Đắk Lắk nhiệm kỳ 2016 - 2021; Đảng ủy Ban A các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025; khiển trách đối với Chủ tịch, một phó chủ tịch UBND tỉnh và nguyên giám đốc 2 sở Xây dựng và TN-MT tỉnh Đắk Lắk.
Giá xăng dầu hôm nay 20.4.2024: Tuần 'rơi' 3%
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.