Cuộc sống đời thường của 'trùm phản diện' Mã Trung bên bà xã gắn bó 49 năm
Tại giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam năm 2024, đội Trường ĐH Thể dục thể thao (TDTT) Đà Nẵng ngay trong lần đầu tham dự xuất sắc giành vé dự vòng chung kết toàn quốc tại TP.HCM. Càng thuyết phục hơn khi đại diện của Đà Nẵng đã đánh bại chính đội đương kim vô địch ở thời điểm đó là ĐH Huế trong trận đấu "sống còn", mang tính chất quyết định cho tấm vé đi tiếp. Đến với mùa giải 2025, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng tiếp tục góp mặt tranh tài ở vòng loại khu vực miền Trung được tổ chức tại sân Quân khu 5, nhưng lực lượng có nhiều biến động cả trên băng ghế huấn luyện lẫn cầu thủ. HLV trưởng được bổ nhiệm mới, trong khi nhiều trụ cột ra trường. Trong đó, tiền vệ Lê Tấn Tịnh được xem là hạt nhân trong lối chơi của đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng cũng đã tốt nghiệp.Mặc dù vậy, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng vẫn rất đáng gờm và được đánh giá ứng viên hàng đầu cho tấm vé đại diện khu vực Duyên hải miền Trung dự vòng chung kết diễn ra trên sân Trường ĐH Tôn Đức Thắng vào đầu tháng 3.2025. Lực lượng của đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đã được bổ sung những gương mặt chất lượng, từng ăn tập trong màu áo đội trẻ của các CLB bóng đá chuyên nghiệp và bán chuyên, gồm: thủ môn Phan Việt Cường, từng chơi cho U.19 Huế; Phạm Nguyễn Minh Quân xuất thân từ U.19 Thể Công Viettel; Lê Trung Quốc, từng khoác áo U.21 Gama Vĩnh Phúc.Bản lĩnh của đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng thể hiện thông qua hành trình vượt qua vòng loại. Ở vòng bảng, đội bóng của HLV Trần Trung Kiên lần lượt thắng 3-1 trước đội Trường ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông Việt Hàn - ĐH Đà Nẵng, đánh bại đội Trường ĐH Luật - ĐH Huế với tỷ số 2-0. Đặc biệt là ở trận play-off giành vé đi vòng chung kết, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng dù bị đội Trường CĐ FPT Polytechnic (của HLV Trần Hữu Đông Triều) dẫn trước từ sớm nhưng đã thể hiện sự lì lợm với bàn thắng gỡ hòa 1-1. Trên chấm luân lưu cân não, đội bóng chuyên ngành thể thao đã xuất sắc giành chiến thắng 5-4 sau 6 lượt sút, qua đó lần thứ 2 liên tiếp đoạt vé dự vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam.HLV trưởng Trần Trung Kiên cho biết, kể từ sau khi vượt qua vòng loại đầy cam go ở khu vực Duyên hải miền Trung, đội bóng đã được lãnh đạo Trường ĐH TDTT Đà Nẵng tạo điều kiện tốt để tập luyện. “Thời gian qua, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng luôn rèn quân đều đặn. Chúng tôi cũng đã có 4 trận đấu cọ xát với U.17 Đà Nẵng và thu được kết quả khá khả quan. Lực lượng của đội ổn định, cộng với nỗ lực tập luyện nên về mọi thứ đã trơn tru hơn so với thời điểm thi đấu ở vòng loại. Tuy nhiên, tập thể cầu thủ đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng cũng cần cải thiện thêm vài điều để chơi tốt ở vòng chung kết”, ông Kiên chia sẻ.Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng đặt mục tiêu giải sau sẽ đạt thành tích tốt hơn giải trước. Ở mùa 2024, đội bóng sông Hàn dừng chân ở vòng bảng, nên sẽ cố gắng đi sâu hơn tại giải lần này. HLV Trung Kiên khẳng định: “Chúng tôi luôn đặt niềm tin vào sự đoàn kết, nỗ lực của các cầu thủ. Đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng dự giải với tinh thần mang thương hiệu của nhà trường để lan tỏa tới sinh viên toàn quốc. Thi đấu quyết liệt vì màu cờ sắc áo, nhưng cũng đề cao lối đá đẹp và fair-play trong bóng đá. Còn về các đối thủ, họ là những đội bóng đại diện cho hàng chục đội tham dự vòng loại, nên chúng tôi luôn dành sự tôn trọng lớn nhất. Trước các đối thủ mạnh, đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng sẽ càng phải thi đấu với quyết tâm cao hơn và cố gắng từng trận một”.Nét mới của giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO so với 2 mùa giải trước là mỗi đội bóng được đăng ký 3 cầu thủ (đồng thời là sinh viên chính quy của trường mình) từng tham gia các giải U.19, U.21 quốc gia từ năm 2022 đến nay tham dự. Tại từng thời điểm, các đội được sử dụng tối đa 2 trên 3 cầu thủ đó ra sân thi đấu.HLV trưởng đội Trường ĐH TDTT Đà Nẵng - Trần Trung Kiên chia sẻ: "Điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng bóng đá hiện nay. Tương tự, có thể thấy các đội tuyển quốc gia hay giải vô địch quốc gia cũng sử dụng cầu thủ nhập tịch hoặc ngoại binh. Do đó, việc giải sinh viên cũng mở rộng thành phần tham gia như thế sẽ giúp nâng cao chất lượng chuyên môn của giải đấu".Xúc động câu chuyện nữ sinh hiến tóc vì một lời hứa còn dang dở
Những ngày qua, nhiều khán giả và là người dùng dịch vụ truyền hình trả tiền đã ngỡ ngàng khi 2 kênh nội dung VTV2 và VTV3 gián đoạn, sau đó... biến mất trong danh sách kênh tại một số nền tảng trả phí như FPT Play, MyTV hay TV360. Các kênh như VTV1, VTV4 tới VTV9, kênh Cần Thơ... vẫn xuất hiện và xem bình thường.Đến ngày 20.1, tình trạng này vẫn chưa được khắc phục. Lý do ban đầu được 3 nền tảng OTT trả phí đưa ra là chưa đạt được thỏa thuận với VTV. Còn trong thông báo mới nhất được Thời báo VTV đưa ra tối 19.1, VTV cho biết từ cuối năm 2024, đơn vị đã làm việc và trao đổi với các đối tác là những bên cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền về mô hình hợp tác mới, nhằm hài hòa giữa giá trị nội dung, chi phí đầu tư với lợi ích của khán giả cũng như doanh nghiệp."Đến nay đã có nhiều đơn vị thống nhất được với VTV về việc hợp tác tiếp phát sóng. Đối với các đơn vị vẫn chưa đạt được thỏa thuận, VTV không có cơ sở pháp lý cần thiết để duy trì cung cấp tín hiệu cho toàn bộ gói kênh", thông tin trên Thời báo VTV nêu.Sự việc này đang tạo nên làn sóng tranh luận ở cộng đồng người dùng bởi 2 kênh bị dừng là VTV2 (khoa học, công nghệ, giáo dục, cuộc sống) và VTV3 (thể thao, giải trí) diễn ra sau khi 13 kênh truyền hình của VTC cùng các kênh VOV, truyền hình Nhân Dân ngừng phát sóng từ ngày 15.1. Hiện các nền tảng truyền hình trả tiền như FPT Play, TV360, MyTV đang có hàng chục triệu người dùng trên cả nước, theo dõi ở các nền tảng từ TV tới thiết bị di động.Cũng theo Thời báo VTV, "kênh VTV luôn là gói kênh cơ bản của mọi dịch vụ truyền hình, đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút thuê bao và mang lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp viễn thông. Tuy nhiên, chi phí bản quyền mà các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình đang chi trả cho VTV chưa phản ánh đúng giá trị mà nội dung của VTV mang lại cho các đơn vị truyền hình trả tiền".Sau khi xảy ra tình trạng mất kênh, không ít người dùng hoang mang khi đã thanh toán phí truyền hình với các bên, tuy nhiên vẫn có nguy cơ không thể theo dõi đầy đủ các chương trình trên những nền tảng trực tuyến tới hết Tết Nguyên đán, khi thời gian từ nay tới trước khi nghỉ tết còn quá ít, khó có thể đủ để các bên đi đến một thỏa thuận chung. "Điều này có thể làm ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình đã đăng ký và trả tiền thuê bao dịch vụ", một chuyên gia nhận định.Một số ý kiến cho rằng việc VTV và doanh nghiệp đàm phán về bản quyền là mối quan hệ kinh tế của các bên, việc tắt sóng cần có lộ trình, thông báo cụ thể để không gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng nói chung, đặc biệt ở thời điểm cận Tết Nguyên đán, thay vì đột ngột thực hiện gây tác động tới kế hoạch và thói quen của các hộ gia đình có nhu cầu theo dõi truyền hình. Hiện tại, để theo dõi VTV2 và VTV3 trên nền tảng OTT, người dùng có thể sử dụng phần mềm VTV Go, hệ thống truyền hình số mặt đất DVB-T2, hoặc số ít nền tảng truyền hình trả tiền đã đạt được thỏa thuận.Báo cáo mới nhất của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy số lượng thuê bao truyền hình trả tiền tăng từ 18,3 triệu (năm 2023) lên 21,2 triệu tới hết năm 2024, tương đương tăng 14%. Trong khi đó, thuê bao dịch vụ truyền hình qua internet (OTT) cũng ghi nhận tăng trưởng từ 5,56 triệu lên 7,4 triệu, tương đương 33%.
Học sinh lên ý tưởng cho quyển sách mình mong muốn thực hiện
Chiều ngày 26.2, ông Đặng Quang Tú, Chủ tịch UBND TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết sau khi nhận được đề xuất của UBND P.8, lãnh đạo TP thống nhất gia hạn thêm thời gian hoạt động vận chuyển du khách bằng xe ngựa xung quanh hồ Xuân Hương đến hết ngày 31.3.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 25.2, UBND P.8 mời các chủ xe ngựa lên công bố "lệnh" của TP.Đà Lạt buộc ngưng hoạt động xe ngựa chở du khách quanh hồ Xuân Hương từ ngày 25.2. Việc này khiến các chủ ngựa và người dân phố núi bất ngờ và ngỡ ngàng.Cũng theo ông Tú, TP đang giao Phòng VH-TT (nay là Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin) chủ trì, phối hợp với Phòng Kinh tế (nay là Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị) và đại diện các hộ kinh doanh xe ngựa làm việc với các khu, điểm du lịch để chuyển hoạt động du lịch bằng xe ngựa vào các khu, điểm du lịch trên địa bàn.Giao Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị phối hợp với Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin, cùng UBND P.8 nghiên cứu các quy định pháp luật liên quan đến việc kiến nghị di dời bãi xe ngựa từ đầu đường Cách Mạng Tháng Tám về đường Ngô Tất Tố và cho phép hoạt động tại tuyến đường vòng Lâm Viên.UBND TP.Đà Lạt đề nghị các đơn vị khẩn trương triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về UBND TP.Đà Lạt trước ngày 20.3. Vận chuyển hành khách bằng xe ngựa xung quanh khu vực hồ Xuân Hương đã được hình thành từ lâu. Đây là hoạt động thu hút nhiều du khách tham quan, trải nghiệm vẻ đẹp lãng mạn quanh hồ Xuân Hương. Đồng thời, đây cũng là sản phẩm du lịch tạo nên nét độc đáo, nét riêng của Đà Lạt đối với du khách trong và ngoài nước.
Phiên chợ là sáng kiến của cô và trò Trường mầm non Tân Phong, quận 7, diễn ra từ 23.12.2024 tới hết ngày 3.1.2025. Trước khi phiên chợ diễn ra, nhà trường kêu gọi phụ huynh cùng các bé đóng góp các món đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn giá trị trên 70%, như: đồ chơi, sách truyện, quần áo, vật dụng trang trí… Sau khi được phụ huynh mang đến trường những món đồ dùng, đồ chơi, các cô giáo cùng với trẻ sẽ phân loại, làm sạch, tái chế, cho vào túi cẩn thận để bày trí các gian hàng theo từng chủng loại riêng biệt. Trong phiên chợ "Yêu Thương", nhiều gian hàng thú vị được bày bán, các em nhỏ, giáo viên, phụ huynh của trẻ cùng nô nức đi chợ, trải nghiệm gian hàng 0 đồng, gian hàng sách và đồ dùng trẻ em, gian hàng đồ dùng trang trí, gian hàng đồ chơi... Nét thú vị là những món đồ tại đây được bày bán với mức giá "không quy định" - tức là tùy vào lòng hảo tâm của người mua hoặc trao tặng miễn phí, tạo cơ hội cho các gia đình khác có thể tận dụng lại.Cô Phạm Bảo Hạnh, Hiệu trưởng Trường mầm non Tân Phong, cho biết phiên chợ "Yêu Thương" không chỉ hướng đến việc góp phần cải tạo môi trường học tập, trang bị thêm mảng xanh cho nhà trường mà còn giáo dục trẻ em ý thức bảo vệ môi trường và tinh thần tương thân tương ái. "Trẻ được tham gia chọn lọc, phân loại đồ dùng, học cách chia sẻ và cảm nhận niềm vui từ việc cho đi. Đây là những bài học quý giá giúp hình thành nhân cách đẹp cho trẻ ngay từ nhỏ. Phiên chợ "Yêu Thương" cũng là cách để cô và trò cùng đón chào xuân 2025", cô Bảo Hạnh nói.Chị Trần Thị Thy Ân, phụ huynh em Bùi Trần Minh Tú hiện đang học lớp lá 4, cho hay đây là đầu tiên chị được trải nghiệm phiên chợ "Yêu Thương" do nhà trường tổ chức. Đây là một dịp để phụ huynh tăng cường kết nối với trường học, giao lưu với các phụ huynh khác. "Tôi thấy được sự sáng tạo, năng động và ý nghĩa nhân văn của phiên chợ. Từ đây các bé sẽ hiểu và biết cách sống xanh, biết chia sẻ với các bạn nhỏ khác", chị Thy Ân chia sẻ.Trong suốt thời gian diễn ra, phiên chợ "Yêu Thương" đã nhận được sự hưởng ứng từ đông đảo phụ huynh và cộng đồng. Chỉ buổi chiều hôm qua, ngày 3.1, phiên chợ được phụ huynh ủng hộ 12.130.000 đồng. "Trong số các đồ dùng, đồ chơi, sách vở mà phụ huynh gửi đến phiên chợ, nhà trường dành một phần để gửi đến một số trường mầm non khó khăn tại huyện Cần Giờ, TP.HCM nhằm chia sẻ niềm vui đến các bé mầm non khác. Với số tiền phụ huynh ủng hộ sau phiên chợ, nhà trường sẽ công khai minh bạch, sử dụng cho việc cải tạo môi trường xanh sạch đẹp và xây dựng không gian học tập, vui chơi lý tưởng cho trẻ", cô Bảo Hạnh, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết.Nhằm giúp trẻ được trải nghiệm không khí đón xuân, hiểu về tết truyền thống của quê hương, nhiều trường mầm non tại TP.HCM có những hoạt động cụ thể, để trẻ được tự tay làm sản phẩm, sống trong không khí sôi động của ngày xuân.Như Lớp mẫu giáo Tatu, TP.Thủ Đức, cho trẻ được quan sát và cùng làm mứt dừa dưới sự hướng dẫn của các cô giáo. Các bé Trường mầm non Sao Mai, quận 8 cũng vừa được sống trong không khí đón tết sớm khi trường lớp được trang trí hoa mai, hoa đào, trẻ em được cùng các cô giáo làm bánh kẹp, làm mứt mãng cầu, từ đây các trẻ được biết về nguyên liệu và cách làm ra các món ăn tết truyền thống của quê hương.Từ nay tới trước thời gian nghỉ tết Nguyên đán, các cơ sở giáo dục mầm non như Trường mầm non 19/5 Thành Phố (quận 1); Trường mầm non Thành Phố (quận 3); Trường mầm non Nam Sài Gòn (quận 7)... đều có nhiều hoạt động như phiên chợ tết, các gian hàng để trẻ học gói bánh chưng, khắc dưa hấu, làm mứt tết, thêu tranh ngày tết, cắt dán tô màu linh vật của năm... vừa giúp trẻ được rèn luyện sự khéo léo của đôi tay (vận động tinh), biết cách làm việc nhóm, đồng thời để giúp trẻ được vui đón xuân, lồng ghép các bài học trực quan về tình cảm gia đình, phong tục tập quán quê hương, các hoạt động đều có sự tham gia của phụ huynh để tăng cường sự kết nối gia đình và nhà trường...
Giá heo hơi hôm nay 2.4.2024: Thị trường sôi động
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn