Kênh tắc nghẽn vì rác và cỏ dại
MacBook Air thế hệ mới được trang bị chip M4 hứa hẹn mang lại hiệu suất vượt trội và có thêm tùy chọn màu sắc "xanh da trời" mới đầy ấn tượng.Khi nói đến thiết kế, MacBook Air M4 vẫn giữ nguyên hai lựa chọn kích thước màn hình 13 inch và 15 inch, kết hợp các cổng kết nối quen thuộc: 2 cổng Thunderbolt và 1 cổng MagSafe ở bên trái, trong khi bên phải là jack cắm tai nghe. Nhìn chung, thiết kế tổng thể của sản phẩm vẫn giữ được sự thanh lịch và tinh tế mà người dùng yêu thích.Nói về Apple M4, đây là một con chip mang đến nhiều cải tiến đáng kể, bao gồm CPU 10 lõi và GPU lên đến 10 lõi, cho phép mở rộng bộ nhớ RAM lên đến 32 GB thay vì 24 GB như trên phiên bản M3. Apple đã trình diễn khả năng của MacBook Air M4 với RAM 32 GB trong các ứng dụng như Pixelmator và Markdown Bear, tất cả đều cho thấy sự cải thiện vượt trội trong khả năng xử lý máy học và trí tuệ nhân tạo (AI).Điểm nổi bật nhất là khả năng xử lý đồ họa của MacBook Air M4, với ứng dụng Blender cho phép tạo ra bản kết xuất 4K chỉ trong 18 giây, được Apple xác nhận nhanh hơn gấp 5 lần so với phiên bản M1. Đáng chú ý nhất liên quan đến giá bán khi Apple đã quyết định giảm giá khởi điểm cho MacBook Air M4. Cụ thể, phiên bản 13 inch sẽ có giá 999 USD, trong khi phiên bản 15 inch sẽ có giá 1.199 USD, giảm 100 USD so với các thế hệ trước. Tại Việt Nam, giá trên Apple Store Việt Nam lần lượt là 26,999 triệu đồng và 31,999 triệu đồng, rẻ hơn 1 triệu đồng so với MacBook Air M3 khi ra mắt vào năm ngoái. Đây được xem là động thái tích cực trong bối cảnh giá cả thiết bị công nghệ ngày càng tăng, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn với sản phẩm mới.MacBook Air M4 hiện đã có thể đặt hàng trước tại một số thị trường, với kế hoạch lên kệ từ ngày 12.3. Với những cải tiến vượt bậc về hiệu năng và thiết kế, sản phẩm này hứa hẹn sẽ tiếp tục là lựa chọn hàng đầu cho người dùng yêu thích sự tiện lợi và hiệu suất cao.Cùng với việc ra mắt MacBook Air M4, Apple cũng đã ngừng bán các biến thể M2 và M3 trên các cửa hàng trực tuyến của công ty, mặc dù người dùng vẫn có thể mua chúng từ các nhà bán lẻ. Được biết, Apple ra mắt MacBook Air M2 vào tháng 7.2022, trong khi MacBook Air M3 được ra mắt vào tháng 3.2024.Giá xăng dầu hôm nay 4.5.2024: Trượt dài, mất gần 6 USD trong tuần
Theo Timeanddate.com, trăng tròn tháng 2 (đêm rằm tháng giêng) sáng nhất vào lúc 13 giờ 53 phút UTC (tức 20 giờ 53 phút) ngày 12.2 theo giờ Việt Nam. Tuy nhiên, mặt trăng vẫn sẽ xuất hiện tròn đầy vào những ngày trước và sau thời điểm chiếu sáng đỉnh điểm nói trên và là giai đoạn duy nhất mà mặt trăng xuất hiện cả đêm.Theo đó, trăng tròn được định nghĩa là thời điểm mặt trời và mặt trăng ở hai phía đối diện của trái đất và phần nhìn thấy được của đĩa mặt trăng được chiếu sáng hoàn toàn.Trăng mọc và lặn thường xảy ra vào lúc hoàng hôn và bình minh. Vào tháng 2, nó sẽ mọc trong hơn 12 giờ ở Bắc bán cầu bao gồm Việt Nam, trong khi nó sẽ mọc trong ít hơn 12 giờ ở Nam bán cầu.Theo các chuyên gia, tháng 2 là giai đoạn tuyết phủ rất dày ở nhiều khu vực thuộc châu Âu. Đó là lý do người dân ở đây từ thời trung cổ đã đặt ra cái tên đó, mỗi lần họ ngắm tuyết rơi dưới ánh trăng.Một số nơi ở châu Âu còn gọi trăng tròn tháng 2 là Trăng Bão hay Trăng Băng. Trong khi người bản địa châu Mỹ thường gọi lần trăng tròn này là Trăng Gấu bởi đó là giai đoạn gấu con ra đời.Bên cạnh đó, vì việc săn bắn rất khó khăn nên mặt trăng này còn được một số bộ lạc gọi là Mặt Trăng Đói vì thời tiết khắc nghiệt khiến việc săn bắn trở nên khó khăn.Dự định "săn" Trăng Tuyết tối nay, anh Thiện (ngụ Đắk Lắk) cho biết việc quan sát các thiên thể trên bầu trời là niềm đam mê lớn của anh. Chàng trai hy vọng thời tiết sẽ thuận lợi cho việc quan sát và chụp ảnh mặt trăng.
6 tư thế yoga đơn giản giúp thân hình săn chắc và vòng mông căng tròn
Ngày 7.3, cổ phiếu VIC của Vingroup bật tăng trần hết biên độ lên 45.300 đồng. Cuối phiên, cổ phiếu này vẫn còn dư mua ở giá trần hàng trăm ngàn đơn vị trong khi bên bán trống trơn. Hai cổ phiếu khác thuộc thành viên Vingroup gồm VRE của Công ty cổ phần Vincom Retail và VHM của Công ty cổ phần Vinhomes cũng đồng loạt xanh mướt. Cổ phiếu VIC được nhà đầu tư săn đón sau khi Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo về việc nhận hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu của Công ty cổ phần Vinpearl. Số lượng đăng ký niêm yết là gần 1,8 tỉ đơn vị, tương ứng với vốn điều lệ 17.933 tỉ đồng. Vinpearl là một thành viên trong hệ sinh thái của Vingroup, có trụ sở tại đảo Hòn Tre, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Vào tháng 2 vừa qua, Vinpearl đã phát hành hơn 70 triệu cổ phiếu với giá 71.350 đồng/cổ phiếu, tăng vốn điều lệ lên 17.933 tỉ đồng như hiện tại. Nguồn vốn này được sử dụng để góp vốn vào VinWonders Nha Trang, nhận chuyển nhượng cổ phần một số dự án từ Vingroup, trả gốc và lãi vay, cũng như bổ sung vốn lưu động...Cổ phiếu VIC tăng trần cũng như các mã VHM, VRE liên tục đi lên đưa tài sản của tỉ phú Phạm Nhật Vượng gia tăng. Theo thống kê của tạp chí Forbes, ước tính tài sản của tỉ phú Phạm Nhật Vượng hiện đạt 5,6 tỉ USD, tăng 300 triệu USD chỉ sau 4 ngày và đứng thứ 613 trong danh sách người giàu thế giới.Bên cạnh nhóm cổ phiếu thuộc họ Vingroup, số lượng cổ phiếu tăng cũng chiếm áp đảo. Trong đó, rõ ràng nhất là cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán cũng tràn ngập sắc xanh. Điều này đẩy chỉ số VN-Index chốt phiên 7.3 tăng 7,83 điểm, lên 1.326,05 điểm. Trên sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index tăng nhẹ 0,4 điểm, lên 238,41 điểm trong khi UPCom-Index lại giảm nhẹ. Thị trường chứng khoán đã có chuỗi tăng liên tiếp. Trong đó, dòng tiền tham gia vào thị trường liên tục đi lên. Tổng cộng phiên này có hơn 1,1 tỉ cổ phiếu được giao dịch với trị giá gần 23.000 tỉ đồng.
Đội Trường ĐH Thủy lợi đang thẳng tiến đến vòng chung kết giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - cúp THACO 2025 (TNSV THACO cup 2025) với phong độ ấn tượng ở vòng loại. Thầy trò HLV Vũ Văn Trung toàn thắng ở nhóm 1 trước Trường ĐH Đại Nam (6-1) và Trường ĐH Công nghệ Đông Á (5-0), ghi 11 bàn và chỉ 1 lần để thủng lưới. Tuy nhiên, chặng đường của đương kim á quân hứa hẹn không bằng phẳng. Khi lúc 14 giờ hôm nay (9.1), đội chủ nhà sẽ đối đầu đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa trong trận play-off tranh vé tới vòng chung kết.Dù mới lần đầu tham dự TNSV THACO cup, nhưng Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã gây ấn tượng mạnh khi xếp đầu nhóm 3, sau chiến thắng 4-1 trước Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ cùng trận hòa 1-1 trước ĐH Công nghiệp Hà Nội. Đội bóng xứ Thanh thực sự là đối thủ đáng gờm khi có lối chơi ban bật kỹ thuật, đập nhả nhuần nhuyễn, cùng dàn cầu thủ có kỹ năng chơi bóng khéo léo. Đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cũng có xu hướng kiểm soát thế trận và tấn công đa dạng, nhờ nhiều mũi tấn công đồng đều về năng lực, phối hợp hay độc lập tác chiến cũng đều tốt. Hạn chế của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa là khả năng tận dụng cơ hội, vốn chưa thể hiện được nhiều trong 2 trận đã qua với rất nhiều tình huống ăn bàn bị bỏ lỡ. Ở trận gặp đội Trường ĐH Thủy lợi chiều nay, đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa cần chắt chiu cơ hội tốt hơn nếu muốn gây bất ngờ.Bởi đội Trường ĐH Thủy lợi rõ ràng ở đẳng cấp khác. Hơn hai thập kỷ tung hoành ở sân chơi bóng đá sinh viên trui rèn cho Trường ĐH Thủy lợi bản lĩnh, kinh nghiệm và sự lì lợm ít đội bóng nào sánh bằng. HLV Vũ Văn Trung còn nguyên bộ khung đã cùng nhau lọt tới chung kết 2 mùa giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, với Hoàng Danh, Đức Hoan hay Bảo Trung đều đang ở đỉnh cao phong độ. Ở 2 trận nhóm 1 bảng A TNSV THACO cup 2025, dù chưa bung hết sức, nhưng đội Trường ĐH Thủy lợi vẫn thắng đậm. Điểm rơi phong độ và thể lực của đương kim á quân sẽ được dồn hết cho trận đấu chiều nay, khi Trường ĐH Thủy lợi gặp đối thủ mạnh mẽ bậc nhất ở vòng loại phía bắc.Trong cuộc đấu lúc 14 giờ, đội Trường ĐH Thủy lợi vẫn được đánh giá cao hơn. Nhưng trong bóng đá, kẻ mạnh hơn chưa chắc thắng. Đã có nhiều bất ngờ diễn ra ở sân chơi bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam, đòi hỏi học trò HLV Vũ Văn Trung phải rất nỗ lực nếu muốn đoạt vé tới vòng chung kết.
Những tấm lòng vàng 7.1.2023
Ngày 10.1, theo Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, trong những năm gần đây, số lượng lao động nhập cư có xu hướng giảm. Cụ thể, tỷ lệ tăng dân số cơ học ở TP.HCM đã giảm từ 1,7% (tương đương có từ 170.000 - 180.000 người nhập cư) vào năm 2020 xuống còn 0,67% (khoảng 65.000 người) vào năm 2023.Nguyên nhân chính của thực trạng này là do các địa phương khác cũng đã phát triển nhiều khu công nghiệp và khu kinh tế, tạo cơ hội việc làm tương tự như TP.HCM.Bên cạnh đó, chi phí sinh hoạt cao, đặc biệt là tiền thuê trọ, cùng áp lực công việc và cường độ làm việc lớn khiến người lao động tại TP.HCM gặp nhiều khó khăn. Điều này khiến người lao động có xu hướng lựa chọn làm việc tại quê nhà thay vì di chuyển đến TP.HCM.Kết quả khảo sát của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (thuộc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) với khoảng 2.000 doanh nghiệp, cho thấy các ngành như dệt may, giày da, điện tử, thương mại dịch vụ, lưu trú ăn uống và xây dựng sử dụng nhiều lao động nhập cư, đặc biệt là lao động phổ thông, không yêu cầu tay nghề cao. Nhiều doanh nghiệp trong số này có tỷ lệ lao động ngoại tỉnh lên đến hơn 60%.Do đó, khi người lao động chọn quay về quê làm việc, doanh nghiệp sẽ bị biến động nhân lực, nhất là ở các ngành dệt may, giày da, bán buôn và bán lẻ.Dấu hiệu rõ rệt cho sự biến động này là các doanh nghiệp thường xuyên tuyển dụng số lượng lớn nhân sự hoặc yêu cầu nhân viên làm thêm giờ. Nhiều doanh nghiệp phải tăng lương, phúc lợi và đưa ra nhiều chính sách thu hút lao động.Ngoài ra, sự giảm sút lao động nhập cư còn kéo theo nhu cầu tiêu dùng thấp hơn, có tác động không nhỏ đến các hoạt động dịch vụ thương mại và thị trường tiêu thụ hàng hóa.Tuy nhiên, theo Sở LĐ-TB-XH TPHCM, việc dịch chuyển lao động cũng mở ra nhiều cơ hội nhất định, điển hình là tạo động lực phát triển kinh tế cho các địa phương lân cận và cân bằng phân bố dân cư. Qua đó, thúc đẩy việc nâng cao năng suất lao động, đổi mới công nghệ.Trước một số ý kiến cho rằng việc giảm người nhập cư sẽ giúp giảm áp lực lên hạ tầng dịch vụ tại TP.HCM, Sở LĐ-TB-XH cho rằng đây chỉ là tác động tạm thời. Lâu dài, việc giảm tỷ lệ nhập cư tiềm ẩn nhiều hệ quả. Do đó, sở này cho rằng TP.HCM cần tập trung vào việc phát triển hạ tầng bền vững, cải thiện quản lý đô thị, đầu tư vào giao thông công cộng và công nghệ số để thích ứng với sự phát triển dân số một cách bền vững.Trong thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp phát triển thị trường lao động, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đào tạo nghề, xúc tiến liên kết vùng để cung cấp nguồn nhân lực cho các lĩnh vực đang phát triển như công nghệ cao và kinh tế số.Ngoài ra, TP.HCM cũng đang thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội như xây nhà ở xã hội, mở rộng bảo hiểm y tế, miễn giảm học phí và triển khai chương trình vay vốn ưu đãi để hỗ trợ người lao động tự tạo việc làm... Qua đó, tạo động lực, sự gắn bó cho người lao động khi định hướng làm việc tại thành phố.Riêng về việc để giải quyết bài toán thiết hụt lao động trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Sở LĐ-TB-XH cho biết UBND TP.HCM đã triển khai thực hiện Đề án Giải pháp giảm thâm dụng lao động.Thực tế, một số doanh nghiệp đã có kế hoạch dài hạn đã cải tiến dây chuyền sản xuất, ứng dụng công nghệ và tự động hóa để giảm phụ thuộc vào lao động phổ thông, hoặc chuyển nhà máy về các tỉnh.TP.HCM khuyến khích các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp sản xuất đổi mới công nghệ và giảm lao động phổ thông, quan tâm việc đào tạo nâng cao chuyên môn, kỹ năng nghề của người lao động. Đồng thời, cải thiện chính sách đãi ngộ, lương, thưởng để giữ chân lao động.Trong khi đó, người lao động cần chủ động nâng cao chuyên môn, xây dựng thái độ làm việc tích cực và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.Trước đó, vào tháng 11.2024, Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức hội thảo đề tài vai trò của lao động di cư trong nước đối với sự phát triển TP.HCM và giải pháp chính sách về vấn đề lao động - việc làm trong tình hình mới.Tại hội thảo này, TS Nguyễn Thị Hoài Hương, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, cho biết đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức về số liệu lao động di cư từ các tỉnh đến TP.HCM làm việc.Nhóm nghiên cứu đã khảo sát 1.200 lao động di cư đến TP.HCM, cho thấy người di cư đến TP.HCM chủ yếu vì lý do kinh tế (93,8%).Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lao động di cư đang đối mặt với nhiều thách thức như chi phí sinh hoạt cao, thiếu chỗ ở, và khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.Theo thông tin được cung cấp tại hội nghị này, tỷ lệ tham gia bảo hiểm xã hội trong cộng đồng lao động di cư tại TP.HCM đạt 27,23%, trong đó, có 61,81% tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và 38,19% tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.Dù hiện nay số lượng người lao động di cư đến TP.HCM giảm, nhưng sự chuyển dịch cơ cấu lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. Điển hình là người di cư có trình độ học vấn cao hơn, thu nhập bình quân có xu hướng tăng, tỷ lệ tiền gửi về quê cũng gia tăng, giảm dần lao động ở các ngành thâm dụng lao động.Theo nhóm nghiên cứu, đại dịch Covid-19 đã tác động sâu sắc đến lao động di cư tại TP.HCM, như một "bước ngoặt" dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Nhiều lao động di cư có xu hướng chuyển từ khu vực doanh nghiệp (nhà nước, tư nhân...) sang khu vực lao động tự do. TS Nguyễn Văn Lâm, nguyên Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH TP.HCM, cũng cho rằng mặc dù TP.HCM đã có các chính sách hỗ trợ như nhà ở, học phí, bảo hiểm, đào tạo nghề, nhưng việc triển khai thực tế còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lao động di cư.Ông Trần Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Giáo dục nghề nghiệp TP.HCM, nhận định địa phương cần phải thay đổi góc nhìn và chính sách đối với lao động di cư. Ông đề nghị các cơ quan nhà nước cần có chính sách quản lý lao động tốt hơn, áp dụng quản lý thống nhất trên cả nước, không nên phân biệt địa bàn, lao động tại chỗ hay di cư.