Hơn 10% dân số thế giới đi giày dép “Made in Vietnam”
Chuyên gia cho biết 24 tiết khí trong năm gồm: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ, Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử, Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng, Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn và Đại hàn.24 tiết khí là 24 khoảng thời gian, mỗi khoảng dài 15 hoặc 16 ngày, mô tả 24 giai đoạn thời tiết khác nhau trong năm. Vì chu kỳ này phụ thuộc vào vị trí của trái đất trên quỹ đạo.Lập xuân mang nghĩa đầu xuân. Trong đó, "lập" có nghĩa là khởi đầu, bắt đầu, "xuân" là một trong bốn mùa trong năm. Theo các tài liệu, ngày bắt đầu tiết Lập xuân được tính theo dương lịch hiện đại và thông thường rơi vào ngày 3 hoặc 4.2 dương lịch ở Bắc bán cầu (bao gồm Việt Nam) và vào đầu tháng 8 ở Nam bán cầu tùy theo từng năm. Theo quy ước, tiết Lập xuân bắt đầu vào khoảng thời gian trên khi kết thúc tiết Đại hàn và kết thúc vào khoảng ngày 18 hay 19.2 trong lịch Gregory theo các múi giờ Đông Á khi tiết Vũ thủy bắt đầu. Năm 2025, ngày Lập xuân sẽ bắt đầu vào 21 giờ 10 phút ngày 3.2 (tức ngày 6.1 năm Ất Tỵ) và kết thúc vào ngày 17.2 khi tiết Vũ thủy diễn ra lúc 17 giờ 6 phút ngày 18.2.Theo chuyên gia, ngày Lập xuân được xác định dựa trên sự thay đổi vị trí của trái đất trong chu kỳ chuyển động theo quỹ đạo xung quanh mặt trời. Vị trí của điểm Lập xuân là kinh độ mặt trời bằng 315o nếu tính điểm Xuân phân làm gốc.Vào tiết Lập xuân, cây cối bắt đầu đâm chồi nảy lộc, hoa lá thay nhau khoe sắc. Đây là khoảng thời gian mà nhiều loài hoa nở rộ, báo hiệu mùa xuân đã về. Mùa xuân đến, cảnh sắc thiên nhiên trở nên sống động và tươi mới, mang lại cảm giác hứng khởi và tràn đầy sức sống.Với nhiều quốc gia châu Á, bao gồm Việt Nam, thời điểm này trùng với thời điểm đón Tết Nguyên đán, một ngày lễ lớn trong năm. Mọi người thường tề tựu, sum họp cùng người thân, gia đình đón chào một năm với nhiều niềm tin mới, hy vọng mới.Y án 28 năm tù với giáo viên siêu lừa
Đây là một nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của Bộ Nội vụ năm 2025 vừa được cơ quan này ban hành.Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Cao Huy, mục tiêu của Chương trình nhằm thực hiện kiên quyết, đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, tài sản, thời gian và nguồn nhân lực; tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, chuyển biến thực chất hơn trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở tất cả các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Nội vụ.Chương trình đề ra các nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung thực hiện trong năm 2025, như siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quản lý tài chính, ngân sách; thực hiện chi ngân sách nhà nước theo dự toán, bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả. Cạnh đó, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước gắn với huy động các nguồn lực xã hội và sắp xếp, tinh gọn bộ máy.Bộ Nội vụ cũng yêu cầu tăng cường quản lý, sử dụng tài sản công, đảm bảo đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, tập trung vào sắp xếp, xử lý tài sản, đặc biệt là nhà, đất gắn với việc sắp xếp, tổ chức tinh gọn bộ máy. Hoàn thành sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy theo đúng mục tiêu, yêu cầu gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH với Bộ Nội vụ.Bộ Nội vụ hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước bảo đảm khẩn trương để không bị gián đoạn hoặc bỏ sót công việc; thực hiện tinh giản biên chế gắn với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm; tiếp tục sắp xếp, đẩy mạnh tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập của bộ, ngành, địa phương.Về thể chế, chính sách liên quan đến tổ chức bộ máy hành chính, cơ chế vận hành, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ tập trung sửa đổi, bổ sung các chính sách bảo đảm thực hiện mục tiêu hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả của bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức sau sắp xếp, tổ chức bộ máy. Tổ chức triển khai hiệu quả các chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.Đồng thời, Bộ Nội vụ tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc 51 địa phương thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua; khẩn trương sắp xếp, tổ chức, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, xử lý đối với tài sản công sau sắp xếp, bảo đảm sớm ổn định để tổ chức đại hội đảng các cấp năm 2025.Tiếp tục rà soát, đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã đối với những đơn vị hành chính chưa đủ tiêu chí về diện tích, dân số theo Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để chủ động phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2030...
Ô tô điện gầm cao Baojun Yep rục rịch vào Đông Nam Á, đấu VinFast VF 3
Chiều 17.2, Công an tỉnh Lâm Đồng tổ chức lễ công bố quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí (từ ngày 1.3) đối với 21 lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng và cấp đội. Chủ trì buổi lễ, đại tá Trương Minh Đương, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng đánh giá việc nhiều cán bộ tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm, sự gương mẫu đi đầu trên cương vị lãnh đạo, chỉ huy trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước và của ngành; tạo điều kiện thuận lợi để công an tỉnh hoàn thành tốt công tác xây dựng đề án nhân sự Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 và triển khai tổ chức bộ máy mới.Trong 21 lãnh đạo, chỉ huy nhận quyết định nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí, có 19 người hưởng chế độ hưu trí và 2 người được nghỉ công tác chờ đủ tuổi nghỉ hưu.Đại tá Trương Minh Đương thay mặt Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng chúc mừng 21 lãnh đạo, chỉ huy cấp phòng và cấp đội nghỉ công tác hưởng chế độ hưu trí, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; đồng thời ghi nhận những kết quả và đóng góp to lớn, quan trọng của 21 lãnh đạo, chỉ huy vào thành tích chung của công an tỉnh trong suốt thời gian qua.
Chiều 17.1, tại hội trường Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, đông đảo sinh viên đã tham dự chương trình vinh danh học sinh, sinh viên, trao học bổng, quà và hỗ trợ vé xe về quê đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Dịp này, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế đã trao 62 học bổng (mỗi suất 2 – 3 triệu đồng) và 111 suất quà cùng vé xe về quê đón tết cho các sinh viên nghèo hoàn cảnh khó khăn, sinh viên có gia đình vừa chịu ảnh hưởng nặng của những đợt bão lụt trong năm 2024. Tổng kinh phí học bổng, quà là 180 triệu đồng.Kinh phí cho hoạt động lần này được trích từ quỹ khuyến học của nhà trường và nguồn kinh phí vận động quyên góp từ doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị, thầy cô giáo, nhà hảo tâm, các cựu sinh viên và sinh viên.Nhận được quà tết sớm, nhiều sinh viên xúc động, vui mừng khi bớt đi nỗi lo trong những ngày cận tết. Bùi Anh Duy (quê xã Lộc An, H.Phú Lộc, TP.Huế) là một trong số sinh viên được nhận học bổng đợt này. Duy có hoàn cảnh rất đặc biệt, là nhân vật trong bài viết "Cậu học trò nghèo vất vả mưu sinh, nuôi giấc mơ vào đại học" trên Báo Thanh Niên đăng ngày 10.7.2024. Ngoài giờ học, vì nhà nghèo, Duy phải đạp xe hàng chục cây số mỗi ngày để đi giao mắm, tìm nguồn thu nhập để chạy ăn từng bữa cho gia đình 8 thành viên. Công việc này cũng là hy vọng có thu nhập duy nhất để cậu học trò nghèo nuôi giấc mơ vào đại học lúc đó. Sau khi bài viết đăng tải, chàng trai nghị lực này đã được bạn đọc Báo Thanh Niên hỗ trợ hơn 40 triệu đồng.Gặp lại PV Thanh Niên, Duy vui sướng chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ của bạn đọc nên giờ đây đã thực hiện được ước mơ. Hiện Duy đang là sinh viên năm nhất ngành quản lý nhà nước, Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế."Được sự giúp đỡ của các cô chú và nhà trường, em đã thực hiện được ước mơ của mình. Năm nay, được trường trao học bổng, em rất vui vì có thêm tiền để phụ giúp cho mẹ trong dịp tết", Duy thật thà kể. Nhận xét về Duy, thầy giáo Nguyễn Tường Du, Chủ tịch Hội Sinh viên Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, bày tỏ sự cảm phục trước nghị lực của chàng sinh viên nghèo. "Ngoài là một sinh viên có thành tích học tập tốt, Duy còn là chàng trai năng nổ, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội trong và ngoài trường. Suất học bổng lần này mà Duy giành được rất xứng đáng với những nỗ lực của em", thầy Du nói.Phát biểu tại buổi lễ, TS Phan Tuấn Anh, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học - ĐH Huế, chia sẻ những khó khăn của các bạn sinh viên. Hoạt động này thể hiện sự đồng hành, quan tâm chăm lo của toàn thể lãnh đạo nhà trường và xã hội đối với học sinh, sinh viên.
‘Lỡ hẹn với ngày xanh’ tập 29: Vì sao bà Thu Lê nhờ người tráo con?
Gừng Huế nổi tiếng từ xưa đến nay bởi đặc tính thơm, cay hơn gừng các vùng khác. Đặc biệt phải là củ gừng Tuần - vùng đất đồi pha sỏi phía tây bắc thành phố Huế. Thế nên, trong những con hẻm nhỏ trên các tuyến đường khu vực Tuần, ven sông Hương, Minh Mạng... không quá khó để gặp cảnh người dân mang cả chảo, bếp, vòi nước, bàn xắt... ra tận ngoài đường để làm mứt gừng bán tết.Theo những lò làm mứt gừng ở Huế, nguyên liệu làm món mứt gừng Huế phải dùng củ gừng được trồng trên vùng đất ở ngã ba Tuần nơi hai nhánh tả ngạn và hữu ngạn của dòng sông Hương gặp nhau mới có vị cay nồng, dậy hương thơm khác những nơi khác.