Quy Nhơn: Nhiều hộ dân than phiền vì nước sinh hoạt có màu vàng đục
Có đến 3 đế sừng riêng biệt khi vừa sinh ra cách đây 4 năm trước, con hươu sao trở thành "ngôi sao" trong đàn hươu 14 con của gia đình anh Nguyễn Thành Mậu (37 tuổi, tại thôn Bảo Trung, xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh).Theo anh Mậu, một con hươu bình thường chỉ có hai sừng với bốn nhánh nhung. Tuy nhiên, con hươu này thì khác. Đến nay đã 4 lần cho lộc, nhưng năm nay bộ lộc nhung phát triển đều, đạt trọng lượng khoảng hơn 1,5 kg.Dự kiến vào đầu tháng 3 tới gia đình anh Nguyễn Thành Mậu sẽ thu hoạch lộc nhung của con hươu này. Với giá bán hiện tại khoảng 11 triệu đồng/kg thì dự kiến gia đình anh thu về khoảng hơn 16 triệu đồng.Vì là "ngôi sao" trong đàn hươu sao với ngoại hình nhìn khá "oách" nên nhiều người trong và ngoài huyện muốn mua lại. Thế nhưng gia đình anh Nguyễn Thành Mậu vẫn không có ý định bán mà tiếp tục giữ lại chăm sóc để phát triển con giống. Mỗi năm, đàn hươu sao mang lại nguồn thu nhập cho gia đình anh Nguyễn Thành Mậu khoảng 200 triệu đồng từ việc bán hươu giống và lộc nhung.Thu nhập tiền tỉ nhờ trồng vú sữa tím tứ quý
Sáng 11.3, Quân khu 5 và Tỉnh ủy Quảng Ngãi phối hợp tổ chức hội thảo "Khởi nghĩa Ba Tơ - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm" tại TT.Ba Tơ (H.Ba Tơ, Quảng Ngãi) với sự tham dự của nhiều tướng lĩnh, nhà nghiên cứu, nhà khoa học, lãnh đạo các cấp... Đây là một trong các hoạt động kỷ niệm 80 năm Khởi nghĩa Ba Tơ (11.3.1945 - 11.3.2025).Các tham luận tại hội thảo đã phân tích nhiều khía cạnh về nghệ thuật quân sự, thế trận lòng dân và lòng dũng cảm, chớp thời cơ từ bối cảnh lịch sử làm nên cuộc khởi nghĩa vang dội của Đội du kích Ba Tơ và nhân dân.Theo thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, cuối năm 1941, khu căng "an trí" Ba Tơ có hơn 50 tù chính trị. Đầu năm 1942, Chi bộ căng "an trí" Ba Tơ ra đời và dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của chi bộ, cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ vang dội đã thắng lợi. Đội du kích Ba Tơ khẳng định giá trị cốt lõi của cách mạng Việt Nam, đó là gắn bó mật thiết giữa Đảng, quân đội và nhân dân.Theo tham luận của thượng tướng, PGS-TS Võ Tiến Trung (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Ủy viên Quân ủy Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Quốc phòng), những người tù chính trị tại căng "an trí" Ba Tơ tuy chưa nhận được chỉ thị của Trung ương "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta" nhưng đã nhạy bén nắm bắt thời cơ, bối cảnh lịch sử để khởi nghĩa thành công. Đêm 9.3.1945, hội nghị Tỉnh ủy lâm thời Quảng Ngãi đã phân tích, đánh giá tình hình, đưa ra các quyết định quan trọng, cấp bách. Chính việc nắm bắt thời cơ cùng sự quyết đoán đã đưa cuộc khởi nghĩa thành công, không đổ máu đội ngũ cách mạng và nhân dân vào chiều 11.3.1945. Khởi nghĩa Ba Tơ là khởi nghĩa đầu tiên giành thắng lợi khu vực Nam Trung bộ. Ngày 12.3.1945, Đội du kích Ba Tơ được thành lập, nòng cốt có 28 người, cũng trở thành đội du kích đầu tiên của Nam Trung bộ.Phát biểu tại hội thảo, bà Bùi Thị Quỳnh Vân, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, cho biết sự ra đời của du kích Ba Tơ, tổ chức vũ trang cách mạng đầu tiên của Đảng ở Nam Trung bộ, là tiền thân của lực lượng vũ trang Quân khu 5.Nhắc lại đánh giá của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bà Bùi Thị Quỳnh Vân nói về Đội du kích Ba Tơ: Đó là những người với phẩm chất chính trị cao, tài năng tổ chức và hành động giỏi… đã chỉ huy tác chiến ở hầu hết các mặt trận miền Nam Trung bộ từ những ngày cách mạng tháng Tám đến 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ... Tham luận của thiếu tướng Lê Ngọc Hải, Tư lệnh Quân khu 5, khẳng định vai trò to lớn của đồng bào Hrê ở Ba Tơ, dù khó khăn gian khổ vẫn đứng về phía cách mạng, làm nên thành công cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ. Theo thiếu tướng Hải, vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp cách mạng đã thúc đẩy ý thức đoàn kết dân tộc, đó là một yếu tố quyết định thành công của cách mạng Việt Nam. Các tham luận khác cũng đánh giá đóng góp của nhân dân trong cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ rất to lớn: Đó là đóng góp lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết để nuôi dưỡng Đội du kích Ba Tơ, tham gia chế tạo vũ khí thô sơ, gia nhập lực lượng du kích… Sự tham gia đó là nhân tố quyết định tạo nên thành công của cuộc khởi nghĩa. Đó là "thế trận lòng dân" trong Khởi nghĩa Ba Tơ, khẳng định sức mạnh của cách mạng nằm ở nhân dân.
Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè đóng góp thiết thực cho mỗi địa phương
Theo Reuters ngày 23.1 dẫn lời một nguồn tin trong chính phủ Philippines, việc tái triển khai các bệ phóng Typhon sẽ giúp xác định vị trí và tốc độ di chuyển của tổ hợp tên lửa đến vị trí bắn mới. Tính cơ động đó được coi là cách giúp các hệ thống vũ khí trên có khả năng sống sót cao hơn trong xung đột. Ông Jeffrey Lewis thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury (Monterey, Mỹ) đánh giá hình ảnh vệ tinh cho thấy các khẩu đội và thiết bị liên quan của Typhon được đưa lên máy bay vận tải C-17 tại sân bay quốc tế Laoag trong những tuần gần đây. Hình ảnh vệ tinh cho thấy các mái che thiết bị Typhon cũng đã được gỡ bỏ.Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Mỹ (INDOPACOM), đơn vị giám sát lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực, xác nhận với Reuters rằng Typhon đã được "di dời trong lãnh thổ Philippines". Cả INDOPACOM và chính phủ Philippines đều từ chối cung cấp địa điểm cụ thể mà các khẩu đội được di chuyển đến."Chính phủ Mỹ đã phối hợp chặt chẽ với chính phủ Philippines về mọi khía cạnh triển khai Typhon, bao gồm cả địa điểm", Chỉ huy Matthew Comer của INDOPACOM cho biết. Ông nói thêm rằng việc di dời không có nghĩa là các khẩu đội sẽ được đặt lâu dài ở Philippines.Hệ thống Typhon là một phần trong chiến dịch của Mỹ nhằm tích trữ nhiều loại vũ khí chống hạm ở châu Á, Reuters cho hay. Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhon đến miền bắc Philippines từ đầu năm 2024 để phục vụ các hoạt động tập trận chung cùng đồng minh. Tuy nhiên, sau khi các cuộc tập trận kết thúc, hệ thống này vẫn được đặt tại Philippines, bất chấp phản đối của Trung Quốc.Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 23.1 cáo buộc Philippines gây căng thẳng và đối đầu trong khu vực. "Việc triển khai cũng là một lựa chọn cực kỳ vô trách nhiệm đối với người dân trong nước và nhiều quốc gia Đông Nam Á, cũng như đối với an ninh khu vực", người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ.
Sau thành công của Na Tra 2, năm 2025 hứa hẹn sẽ là một năm bùng nổ của điện ảnh Trung Quốc với hàng loạt bộ phim được mong chờ. Trong đó, cuộc cạnh tranh giữa hai tiểu Hoa đán đình đám nhất lứa sinh năm 1985, Dương Mịch và Triệu Lệ Dĩnh đang trở thành chủ đề nóng. Cả hai nữ diễn viên đều có phim mới được công bố vào cùng một ngày, nhưng sự khác biệt về vai trò trong phim đã khiến khoảng cách giữa họ ngày càng rõ rệt.Triệu Lệ Dĩnh sẽ trở lại màn ảnh rộng với bộ phim Hoa hướng dương, dự kiến ra mắt vào ngày 4.4. Đây là một tác phẩm chính kịch với kinh phí thấp do đạo diễn Phùng Tiểu Cương cầm trịch. Bộ phim kể về cuộc đời của bốn nữ phạm nhân sau khi mãn hạn tù, cố gắng hòa nhập xã hội và tìm kiếm cơ hội đổi đời. Trong phim, Triệu Lệ Dĩnh là nữ chính duy nhất, điều này đồng nghĩa với việc cô sẽ gánh vác toàn bộ tác phẩm, trở thành tâm điểm của câu chuyện.Không thể phủ nhận, Triệu Lệ Dĩnh đang từng bước khẳng định bản thân trên con đường chuyển mình từ sao lưu lượng sang diễn viên thực lực. Thành công của Điều thứ 20 do Trương Nghệ Mưu đạo diễn đã giúp cô nhận được giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại giải Bách Hoa. Sau đó, cô tiếp tục chinh phục khán giả với những bộ phim truyền hình chính kịch mang màu sắc nữ quyền. Việc đảm nhận vai chính trong Hoa hướng dương cho thấy cô đang tiếp tục kiên định với con đường diễn xuất nghiêm túc, xây dựng thương hiệu riêng trong lòng khán giả.Trong khi đó, bộ phim mới của Dương Mịch, Lệ Chi của Trường An, dù được công bố cùng ngày, lại không mang đến quá nhiều kỳ vọng cho người hâm mộ. Phim dự kiến ra mắt vào mùa hè năm nay và được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Mã Bá Dung. Đạo diễn Đại Bằng sẽ không chỉ đứng sau ống kính mà còn đảm nhận vai nam chính. Tuy nhiên, điều khiến khán giả thất vọng là vai trò của Dương Mịch trong phim có vẻ khá khiêm tốn, thậm chí có thể chỉ là một vai phụ hoặc khách mời.Nguyên tác Lệ Chi của Trường An là một tiểu thuyết nam chủ điển hình, tập trung chủ yếu vào tuyến nhân vật nam, trong khi nhân vật nữ chỉ mang tính chất phụ trợ. Ngay cả trong teaser đầu tiên, Dương Mịch xuất hiện một cách khá mờ nhạt, khiến nhiều người đặt câu hỏi về vị thế của cô trong dự án này. So với Triệu Lệ Dĩnh, rõ ràng Dương Mịch đang có phần "lép vế" khi không có một dự án điện ảnh nào do cô đóng chính thực sự nổi bật.Điểm đáng chú ý là cả hai nữ diễn viên đều đang trong giai đoạn chuyển mình từ sao lưu lượng sang diễn viên thực lực, nhưng cách tiếp cận của họ lại khác biệt rõ rệt. Triệu Lệ Dĩnh chấp nhận thử sức với các vai diễn có chiều sâu, không ngại lăn xả trong những tác phẩm chính kịch có yếu tố hiện thực cao. Trong khi đó, Dương Mịch lại khá chật vật khi lựa chọn dự án phù hợp.Nếu nhìn vào danh sách các dự án của Dương Mịch trong năm 2025, tình hình cũng không mấy khả quan. Cô chỉ có 3 tác phẩm đang chờ ra mắt, bao gồm phim truyền hình Sinh Vạn Vật, phim điện ảnh Tương Viên Lộng (do Chương Tử Di đóng chính, cô chỉ tham gia với vai trò phụ) và Lệ Chi của Trường An. Trong khi đó, Sinh Vạn Vật đã vấp phải nhiều ý kiến trái chiều ngay từ khi công bố nội dung, khi Dương Mịch vào vai con gái của một đại gia nhưng lại kết hôn với một nông dân và giúp phụ nữ nông thôn phát triển.Dù hiện tại Dương Mịch đang có phần tụt lại phía sau so với Triệu Lệ Dĩnh, nhưng điều đó không có nghĩa cô không có cơ hội bứt phá. Điều quan trọng là cô cần lựa chọn dự án phù hợp, tập trung vào diễn xuất thay vì chỉ dựa vào danh tiếng hay nhan sắc. Giới giải trí luôn biến động, không có gì là mãi mãi, và chỉ cần có một vai diễn thực sự đột phá, Dương Mịch hoàn toàn có thể "lội ngược dòng".Cuộc đối đầu giữa Dương Mịch và Triệu Lệ Dĩnh trên màn ảnh rộng vẫn còn dài phía trước. Liệu trong tương lai, ai sẽ là người thực sự "phá đảo" phòng vé? Chỉ có thời gian mới có thể trả lời!
Kênh tắc nghẽn vì lục bình và cỏ dại
"Công ty cùng ban lãnh đạo trân trọng và đánh giá cao những đóng góp xuất sắc của ông Zhao trong suốt nhiệm kỳ của mình", Honor đăng thông báo chính thức sau thông tin CEO từ chức vì "lý do cá nhân". Trong một bản ghi chú nội bộ được truyền thông Trung Quốc công bố và người phát ngôn của Honor xác nhận, ông Zhao cho biết quyết định từ chức liên quan đến sức khỏe cũng như kế hoạch nghỉ ngơi, phục hồi, đồng thời để dành nhiều thời gian hơn cho gia đình.Vị cựu CEO xem đây là "quyết định khó khăn nhất từng đưa ra". Người ngồi vào vị trí này thay ông Zhao là Jian Li - nhân vật gia nhập Honor được 4 năm và đã trải qua nhiều vị trí quản lý cấp cao khác nhau.Theo CNBC, động thái này được đưa ra sau khi Honor có kế hoạch thực hiện IPO (niêm yết cổ phiếu lần đầu), một dự định được hãng công bố từ năm 2023. Trước đó, vào năm 2020, Honor đã tách khỏi "gã khổng lồ viễn thông Trung Quốc" Huawei nhằm tránh lệnh trừng phạt thương mại Mỹ áp lên thương hiệu này cũng như mảng kinh doanh smartphone đang lên "như diều gặp gió".Trong suốt thời kỳ lãnh đạo của CEO George Zhao, Honor liên tục ra mắt nhiều mẫu smartphone mới, tập trung vào các thị trường quốc tế. Ông cũng hướng sự phát triển của thương hiệu tới các dòng máy cao cấp, trong đó có điện thoại gập, với tầm nhìn đưa công ty vươn khỏi Trung Quốc và thách thức các thương hiệu như Samsung, Apple.Kết quả, thị phần Honor tại Trung Quốc tăng từ 9,8% vào năm 2020 lên hơn 15% năm 2024, theo dữ liệu của hãng nghiên cứu thị trường Counterpoint Research. Bên ngoài quê hương, công ty cũng đạt tăng trưởng từ dưới 1% lên ngưỡng 2,3% cùng kỳ.Về Jian Li, ông từng là một trong những chuyên gia kỳ cựu của Huawei, gia nhập tập đoàn năm 2001 và được đưa vào Ban Giám sát công ty năm 2017. Ông có nhiệm vụ quản lý chiến lược và hoạt động toàn cầu của Huawei trước khi rời công ty ở giai đoạn 2020 - 2021, sau đó gia nhập Honor với tư cách là một trong những thành viên cốt lõi thuộc đội ngũ quản lý bộ phận nhân sự (HR).