'Xẻ thịt' đồi đất ven hồ sông Dinh (Bình Thuận): Thừa nhận có lỗ hổng trong công tác quản lý
Bogotá là một trong những thành phố có hệ thống đường dành riêng cho xe đạp quy mô và chỉn chu nhất thế giới, trở thành hình mẫu về phát triển xe đạp giảm kẹt xe và khí thải. Họ đã làm điều đó như thế nào?Vào chủ nhật và ngày lễ từ 7 giờ sáng đến 2 giờ chiều, chính quyền thủ đô Bogotá, Colombia cấm ô tô trên 120 km đường phố chính, tạm thời biến chúng thành không gian riêng cho xe đạp, người đi bộ, trượt patin… Sáng kiến Ciclovía này ra đời đã được nửa thế kỷ (từ năm 1974) nhằm khuyến khích lối sống xanh giảm khí thải, hoạt động ngoài trời và giao lưu cộng đồng. Mô hình Ciclovía trở thành nguồn cảm hứng toàn cầu, được nhiều thành phố trên thế giới áp dụng như Santiago - Chile, Los Angeles - Mỹ, Seoul - Hàn Quốc…Sáng kiến Ciclovía dù sao cũng chỉ là "cái ngọn", chính quyền Bogotá còn đầu tư giải quyết "cái gốc" bằng chương trình CicloRutas. Từ năm 2004, xe đạp được đưa vào quy hoạch tổng thể đô thị và chiến lược giao thông của thành phố bằng cách xây dựng mạng lưới đường dành riêng cho xe đạp, gọi là CicloRutas. Xây dựng gần 600 km đường dành cho xe đạp trong một thành phố 8 triệu dân không phải là chuyện dễ dàng. Phải mất hơn 10 năm, chính quyền mới đưa được hệ thống CicloRutas vào hoạt động suôn sẻ.Các tuyến đường này kết nối đến những đầu mối giao thông quan trọng: trung tâm thành phố, các khu dân cư, điểm tham quan, hệ thống xe buýt nhanh TransMilenio (tại các bến này đều có khu giữ xe đạp)… Nhờ đó, di chuyển bằng xe đạp ở Bogotá an toàn và nhanh hơn phương tiện công cộng vào giờ cao điểm (17 km/h so với 13 km/h). Ngoài ra, mạng lưới này còn có các tuyến đường dành cho xe đạp chạy dọc theo sông, hồ quanh thành phố phục vụ cho nhu cầu đạp xe thể dục, ngắm cảnh. Tại các điểm dừng chân có dịch vụ hỗ trợ kĩ thuật. Nhờ vậy, đạp xe trở thành môn thể thao phổ biến, hơn một nửa số hộ gia đình có xe đạp…Theo thống kê của Tổ chức toàn cầu ITDP (Institute for Transportation & Development Policy), năm 2000, Bogotá chỉ có khoảng 0,2% số chuyến đi trong thành phố là bằng xe đạp. Năm 2019 tăng lên 7% và năm 2022 là 8%."Để phát triển được xe đạp như hiện tại không thể chỉ bằng mệnh lệnh. Chính quyền Bogotá đã thực sự đầu tư phát triển hệ thống xe công cộng, xây dựng hạ tầng thuận lợi và an toàn cho người đi xe đạp. Người dân có thể đi đến bất cứ đâu bằng xe đạp hoặc xe buýt một cách dễ dàng mà rẻ thì đương nhiên họ sẽ chọn thôi", Julio Salas, nhà hoạt động môi trường sống tại Bogotá nói.Giảm kẹt xe và ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống là những mục tiêu lớn của bất cứ quốc gia nào. Việt Nam có thể rút được bài học kinh nghiệm nào từ Colombia?Với quan điểm một thành phố sống tốt thì chất lượng sống (môi trường, giao thông…) của người nghèo đô thị phải được đảm bảo, từ năm 2005, chính quyền Bogotá tập trung quy hoạch và phát triển giao thông an toàn, ưu tiên đáp ứng nhu cầu của người nghèo đô thị. Cụ thể, thành phố mở thêm làn cho xe đạp, phát triển diện tích cây xanh cho tuyến đi bộ và xe đạp, quy hoạch lại hệ thống xe công cộng sao cho việc tiếp cận cũng như đón, trả khách thuận tiện nhất. Người đi xe đạp phải có thể tiếp cận mọi khu vực trong thành phố một cách dễ dàng. Đặc biệt chú trọng việc này ở những khu nghèo nhất để người dân nơi này cảm thấy không bị phân biệt đối xử và từ đó thay đổi ý thức giao thông.Đó là kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới năm 2022. Nhờ xe đạp, trong 10 năm, Bogotá đã giảm được 36.600 tấn khí thải CO2. Hiện tại ở Bogotá, hơn 1,5 triệu người tham gia đạp xe mỗi tuần. Cạnh đó, chính quyền đánh thuế cao, cấm xe ô tô vào thành phố 2 lần/tuần vào giờ cao điểm, người đi bộ và xe đạp luôn được ưu tiên hàng đầu…Chưa kể, hằng năm Bogotá còn có chiến dịch "Ngày không ô tô" nhằm bảo vệ môi trường. Vào ngày này, khoảng 1,5 triệu ô tô cá nhân không tham gia giao thông (trừ xe cấp cứu, xe có nhiệm vụ đặc biệt). Thay vào đó, người dân đi lại bằng xe đạp và các phương tiện công cộng…Kinh hoàng 'xe cóc' Hyundai Grand i10 đang đi bất ngờ quay đầu trên cao tốc
Nói về thương hiệu Cafe De Măng Đen, ông Trần Văn Quỳnh cho biết: “Măng Đen, vùng đất của tỉnh Kon Tum, nơi có độ cao 1.200 m so với mực nước biển và có loại cà phê đặc biệt chất lượng - cà phê Arabica. Vùng đất này còn rất nguyên sơ, chưa bị nhiễm độc hóa chất, chưa bị tác động bởi thuốc bảo vệ thực vật nên cà phê Măng Đen không chỉ thơm ngon mà còn rất sạch. Hiện tại, chúng tôi đang tập trung nỗ lực hết sức để hoàn thiện sản phẩm, quảng bá, giới thiệu rộng rãi với công chúng. Đặc biệt trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam, chúng tôi sẽ cung cấp để các đội bóng đá, các thành phần làm nhiệm vụ của giải sẽ được thưởng thức loại cà phê đặc trưng của xứ lạnh này”.
Cậu bé 15 tuổi mắc chứng xoắn tinh hoàn suýt bị hoại tử
Theo Koreaboo hôm 22.1, Dark Nuns có Song Hye Kyo đóng chính đang nhận phản hồi tiêu cực từ khán giả xem trailer cũng như có dịp theo dõi buổi chiếu sớm mới đây. Bài đánh giá ban đầu được đăng trên X sau đó nhanh chóng thu hút sự chú ý trên TheQoo với hơn 30.000 lượt xem và hàng trăm bình luận từ người dùng. Trong đó, một số người dùng trên X nêu rõ hai yếu tố khiến quá trình xem phim của họ không thoải mái đó là việc khai thác nội dung gây tranh cãi và cách tiếp cận của đạo diễn Kwon Hyeok Jae.Khi đoàn phim công bố dự án, Dark Nuns được kỳ vọng sẽ là một sự lựa chọn mới đầy hứa hẹn, hấp dẫn cho thể loại phim kinh dị vốn rất thu hút sự quan tâm của khán giả trong những năm qua. Tuy nhiên, trái ngược với mong đợi đó, một số khán giả đánh giá nội dung bộ phim kém hấp dẫn, mạch lạc, thiếu lớp lang, chiều sâu thậm chí có ý kiến cho rằng cốt truyện rất thảm hại.Bài đánh giá về Dark Nuns cũng chỉ ra việc lặp đi lặp lại các thuật ngữ gây khó chịu liên quan đến phụ nữ trong suốt bộ phim và cho rằng đây là hành động kỳ thị phái đẹp. Những từ ngữ này cùng với các yếu tố khó chịu khác trong kịch bản khiến một số người xem thấy phản cảm và có trải nghiệm xem phim không trọn vẹn. "Bộ phim liên tục sử dụng những từ như 'tử cung thối rữa', 'gái điếm' và 'những thứ chảy ra từ cơ thể phụ nữ', khiến tôi thấy khó chịu. Có quá nhiều thuật ngữ kỳ thị phụ nữ được sử dụng trong suốt bộ phim", một người xem bình luận.Những bình luận chê bai bộ phim hiện tiếp tục lan rộng và tác động đến không ít cư dân mạng. Nhiều người dùng sau khi đọc bài đánh giá đã tuyên bố sẽ không mua vé xem Dark Nuns thậm chí cho rằng việc xem tác phẩm kinh dị này là phí tiền. Không ít người đòi tẩy chay bộ phim vì những chi tiết được cho là miệt thị phụ nữ và cho rằng: "Có ai không được sinh ra từ cơ thể phụ nữ không?".Tuy nhiên, bên cạnh những phản ứng gay gắt, nhiều khán giả cho rằng còn quá sớm để đánh giá về tác phẩm trong khi bộ phim chưa chính thức trình làng. Họ cho rằng đánh giá từ những khán giả đầu tiên xem phim chỉ là thiểu số và có thể mang tính chủ quan, muốn biết chất lượng phim ra sao, cần tham khảo những nguồn uy tín hay đợi đến ngày 24.1 phim chính thức trình làng.Giữa những loạt bình luận chỉ trích, chê bai, Dark Nuns vẫn được nhiều khán giả Hàn trông đợi. Theo Chosun, dựa vào số liệu từ mạng lưới bán vé tổng hợp vào sáng 23.1 (một ngày trước khi chính thức ra rạp), bộ phim kinh dị này vẫn đang đứng đầu lượng vé đặt trước tại Hàn Quốc. Dark Nuns được biết đến là phần phụ của bộ phim kinh dị siêu nhiên The Priests từng thành công vang dội hồi 2015. Phim do Kwon Hyeok Jae đạo diễn, kể về hai nữ tu cùng nhau cứu một cậu bé bị linh hồn quỷ dữ chiếm hữu. Tác phẩm đánh dấu sự trở lại của Song Hye Kyo trên màn ảnh rộng sau hơn chục năm. Trong Dark Nuns, nữ diễn viên 8X vào vai Junia - một nữ tu quyết tâm tìm mọi cách để cứu cậu bé khỏi sự tra tấn ám ảnh. "Julia là một nhân vật khác thường. Cô ấy có tinh thần tự do, làm mọi điều mà nhà thờ cấm cô ấy làm", minh tinh chia sẻ. Để hóa thân vào nhân vật tốt nhất, 6 tháng trước khi quay phim, cô đã học hút thuốc.Dark Nuns đánh dấu bước tiến mới trong sự nghiệp diễn xuất của Song Hye Kyo. "Kể từ The Glory, tôi không muốn quay lại với những câu chuyện tình yêu nữa. Tôi vẫn thích sự lãng mạn, nhưng việc thử một thể loại gai góc hơn thực sự là một sự thay đổi. Tôi muốn tiếp tục đà đó, hướng đến khía cạnh mới này trong sự nghiệp diễn xuất của mình", cô chia sẻ trên Korea Herald.
Yamaha Janus mới sở hữu kiểu dáng cá tính, cao ráo, trong khi đối thủ Honda Vision có diện mạo trung tính hơn
Champions League: Arsenal thoát hiểm kịch tính trên sân nhà, Bayern Munich tiếc ngẩn ngơ
Sinh năm 1965 tại Hà Nội, cô Phạm Thị Hiền sớm phải đối diện với khó khăn khi một cơn sốt bại liệt năm hơn 1 tuổi đã cướp đi khả năng vận động, khiến cho cuộc sống của cô trở thành một cuộc chiến không ngừng nghỉ. Dù cơ thể bị khiếm khuyết, nhưng trái tim của cô chưa bao giờ chịu khuất phục. Chính sự kiên cường, cùng tình yêu thương vô hạn từ gia đình đã giúp cô Hiền vượt qua những tháng ngày đau đớn, mặc dù di chứng của bệnh vẫn bám theo suốt cuộc đời.Từ những ngày đầu tập tễnh với nghề may, cô Hiền không ngừng học hỏi, vươn lên để trở thành một tấm gương sáng về nghị lực và sự cống hiến. Tham gia Hội Người khuyết tật Q.Hoàn Kiếm từ năm 2009, cô Hiền đã giúp đỡ những người cùng hoàn cảnh, tạo cơ hội việc làm và phát triển các dự án mang lại lợi ích bền vững cho người yếu thế. Một trong những dự án tiêu biểu chính là "Hoa vải tái chế tạo sinh kế cho phụ nữ khuyết tật".Cô Phạm Thị Hiền kết nối với các nhà xưởng, đơn vị thời trang may mặc đồng hành hỗ trợ phụ nữ khuyết tật. Những tấm vải vụn đủ kích cỡ, màu sắc thường bỏ lại sau may vá, không có giá trị sử dụng, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường đã được những "người thợ đặc biệt" tạo thành sản phẩm ý nghĩa.Tại xưởng tái chế vải vụn, cô Phạm Thị Hiền tận tình hướng dẫn, chỉ dạy các hội viên nữ gia công sản phẩm hoàn thiện. Dưới bàn tay khéo léo và tâm huyết của hội viên phụ nữ trong Hội Người khuyết tật Q.Hoàn Kiếm, tấm vải vụn thô ban đầu biến hóa thành sản phẩm nghệ thuật độc đáo. Đó có thể là những bông hoa đủ sắc màu, chiếc nơ nhỏ xinh, giỏ hoa, chiếc khẩu trang hay bức tranh xinh đẹp… Vừa trực tiếp giảng dạy, cô Hiền còn chủ động tìm kiếm thị trường đầu ra cho sản phẩm.Cô Hiền chia sẻ: "Những phụ nữ khuyết tật thường cảm thấy tự ti, không có cơ hội tham gia vào các hoạt động xã hội, thậm chí còn bị phân biệt đối xử. Tôi muốn tạo ra một sân chơi, nơi mà họ không chỉ có việc làm mà còn được thể hiện sự sáng tạo, được công nhận và tôn vinh".Dự án này không chỉ giúp chị em khuyết tật có nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường. Năm 2024, dự án đã vinh dự đạt giải khuyến khích cuộc thi "Phụ nữ thủ đô Khởi nghiệp sáng tạo - Chuyển đổi xanh". Đây không chỉ là sự ghi nhận cho những nỗ lực bền bỉ mà còn là động lực để cô Hiền và các thành viên tiếp tục mở rộng mô hình, giúp đỡ thêm nhiều người yếu thế.Với ước mơ mở rộng quy mô dự án, đào tạo nghề cho nhiều người khuyết tật hơn nữa, cô Hiền luôn cố gắng nỗ lực để có được sự đồng hành từ các mạnh thường quân, tổ chức phi Chính phủ và cộng đồng. Sự đóng góp dù nhỏ cũng có thể giúp những người yếu thế có được cuộc sống tốt đẹp hơn, tự tin hơn và không bị bỏ lại phía sau.Chương trình Trạm yêu thương, chủ đề "Hành trình rực rỡ" kể câu chuyện về cô Phạm Thị Hiền, một người phụ nữ dũng cảm và kiên cường, hình mẫu cho nghị lực vươn lên trong cuộc sống, lan tỏa tình yêu thương dành cho cộng đồng người khuyết tật, phát sóng vào 10 giờ ngày 15.2 trên kênh VTV1.