Học sinh TP.HCM còn hạn chế về kỹ năng nghe tiếng Anh
Lãnh đạo 27 quốc gia thuộc Liên minh Châu Âu (EU) tiến hành hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp đặc biệt ở Brussels (Bỉ) vào hôm qua với sự tham gia của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, theo AP. Hội nghị diễn ra sau khi thông tin Mỹ đình chỉ viện trợ cho Ukraine làm dấy lên lo ngại rằng châu Âu không còn có thể chắc chắn về sự bảo vệ của Washington.Tham dự hội nghị nói trên, các nhà lãnh đạo EU được cho là đặt mục tiêu ủng hộ các biện pháp táo bạo nhằm tăng chi tiêu quốc phòng và cam kết hỗ trợ Ukraine. Phát biểu trước toàn dân vào tối 5.3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh EU sẽ "thực hiện những bước quyết định". "Các quốc gia thành viên sẽ có thể tăng chi tiêu quân sự... nguồn tài trợ chung lớn sẽ được cung cấp để mua và sản xuất một số loại đạn dược, xe tăng, vũ khí và thiết bị tiên tiến nhất ở châu Âu", AP dẫn lời ông Macron. Trước đó, Ủy ban Châu Âu đã công bố các đề xuất nhằm huy động tới 800 tỉ euro (862,9 tỉ USD) cho quốc phòng của khối này.Tổng thống Macron còn tuyên bố Paris sẵn sàng thảo luận về việc mở rộng sự bảo vệ từ kho vũ khí hạt nhân của Pháp dành cho các đối tác châu Âu, dấu hiệu cho thấy tính nghiêm trọng của thời điểm này, theo Reuters. "Tương lai của châu Âu không nhất thiết phải được quyết định ở Washington hay Moscow", ông Macron nhấn mạnh. Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen hôm qua cho rằng châu Âu "đang phải đối mặt với một mối nguy hiểm rõ ràng và hiện hữu" và nhấn mạnh tầm quan trọng của hội nghị lần này trong việc thúc đẩy chi tiêu quốc phòng cho châu Âu. "Chúng ta phải có khả năng tự vệ và đưa Ukraine vào vị thế mạnh mẽ", bà von der Leyen viết trên X.Về Ukraine, hầu như tất cả các nhà lãnh đạo EU đều muốn trấn an ông Zelensky rằng Kyiv vẫn có thể dựa vào sự hỗ trợ của châu Âu sau cuộc tranh cãi giữa ông với Tổng thống Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 28.2. Tuy nhiên cho đến nay, các quốc gia thành viên EU vẫn chưa thể nhất trí về đề xuất của người phụ trách chính sách đối ngoại EU Kaja Kallas về việc đưa ra con số viện trợ quân sự sẽ cam kết cho Ukraine, theo Reuters. Các quan chức đã đề xuất rằng EU nên cam kết cung cấp ít nhất 20 tỉ euro trong năm nay, giống như năm ngoái.Các nhà lãnh đạo dự kiến kêu gọi "thúc đẩy nhanh chóng công việc về các sáng kiến nhằm phối hợp tăng cường hỗ trợ quân sự của EU cho Ukraine", theo một bản dự thảo Reuters có được. Trong bài phát biểu tối 5.3, ông Macron tuyên bố lực lượng quân sự châu Âu có thể được gửi đến Ukraine nếu một thỏa thuận hòa bình được ký kết. Cũng trong hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho hay nước này sẵn sàng cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine, theo Reuters.Trong khi đó, Giám đốc Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) John Ratcliffe ngày 5.3 thông báo Mỹ đã tạm dừng chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine, 2 ngày sau khi có thông tin đình chỉ mọi viện trợ quân sự cho Kyiv. Reuters dẫn một nguồn thạo tin khẳng định chính quyền Trump đã dừng "mọi thứ", trong đó có cả dữ liệu được Ukraine sử dụng để tấn công các mục tiêu của Nga. Đến chiều qua chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine. Một số chuyên gia cho rằng việc Mỹ dừng chia sẻ thông tin tình báo sẽ gây tổn hại đến khả năng của Ukraine tấn công các lực lượng Nga và tự vệ. "Thật không may, sự phụ thuộc của chúng tôi về vấn đề này khá lớn", nhà nghiên cứu Mykola Bielieskov tại Viện Nghiên cứu chiến lược quốc gia Ukraine bình luận.Trong khi đó, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine Andriy Yermak hôm 5.3 viết trên mạng xã hội X rằng ông đã "trao đổi quan điểm về các vấn đề an ninh và sự thống nhất về lập trường" với Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz và họ đã lên lịch một cuộc họp giữa các quan chức Ukraine và Mỹ "trong tương lai gần để tiếp tục công việc quan trọng này". Cùng ngày, Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho hay Washington đang xem xét lại việc tạm dừng tài trợ cho Kyiv và các cuộc đàm phán giữa hai bên về một thỏa thuận khoáng sản vẫn đang diễn ra. Trong cuộc họp báo hôm 5.3, khi được hỏi về việc chuyển giao thêm các hệ thống tên lửa Patriot và vũ khí khác của Đức sang Ukraine, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức Michael Stempfle trả lời rằng dù Berlin đã chuyển giao nhiều hệ thống cho Ukraine, nhưng vẫn có "giới hạn tự nhiên đối với việc này". Ông Stempfle nhấn mạnh Đức cần tập trung vào khả năng phòng thủ của nước này và các đồng minh châu Âu, theo Đài RT.Đức là một trong những nước ủng hộ quan trọng nhất của Ukraine trong cuộc chiến với Nga, đã cung cấp viện trợ quân sự và tài chính cho Kyiv khoảng 47 tỉ USD, theo chính phủ Đức. Viện trợ của Đức dành cho Ukraine bao gồm xe tăng Leopard, tên lửa chống tăng Panzerfaust 3, tên lửa phòng không Stinger và pháo phòng không tự hành Gepard.Bùi Anh Tuấn ra sao sau thời gian dài vắng bóng khỏi showbiz?
Các nhà khoa học người Đức đã tìm ra phương pháp điều trị có thể ngăn ngừa ngay từ đầu các dấu hiệu lão hóa phổ biến như nếp nhăn và tóc bạc, có thể cách mạng hóa các phương pháp điều trị chống lão hóa, theo chuyên trang khoa học ScitechDaily.Các nhà nghiên cứu cho biết một số loại hoóc môn có tác dụng "đáng kinh ngạc và bất ngờ" đối với da và tóc, mở ra những hướng điều trị mới tiềm năng.Để hiểu rõ hơn về vai trò của hoóc môn trong việc kiểm soát quá trình lão hóa da, các nhà khoa học từ Đại học Munster (Đức) đã nghiên cứu các hoóc môn mà họ tin là "chìa khóa" trong việc kiểm soát quá trình lão hóa da, bao gồm yếu tố tăng trưởng giống insulin 1, estrogen, retinoid và melatonin.Đặc biệt, melatonin là loại hoóc môn tự nhiên giúp điều hòa giấc ngủ, đã cho thấy triển vọng đặc biệt.Melatonin đặc biệt thú vị như một chất chống lão hóa da tiềm năng vì nó là một phân tử nhỏ được dung nạp tốt, là chất chống oxy hóa, cũng như chất điều hòa quá trình trao đổi chất của ty thể. Hóa ra ngoài tác dụng giúp ngủ ngon, hoóc môn này cũng có thể có các đặc tính chống lão hóa quan trọng. Vì khi melatonin đi vào máu, tác dụng chống oxy hóa của nó giúp bảo vệ các tế bào khỏi bị tổn hại, về cơ bản là chống lại quá trình lão hóa, theo ScitechDaily.Ngoài ra, một số hoóc môn được nghiên cứu - bao gồm cả hoóc môn chịu trách nhiệm về sắc tố, có tác dụng sinh học đáng kinh ngạc và bất ngờ đối với chức năng của da và quá trình lão hóa của tóc. Tác giả chính, giáo sư - tiến sĩ Markus Bohm, Trưởng khoa Da liễu tổng quát, Bệnh viện Đại học Munster, cho biết: Nghiên cứu của chúng tôi nêu bật các yếu tố chính của hoóc môn điều phối các con đường lão hóa da như sự thoái hóa của mô liên kết (dẫn đến nếp nhăn), sự sống sót của tế bào gốc và mất sắc tố (dẫn đến tóc bạc).Một số hoóc môn mà chúng tôi nghiên cứu có đặc tính chống lão hóa. Nghiên cứu sâu hơn về các hoóc môn này có thể mang lại cơ hội phát triển các liệu pháp mới để điều trị và ngăn ngừa lão hóa da, tóc bạc.
Những tấm lòng vàng 16.10.2022
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Phát ngôn viên của CIDCA Lý Minh cho hay: "Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ hết khả năng của mình, bao gồm cả việc tham gia vào công cuộc tái thiết Ukraine trong tương lai". Ông Lý Minh khẳng định Trung Quốc sẽ hỗ trợ "theo mong muốn của các bên".Theo South China Morning Post, tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trước đó nhấn mạnh vai trò quan trọng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy hòa bình và tái thiết Ukraine, đồng thời khẳng định Kyiv luôn sẵn sàng đối thoại với Bắc Kinh để tìm kiếm giải pháp hòa bình và tái thiết đất nước.Phát ngôn viên Lý Minh cũng nhắc lại rằng Trung Quốc đã cung cấp 4 đợt viện trợ nhân đạo cho Ukraine sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24.2.2022. Theo đó, 2 tuần sau khi cuộc xung đột bùng nổ, Trung Quốc cung cấp cho Ukraine số hàng viện trợ trị giá 790 nghìn USD, bao gồm sữa bột trẻ em, chăn và thảm chống ẩm, được giao thành 3 đợt, đồng thời cung cấp thêm 1,57 triệu USD viện trợ sau đó vài tuần.Những tuyên bố về viện trợ từ quan chức Trung Quốc được đưa ra sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump cắt giảm mạnh viện trợ nước ngoài của Cơ quan Phát triển quốc tế Mỹ (USAID), tổ chức chính của Washington về viện trợ nhân đạo toàn cầu và cứu trợ thiên tai. Sự việc trên làm dấy lên mối lo ngại về khoảng cách đáng kể trong viện trợ quốc tế và thúc đẩy các cuộc thảo luận về việc liệu Trung Quốc có thể lấp đầy khoảng trống đó hay không, theo South China Morning Post.Ngoài ra, các cuộc thảo luận về các thỏa thuận hậu xung đột đã gia tăng khi Tổng thống Trump thúc đẩy lệnh ngừng bắn giữa Nga - Ukraine và thiết lập hòa bình. Trung Quốc hiện thực hiện nhiều hoạt động để "tìm chỗ đứng" trong các kịch bản tái thiết ở Ukraine.Trung Quốc đã tuyên bố trung lập trong cuộc xung đột Nga - Ukraine, khẳng định rằng nước này đã duy trì thương mại bình thường với cả 2 bên và liên tục kêu gọi ngừng bắn. Bên lề Hội nghị An ninh Munich hồi tháng 2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị gặp người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha. Tại đây, ông Vương Nghị khẳng định Bắc Kinh coi Kyiv là "một người bạn và một đối tác" và sẽ thúc đẩy quan hệ Trung Quốc - Ukraine "theo góc độ lâu dài".Đầu tháng 3, hai nước cũng ký 2 thỏa thuận cho phép Trung Quốc nhập khẩu đậu Hà Lan và các sản phẩm cá hoang dã của Ukraine, cũng như cam kết tăng cường trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp.Ước tính tổng chi phí phục hồi và tái thiết ở Ukraine trong thập niên tới là 524 tỉ USD. Cho đến nay, Ukraine đã chi 13 tỉ USD cho nhu cầu phục hồi với sự hỗ trợ của các đối tác quốc tế và khu vực tư nhân, theo báo cáo chung của chính phủ Ukraine, Ngân hàng Thế giới, Ủy ban châu Âu và Liên Hiệp Quốc.
Vụ 300 khách Đài Loan bị bỏ rơi ở Phú Quốc: Nợ tiền vé máy bay
Theo đó, Bộ Quốc phòng đã báo cáo Bộ Chính trị phương án tiếp tục điều chỉnh, sắp xếp tổ chức quân đội, trong đó điều chỉnh, sắp xếp lại một số cơ quan: sáp nhập Cục Tài chính, Cục KH-ĐT, Cục Kinh tế, tổ chức lại thành Cục Tài chính; sáp nhập Viện Chiến lược quốc phòng và Viện Lịch sử quân sự, tổ chức lại thành Viện Chiến lược và Lịch sử quốc phòng Việt Nam; sáp nhập Cục Bản đồ và Cục Tác chiến, tổ chức lại thành Cục Tác chiến; sáp nhập Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng và Cục Chính sách, tổ chức lại thành Cục Chính sách - xã hội.Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá, việc điều chỉnh tổ chức, lực lượng quân đội là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn, đồng thời thể hiện tư duy mới, tầm nhìn mới về điều chỉnh tổ chức lực lượng của quân đội, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc.Bộ trưởng Bộ Quốc phòng yêu cầu cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, chiến sĩ, nhân viên nhận thức sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn về vị trí, ý nghĩa của việc sáp nhập, tổ chức lại các cơ quan; xác định quyết tâm, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; xây dựng cơ quan vững mạnh toàn diện “mẫu mực, tiêu biểu”, giữ vững và phát huy thành tích của các cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.Đại tướng Phan Văn Giang đề nghị cấp ủy, chỉ huy các cấp làm tốt công tác tư tưởng, chính sách cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên sẵn sàng nhận và chấp hành nghiêm sự phân công, điều động của tổ chức; chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kịp thời tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết tốt công tác chính sách cho cán bộ, nhân viên, chiến sĩ...Trước đó, ngày 20.2, báo cáo với Chủ tịch nước Lương Cường, đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết quân đội đã điều chỉnh gần 2.900 tổ chức. Trong đó, giảm 1 tổng cục, 2 quân đoàn, 37 cấp cục và tương đương, gần 300 phòng. Đến hết năm 2024, tổ chức QĐND Việt Nam đã cơ bản tinh, gọn, mạnh, có cơ cấu tổ chức đồng bộ, hợp lý giữa các thành phần, lực lượng, vượt tiến độ 1 năm so với Nghị quyết số 05-NQ/TW đề ra.