Tổng LĐLĐ Việt Nam lý giải vì sao đề xuất thêm 2 ngày nghỉ lễ Quốc khánh?
Phim Mẹ biển tập 1 do đạo diễn - NSƯT Nguyễn Phương Điền cầm trịch sẽ lên sóng VTV1 lúc 21 giờ tối nay 17.3 với dàn diễn viên phía nam khá ấn tượng. Bộ phim có nhiều thông điệp chữa lành thông qua việc khắc họa đời sống, gia đình và những khốn khó của người dân vùng biển. Ở đó những phận người phải chật vật đối mặt với những cơn cuồng nộ của thiên nhiên. Có nhiều người mất người thân, gia đình và rơi vào đau thương chồng chất. Nhưng sau tất cả, họ được chữa lành bởi tình người, tình làng nghĩa xóm… Nội dung tập 1 của Mẹ biển hé lộ đời sống của người dân ở một làng chài ven biển. Trong đó có cảnh Huệ (Cao Thái Hà) đang đi đường thì gặp Ba Sịa (Cao Minh Đạt). Họ vốn không ưa nhau nên hai bên "khẩu chiến" vì Huệ cho rằng Ba Sịa đang "thả dê" mình. Ba Sịa nổi điên vì Huệ nhắc lại chuyện hắn bị đánh bị tật một tay vì từng "thả dê" vợ của Đại.Trong một cảnh khác của Mẹ biển tập 1 còn có tình tiết Đại (NSƯT Trương Minh Quốc Thái) nổi cơn ghen với Ba Sịa vì cho rằng Hai Thơ (NSƯT Kim Tuyến) chê mình cộc cằn, thô lỗ không như Ba Sịa. Lúc này, Hai Thơ phải phân trần rằng nếu cô có ý gì với Ba Sịa thì đâu có chờ chồng đi tù về.Phim Mẹ biển tập 1: Vợ chồng Đại và Ba Sịa có mối thù oán gì?Bộ trưởng Hải quân Mỹ ‘choáng ngợp’ trước năng lực đóng tàu Hàn Quốc
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Chị em song sinh chênh lệch chiều cao 75 cm xác lập kỷ lục thế giới
Chuyến đi đầu tiên của hai mẹ con là đến tỉnh An Giang. "Trên đường đi, nhiều lần mọi người khuyên ngăn vì thấy mình liều lĩnh, dẫn con nhỏ du lịch như vậy là nguy hiểm. Mình cũng cân nhắc, rằng nếu bản thân quá bướng, có điều gì xảy ra thì sẽ không tốt cho con. Tuy nhiên, vì quá đam mê và muốn đưa con đi nên mình vẫn tiếp tục", chị Liễu kể.
Hôm nay 4.2 (tức mùng 7 tháng giêng năm Ất Tỵ), giá vàng thế giới vươn lên đỉnh cao nhất mọi thời đại, ngay lập tức kéo giá vàng trong nước tăng mạnh, tiến sát 91 triệu đồng/lượng.Kể từ 3.6.2024, khi Ngân hàng Nhà nước bắt đầu tiến hành bán vàng bình ổn thông qua 4 ngân hàng thương mại nhà nước và Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đến nay, việc tiếp cận mua vàng của người dân gặp khó khăn nhất định. "Bức tranh" chung là nguồn cung vàng hạn chế, người dân muốn mua vàng miếng SJC cơ bản phải đăng ký mua online với số lượng nhất định. Nhiều trường hợp người dân đăng ký mua vàng online nhưng liên tục rơi vào tình trạng không thành công.Ở thời điểm hiện tại, việc mua vàng miếng SJC cũng như các loại nhẫn tròn trơn 4 số 9 vẫn khá khó khăn. Nhiều đơn vị kinh doanh vàng, bạc thường xuyên không có hàng.Trao đổi với Thanh Niên ngày 4.2, đại diện Công ty CP Tập đoàn Phú Quý cho biết, suốt thời gian qua, doanh nghiệp hầu như không có vàng miếng SJC để bán. "Ngay thời điểm hiện tại, chúng tôi cũng không có hàng. Khách hàng ít bán ra nên Phú Quý không mua vào được vàng miếng SJC, từ đó không có hàng bán", vị này nói.Mặt hàng nhẫn tròn trơn cũng ở tình trạng lúc có hàng, lúc không. Có ngày Tập đoàn Phú Quý có hàng giao ngay nhưng thường hết khá sớm. Hiện tại, do chuẩn bị lượng hàng cho dịp ngày vía Thần tài (mùng 10 tháng giêng) nên tại cửa hàng có số lượng nhẫn tròn trơn nhất định.Thời gian qua, trong khi nhu cầu mua bán vàng trong dân vẫn cao, giao dịch tại thị trường vàng chính thức gặp khó khăn, thị trường vàng "chợ đen" lại khá sôi động.Điểm chung thường thấy là giá vàng miếng SJC giao dịch tại thị trường "chợ đen" cao hơn hoặc có thời điểm đi ngang so với giá vàng niêm yết chính thức. Ở thời điểm chênh lệch cao, mức giá có thể cao hơn 1,5 - 2 triệu đồng/lượng.Ngay trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ vừa qua, khi giá vàng trong nước đứng yên ở mốc sát 89 triệu đồng/lượng như thời điểm trước nghỉ tết, giá vàng rao bán tại thị trường "chợ đen" lại chủ yếu ở mức 90 triệu đồng/lượng.Tuy nhiên, hôm nay 4.2, thị trường vàng "chợ đen" xuất hiện điều bất ngờ. Giá vàng rao bán thấp hơn giá vàng các doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc lớn niêm yết hơn 1 triệu đồng/lượng.Cụ thể, tại nhiều hội nhóm giao dịch mua bán vàng trên Zalo, Facebook, nhiều người rao bán vàng miếng SJC ở mức 89,1 - 89,3 triệu đồng/lượng. Trường hợp rao bán mức giá cao mới lên 90,5 triệu đồng/lượng.Trong khi đó, Công ty SJC đang niêm yết giá mua vào và bán ra vàng miếng SJC lần lượt là 88,1 triệu đồng/lượng và 90,6 triệu đồng/lượng.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia vàng Trần Duy Phương phân tích, giá vàng "chợ đen" thấp hơn giá vàng niêm yết chính thức bởi vàng đang ở vùng giá cao, lực mua không nhiều. Nhiều người đã mua vào lúc vàng giá thấp hơn nên đến thời điểm hiện tại muốn bán ra chốt lời. Ông Phương cảnh báo người mua dễ đối mặt rủi ro nhất định nếu xuống tiền mua vàng "chợ đen" như mua phải vàng nhái, vàng giả kém chất lượng, thậm chí bị lừa đảo dưới nhiều hình thức."Không nên mua vàng trôi nổi rao bán trên các hội nhóm như Zalo, Facebook. Nếu không phải là mua lại của người thân, bạn bè quen biết, đáng tin cậy thì khi thực sự có nhu cầu nên chọn mua vàng ở các cửa hàng vàng gần khu vực mình sinh sống, có giấy phép kinh doanh, địa chỉ cụ thể và uy tín nhất định", ông Phương nói.Ngày 4.2, giá vàng miếng SJC đã tăng mạnh thêm 800.000 đồng mỗi lượng. Công ty SJC mua vào với giá 88,1 triệu đồng/lượng, bán ra 90,6 triệu đồng/lượng. Tập đoàn Doji tăng giá vàng miếng SJC 500.000 đồng/lượng, lên 87,8 triệu đồng/lượng chiều mua vào, bán ra 90,3 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn cũng đã tăng 400.000 đồng mỗi lượng. Công ty SJC tăng 300.000 đồng mỗi lượng vàng nhẫn, lên 87,8 triệu đồng/lượng chiều mua vào, bán ra 89,9 triệu đồng/lượng…Trong khi đó, giá vàng thế giới tăng sốc 25 USD/ounce, lên 2.821 USD/ounce.
15 đội bóng săn 200 triệu đồng tiền thưởng ở giải vô địch bóng rổ Hà Nội
Bộ TN-MT vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.Góp ý về chủ trương, Bộ TN-MT đánh giá việc đầu tư xây dựng trạm bơm trực tiếp từ sông Hồng bằng hệ thống đường ống áp lực với lưu lượng 3 - 5 m3/giây và 3 đập dâng để bổ cập dòng chảy trên sông Tô Lịch, duy trì mực nước trên sông và cột nước tràn qua các đập là hết sức cần thiết, cấp bách.Tuy nhiên, Bộ TN-MT cho rằng, với phương án đầu tư như đề xuất của Hà Nội thì mới chỉ bổ cập bằng lượng nước thải được thu gom đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung, chưa giải quyết được vấn đề phục hồi dòng chảy, làm sống lại dòng sông Tô Lịch, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy.Trong trường hợp Thủ tướng thống nhất chủ trương đầu tư xây dựng theo phương án nêu trên, Bộ TN-MT cho rằng phương án cần rà soát bổ sung một số nội dung.Cụ thể, bổ sung đánh giá đến nguy cơ gây sạt lở, bồi lắng khu vực sông Hồng, khu vực cửa lấy nước của trạm bơm đầu mối đảm bảo công trình ổn định lâu dài và lấy nước liên tục trong điều kiện mực nước sông Hồng ngày càng hạ thấp.Việc lấy nước trực tiếp từ sông Hồng cần xem xét bổ sung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm thứ cấp đến sông Tô Lịch, cũng như các giải pháp xử lý việc lắng đọng phù sa và rác thải tại 3 đập dâng trên sông trong quá trình vận hành.Bên cạnh đó, việc dẫn nước từ sông Hồng về sông Tô Lịch bằng đường ống áp lực D1200 mm dọc theo đường Võ Chí Công với chiều dài khoảng 5,5 km cũng cần phải nghiên cứu, có các giải pháp cụ thể để giải quyết các rủi ro như phá hỏng các công trình ngầm trong quá trình thi công; vỡ, tắc đường ống trong quá trình vận hành.Cũng theo Bộ TN-MT, công trình thuộc trường hợp phải có giấy phép khai thác nước mặt theo quy định. Vì vậy, trước khi thực hiện xây dựng công trình lấy nước, đề nghị Hà Nội lập hồ sơ đề nghị cấp phép trình cấp thẩm quyền xem xét cấp phép.Dù đánh giá phương án của Hà Nội là cần thiết và cấp bách nhưng Bộ TN-MT cho rằng, đây mới chỉ là giải pháp tình thế, trước mắt, chưa giải quyết một cách tổng thể, dài hạn để phục hồi dòng sông, tạo cảnh quan ven sông (duy trì dòng chảy liên tục trên sông, trong khi hiện tại vào mùa khô về cơ bản sông Tô Lịch có chức năng như là kênh thoát nước thải).Theo Bộ TN-MT, Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam đang nghiên cứu phương án phục hồi, kết nối sông Tô Lịch, hồ Tây và sông Hồng thông qua hệ thống trạm bơm và kênh dẫn không áp lực.Theo đó, phương án đề xuất phục hồi sông Tô Lịch cũng bằng cách bổ cập nước từ sông Hồng để tạo dòng chảy, cảnh quan và giao thông thủy nội địa.Bộ TN-MT đánh giá, phương án của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam cùng khoảng tổng mức đầu tư, vận hành và thời gian thi công như phương án đề xuất của Hà Nội. Tuy nhiên, lượng nước bổ cập có thể tối đa là 18 m3/giây (tương đương khoảng hơn 1,5 triệu m3/ngày), với vận tốc trung bình 0,3 m/giây duy trì mực nước trên sông từ trên 3,3 - 3,8 m. Phương án này có thể đáp ứng mục tiêu phục hồi nguồn nước, tạo cảnh quan, duy trì dòng chảy và đảm bảo phù hợp với các quy định.