Phát hiện tác dụng mới của Viagra
Theo IGN, tựa game Monster Hunter Wilds vừa ra mắt nhưng đã vấp phải tranh cãi liên quan đến hệ thống chỉnh sửa nhân vật. Capcom cung cấp một phiếu chỉnh sửa miễn phí cho mỗi người chơi, nhưng nếu muốn thay đổi sâu hơn như giọng nói hay giới tính nhân vật, họ sẽ phải mua thêm phiếu với giá từ 6,99 USD cho ba lần chỉnh sửa.Theo Capcom, một số thay đổi như màu tóc, lông mày hay trang phục có thể thực hiện miễn phí. Tuy nhiên, các chỉnh sửa lớn hơn yêu cầu sử dụng phiếu. Đây không phải lần đầu dòng game Monster Hunter áp dụng mô hình này, nhưng nó vẫn không được người chơi đón nhận.Trên diễn đàn Reddit, nhiều game thủ chỉ trích hệ thống phiếu chỉnh sửa từ thời Monster Hunter Rise, coi đây là một hình thức giao dịch vi mô không cần thiết. Một số người so sánh với Elden Ring, nơi việc chỉnh sửa nhân vật là miễn phí và không giới hạn.Trên nền tảng Steam, hệ thống phiếu chỉnh sửa của Monster Hunter Wilds cũng nhận nhiều đánh giá trái chiều. Phiên bản thử nghiệm miễn phí của phiếu chỉnh sửa có gần 200 đánh giá, với điểm số “Hỗn hợp”. Một người chơi bày tỏ: "Tôi có thể chấp nhận việc bán DLC trang phục, nhưng giới hạn chỉnh sửa nhân vật là điều không cần thiết".Tuy nhiên, một số người bảo vệ hệ thống này, cho rằng nó không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm tổng thể. Họ lập luận số lần chỉnh sửa thực sự cần thiết là rất ít. Tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật của Monster Hunter Wilds gợi nhớ đến Dragon’s Dogma 2, khi hàng loạt giao dịch vi mô xuất hiện ngay khi game ra mắt, gây nhiều phản ứng tiêu cực.Hiện tại, Monster Hunter Wilds chỉ vừa phát hành và chưa rõ phản ứng dài hạn từ cộng đồng sẽ ra sao. Khi các vấn đề khác như độ khó và hiệu suất trên PC được thảo luận nhiều hơn, tranh cãi về hệ thống chỉnh sửa nhân vật có thể lắng xuống hoặc tiếp tục trở thành điểm nóng.Khởi tố bị can xâm hại bé gái 8 tuổi
Bộ Tài chính vừa công bố bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu ý kiến góp ý về đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế). Nội dung nhận được khá nhiều sự góp ý là điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh. Hầu hết bộ, ngành, địa phương đề nghị điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế và người phụ thuộc.Hiện mới là khâu xây dựng đề cương, theo Bộ Tài chính, các nội dung chi tiết sẽ được nghiên cứu, đề xuất khi luật được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia thuế Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích theo lộ trình đã công bố, đến tháng 10.2025, dự thảo luật mới đưa ra Quốc hội, tháng 5.2026 thông qua và khả năng năm 2027 mới có hiệu lực."Như vậy, nhanh nhất 2 năm nữa mới thay đổi mức giảm trừ gia cảnh. Điều này là quá lâu, quá chậm trễ. Từ 2020 tới nay, giá cả biến động mạnh, mức lương cơ sở cũng được điều chỉnh tăng từ 1.7.2024. Giá tăng, lương tăng, Bộ Tài chính cần trình Chính phủ để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh ngay từ kỳ tính thuế năm 2025. Điều này góp phần đảm bảo đời sống của người làm công ăn lương, đồng thời phục vụ mục tiêu kích cầu tiêu dùng để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế", ông Tú nói.Trong xây dựng mức giảm trừ gia cảnh cụ thể tại dự luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), theo ông Tú, Bộ Tài chính có thể cân nhắc 2 phương án.Thứ nhất là xác định mức giảm trừ gia cảnh căn cứ chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) và mức tăng lương áp dụng từ ngày 1.7.2024. "Từ năm 2020 (khi áp mức giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế thu nhập cá nhân) đến cuối năm 2024, CPI tăng gần 17%; dự kiến năm 2025 CPI tăng 4%; năm 2026 CPI tăng 4%; như vậy tổng cộng qua 6 năm CPI tăng 25%. Cùng với đó, từ ngày 1.7.2024, khối công chức, viên chức khu vực nhà nước được điều chỉnh tăng lương 30%. Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh cần điều chỉnh tăng tối thiểu 55% lên mức 17 triệu đồng/tháng", ông Tú phân tích.Phương án thứ 2 được ông Tú đề cập là áp dụng theo đề xuất của một số địa phương với mức giảm trừ gia cảnh mới là 18 triệu đồng/tháng, tương đương 4 lần mức lương tối thiểu vùng hiện nay. Điều đó có nghĩa là, mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế được quy định "mềm" bằng 4 lần mức lương tối thiểu vùng, thay cho số tiền tuyệt đối như quy định trước đây."Mỗi khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng thì mức giảm trừ gia cảnh sẽ tự động tăng theo tương ứng, vừa đáp ứng thực tiễn tình hình kinh tế - xã hội vừa cải cách thủ tục hành chính, không phải trình cấp có thẩm quyền xin điều chỉnh", ông Tú nói.Chia sẻ tại hội thảo "Luật thuế thu nhập cá nhân - Đảm bảo công bằng, thúc đẩy tăng trưởng" do Báo Lao Động phối hợp Trường đại học Kinh tế quốc dân tổ chức chiều 14.3, tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn thuế, cho rằng việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế từ 11 triệu đồng/tháng và người phụ thuộc từ 4,4 triệu đồng/tháng lên bao nhiêu là phù hợp cần nghiên cứu đồng bộ các chỉ tiêu về thu nhập GDP bình quân, mức thu nhập vùng, nhu cầu chi tiêu thiết yếu cho đời sống, chỉ số biến động giá… Mức giảm trừ gia cảnh đưa ra phải phù hợp với tiêu chí thuế thu nhập cá nhân trên cơ sở mở rộng cơ sở thuế và giảm mức điều tiết thuế phù hợp, kể cả đối với một số ngành nghề, lĩnh vực cần khuyến khích thu hút nguồn nhân lực.Ông Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế (Học viện Tài chính), nhìn nhận trong khoảng 5 năm tới, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung bình, do đó cần chấp nhận mức giảm trừ gia cảnh tương đối cao so với GDP.Ông Trường đề xuất mức giảm trừ cho bản thân người nộp thuế nên tương đương khoảng 1,5 lần GDP bình quân đầu người. Nếu so sánh theo GDP theo ngang giá sức mua (PPP), mức này chỉ bằng khoảng 0,6 lần, tương đương với các nước có trình độ phát triển tương đồng.Ngoài ra, cần bổ sung giảm trừ thêm một mức so với giảm trừ chung cho đối tượng người nộp thuế là người khuyết tật và người phụ thuộc của người nộp thuế là người khuyết tật."Sau lần đầu tiên được quy định trong luật, cần quy định mức giảm trừ gia cảnh được xác định hàng năm theo nguyên tắc điều chỉnh tương đương với chỉ số CPI và giao quyền cho Chính phủ quyết định mức giảm trừ gia cảnh hàng năm", ông Trường nhấn mạnh.
Nam Định: Triệt xóa đường dây ma túy 'khủng', thu 2 khẩu súng, 1 quả lựu đạn
Thị trường heo hơi tại miền Bắc ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg tại hai tỉnh Nam Định và Ninh Bình, hiện neo chung mức 61.000 đồng/kg. Các tỉnh thành còn lại trong khu vực không có biến động mới về giá, dao động trong khoảng 61.000 - 62.000 đồng/kg.
Chiều 8.1, Thanh tra Chính phủ công bố quyết định thanh tra dự án xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nam).Theo quyết định, thời kỳ thanh tra 2 dự án từ 1.1.2014 đến 31.12.2024, khi cần thiết có thể xem xét trước hoặc sau thời kỳ nêu trên.Thời hạn thanh tra là 40 ngày làm việc. Đoàn Thanh tra gồm 11 thành viên, do ông Ngô Đình Long, Phó vụ trưởng Vụ III - Thanh tra Chính phủ, làm trưởng đoàn.Dự án cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức có quy mô 1.000 giường mỗi bệnh viện, với tổng mức đầu tư mỗi cơ sở lên tới hơn 4.500 tỉ đồng.Đây là các cơ sở được xây dựng với mục đích giảm tải nhu cầu khám chữa bệnh cho cơ sở 1 ở Hà Nội vốn đang quá tải.Cả hai cơ sở này được khởi công xây dựng vào cuối năm 2004. Đến tháng 10.2018, khu khám bệnh của 2 cơ sở này được khánh thành.Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 hoạt động được một thời gian ngắn đã dừng tiếp đón bệnh nhân. Riêng Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2 chỉ dừng lại ở việc cắt băng khánh thành, chưa tiếp nhận bệnh nhân.Đánh giá về 2 dự án này, Tổng Bí thư Tô Lâm từng nói, cả hai dự án được Nhà nước bỏ tiền ra xây cả chục năm rồi vẫn "treo", không đưa vào sử dụng, trong khi nếu của tư nhân thì họ thu hồi vốn xong rồi. Đây là tình trạng rất lãng phí, nếu do chính sách thì cần xem lại.Từ đó, Tổng Bí thư yêu cầu phải làm rõ trách nhiệm. Nhà nước cấp như thế nào để lãng phí thế này? Doanh nghiệp hay ai được cấp, tại sao không làm? Nếu không làm thì Nhà nước thu lại theo quy định. Nếu bảo "tôi đang làm nhưng vướng", thì vướng chỗ nào phải tháo gỡ chỗ đó…Tại phiên họp thứ 27 của Ban Chỉ đạo T.Ư về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vào cuối tháng 12.2024 vừa qua, Tổng Bí thư yêu cầu tiến hành thanh tra, kết luận thanh tra đối với 2 dự án xây dựng cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức.Cũng theo yêu cầu của Tổng Bí thư, kết luận thanh tra phải ban hành trước 31.3.2025 và triển khai ngay các biện pháp để đưa 2 bệnh viện vào hoạt động, không thể để kéo dài hơn nữa.
Đội tuyển Brazil lần đầu tiên có chiến thắng, Inter Miami thảm bại khi vắng Messi
Ngày 8.1, tại hội nghị giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành công nghệ sản xuất và chế biến rau quả và hoa (HortEx Vietnam 2025) - sự kiện thường niên lần thứ 7, dự kiến diễn ra từ ngày 12 đến 14.3 tại TP.HCM - ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT), nhận định: Với kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024 đạt 7,2 tỉ USD, Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất và xuất khẩu rau quả lớn của khu vực. Dự kiến trong năm 2025, rau quả xuất khẩu sẽ đạt 8 tỉ USD và sớm trở thành ngành hàng xuất khẩu 10 tỉ USD trước năm 2030.Trong lĩnh vực rau quả, ngoại trừ thanh long thì các mặt hàng khác như: chuối, mít, xoài, nhãn, dừa, bưởi… đều tăng trưởng mạnh từ 20 - 45% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, mặt hàng chủ lực sầu riêng đạt kỷ lục 3,2 tỉ USD, tương đương 45% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành rau quả. Đối với lĩnh vực hoa xuất khẩu tuy giá trị mới đạt 80 triệu USD nhưng tăng trưởng đến 15% so với cùng kỳ năm 2023.Ông Hồ Anh Dũng, Phó chủ tịch Hiệp hội Hoa Đà Lạt (DFA), bổ sung: Xuất khẩu hoa tuy chưa mang lại giá trị kim ngạch lớn nhưng xét theo đơn vị diện tích thì đây là ngành mang lại lợi ích kinh tế rất lớn trong lĩnh vực nông nghiệp. Bình quân, 1ha hoa mang về doanh thu đến 3,7 tỉ đồng/năm. Kim ngạch xuất khẩu còn ít là do diện tích trồng hoa của chúng ta còn nhỏ. Trong thời gian qua, mỗi năm hiệp hội tổ chức các chuyến đi thực tế, học tập kinh nghiệm, tham khảo thị trường ở các nước châu Âu để phát triển ngành trồng hoa của địa phương. Ngoài nguồn thu trực tiếp từ xuất khẩu, người trồng hoa ở Đà Lạt còn góp phần tăng doanh thu cho nhiều lĩnh vực khác mà sự kiện festival hoa Đà Lạt vừa qua là một ví dụ.Theo các chuyên gia, để rau quả và hoa sớm trở thành ngành hàng 10 tỉ USD thì từ khâu sản xuất đến chế biến cần tích cực chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang hướng hiện đại, bền vững và hướng tới nền nông nghiệp tuần hoàn. Bên cạnh đó cũng cần gắn sản xuất với việc thu hái, bảo quản sau thu hoạch và chế biến sâu để hạn chế tình trạng giá cả biến động bất thường theo thị trường.