'Giải mã' sức hút chuyến tàu hỏa quen thuộc của người Đà Nẵng - Huế
Các chỉ số về nhịp tim trên cũng tương tự với khi một người tham gia các hoạt động thể chất như chạy bộ nhẹ, đi bộ nhanh, ngoại trừ đỉnh nhịp tim - đo được khi đạt cực khoái, thì tăng cao hơn cả khi chạy bộ.Chủ tịch BRG nhận danh hiệu 'Nữ Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu - Cúp Bông Hồng Vàng'
Những năm đầu 80 của thế kỷ trước, ở quê tôi, một vùng thuần nông tại Nghệ An, gần như nhà nào cũng thiếu ăn quanh năm. Những bữa ăn chỉ toàn cơm độn khoai lang, mì hạt kèm với rau má, củ chuối luộc đã ám ảnh đám trẻ lên 6 - 7 tuổi như tôi. Và chúng tôi chỉ mong tết đến. Tết có bánh chưng, có thịt, có cơm trắng, áo mới… dù nó đến và đi rất nhanh. Tết Nguyên đán ở quê tôi bắt đầu từ ngày 23 tháng chạp bằng lễ cúng ông Táo. Ở thời buổi đói kém ấy, nghi thức cúng lễ rất đơn giản, chủ yếu là đồ chay, rất ít nhà cúng mặn và chúng tôi, những đứa trẻ háu ăn cũng chẳng được thụ lộc đáng kể. Tết chỉ thực sự chạm ngõ mọi nhà từ ngày 27 tháng chạp. Buổi sáng hôm đó, tiếng lợn eng éc từ làng trên, xóm dưới rộn lên, nghe thật náo nhiệt. Đây là thời điểm các hợp tác xã nông nghiệp mổ lợn để chia thịt cho các xã viên ăn tết. Những năm 1980, cha tôi còn trong quân ngũ, mẹ tôi, tôi và đứa em được nhận thịt ăn tết. Chúng tôi vây quanh sân kho hợp tác xã xem người lớn mổ lợn. Trong không khí đầy niềm vui và sự háo hức, chúng tôi hồi hộp chờ đợi giây phút được chia thịt mang về. Những mảng thịt được xẻ ra, chia nhỏ, để trên những chiếc nong bằng tre. Một người cầm quyển sổ, đọc danh sách xã viên để 4 - 5 người khác cân thịt. Những phần thịt có cả xương được xâu vào sợi lạt nứa. Mỗi khẩu được 2 lạng thịt (200 gram). Nhà tôi 3 khẩu nên được 6 lạng, kèm theo mấy miếng lòng đã luộc. Nhận khẩu phần của gia đình, tôi háo hức cầm xâu thịt mang về, vừa đi vừa chạy, lòng đầy hân hoan.Mẹ tôi chia mấy miếng lòng cho hai anh em tôi ăn trước. Lòng đã nguội ngắt nhưng vẫn ngon vô cùng. Phần thịt lợn, mẹ tôi tách mỡ, đem vùi vào cái bồ đựng muối ở xó bếp để dành chiên lấy mỡ xào rau. Thịt nạc, mẹ tôi kho mặn. Niêu thịt kho nhỏ bé không đủ ăn trong những ngày tết nhưng vị ngon của nó vẫn theo tôi đến bây giờ.Chợ Vẹo ở xã bên, cách làng tôi vài cây số, họp vào các ngày chẵn. 28 tháng chạp hằng năm, chợ này đông vui nhất vì đó là phiên chính của chợ tết. Mẹ tôi bưng cái mủng đan bằng tre, đội nón, dắt em tôi đi chợ. Tôi nhảy chân sáo theo sau. Mưa xuân lất phất, con đường làng lép nhép bùn đất. Chợ tết nhộn nhịp người mua kẻ bán, rất vui. Mẹ tôi thường mua áo quần cho anh em tôi, rồi mua trầu, cau, một ít cam, cá biển và 1 cân thịt nữa. Mẹ nói có khó đến mấy thì tết cũng phải sắm cho được mấy thứ này. Mẹ tôi đội mủng về, cái tết ùa vào nhà.Sáng mùng 1, mẹ chuẩn bị cau, trầu, cam để chúng tôi đi chúc tết. Mẹ đi trước, tôi và đứa em líu ríu theo sau. Chúng tôi đến nhà người thân trong làng và họ hàng ở làng khác. Với những người lớn tuổi, mẹ tôi mang lễ thường là 3 - 5 quả cau hoặc 1 quả cam làm quà chúc tết. Mẹ đặt lễ ở bàn, lễ phép thưa: "Hôm nay mùng 1 tết, mẹ con chúng con có quả cau đến mừng tuổi ông, bà…". Tôi được mẹ dạy câu chúc tết này và khi lên lớp 1 thì tôi thay mẹ nói lời chúc và được người lớn khen, cho kẹo nên rất sướng. Chúc tết ở quê tôi gọi là mừng tuổi, ý là mừng cho tuổi mới. Đi mừng tuổi, tôi cũng được mừng tuổi, vui nhất khi đó là nhận tiền xu để đánh đáo; được ăn bánh chưng, kẹo bi; những thứ mà khi hết tết, chúng tôi nằm mơ cũng khó thấy. Ở quê tôi, từ xa xưa và đến giờ vẫn thế, trong những ngày tết, mọi người trong làng đều đến nhà nhau mừng năm mới. Ngày trước, quà chỉ là dăm ba quả cau để người lớn ăn trầu hoặc một vài quả cam, nay là một gói bánh. Nhưng việc quà tết nay đã được tinh gọn dần và chủ yếu là đến nhà chơi, chúc tết gia đình, uống nước, trò chuyện. Không ai buộc ai phải đến nhà chúc tết nhưng đã thành phong tục, không đi cứ cảm giác như có lỗi với người khác. Phong tục mừng tuổi giúp mọi người trong làng, trong xã thêm đoàn kết, chia sẻ với nhau. Đến mừng tuổi những người già neo đơn, người có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau bệnh tật, trẻ con thường mang bánh còn người lớn thường mang theo ít tiền để thăm hỏi. Quê tôi có ông Thời, hồi đó nhà nghèo nhưng ông sống rất tình nghĩa. Tết nào ông cũng đi mừng tuổi khắp xã, bất kể có quan hệ họ hàng hay không. Ông Thời thường mang theo mấy quả cam, bỏ trong cái túi cước. Vào nhà nào, ông đều mang ra 1 quả, bảo: "Tết không có gì, chỉ có quả cam, tôi đến mừng tuổi cho gia đình năm mới bình an, làm ăn may mắn". Nhà nào cũng vậy, ông Thời chỉ ngồi chừng vài phút, hỏi han chuyện trò ít câu vui vẻ rồi chào đi. Mọi người trong xã đều quý ông, nhận lời chúc, xin trả lại cam cho ông. Ông Thời cười, nói: "Ông bà cho thì tôi xin lại, chúc ông bà năm mới vạn sự như ý". Xưa và nay vẫn thế, cứ sáng sớm mùng 1, ở quê tôi, con cháu kéo đến nhà ông bà, cha mẹ để chúc tết, trước khi đi mừng tuổi những người thân khác. Tiếng cười đùa huyên náo. Các nhà thờ họ rộn ràng tiếng trống tế. Cây nêu dựng khắp ngõ ngách trong làng. Những cô gái xúng xính gánh mâm cỗ đến nhà thờ để cúng tổ tiên. Ngày thường, ở làng chỉ còn phụ nữ và người già, thanh niên và trung niên ra Bắc, vào Nam, xuất ngoại lao động, nhưng cứ đến ngày tết làng lại đông vui, nhộn nhịp. Tết là dịp đoàn tụ khiến những người xa quê đều muốn về với gia đình, người thân. Ở nhà, những người bố, người mẹ già chỉ mong tết đến để con cháu trở về sum họp. Rời làng ngót 30 năm, nhiều người già tôi từng đến nhà mừng tuổi vào ngày tết năm xưa đã thành người thiên cổ, nhưng sự gắn kết từ tục mừng tuổi đã giúp tôi nhớ như in các mối quan hệ họ hàng, dù đã cách nhau nhiều đời. Tết vẫn thế, vẫn mang lại nhiều giá trị tinh thần khiến ai xa quê cũng phải nhớ, phải đau đáu tìm về.
Hàng ngàn Phật tử ở TP.HCM đăng ký hiến mô, tạng và hiến xác
Trao đổi với chúng tôi, người thân xác nhận thông tin nhà sản xuất Nguyễn Ngọc Quyền qua đời hôm 2.2. Tang lễ của anh được tổ chức tại nhà riêng ở Đồng Nai, sau đó linh cữu nhà sản xuất phim Ma da được an táng tại địa phương. Nhà sản xuất Nguyễn Ngọc Quyền sinh năm 1989, từng tham gia thực hiện một số bộ phim như Bến phà xác sống, Cù lao xác sống… Gần đây, anh sản xuất phim Ma da (có sự tham gia của nghệ sĩ Việt Hương), thu về hơn 127 tỉ đồng. Trong nghề, Nguyễn Ngọc Quyền được nhận xét cần mẫn, hiền lành. Vì vậy, sự ra đi đột ngột của nhà sản xuất sinh năm 1989 để lại nhiều tiếc nuối cho bạn bè, đồng nghiệp. Nói với chúng tôi, nghệ sĩ Việt Hương không khỏi bàng hoàng khi hay tin dữ. Cô chia sẻ Nguyễn Ngọc Quyền là một người chăm chỉ, hăng say với công việc. Nữ nghệ sĩ kể một kỷ niệm với đàn em: “Mỗi năm, Quyền thường tranh thủ dịp tết đến tặng bánh khiến tôi vô cùng cảm kích. Hôm 27 tết em ấy còn hỏi tôi chuyện hợp đồng, rồi rủ làm Ma Da 2. Cuộc đời sao mà vô thường quá”. Trên trang cá nhân, Ninh Dương Lan Ngọc viết: “Em xin tiễn biệt anh”. Trong khi đó, Ngô Kiến Huy chia sẻ: “Vĩnh biệt người anh”. Trên trang cá nhân, một người quen bộc bạch về sự ra đi của Nguyễn Ngọc Quyền: “Tạm biệt người sếp, người anh đáng kính của em. Đồng hành với anh bao nhiêu năm, buồn có, vui có. Anh em tâm sự với nhau nhiều lắm, anh nói cố gắng phấn đấu để có một tương lai tốt hơn để lo cho bản thân và gia đình. Biết bao mơ ước hoài bão còn chưa thực hiện được mà anh ơi”.
Điều này giúp rút ngắn hơn nữa khoảng cách phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, tiến tới đạt các chuẩn chất lượng hàng đầu của thế giới.Quan trọng nữa là nhờ những ký kết có hiệu quả này, người dân sẽ được thụ hưởng những kỹ thuật tiên tiến ngay tại nước mình mà không cần đi ra nước ngoài. Sớm xây dựng thành công TP.HCM trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN", PGS-TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, nói.Theo ông Thượng, việc các BV tại TP.HCM ký kết hợp tác với các BV nước ngoài mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng cả về mặt chuyên môn lẫn chiến lược phát triển y tế. Cụ thể, thứ nhất là nâng cao chất lượng dịch vụ y tế hợp tác quốc tế giúp các BV trong nước tiếp cận với những công nghệ hiện đại, quy trình quản lý tiên tiến và kỹ thuật điều trị mới. Điều này giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và tăng hiệu quả chữa bệnh.Thứ hai, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực thông qua các chương trình trao đổi, đào tạo và chuyển giao công nghệ, đội ngũ y bác sĩ tại TP.HCM có cơ hội học hỏi kiến thức chuyên sâu và kinh nghiệm thực tiễn từ các chuyên gia quốc tế. Điều này góp phần nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng tay nghề cho nguồn nhân lực y tế của thành phố.Thứ ba, tăng cường cơ hội nghiên cứu và phát triển. Việc hợp tác với các BV nước ngoài mở ra cơ hội thực hiện các dự án nghiên cứu y khoa chung, ứng dụng những tiến bộ trong y học để cải tiến phương pháp điều trị và phát triển thuốc mới.Cuối cùng là góp phần thu hút BN quốc tế khi các BV trong nước đạt được tiêu chuẩn quốc tế thông qua hợp tác. VN có thể trở thành điểm đến của du lịch y tế, thu hút BN từ các quốc gia, từ đó góp phần phát triển kinh tế và nâng cao uy tín của ngành y tế nước nhà."Nhìn chung, việc ký kết hợp tác này không chỉ mang ý nghĩa cải thiện hệ thống y tế mà còn góp phần thúc đẩy hội nhập quốc tế, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của người dân", người đứng đầu ngành y tế TP.HCM nhận định.Bên cạnh đó, các BV lớn ở TP.HCM như BV Hùng Vương, BV Truyền máu - huyết học và BV Đại học Y Dược đã đạt các chứng nhận quốc tế uy tín. Điều này cũng khẳng định y tế VN đi đúng hướng trong hòa nhập y tế quốc tế.TS-BS Nguyễn Tri Thức, Thứ trưởng Bộ Y tế, phụ trách BV Chợ Rẫy, cũng nhận định, hợp tác quốc tế trong y tế là điều nên làm và khuyến khích làm. Vì điều này sẽ giúp bác sĩ VN tiếp cận được nền y học tiên tiến của khu vực và thế giới, đồng thời đưa kỹ thuật tiến bộ về phục vụ người bệnh.Để làm được việc này, theo ông Nguyễn Tri Thức, cũng cần phải tăng cường tiếng Anh cho các bác sĩ để họ tiếp cận tài liệu tiếng Anh và y học tiên tiến dễ dàng hơn. Và khi hợp tác quốc tế, bác sĩ VN sẽ tiếp cận được các giáo sư lớn đầu ngành của thế giới, sau đó tổ chức các hội nghị về chuyên môn sâu, mời các giáo sư qua VN để truyền đạt kinh nghiệm, kỹ thuật cao, đó là cách tiếp cận thực tiễn nhanh và tốt. Song song đó, tổ chức hội chẩn quốc tế online với các giáo sư đầu ngành về những ca khó, điều này mang lại lợi ích rất lớn cho cả BV và bệnh nhân.
Giành giật ĐBSCL với 'cát tặc'
Giảm ham muốn tình dục là dấu hiệu nồng độ testosterone trong cơ thể đang thấp bất thường