VNG đồng hành cùng eSports Việt Nam tranh tài tại ASIAD 19
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.Top 7 kem trị sẹo sau phẫu thuật hiện nay được chuyên gia tin dùng
Đức Giáo hoàng đã được đưa vào bệnh viện Gemelli của Rome vào ngày 14.2 sau khi bị tình trạng khó thở trong nhiều ngày. Ông được chẩn đoán mắc viếm phổi kép, tức bệnh viêm phổi ở cả hai lá phổi.Giáo hoàng Francis trong hai năm đã nhiều lần bị ốm. Ông đặc biệt dễ bị nhiễm trùng phổi vì ông đã bị viêm màng phổi khi còn trẻ và đã phải cắt bỏ một phần phổi.
The Ori Garden cùng Vietinbank hiện thực hóa giấc mơ an cư người dân Đà Nẵng
Ngày 13.2, Công an tỉnh Bình Phước cho biết, Cơ quan CSĐT Công an TX.Chơn Thành vừa bắt khẩn cấp Đỗ Tuấn Anh (47 tuổi), Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thái (H.Lộc Ninh, Bình Phước) để điều tra về hành vi dùng súng đột nhập vào nhà một cán bộ lãnh đạo tỉnh cướp tài sản. Theo thông tin ban đầu, vào khoảng 22 giờ 20 phút ngày 12.2, Công an TX.Chơn Thành nhận được tin báo của ông Nguyễn Tấn Hải (47 tuổi, ngụ P.Thành Tâm, TX.Chơn Thành), Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước về việc có người đàn ông lạ mặt đột nhập vào nhà riêng, dùng vũ lực khống chế chị P.T.T.T (29 tuổi), người giúp việc nhà.Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, Trưởng Công an TX.Chơn Thành cùng các lực lượng đã ngay lập tức đến hiện trường. Khi phát hiện nghi phạm đang lẩn trốn bên trong căn nhà, lực lượng công an đã tổ chức bao vây xung quanh.Khi phát hiện công an, nghi phạm đã dùng súng và dao khống chế người giúp việc để uy hiếp lực lượng, sau đó lên xe gắn máy đang để bên hông nhà rồ ga tẩu thoát.Nhận định nghi phạm có vũ khí trong người đặc biệt nguy hiểm nên lực lượng công an quyết tâm tổ chức truy bắt. Sau khoảng gần 4 km truy đuổi, đến đoạn đường Phạm Hồng Thái (P.Hưng Long, TX.Chơn Thành), các lực lượng công an đã khống chế thành công nghi phạm cùng tang vật gồm 1 súng ổ xoay (kiểu dáng Rulo) cùng 7 viên đạn (5 viên trong ổ xoay và 2 viên trong giỏ); 1 bình xịt hơi cay; 3 khóa số 8; 1 súng bắn điện; 1 con dao và một số vật dụng khác.Qua đấu tranh nghi phạm khai nhận tên Đỗ Tuấn Anh (47 tuổi, cư trú tại tổ 2, ấp 7, xã Lộc Thái, H.Lộc Ninh, Bình Phước) đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thái.Xác định phương thức, thủ đoạn mà nghi phạm sử dụng (dùng súng vào nhà cướp tài sản) giống với vụ cướp từng xảy ra tại nhà bà T.T.A.T (nguyên Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh) tại TP.Đồng Xoài vào ngày 25.12.2019 nên lãnh đạo Công an tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Phòng Kỹ thuật nghiệp vụ và Phòng Kỹ thuật hình sự phối hợp Công an TX.Chơn Thành mở rộng điều tra vụ án.Sau nhiều giờ đấu tranh, Đỗ Tuấn Anh đã thừa nhận mình chính là kẻ gây ra vụ cướp tại nhà nguyên Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh vào năm 2019.Vụ nghi phạm dùng súng vào nhà Phó chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước cướp tài sản đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ.Trước đó, vào khoảng hơn 12 giờ ngày 25.12.2019, bà T.T.A.T (ngụ KP.Phú Thịnh, P.Tân Phú, TP.Đồng Xoài) cùng tài xế đi làm về nhà nằm trên đường vành đai hồ Suối Cam (KP.Phú Thịnh). Khi bà Tuyết vừa mở cổng bước vào trong sân thì cùng lúc này, một thanh niên lạ mặc áo khoác, che kín mặt chạy xe máy vào bên trong. Vừa vào đến sân, người này liền nhảy xuống xe, rút vật giống súng ra đe dọa bà T. cùng tài xế, sau đó trói cả hai lại, cướp đi một số tiền, rồi bỏ trốn.Sau khi nghi can tẩu thoát, tài xế của bà T.T.A.T cố gắng tự mở trói và giải thoát cho nữ chủ nhà, đồng thời gọi điện trình báo cơ quan công an. Thời điểm xảy ra vụ cướp, bà T.T.A.T là Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước, Bí thư Huyện ủy Lộc Ninh.
Xem Gold Star V.League 2-2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn
Những nụ cười toả nắng ở Đoàn Không quân Lam Sơn anh hùng
Tại buổi họp báo, Sở Công thương TP.HCM cũng chia sẻ nhiều kết quả tích cực của hoạt động xuất khẩu trên địa bàn. Trong 4 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu qua các cảng tại TP.HCM đạt 12,5 tỉ USD, tăng 69,2% so với cùng kỳ năm 2023.