Bùi Quỳnh Hoa diện trang phục cực 'cháy', nổi nhất dàn Mentor Miss International Queen Vietnam 2023?
Ngày 6.1, bà Nguyễn Hoàng Hiếu, Giám đốc Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (gọi tắt là trung tâm), cho biết kết quả khảo sát của đơn vị tại 3.072 doanh nghiệp với 28.525 vị trí việc làm (một vị trí có thể tuyển nhiều người lao động) cho thấy nhu cầu nhân lực trước Tết Nguyên đán năm 2025 tập trung ở khu vực thương mại - dịch vụ với 19.211 vị trí (chiếm 67,35%); tiếp đến là khu vực công nghiệp - xây dựng với 9.263 vị trí (32,47%); khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản với 51 vị trí (0,18%).Cụ thể, nhu cầu nhân lực chủ yếu tập trung ở các ngành kinh tế như công nghiệp chế biến, chế tạo; bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và các loại xe có động cơ; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ; thông tin và truyền thông; hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ; kinh doanh bất động sản; xây dựng; dịch vụ lưu trú và ăn uống; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm; vận tải và kho bãi.Trong đó, nhu cầu nhân lực của TP.HCM chủ yếu ở 4 ngành công nghiệp và 9 ngành dịch vụ (21.236 vị trí, chiếm 74,44% tổng nhu cầu nhân lực).Về nhóm ngành, nghề và các vị trí việc làm, nhu cầu nhân lực trước tết chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực như kinh doanh thương mại; dịch vụ phục vụ cá nhân, bảo vệ; tư vấn, nghiên cứu khoa học và phát triển; kiến trúc, kỹ thuật công trình xây dựng; dệt may, giày da; quản lý tài sản, bất động sản; marketing; công nghệ thông tin; cơ khí - tự động hóa.Đặc biệt, theo trung tâm, các vị trí thời vụ và bán thời gian đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp tết, như nhân viên kinh doanh, hỗ trợ bán hàng, phục vụ tại nhà hàng, quán ăn, tạp vụ, an ninh bảo vệ, đóng gói, giao hàng, nghiên cứu thị trường, kỹ thuật viên công trình xây dựng, công nhân may mặc có tay nghề, kinh doanh bất động sản, nhân viên kinh doanh bảo hiểm, chuyên viên marketing, nhân viên cơ khí lắp ráp máy, chuyên viên kỹ thuật máy tính.Theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, nhu cầu nhân lực trước Tết Nguyên đán năm 2025 chủ yếu tập trung vào lao động đã qua đào tạo với 23.356 vị trí việc làm, chiếm 81,88% tổng nhu cầu.Các vị trí nổi bật bao gồm trưởng bộ phận kinh doanh, nhân viên nghiên cứu thị trường, chuyên viên thiết kế nội thất, chuyên viên quản lý dự án xây dựng, chuyên viên QA/QC ngành may, lập trình viên, kỹ sư tự động hóa, nhân viên chế độ tiền lương - phúc lợi, và nhiều vị trí đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao khác.Ngoài ra, nhu cầu nhân lực cho lao động phổ thông cũng chiếm 18,12%, chủ yếu phục vụ các vị trí thời vụ hoặc công việc không đòi hỏi trình độ cao.Về mức lương và kinh nghiệm, nhu cầu nhân lực ở mức lương từ dưới 5 - 10 triệu đồng/tháng chiếm 36,14%, tập trung vào lao động phổ thông, nhân viên thời vụ và bán thời gian phục vụ nhu cầu dịp Tết Nguyên đán. Đối với các vị trí này, yêu cầu kinh nghiệm dưới 1 năm chiếm 48,17%.Nhu cầu lao động với mức lương từ 10 - 20 triệu đồng/tháng chiếm 44,34%, chủ yếu là lao động có kinh nghiệm từ 2 năm - trên 5 năm, chiếm 51,83%, thường ở các vị trí có trình độ chuyên môn, tay nghề và kinh nghiệm nhất định.Nhu cầu lao động với mức lương trên 20 triệu đồng/tháng chiếm 19,52%, dành cho các vị trí yêu cầu trình độ cao, thâm niên và kỹ năng quản lý để xử lý các vấn đề phát sinh tại doanh nghiệp.Ngoài ra, theo trung tâm, do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, các doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng lao động trẻ trước Tết Nguyên đán 2025.Trong đó, nhu cầu tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi dưới 26, chiếm 42,82%, nhóm từ 27 - 35 tuổi, chiếm 29,77%, chủ yếu trong các ngành như dịch vụ vận tải - kho bãi, cơ khí - tự động hóa, y - dược, hành chính - văn phòng.Nhóm tuổi từ 36 - 50 chiếm 23,18%, với nhu cầu tuyển dụng tập trung vào các ngành như kế toán, kiểm toán, luật và quản lý điều hành.Một số doanh nghiệp vẫn có nhu cầu tuyển dụng lao động từ 51 - 60 tuổi, chiếm 4,23%, chủ yếu trong các ngành dịch vụ vận tải và dịch vụ bảo vệ, với các vị trí như tài xế, điều hành vận tải, bảo vệ tại các cửa hàng nhỏ.Tay đua khoác áo lính tạo ấn tượng ở Cúp truyền hình
Những hàng ghế đầy khán giả, với ánh mắt chăm chú hướng về màn hình máy chiếu để dõi theo từng đường bóng trong trận chung kết AFF Cup, trận đấu đội tuyển Việt Nam đã lên ngôi vô địch. Ngay tại Bệnh viện Chợ Rẫy, TP.HCM có một không gian để các thân nhân, bệnh nhân có thể đón xem và cổ vũ đội tuyển Việt Nam thi đấu.Tại đây, có những bệnh nhân dù hàng ngày phải đối mặt với những nỗi lo bệnh tật nhưng khi nghe Việt Nam thi đấu thì họ vẫn cố gắng đi xem để cùng những người bệnh nhân, thân nhân khác hòa vào không khí sôi động, quên đi nỗi đau bệnh tật để cổ vũ cho đội tuyển Việt Nam.Không thể trực tiếp tới sân đón xem cổ vũ nhưng thông qua màn hình, những ánh mắt của những thân nhân, bệnh nhân đều chăm chú hướng về đội tuyển thi đấu trong suốt thời gian thi đấu. Mỗi lần như vậy, họ có thêm niềm vui tinh thần để chiến đấu với những nỗi lo, hay những nỗi đau bệnh tật.
Vai trò vận hành logistics trong thương mại điện tử
Sáng 7.2.2025 (tức mùng 10 tháng giêng) là ngày vía Thần tài năm nay. Theo quan niệm, người dân thường mua vàng vào ngày này để lấy hên đầu năm, cho một năm mới sung túc và làm ăn phát đạt.Mỗi năm, ngày này lại chứng kiến cảnh tấp nập người dân đi mua vàng dù giá vàng thường tăng cao. Các năm trước, đặc biệt trong giai đoạn kinh tế phát triển, người mua vàng không chỉ vì yếu tố tâm linh mà còn xem đây là cơ hội đầu tư. Tuy nhiên, năm nay, dù tình hình kinh tế chưa thực sự khả quan, nhiều người vẫn duy trì tục lệ này như một hình thức cầu mong sự thịnh vượng, vững vàng trước khó khăn.Trước tiệm vàng Mi Hồng ở quận Bình Thạnh, một tiệm vàng nổi tiếng ở TP.HCM, khách hàng xếp hàng đông nghịt từ sáng sớm. Ông Hồng Sanh (60 tuổi ở quận 12, TP.HCM) tranh thủ ghé tiệm mua 1 chỉ vàng lấy hên trước giờ đi làm nhưng cũng phải chờ đợi khá lâu. Vì lượng khách tới tiệm đông, lực lượng dân quân tự vệ đã có mặt từ sáng để điều tiết giao thông, tránh kẹt xe, đặc biệt vào giờ đi học, đi làm.Tại tiệm vàng PNJ chi nhánh Hai Bà Trưng (quận 1, TP.HCM), dù không cần xếp hàng chờ từ ngoài cửa, không khí bên trong vẫn rất sôi động. Các nhân viên liên tục tất bật phục vụ, trong khi khách hàng chủ yếu tập trung vào các sản phẩm vàng nhỏ như nhẫn, dây chuyền hoặc vàng miếng 1-2 chỉ để cầu may ngày vía Thần tài.
Công suất động cơ, lực kéo trên Hyundai Stargazer mạnh hơn Mitsubishi Xpander tới 11 mã lực và 3Nm
3 năm mới làm xong... 4 trụ cầu
Công an tỉnh Thái Nguyên mới đây triệt phá đường dây chuyên lừa tiền bằng cách lợi dụng lòng tin tâm linh của người dân. 25 bị can đã bị khởi tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời vụ án đang tiếp tục được mở rộng điều tra.Kết quả xác minh ban đầu cho thấy, nhóm đối tượng xây dựng kịch bản lời thoại chi tiết, tình huống phát sinh, phân công nhau gọi cho khách hàng. Khi gọi điện, nhóm này tự nhận là "cô đồng" tại các chùa, đền; dọa dẫm người dân về việc họ bị "vong theo" hoặc đang có vận hạn…Các đối tượng sau đó đưa ra thông tin về những vật phẩm phong thủy đã được "làm lễ", có khả năng hỗ trợ bình an, tài lộc; yêu cầu người dân trả "tiền công đức, ủng hộ nhà chùa" với số tiền từ 200.000 - 500.000 đồng mỗi vật phẩm.Bằng thủ đoạn trên, từ tháng 4 - 12.2024, nhóm đối tượng đã chiếm đoạt tài sản của 28.000 người trên cả nước, với tổng số tiền hơn 8 tỉ đồng.Hồi tháng 10.2024, Công an Q.5 (TP.HCM) cũng khởi tố, bắt tạm giam Phan Thị Thu Trang (35 tuổi) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trang bị cáo buộc sử dụng nhiều tài khoản Facebook có hàng chục ngàn lượt theo dõi, để tìm người có nhu cầu xem bói.Trang bịa đặt ra các câu chuyện mang tính tâm linh khiến bị hại lo sợ, từ đó yêu cầu chuyển tiền để cúng lễ giải hạn, cúng hóa giải bùa, "vong"… Nhận tiền, Trang không sử dụng vào việc cúng lễ mà dùng để trả nợ và tiêu xài cá nhân.Tính đến thời điểm bị bắt, Trang bị khoảng 40 người tố giác chiếm đoạt tổng số tiền hơn 28 tỉ đồng. Trong đó, có người bị lừa tới 2,6 tỉ đồng.Theo tiến sĩ tội phạm học, thượng tá Đào Trung Hiếu, lừa đảo tâm linh, nhất là vào dịp tết và đầu xuân năm mới, là vấn đề nhức nhối từ nhiều năm nay. Dù cơ quan chức năng đã tăng cường xử lý, tuyên truyền, cảnh báo…, nhưng vẫn có nhiều nạn nhân sập bẫy.Thủ đoạn "truyền thống" được đối tượng sử dụng là phán đoán những điều mơ hồ về "vận hạn", " vong theo"… để đánh vào nỗi sợ hãi của nạn nhân, sau đó yêu cầu làm lễ cúng sao giải hạn, gọi vong hoặc vay lộc đầu năm.Thời gian gần đây, xuất hiện thêm thủ đoạn lừa đảo mới, tinh vi hơn. Các đối tượng lợi dụng công nghệ AI, phát trực tiếp (livestream), mạo danh nhà sư, nhà ngoại cảm, nhà chùa để kêu gọi quyên góp hoặc bán bùa may mắn online. Nhiều hội nhóm trên Facebook, TikTok, Zalo còn dựng kịch bản "thần thánh nhập hồn", bán vật phẩm phong thủy với giá "cắt cổ".Thượng tá Đào Trung Hiếu cho rằng, có 3 lý do chính khiến lừa đảo tâm linh còn nhiều "đất sống".Một là đánh vào tâm lý lo sợ, mong cầu may mắn. Đầu năm, ai cũng muốn tránh vận xui, cầu bình an, tài lộc, đây chính là "mảnh đất màu mỡ" để những kẻ lừa đảo lợi dụng, dẫn dụ nạn nhân.Hai là lợi dụng mạng xã hội để tạo hiệu ứng đám đông. Đối tượng lừa đảo thường tận dụng những cuộc livestream hoặc hội nhóm đông thành viên để tạo ra sự "hợp pháp hóa". Nạn nhân khi tham gia thấy có nhiều người, thường sẽ nảy sinh tâm lý tin tưởng.Ba là sự thiếu hiểu biết về tín ngưỡng chân chính. Thực tế, nhiều người không phân biệt được đâu là nghi lễ truyền thống, đâu là chiêu trò mê tín. Đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến việc tin theo những kẻ trục lợi, chỉ đến khi mất tiền mới tỉnh ngộ.Vẫn theo vị chuyên gia, lừa đảo tâm linh diễn ra ngày càng phức tạp, đồng thời việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý cũng gặp không ít khó khăn.Nhiều hành vi lừa đảo tâm linh không có bằng chứng rõ ràng, thường chỉ dựa vào lời khai của nạn nhân. Các đối tượng lừa đảo ẩn danh trên nền tảng trực tuyến, tạo tài khoản giả, khi bị phát hiện thì xóa hoặc đổi tên liên tục.Cạnh đó, nhiều người sau khi bị lừa cảm thấy xấu hổ, ngại trình báo, dẫn đến các đối tượng lừa đảo tiếp tục hoạt động mà không bị xử lý. Đáng lo ngại, vì liên quan đến tín ngưỡng, không ít người tin tưởng một cách mù quáng vào những lời mê tín, thậm chí không nhận ra mình bị lừa.Để ngăn chặn lừa đảo, ông Hiếu kiến nghị các nền tảng như Facebook, TikTok, YouTube cần có chính sách chặn các nội dung livestream mê tín, lừa đảo tâm linh. Cơ quan chức năng cần xử lý mạnh tay với những đối tượng mạo danh đền chùa, lợi dụng tâm linh để trục lợi, thậm chí có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.Cùng với đó là xây dựng các chương trình giáo dục về tín ngưỡng chân chính, giúp người dân hiểu rõ về sự khác biệt giữa tôn giáo thật sự và mê tín dị đoan. Người dân muốn đi lễ thì nên chọn chùa, đền có danh tiếng, không tin theo những kẻ tự xưng "thầy bói", "cô đồng"; tuyệt đối không tin vào các livestream gọi vong, bán bùa online…"Sống thiện lành, làm điều tốt, đối nhân xử thế đúng đắn sẽ mang lại may mắn, không cần "mua thần thánh", vị chuyên gia khuyến cáo.