Về Sa Đéc nghe chuyện 'Người tình'
Ngày 17.3, Phòng GD-ĐT quận 1, TP.HCM đã công bố kế hoạch kiểm tra dạy thêm, học thêm tại các trường công lập, các trung tâm dạy thêm, học thêm, các hộ kinh doanh dạy thêm, học thêm nhằm đảm bảo quyền lợi của học sinh, thực hiện đúng quy định về dạy thêm, học thêm theo quy định của Thông tư 29.Theo đó, từ ngày 20.3 đến ngày 15.4, Phòng GD-ĐT quận 1 sẽ phối hợp với UBND 10 phường của sẽ kiểm tra các cơ sở giáo dục công lập, trung tâm dạy thêm, học thêm; hộ kinh doanh dạy thêm, học thêm, các trung tâm kỹ năng sống. Các nội dung kiểm tra gồm: Việc thực hiện theo giấy phép tổ chức hoạt động, hồ sơ quản lý hoạt động, nội dung công khai, nội dung dạy thêm, học thêm, công tác phòng cháy và chữa cháy tại cơ sở dạy thêm, học thêm…Phòng GD-ĐT quận 1 yêu cầu hiệu trưởng các trường tiểu học, THCS thông báo cho giáo viên có tham gia dạy thêm trong nhà trường, dạy thêm ngoài nhà trường biết và thực hiện đúng các quy định về dạy thêm, học thêm. Đồng thời có kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường về công tác quản lý dạy thêm, học thêm. Lập danh sách cán bộ quản lý, giáo viên đang tham gia giảng dạy tại các cơ sở dạy thêm, học thêm.Các cơ sở dạy thêm, học thêm phải thực hiện công khai giấy phép hoạt động và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác dạy thêm, học thêm; Chấp hành các quy định về dạy thêm, học thêm; Cung cấp hồ sơ có liên quan về tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm cho đoàn kiểm tra.Bà Lê Thị Thanh Giang, Trưởng phòng GD-ĐT quận 1, cho hay việc kiểm tra nhằm tăng cường công tác phối hợp, nâng cao trách nhiệm quản lý, thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động tại các cơ sở dạy thêm trên địa bàn. Tuyệt đối không để các tổ chức, cá nhân hoạt động dạy thêm không phép. Kiểm tra, xử lý vi phạm, giám sát hoạt động các cơ sở dạy thêm đã được cấp phép, đảm bảo hoạt động đúng quy định, đúng nội dung được cấp phép. Kịp thời xử lý nghiêm các cơ sở hoạt động dạy thêm không phép, không tuân thủ quy định, gây mất an ninh, trật tự và ảnh hưởng đến quyền lợi của người học.Xem nhanh 20h ngày 25.12: Làm thế nào để định danh tài khoản MXH | Ông Trump có ý định mở rộng lãnh thổ Mỹ?
Trong nhiều tình huống cho mượn, thuê ô tô nhưng bị dính lỗi phạt nguội, câu hỏi "Phạt chủ xe hay phạt người lái?" được rất nhiều người quan tâm. Theo quy định tại Điều 47, Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168), khi một phương tiện bị ghi nhận lỗi vi phạm giao thông qua hệ thống camera phạt nguội, chủ xe - tức người đứng tên trên giấy đăng ký xe (cà vẹt xe) sẽ là người đầu tiên được cơ quan chức năng mời lên làm việc.Chủ xe có trách nhiệm hợp tác để xác minh danh tính người lái xe tại thời điểm vi phạm. Trong trường hợp chủ xe không hợp tác hoặc không chứng minh được mình không phải là người điều khiển phương tiện, chủ xe sẽ phải chịu xử phạt. Tuy nhiên, nếu có đầy đủ bằng chứng, chứng minh rằng một người khác đã mượn xe và gây ra lỗi vi phạm, người mượn xe sẽ phải chịu trách nhiệm nộp phạt.Vì vậy, khi cho mượn xe, chủ xe nên lưu giữ các bằng chứng liên quan để tránh rủi ro không đáng có.
Dấu ấn Chủ tịch Đặng Gia Bena về hành trình tôn vinh vẻ đẹp người phụ nữ
Được xem là một trong những phân khúc ô tô có giá bán hấp dẫn nhất tại Việt Nam, tuy nhiên trong năm 2024 sức mua trên thị trường ô tô từng bước hồi phục, lượng tiêu thụ ô tô cỡ nhỏ tầm giá dưới 450 triệu đồng vẫn tiếp tục sụt giảm. Trật tự cạnh tranh ở phân khúc này cũng không có nhiều sự xáo trộn khi chỉ còn lại 3 mẫu xe góp mặt.Từ một phân khúc khá sôi động và nhiều lựa chọn trên thị trường ô tô Việt Nam, ô tô cỡ nhỏ máy xăng, tầm giá dưới 450 triệu đồng những năm gần đây đang dần lụi tàn, ít lựa chọn... doanh số bán theo đó cũng tiếp tục sụt giảm trong năm 2024.Số liệu được Thanh Niên tổng hợp từ báo cáo bán hàng của Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cũng như TC Motor - đơn vị lắp ráp phân phối xe Hyundai tại Việt Nam, cho thấy trong năm 2024 tổng doanh số bán ô tô cỡ nhỏ hạng A tại Việt Nam chỉ đạt 9.261 xe, giảm 17% tương đương 1.898 xe so với năm 2023.Đây là năm có doanh số bán hàng thấp nhất của phân khúc này trong khoảng 10 năm trở lại đây. Ngoài việc ngày càng ít lựa chọn, việc những cái tên còn lại như Hyundai Grand i10, Kia Morning không có sự đổi mới… là một trong những lý do khiến ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng mất dần sức hút. Bên cạnh đó, cuộc đua giảm giá diễn ra rầm rộ trên thị trường ô tô cùng sự xuất hiện của những mẫu ô tô điện giá rẻ như VinFast VF 3, Wuling Mini EV cũng khiến lợi thế của các mẫu xe cỡ nhỏ hạng A phần nào bị khỏa lấp. Chính vì vậy, ngay cả khi 2 trong số 3 mẫu xe ở phân khúc này là Hyundai Grand i10 và Kia Morning được hưởng chính sách ưu đãi giảm 50% lệ phí trước bạ theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ tháng 9 - 11.2024, sức mua ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam trong năm vừa qua cũng không được cải thiện.Trong số 3 mẫu xe còn lại ở phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam gồm: Hyundai Grand i10, Kia Morning và Toyota Wigo. Ngoại trừ Wigo đạt được mức tăng trưởng dương về mặt doanh số, hai cái tên còn lại dù được hưởng chính sách ưu đãi nhưng lại bán ít hơn so với năm 2023.Cụ thể, Hyundai Grand i10 vẫn là cái tên hút khách nhất ở phân khúc này nhưng tổng doanh số trong năm 2024 chỉ đạt 5.831 xe, giảm 2.113 xe so với năm 2023. Tuy nhiên, với kết quả này Hyundai Grand i10 vẫn áp đảo hoàn toàn hai đối thủ cạnh tranh khi chiếm tới hơn 62% thị phần phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam.Trong khi đó, Kia Morning - mẫu xe từng một thời đình đám nhất thị trường ô tô Việt Nam giờ đây không còn nhận được nhiều sự chú ý. Vẫn sở hữu kiểu dáng thời trang, nhiều trang bị, tính năng mới… nhưng sức hút của Morning không còn được như trước đây. Trong năm 2024, chỉ có 771 xe Kia Morning được khách hàng Việt Nam chọn mua, giảm gần 700 xe so với năm ngoái.Trái ngược với Kia Morning, Toyota Wigo với "cái mác" xe Toyota nhập khẩu cùng giá bán khá hấp dẫn vẫn nhận được sự quan tâm của khách hàng với gần 2.700 xe bán ra trong năm 2024, tăng gần 1.000 xe so với năm 2023. Bước sang năm 2025, phân khúc ô tô cỡ nhỏ hạng A tầm giá dưới 450 triệu đồng tại Việt Nam dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn khi thị trường ngày càng cạnh tranh. Các dòng ô tô điện giá rẻ xuất hiện ngày càng nhiều và nhận được sự quan tâm hơn so với dòng ô tô cỡ nhỏ hạng A dùng động cơ đốt trong.
Lâu nay, các nhà khoa học cho rằng người hiện đại là hậu duệ từ một dòng dõi tổ tiên duy nhất. Tuy nhiên, nghiên cứu mới không những thách thức quan điểm này, mà còn đồng thời gợi nên bí ẩn mới về sự tiến hóa của loài người.Dựa vào mô hình giải trình tự gien hoàn chỉnh, đội ngũ khoa học gia của Đại học Cambridge (Anh) phát hiện người hiện đại bắt nguồn từ 2 quần thể khác biệt đã phân tách khoảng 1,5 triệu năm trước.Cách đây 300.000 năm, hai quần thể này một lần nữa kết hợp và tạo ra tổ tiên người hiện đại. Sự tái hợp cho phép một quần thể, cũng là tổ tiên của người Neanderthal và người Denisova, đóng góp 80% số gien di truyền của người hiện đại, và quần thể thứ hai, chưa từng được biết đến, góp 20% còn lại, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Genetics."Câu hỏi về nguồn gốc của loài người là điều luôn được con người theo đuổi trong nhiều thế kỷ qua", theo tác giả báo cáo là tiến sĩ Trevor Cousins của Đại học Cambridge. Và chứng cứ mới về di truyền đã hé lộ lịch sử phức tạp về quá trình tiến hóa của loài người.Đồng tác giả là giáo sư Richard Durbin lưu ý báo cáo mới cho thấy nguồn gốc loài người được hình thành từ những tương tác sâu rộng về tiến hóa chứ không phải xuất phát từ một quần thể duy nhất.Để rút ra kết luận trên, đội ngũ nghiên cứu của Đại học Cambridge đã phân tích dữ liệu của Dự án 1.000 bộ gien, trong đó bao gồm các mẫu gien di truyền từ các quần thể dân số trên toàn thế giới.Cách tiếp cận trên cho phép họ suy ra sự hiện diện của các quần thể tổ tiên vốn không để lại chứng cứ trực tiếp thông qua hóa thạch.Không giống ADN của người Neanderthal, hiện chiếm khoảng 2% trong bộ gien di truyền của người hiện đại không tính châu Phi, một quần thể cổ đại chưa từng được biết đến đã góp đến 20% số gien.Một số gien đến từ loài người bí ẩn có liên quan đến chức năng não và xử lý thần kinh, vì thế nhiều khả năng đóng vai trò quan trọng trong cuộc tiến hóa của loài người, theo tiến sĩ Cousins.
Đi tàu lửa ở Malaysia
Sáng 10.2, Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức hội nghị công bố quyết định của Ban Bí thư T.Ư Đảng về việc cho ông Phạm Thiện Nghĩa, Phó bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng kể từ ngày 15.2.Ông Phạm Thiện Nghĩa (59 tuổi, quê quán H.Lấp Vò, Đồng Tháp). Ông từng đảm nhận các chức vụ: Phó chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Bí thư Huyện ủy Tháp Mười, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp. Tháng 12.2020, HĐND tỉnh Đồng Tháp khóa 9, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức kỳ họp lần thứ 17 bầu ông Phạm Thiện Nghĩa giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, thay ông Nguyễn Văn Dương nghỉ hưu.Phát biểu tại buổi trao quyết định, ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, ghi nhận và đánh giá cao quá trình cống hiến của ông Phạm Thiện Nghĩa góp phần phát triển Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp và quá trình vươn lên của đất sen hồng. Ông Phong nhấn mạnh, trong quá trình công tác, ông Phạm Thiện Nghĩa luôn là cán bộ có trách nhiệm, trăn trở với công việc được giao, trong các mối quan hệ luôn đoàn kết, hòa đồng với đồng chí, đồng nghiệp và luôn thể hiện bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm của người "đứng mũi chịu sào" trong công việc.Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp mong muốn sau khi nghỉ hưu, ông Phạm Thiện Nghĩa sẽ tiếp tục cống hiến, chia sẻ kinh nghiệm quý báu của bản thân để các cấp lãnh đạo tỉnh điều hành phát triển địa phương.