Đà Nẵng lần đầu tổ chức giải bóng đá cán bộ, công chức
Bí thư T.Ư Đoàn Nguyễn Minh Triết đánh giá cao sáng kiến và nỗ lực của Ban biên tập Báo Thanh Niên vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19 để tạo ra một sân chơi ý nghĩa cho đông đảo thanh niên và 2,4 triệu sinh viên Việt Nam trong và ngoài nước: “Giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam ra mắt vào thời điểm hết sức đặc biệt quan trọng, khi chỉ còn 1 tuần nữa chúng ta sẽ tổ chức Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII. Đây cũng là sự kiện chính trị rất lớn của thanh niên Việt Nam, trong đó có sinh viên, khẳng định những phong trào, chương trình, đề án để phát triển thanh niên trong 5 năm tới. Trong các nội dung đó, rèn luyện phát triển thể chất cho thanh niên, sinh viên cũng là một trong những trọng điểm của đại hội. Cũng vào tầm này năm 2023 chúng ta sẽ tổ chức đại hội sinh viên toàn quốc, sau khi đã hoàn thành mùa giải đầu tiên của giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam. Qua đó, chúng ta sẽ tiếp tục tính toán để phát triển hơn nữa các hoạt động TDTT cho sinh viên.Việt Nam là ‘điểm nóng’ đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc
Mạng xã hội chia sẻ bài đăng cùng dòng trạng thái: "Có những điều mà đi suốt chặng đường đời này chúng ta không được phép quên". Kèm với đó là hình ảnh chiếc phong bì đã cũ được viết chữ bên ngoài với nội dung: "Bố gửi con số tiền 800.000 đồng (tám trăm nghìn đồng)... Người nhận là Quách Thị Sơn, học sinh lớp 12D Trường Dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình, số điện thoại: 0165794xxx".Nét chữ mộc mạc, chân thành của người cha chất chứa tình thương vô bờ. Ai nấy đều rưng rưng nhớ lại kỷ niệm một thời nhận tiền trợ cấp từ cha mẹ gửi khi đi học xa nhà. Tài khoản Hồng Thắm bình luận: "Ngày ấy số tiền thế này chắc chắn để đóng khoản gì đó. Chúng ta của những năm tháng đấy không dám ăn vặt hay tiêu linh tinh bất kể thứ gì. Tui vẫn nhớ năm lớp 12 vì tiếc tiền nên chỉ đăng ký và mua đúng một bộ hồ sơ thi duy nhất một trường ĐH, không đăng ký bất kể trường khác, mọi thứ như mới hôm qua". Bạn Chung Bùi viết: "Làm sao có thể quên những đồng tiền chắt chiu của bà, bố mẹ dành cho chúng ta những năm tháng nội trú cơ chứ, nhớ bà, nhớ bố lắm". Người con nhận được chiếc phong bì trên là chị Quách Thị Son (31 tuổi, quê ở Hòa Bình). Chị Son cho biết, đó là số tiền bố gửi vào năm 2012, cách đây 13 năm. Gần đây, chị tìm lại giấy tờ vô tình nhìn thấy chiếc phong bì nên chụp và đăng tải lên trang cá nhân để làm kỷ niệm. Hiện giờ số điện thoại được cha ghi trong phong bì đã đổi đầu số, chị cũng không còn sử dụng số cũ. Cha mẹ chị Son làm nông vất vả nên thời đó số tiền 800.000 đồng không phải ít, có khi cả tháng mới kiếm được từng đó gửi cho con đi học. "Mình vẫn nhớ như in có lần về nhà mẹ vay mãi mới được ít tiền cho con cầm lên trường. Lúc ra khuất khỏi nhà mình khóc rất nhiều vì thương bố mẹ. Sau này mình phân vân nhiều lắm và rồi cuối cùng quyết định không học lên tiếp nữa. Mình hiện đã lấy chồng và kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ, đã có hai con và thường xuyên qua thăm bố mẹ", chị Son nói. 13 năm trước, chị học ở trường nội trú, dù được nhà trường lo cơm mỗi ngày hai bữa nhưng vẫn cần chút tiền để chi tiêu, ăn uống mỗi khi học thêm từ chiều đến tối. Chị có một chiếc hộp cất giữ những giấy tờ quan trọng và chiếc phong bì này chị đặt vào đó như một kỷ niệm khó quên về sự hy sinh vất vả của đấng sinh thành. Và những năm tháng học ở trường nội trú là một phần ký ức đẹp của chị Son. Những hình ảnh giản dị về tình thương cha mẹ dành cho con khiến nhiều người cảm thấy thiêng liêng và hạnh phúc. Những đồng tiền cha mẹ gửi con đi học xa nhà chất chứa biết bao hy sinh, lo toan và yêu thương vô điều kiện. Các con cũng luôn nhìn vào đó làm hành trang, điểm tựa phấn đấu trong học tập và cả cuộc sống sau này.
Giá USD hôm nay 4.5.2024: Đô la tự do tiếp tục tăng
Đặc biệt hơn, đi cùng với tiếng guitar của xứ sương mù này lại cũng là một giọng ca lúc đặc quánh, khi lẩn khuất cũng đến từ xứ sở sương mù Đà Lạt: Nguyên Thảo. Bản phối Em hãy ngủ đi như một khoảnh khắc hiếm có khi hội tụ hai cuộc đời mà khởi nguồn như những bụi hồng trên đèo Đại Ninh, với đầy đủ vẻ đẹp của sự phóng khoáng và tự do.
Là người hút thuốc lào khó bỏ, ngay khi nhận kết quả có khối u trong phổi, ông M. đã tự tay chẻ đôi điếu cày, quyết tâm cai thuốc lào vĩnh viễn.Ông V.V.M (73 tuổi, ngụ tại Quảng Ninh) hút thuốc lào từ năm những năm 20 tuổi, gia đình nhiều lần khuyên ông bỏ thuốc nhưng bất thành. Những năm gần đây, ông được con trai đưa đi khám sức khỏe hằng năm, trong đó có tầm soát ung thư phổi bằng cách chụp CT phổi liều thấp.Trong dịp tầm soát định kỳ tháng 12.2024, các bác sĩ phát hiện phổi của ông có nốt kính mờ đơn độc khoảng 1,2 cm. Theo chẩn đoán hình ảnh và tài liệu y khoa, đặc biệt là trên những người có tiền sử hút thuốc lào nhiều năm như ông M., nốt kính mờ được phát hiện này có tới 70% là ung thư phổi.Sau khi tiến hành hội chẩn đa chuyên khoa, các bác sĩ quyết định phẫu thuật nội soi cắt chọn lọc và nạo hạch cho bệnh nhân. "Đối với một bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh lý mạn tính kèm theo và hút thuốc lào nhiều năm, gia đình cũng yêu cầu một phương pháp phẫu thuật ít xâm lấn, có thể cắt trọn vẹn khối u nhưng vẫn giữ lại tối đa nhu mô phổi, bảo tồn tối đa chức năng hô hấp cho bệnh nhân", thạc sĩ - bác sĩ Vũ Trường Sơn - Giám đốc y khoa, Bệnh viện FV, cho biết.Các bác sĩ tại Bệnh viện FV đã thực hiện phẫu thuật nội soi cắt chọn lọc phân thùy phổi cho bệnh nhân. Ca phẫu thuật diễn ra 60 phút, phân thùy chứa khối u được đánh dấu dưới kỹ thuật chụp CT, sau đó được cắt trọn vẹn. Kết quả xét nghiệm tế bào cho thấy ông M. ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1. Phần cắt rộng ra quanh khối u cũng như các hạch trung thất được lấy ra khi xét nghiệm cho kết quả lành tính, không có dấu hiệu di căn. Ông M. được chẩn đoán cuối cùng là ung thư phổi không tế bào nhỏ, giai đoạn rất sớm là T1N0M0. Phẫu thuật đã điều trị thành công và triệt để khối u này, giúp khả năng sống còn sau đó lên tới 100%. Theo các bác sĩ, nếu phát hiện giai đoạn muộn hơn, như giai đoạn 2 chẳng hạn, thì cuộc phẫu thuật sẽ phức tạp hơn, tỷ lệ sống chỉ còn hơn 60% và chi phí tăng lên hơn 10 lần.Trước ca mổ, ông M. rất lo lắng. Là người hút thuốc lào khó bỏ, ngay khi nhận kết quả có khối u trong phổi và tới 70% khả năng bị ung thư phổi, ông M. đã tự tay chẻ đôi điếu cày, quyết tâm cai thuốc lào. Điều trị thành công ung thư phổi nhờ tầm soát sớmUng thư phổi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Thạc sĩ - bác sĩ Vũ Trường Sơn khuyến cáo những người hút thuốc lá, thuốc lào nhiều bao gồm cả hút thuốc thụ động và đã bỏ thuốc, thường xuyên tiếp xúc khói bếp, khói xe, khói từ than tổ ong, thợ thổi kính, lò rèn… cần khám sức khỏe định kỳ và đặc biệt thực hiện chụp CT phổi liều thấp hằng năm, thăm khám với chuyên khoa phổi qua đó làm tăng cơ hội phát hiện sớm và điều trị khỏi bệnh như trường hợp của ông V.V.M."Tầm soát ung thư phổi sớm giúp phát hiện và xử lý bệnh sớm, cuộc mổ sẽ đơn giản và chăm sóc hậu phẫu cũng nhẹ nhàng hơn, đặc biệt là tiết kiệm rất nhiều chi phí. Ngoài ra, nhu mô phổi bị cắt ít thì chức năng hô hấp ít bị ảnh hưởng, cuộc sống của bệnh nhân sau này cũng tốt hơn", bác sĩ Sơn nhấn mạnh.Theo bác sĩ Sơn, việc chọn phương pháp điều trị ung thư phổi sẽ tùy thuộc vào giai đoạn bệnh bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, điều trị trúng đích, liệu pháp miễn dịch... Trong đó nổi bật là phương pháp phẫu thuật lồng ngực có video hỗ trợ (VATS) - đây là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu với vết mổ chỉ khoảng 1,5-3 cm, ít biến chứng, ít đau, cho kết quả cao. Tại Bệnh viện FV, kỹ thuật này được thực hiện bởi bác sĩ Singapore và bác sĩ Việt Nam thông qua chương trình bác sĩ hợp tác tại Khoa Phẫu thuật mạch máu - Lồng ngực FV.
Tân HLV Kim Sang-sik cùng ông Park Hang-seo dự khán trận Viettel Thể Công đấu HAGL
Ông Trần Anh Tú hiện giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị VPF. Còn ở VFF, ông giữ chức vụ Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn. Tại AFF Cup 2024, ông Tú với vai trò trưởng đoàn, đã cùng đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch AFF Cup 2024.Được biết đến là một người có đóng góp lớn cho bóng đá Việt Nam, việc ông Trần Anh Tú xin rút lui khỏi hai chức danh quan trọng của bóng đá Việt Nam gây sốc cho giới bóng đá cũng như giới truyền thông.Ông Trần Anh Tú đã viết đơn xin từ nhiệm lên Ban chấp hành và thường trực VFF cũng như Hội đồng quản trị VPF. Lý do muốn tập trung vào kinh doanh và vẫn hỗ trợ cho các hoạt động của bóng đá. Dưới thời ông Trần Anh Tú, futsal Việt Nam có bước phát triển vượt bậc khi 2 lần đoạt vé đến sân chơi World Cup (2016 và 2021), đoạt ngôi á quân Đông Nam Á 2024. Futsal nữ Việt Nam đánh bại Thái Lan để vô địch Đông Nam Á và đang cạnh tranh tấm vé dự World Cup lần đầu tiên trong lịch sử.Nhờ đóng góp của Phó chủ tịch VFF Trần Anh Tú, guồng quay giải vô địch quốc gia nữ vận hành đều đặn trong những năm qua. Cộng với sân chơi Cúp quốc gia nữ, đây là đấu trường đã giúp các cầu thủ nữ Việt Nam được mài giũa, qua đó giành 4 HCV SEA Games liên tục (2017, 2019, 2022, 2023), chức vô địch AFF Cup 2019 cùng tấm vé dự World Cup 2023 lần đầu trong lịch sử.Trong nhiệm kỳ làm Phó chủ tịch phụ trách chuyên môn, ông Trần Anh Tú cũng cùng ban chuyên môn VFF xây dựng kế hoạch cho các cấp độ đội tuyển quốc gia. Đơn cử có chuyến tập huấn tại Hàn Quốc của đội tuyển Việt Nam, sau đó đã giúp cầu thủ cải thiện thể lực và vô địch AFF Cup 2024.Dấu ấn chuyên môn với cả bóng đá nam, nữ và futsal là minh chứng cho nỗ lực của ông Trần Anh Tú trên nhiều cương vị. Trong bối cảnh futsal nam Việt Nam đã vươn lên tầm cao mới (tốp 10 châu Á) còn futsal nữ đã tiến gần tốp 10 thế giới, đây là thành quả của quá trình đầu tư chuyên nghiệp lẫn phong trào mà ông Trần Anh Tú góp công xây dựng.