Bình luận bóng đá: Immobile ghi bàn nhiều… để làm gì?
Ngày 7.3, ông Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, ký công văn chỉ đạo các sở, ban tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tạm dừng việc khởi công các công trình, dự án đầu tư mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, trung tâm văn hóa thể thao, trụ sở công an, trụ sở ban chỉ huy quân sự của cấp huyện, cấp xã quản lý thuộc kế hoạch vốn đầu tư ngân sách nhà nước năm 2025.Riêng đối với các dự án, công trình chuyển tiếp vốn năm 2024 sang 2025 và đang thi công, UBND cấp huyện rà soát để thực hiện phù hợp, đảm bảo không lãng phí vốn đầu tư.UBND tỉnh Long An giao Sở Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nội vụ, Kho bạc Nhà nước Khu vực XVII và các đơn vị liên quan theo dõi, kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện và kịp thời tham mưu UBND tỉnh trong quá trình thực hiện đảm bảo hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì các sở, ban tỉnh, UBND cấp huyện có văn bản đề xuất gửi Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến chỉ đạo đối với từng trường hợp cụ thể.Trao đổi thêm về vấn đề này với PV Thanh Niên, ông Huỳnh Văn Sơn cho biết, văn bản trên chỉ áp dụng đối với việc xây mới, sửa chữa trụ sở cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã. Đối với các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có sử dụng vốn ngân sách năm 2025 vẫn diễn ra bình thường. UBND tỉnh Long An chỉ đạo tạm dừng khởi công xây mới, sửa chữa trụ sở cấp huyện, xã để đảm bảo phù hợp nhu cầu sử dụng theo thực tế các trụ sở cơ quan nhà nước phục vụ việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn vốn theo tinh thần Kết luận số 126 và 127 năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.Hỗ trợ cho sinh viên khởi nghiệp là ưu tiên hàng đầu
Để làm điều này, ông Putin chỉ đạo chính phủ tập trung vào việc sản xuất máy chơi game, hệ điều hành và dịch vụ chơi game đám mây trong nước. Động thái này nhằm giảm thiểu sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh các lệnh trừng phạt quốc tế.Hiện tại, hai dự án chính đang được triển khai. Dự án đầu tiên phát triển máy chơi game cố định sử dụng bộ xử lý Elbrus, trong khi dự án thứ hai tập trung vào nền tảng chơi game đám mây do công ty viễn thông MTS dẫn đầu.Máy chơi game cố định mà chính phủ Nga đang phát triển gặp nhiều thách thức về phần cứng. Chip Elbrus, do Trung tâm công nghệ SPARC (MCST) của Moscow sản xuất, được thiết kế chủ yếu cho các mục đích quốc phòng và an ninh. Tuy nhiên, chip này không thể cạnh tranh với các sản phẩm hiện đại từ các thương hiệu hàng đầu như Intel, AMD và ARM, khiến nó không đủ sức mạnh để so sánh với các máy chơi game như PS5 của Sony hay Xbox của Microsoft.Hơn nữa, hệ điều hành cho máy chơi game của Nga vẫn đang trong quá trình phát triển, với các lựa chọn như Aurora và Alt Linux chưa được hoàn thiện. Chính phủ Nga thừa nhận những hạn chế này và cho rằng máy chơi game hiện tại của họ không thể sánh với các đối thủ quốc tế. Phó chủ tịch Ủy ban Chính sách Thông tin của Duma Quốc gia, Anton Gorelkin, cho biết cần có những ý tưởng mới để cải thiện khả năng của máy chơi game, hiện chỉ phù hợp với các trò chơi cũ và đơn giản.Dự án chơi game đám mây của MTS, mang tên Fog Play, cho phép người dùng chơi các game hàng đầu trên thiết bị ít tiên tiến hơn thông qua các máy chủ trung tâm dữ liệu mạnh mẽ. Tuy nhiên, phiên bản tiếng Nga vẫn còn kém xa so với các dịch vụ toàn cầu.Cả hai dự án đều cho thấy những khó khăn mà Nga đang gặp phải trong việc đạt được sự tự chủ về công nghệ trong ngành công nghiệp trò chơi. Mặc dù chính phủ Nga thể hiện quyết tâm nhưng khoảng cách về chip và phần mềm vẫn còn lớn. Hiện tại, các máy chơi game nội địa có thể tìm thấy một số ứng dụng phù hợp nhưng vẫn còn lâu mới có thể cạnh tranh thực sự với những gã khổng lồ như Sony và Microsoft.
Phạm Quỳnh Anh: ‘Tôi chăm chỉ lao động, tích lũy, đầu tư vì tương lai các con’
Nam Phương có niềm yêu thích đặc biệt với môn sinh học và niềm đam mê với STEAM (Science - khoa học; Technology - công nghệ; Engineering - kỹ thuật; Art - nghệ thuật và Mathematics - toán học). Điều này có thể minh chứng bằng việc năm học 2022 - 2023, khi đang là học sinh (HS) lớp 9, Phương đạt giải ba kỳ thi HS giỏi cấp thành phố môn sinh học. Và từ năm học lớp 8 đến nay, năm nào nữ sinh cũng có đề tài đạt giải cấp thành phố kỳ thi Khoa học kỹ thuật dành cho HS trung học. Những đề tài em nghiên cứu đều gần gũi, gắn liền với thực tiễn đời sống, sức khỏe HS, sức khỏe cộng đồng.Năm lớp 8, Nam Phương thực hiện đề tài "Nghiên cứu tác động của việc học trực tuyến đối với sức khỏe HS và phát triển một cẩm nang nhằm cải thiện sức khỏe thể chất cho HS tại TP.HCM". Đề tài được thực hiện sau thời gian học trực tuyến vì dịch Covid-19, Nam Phương chứng kiến trẻ em TP.HCM nói riêng và toàn thế giới nói chung đều phải học trực tuyến, từ đó có thể có những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực. Đề tài này được trao giải nhì cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố HS trung học.Lớp 9, Nam Phương có đề tài "Nghiên cứu và tạo ra các giải pháp giáo dục lối sống lành mạnh cho HS thế hệ Z tại TP.HCM". Tới lớp 10, nữ sinh tiếp tục cải thiện đề tài này ở mức độ nghiên cứu chuyên sâu hơn. Trong đó, Nam Phương đã nghiên cứu, sau đó viết thành tập truyện tranh nội dung về sinh hoạt, thói quen của HS; những hiệu quả mang lại đối với những thói quen lành mạnh, những hậu quả không tốt với những thói quen xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe. Công trình được trao giải ba cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố HS trung học.Hiện tại, ở lớp 11, Nam Phương đang thực hiện đề tài "Nghiên cứu và chế tạo bộ lọc làm từ vật liệu tiên tiến của thế giới để cải thiện chất lượng không khí trong lớp học". Nghiên cứu trên giúp Nam Phương giành giải đặc biệt cuộc thi Ý tưởng sáng tạo năm học 2023 - 2024 cấp trường. Hiện đề tài cũng lọt vào vòng sơ loại cấp thành phố. Nữ sinh 16 tuổi chia sẻ: "Hiện nay, do hiện tượng nóng lên toàn cầu và chất lượng không khí bị suy giảm từ khí thải, ô nhiễm, sức khỏe của HS khi học cả ngày trong lớp bị ảnh hưởng nhiều. Em muốn tìm ra giải pháp cải thiện sức khỏe cho các bạn HS, cụ thể là thực hiện ngay tại lớp mà chúng em đang học".Không chỉ dừng lại ở những cuộc thi trong nước, nữ sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa (TP.HCM) còn nỗ lực tại nhiều sân chơi quốc tế. Tại kỳ thi Indonesia International IOT Olympiad (tạm dịch: Kỳ thi Olympic IOT quốc tế Indonesia) Phương tham dự với dự án mang tên "Tổng hợp Nanoparticle Fe3O4 như một nền tảng cho việc vận chuyển thuốc nhắm mục tiêu nghiên cứu thành phần chất dẫn thuốc ở mức độ rất nhỏ".Tại kỳ thi The 9th International Invention Innovation Competition in Canada, iCAN 2024 (kỳ thi Sáng tạo sáng chế quốc tế lần thứ 9 tại Canada) nữ sinh Việt Nam tham gia với dự án mang tên "Ứng dụng thiên địch sâu bệnh trong kiểm soát các loại sâu hại chính trên rau quả". Đây là đề tài thuộc lĩnh vực hóa sinh, nghiên cứu về các loại sâu bệnh ảnh hưởng đến ngành thực phẩm của Việt Nam.Trong vòng báo cáo Hội nghị toàn quốc về công nghệ sinh học năm 2024 tổ chức tại ĐH Huế, nữ sinh TP.HCM báo cáo dự án "Nghiên cứu về tác động của paracetamol đối với tế bào ung thư vú" để xem liệu loại thuốc giảm đau này có làm ung thư phát triển không. Đây là đề tài Nam Phương và các đồng tác giả thực hiện tại Viện Tế bào gốc, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM).Chia sẻ với PV Báo Thanh Niên, Nam Phương cho hay mơ ước của Phương là có cơ hội được thực tập và làm việc trong các viện nghiên cứu về tế bào học của các đại học lớn trên thế giới. "Ước mơ được học tập và nghiên cứu về tế bào gốc, trở thành nhà khoa học về lĩnh vực này góp phần cải thiện sức khỏe con người và cụ thể là giúp ích cho sự phát triển ngành sức khỏe tại Việt Nam luôn thôi thúc cho em không ngừng cố gắng mỗi ngày", nữ sinh lớp 11 bộc bạch.Điều đặc biệt, Nam Phương chính là chị gái của Lê Nam Long, bạn trẻ nhỏ tuổi nhất trong số 14 Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 2023, sở hữu những thành tích khủng về môn toán, tin học, khoa học. Ngày 1.1.2024, khi được vinh danh, Nam Long đang là học sinh lớp 7 Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa.Hai chị em Nam Phương và Nam Long có cha và mẹ đều đồng hành cùng mình trong học tập và nghiên cứu khoa học vì đây là thế mạnh của gia đình cũng là ước mơ nghề nghiệp trong tương lai của cả hai bạn. Chị Lê Thảo Trang, mẹ của Nam Phương và Nam Long, cho hay tùy mỗi độ tuổi của các con mà gia đình lựa chọn những kỳ thi hoặc những hoạt động nghiên cứu phù hợp để đảm bảo rằng các con được tiếp xúc và làm việc trực tiếp với khoa học đúng quy chuẩn và phù hợp với năng lực, tính cách cũng như đam mê trong từng lĩnh vực của từng bạn. Điều quan trọng là không gây áp lực cho các con.Ví dụ như Nam Phương rất yêu thích ngành sinh học nên những đề tài lựa chọn cũng phần lớn hướng đến ngành công nghệ sinh học sau này. Với Nam Long, do có tư duy về khoa học tự nhiên như toán, lập trình nên những nghiên cứu khoa học cũng tập trung vào mảng lập trình, khoa học máy tính hay máy thông minh…Năm 2024, Nam Phương đạt danh hiệu Học sinh 3 tốt cấp thành phố. Nữ sinh Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa còn giành nhiều thành tích tại các kỳ thi quốc tế. Như năm học lớp 9, Phương giành 2 huy chương vàng, 2 huy chương bạc ở World Scholar's Cup tại Dubai - UAE - kỳ thi tranh biện tiếng Anh quốc tế. Khi là học sinh lớp 10, Phương giành huy chương bạc kỳ thi Indonesia International IOT Olympiad tổ chức tại Jakarta. Nữ sinh cũng giành huy chương bạc môn toán và huy chương đồng môn khoa học tại kỳ thi NEO science Olympiad (Olympic khoa học NEO) tổ chức tại New York, Mỹ.Tại Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM lần 9 (ngày 4 và 5.11.2024), Nam Phương là đại biểu nhỏ tuổi nhất (16 tuổi). Nam Phương chia sẻ: "Được học tập trong ngôi trường mà bạn bè xung quanh đều là các HS tài giỏi, em luôn ưu tiên việc học tập trên lớp, sắp xếp hoàn thành bài vở trước tiên. Đối với những dự án, đề tài nghiên cứu khoa học luôn cần nhiều thời gian thực nghiệm, đo đạc số liệu, lấy mẫu… Do đó, không thể làm nhanh 1 - 2 tháng là xong mà là cả một quá trình, từ 4 - 5 tháng trở lên hoặc thậm chí cả năm học. Do đó, mỗi năm học, em chỉ chọn làm một đề tài. Trong suốt năm học đó, em sẽ theo sát sự hướng dẫn của thầy cô, các cố vấn khoa học và luôn bám theo tiến trình các chuyên gia đưa ra để hoàn thành đúng kế hoạch".
Bản hit Tái sinh và ca sĩ Tùng Dương sẽ là chủ đề chính cho chương trình số 1 HOT THÌ HỎI - talkshow giải trí hoàn toàn mới bám sát những vấn đề nóng hổi của các nghệ sĩ nổi tiếng đang được quan tâm do Báo Thanh Niên sản xuất, phát trên kênh YouTube, TikTok iHay TV và YouTube, Fanpage Báo Thanh Niên. Khán giả sẽ có cơ hội khám phá những góc khuất đằng sau bản hit Tái sinh và hiểu rõ hơn về quá trình sáng tạo cũng như ý nghĩa sâu sắc của ca khúc này trong chương trình HOT THÌ HỎI số đầu tiên.Thị trường âm nhạc cuối 2024 đầu 2025 đánh dấu sự bùng nổ của ca khúc Tái sinh do Tùng Dương thể hiện. Bài hát được lấy cảm hứng từ câu chuyện tình của nam ca sĩ không chỉ "gây bão" trong nước mà còn "làm mưa làm gió" ở Trung Quốc. Năm qua cũng được xem là một năm thành công của Tùng Dương vì ngoài Tái sinh, anh còn được Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch vinh danh "Ca sĩ nổi bật". Nguồn năng lượng tích cực đó sẽ được Tùng Dương mang đến để "mở bát" chương trình HOT THÌ HỎI của Báo Thanh Niên.Trong chương trình trò chuyện đầu năm cùng khán giả Báo Thanh Niên, Tùng Dương sẽ tiết lộ những bí mật thú vị đằng sau bản hit Tái sinh thông qua sự dẫn dắt của MC Vũ Mạnh Cường. Ngoài ra những câu chuyện về chặng đường làm nghề cũng như kế hoạch đón Tết Ất Tỵ cũng được Tùng Dương chia sẻ trong HOT THÌ HỎI.
Nam giới có con ở độ tuổi nào là tốt nhất?
54% người từ 20 - 40 tuổi cho biết rối loạn giấc ngủ khiến họ phải ngủ riêng, so với chỉ 22% ở người từ 60 tuổi trở lên, theo Hiệp hội Giấc ngủ của Mỹ National Sleep Foundation.