$951
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Cầm và đi. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Cầm và đi.Các bệnh nhiệt đới bị lãng quên (NTD) là nhóm bệnh gây ra bởi nhiều tác nhân như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm và độc tố, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Những bệnh này thường không được chú ý và có thể gây ra tác động nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng.Ngày quốc tế phòng chống NTD 30.1 năm nay, WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường đầu tư phòng chống NTD; cần tích hợp các mục tiêu NTD vào các mục tiêu y tế; đồng thời kêu gọi ủng hộ các nguồn lực bền vững để đáp ứng các mục tiêu lộ trình NTD của WHO. Theo lộ trình, WHO hướng tới mục tiêu đến 2030 giảm 90% số người cần điều trị NTD; xóa bỏ ít nhất một NTD khỏi 100 quốc gia, xóa sổ hai căn bệnh (bệnh giun chỉ và bệnh ghẻ cóc) trên toàn cầu.WHO đánh giá, dịch tễ học của NTD rất phức tạp và thường liên quan đến các điều kiện môi trường. Nhiều bệnh thuộc NTD là do véc tơ (vật trung gian) truyền, có vật chủ là động vật và liên quan đến vòng đời phức tạp, khiến việc kiểm soát sức khỏe cộng đồng khó khăn. Các bệnh bị "bỏ quên" vì chúng hầu như không có trong chương trình nghị sự y tế toàn cầu. Tại một số nơi, ngay cả khi triển khai bảo hiểm y tế, NTD chỉ nhận được các nguồn lực hạn chế và hầu như bị các cơ quan tài trợ toàn cầu bỏ qua. Các bệnh này còn liên quan đến sự kỳ thị. Trên toàn cầu, số người cần can thiệp NTD (cả phòng ngừa và chữa bệnh) là khoảng hơn 1 tỉ người.Theo WHO, nhiễm giun sán là bệnh còn khá thường gặp trong nhóm NTD. Trong đó, bệnh sán dây nhỏ, bệnh sán lá truyền qua thực phẩm vẫn còn ghi nhận tại nhiều nơi. Sán dây nhỏ là bệnh do ấu trùng của sán dây hình thành nang, gây bệnh trong các cơ quan của cơ thể người. Người mắc bệnh do ăn phải trứng sán dây thường có trong phân của chó và động vật hoang dã. Còn sán lá gan nhỏ và sán lá gan lớn mắc phải do ăn cá, động vật giáp xác và rau bị nhiễm ấu trùng ký sinh trùng, chưa được nấu chín.Cũng theo WHO, một trong các bệnh NTD bị lãng quên là bệnh do virus dại lây truyền sang người thông qua vết cắn của động vật bị nhiễm bệnh, đặc biệt là chó. Bệnh thường gây tử vong khi đã có triệu chứng.Tại Việt Nam, Bộ Y tế cho biết, trong năm 2024, cả nước ghi nhận 84 trường hợp tử vong do bệnh dại tại 33 tỉnh, thành. Nguyên nhân tử vong do người bị động vật nghi dại cắn không tiêm vắc xin phòng dại; tiêm muộn, không đủ liều, không đúng chỉ định; do tự điều trị, dùng thuốc nam; tỷ lệ bao phủ vắc xin phòng dại trên đàn chó mèo thấp (chỉ khoảng 50% tổng đàn chó, mèo). Nguy cơ lây truyền bệnh dại từ động vật sang người vẫn rất lớn, khả năng tiếp tục ghi nhận các trường hợp tử vong do bệnh dại ở người vẫn rất cao.Đáng lưu ý, trong các bệnh bị lãng quên, hiện vẫn ghi nhận các bệnh nhiễm trùng da do ve, bọ chét hoặc chấy gây ra. Trong đó, bệnh ghẻ xảy ra khi con ve đào sâu vào lớp trên cùng của da người, nơi chúng sinh sống và đẻ trứng, gây ngứa dữ dội. Khi phát hiện ra bệnh ghẻ, cần điều trị cho bệnh nhân và cả gia đình, tập thể vì ghẻ rất dễ lây lan. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của Cầm và đi. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ Cầm và đi.Nhìn hàng hoa vắng tanh, tôi thoáng bồi hồi, tự giận mình một chút, không ra sớm hơn để gặp, nhìn thêm một chút nụ cười hiền hậu của đôi vợ chồng già. Nhưng cứ nghĩ mọi năm, bác Ba Khâm vẫn dọn dẹp muộn hơn chút xíu, để kêu xe về đến Bến Tre nghỉ ngơi vài tiếng trước khi ngắm pháo hoa giao thừa. Nên lỡ mất cái nắm tay như mọi năm, nghe chừng từ bác một khoảnh khắc trìu mến.Hôm trước, tôi dọn dẹp nhà cửa xong, xách xe chạy ra thấy hai vợ chồng bác đang tíu tít mua bán. Mai, quất, sống đời và đủ thứ hoa. Xôn xao người hỏi han trả giá. Tôi chọn hai chậu bạch mai nhỏ nhắn, như mọi năm. Mỗi chậu khoảng vài chục búp, mới nở một bông, rồi dúi vào túi bác 200 ngàn. Là vì trước đó, tôi không dám hỏi, chỉ e bác không lấy tiền, nên khi loáng thoáng một người bảo rằng mỗi chậu 100 ngàn, mới làm ra vậy. Y như mọi năm!Sáng 27 tết, tôi đã dạo công viên Làng Hoa, mua được chậu mai vàng của một chủ vườn ở P. Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM. Để về chưng góc nhà, đưa mắt ưng ý chậu mai vừa vặn, búp nhiều, dáng thế cũng hợp, nên khi chú bán mai ra giá 1,5 triệu, mua luôn không ngần ngừ. Cái cách mua hoa năm nào với tôi, cũng là để vui chút với vườn với ruộng mà họ đã đổ mồ hôi chăm bẵm. Xe giằng xong chậu mai phía sau, chú lái ngồi lên, vỗ vai người bán bắt tay cười cái, là đi.…Bây giờ, thì những nhà vườn đã lục tục chất bớt hoa lên xe. Còn lại một ít họ rao “xổ hoa xổ hoa” vang rộn các góc công viên. Tôi chú ý một cặp ý chừng là vợ chồng, nghiêng ngó chỉ trỏ mấy chậu linh sam đang trổ hoa tím, nhỏ li ti hương thoang thoảng. Chị bán hoa da trắng mày cong, nói: “cặp 700 ngàn, cô chú à”. Họ trả, thôi bớt 100 ngàn, lấy cặp về chưng cho đẹp. Chị bán hoa dường như giãn cặp mày, cười duyên dáng: ừ, cô chú lấy đi. Vậy là cả ba lấy túi ni lon níu níu buộc buộc, nói lời chúc nhau đôi câu. Nghe lời yêu thương chuyển ý rót vào tai nhau, đất trời như rộn vui! Tôi dạo vài vòng. Giờ này không mua hoa nữa. Nhớ lúc xách xe đi, đứa con gái út cười, nói: “Rồi, ba lại đi làng hoa”. Ý cháu là ba nó cứ thích chạy xe đi, là mua hoa về, để rồi sau đó loay hoay không biết dọn xếp để chưng góc nào trong nhà. Tôi cười “lần này không mua nữa, chỉ dạo thôi”.Gần thêm nửa tiếng. Loanh quanh bất chợt, thế nào tôi cũng vòng đến chỗ chú Bảy Chợ Lách (là biệt danh tôi đặt cho một người quen, dân bán bông ở Bến Tre lên). Hỏi han vài câu, nhìn đám bông cúc vàng mâm xôi đã vợi đi, còn lưa thưa chen giữa đám cúc tím nhỏ xinh, biết là hoa cũng bán được nhiều. Năm nào cũng vậy, chú Bảy rời Sài Gòn sau 5g chiều. Công viên kêu dọn trước 12g, thì chú qua xin mấy cổng nhà mặt tiền phía đối diện, bán thêm một chút, kiếm tiền xe về kịp đón giao thừa.Vậy là một mùa hoa của ngày cuối năm Giáp Thìn đã vãn. Nhìn quanh, tôi có cảm giác chút trống vắng hơn mấy bữa trước. Nhưng hoa đã về với mọi nhà, xóm ngõ để đẹp hơn những ngày thường tất bật lo toan.Để rồi các gia đình quây quần lúc giao thừa, ngắm những nụ hoa, mầm lá xanh tươi đang gọi xuân về! ️
Theo PhoneArena, thông tin về việc One UI 7.0 bị trì hoãn đến tận tháng 4 có thể khiến nhiều người hâm mộ Samsung hụt hẫng. Tuy nhiên, theo thông tin rò rỉ mới nhất, sự chậm trễ này có thể dẫn đến một tin vui bất ngờ.Theo nguồn tin, Samsung đang cân nhắc bỏ qua các bản cập nhật trung gian như One UI 7.1 và 7.1.1, và phát hành thẳng One UI 8.0 cùng với Android 16.Thông thường, Samsung sẽ tung ra nhiều bản cập nhật nhỏ như One UI 7.1 và 7.1.1 trước khi ra mắt phiên bản Android chính. Tuy nhiên, sự chậm trễ của One UI 7.0 có thể khiến hãng thay đổi chiến lược. Theo người chuyên rò rỉ thông tin nổi tiếng Ice Universe, Samsung đang xem xét bỏ qua các bản cập nhật trung gian và tập trung phát triển One UI 8.0 dựa trên Android 16.Google đã xác nhận sẽ phát hành Android 16 sớm hơn một quý, tức là vào quý 2 năm sau. Điều này tạo cơ hội cho Samsung đồng bộ lịch trình và tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ.Khác với các bản cập nhật nhỏ chỉ tập trung tinh chỉnh, One UI 8.0 được kỳ vọng sẽ mang đến nhiều tính năng mới và có thể là cả những thay đổi lớn về thiết kế. Việc Samsung tung ra One UI 8.0 sớm hơn thường lệ sẽ là một món quà ý nghĩa cho người hâm mộ.Tuy nhiên, vẫn còn phải chờ xem Samsung sẽ quyết định như thế nào về phiên bản Android trên các dòng điện thoại gập tiếp theo của hãng. Nếu One UI 7.1.1 bị hủy bỏ, Galaxy Z Fold 7 và Z Flip 7 có thể sẽ ra mắt với One UI 7.0 hoặc One UI 8.0. ️
Thông tư 29 của Bộ GD-ĐT về dạy thêm, học thêm sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 14.2, với nhiều điểm mới so với quy định trước đây. Cụ thể, Thông tư 29 quy định không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kỹ năng sống; giáo viên đang dạy tại các trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường; giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Đối với việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho 3 đối tượng: học sinh có kết quả học tập môn học cuối học kỳ liền kề ở mức chưa đạt, học sinh được nhà trường lựa chọn để bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh lớp cuối cấp tự nguyện đăng ký ôn thi tuyển sinh, ôn thi tốt nghiệp theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên tại TP.Đà Nẵng hiện các lớp dạy thêm "truyền thống" ở các cấp học đa số đã tạm dừng hoạt động từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, thầy C.L (giáo viên dạy môn ngữ văn tại một trường THCS tại Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng), cho biết ngoài các giáo viên đã có giấy phép hoạt động dạy thêm từ trước và những giáo viên liên kết với trung tâm dạy thêm, gia sư vẫn còn hoạt động lớp dạy thêm, thì đa số các đồng nghiệp của thầy C.L đã tạm dừng việc dạy thêm để chờ hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau khi nghiên cứu Thông tư 29, thầy C.L thắc mắc: "Liệu giáo viên chúng tôi có được tổ chức dạy thêm theo hình thức online (trực tuyến) hay không? Vì theo quy định của Thông tư 29 không nhắc đến hình thức dạy online. Nhiều đồng nghiệp của tôi dừng dạy thêm tại nhà nhưng đã chuyển qua dạy kèm cho học sinh trực tuyến từ sau tết và có thu học phí".Cô L.T.T.H (đang công tác tại một trường tiểu học tại H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), cho biết Thông tư 29 là giải pháp chấm dứt những biến tướng, tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Từ đó học sinh không phải chịu áp lực khi thầy cô "ép" đi học thêm, phụ huynh bức xúc vì tốn kém chi phí học thêm của con và điều đặc biệt là giữ được hình ảnh tôn kính của nhà giáo. "Trước ngày Thông tư 29 có hiệu lực tôi đã nghe nhiều thắc mắc và những cách mà thầy cô 'lách' thông tư để tìm hướng hợp thức thủ tục tiếp tục dạy thêm, kiếm thêm thu nhập. Việc thầy cô đi thuê giáo viên về hưu để đứng tên đăng ký kinh doanh hộ cá thể cũng xảy ra rất nhiều tiêu cực, góc khuất... Liệu rằng trong công tác quản lý việc dạy thêm có hiệu quả theo những quy định của Thông tư 29?", cô L.T.T.H đặt câu hỏi.Trao đổi với PV Thanh Niên, cô Nguyễn Thị Minh, Hiệu trưởng Trường THCS Lý Thường Kiệt (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng), cho biết trường đã triển khai Thông tư 29 đến giáo viên và yêu cầu giáo viên cung cấp thông tin về lớp dạy thêm mà giáo viên đang theo dạy."Đa số giáo viên của trường đều dạy ở trung tâm dạy thêm, gia sư… chưa thấy giáo viên nào báo cáo có dạy thêm ở nhà. Theo tôi, Thông tư 29 nhằm khuyến khích giáo viên không dạy học sinh chính khóa của mình đứng lớp và nếu như ở nhà không đảm bảo giấy tờ hợp pháp thì giáo viên có thể đi dạy ở trung tâm nhưng với điều kiện là không được dạy học sinh của mình. Như vậy thì việc dạy thêm của các thầy cô không bị ảnh hưởng gì hết", cô Minh nói.Lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt thông tin thêm, lâu nay việc giáo viên không được dạy thêm đối với học sinh chính khóa đã được thực hiện theo Thông tư 13 của Bộ GD-ĐT."Vấn đề ở chỗ lãnh đạo nhà trường khó quản lý thầy cô giáo đang dạy ở trung tâm có dạy học sinh mình đứng lớp hay không. Hiệu trưởng gần như không có đủ thẩm quyền để kiểm tra trung tâm nên theo tôi đơn vị nào cấp phép cho trung tâm dạy thêm thì mới trực tiếp kiểm tra được. Riêng đối với nhà trường chỉ nắm thông tin qua phụ huynh, học sinh rồi đi xác minh, nếu như có trường hợp sai quy định thì sẽ xử lý", lãnh đạo Trường THCS Lý Thường Kiệt nhấn mạnh.Ngày 12.2, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Văn Hoàng, Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang (TP.Đà Nẵng), cho biết thời gian gần đây, Phòng GD-ĐT đã có thông tin để các trường biết thực hiện theo Thông tư 29. "Tuy nhiên đến nay Phòng GD-ĐT H.Hòa Vang vẫn chưa có văn bản tham mưu UBND H.Hòa Vang vì phải chờ văn bản hướng dẫn cụ thể từ Sở GD-ĐT'', ông Hoàng thông tin.Theo Trưởng phòng GD-ĐT H.Hòa Vang, việc các thầy cô giáo có nhu cầu đăng ký kinh doanh hộ cá thể sẽ do Phòng Tài chính - Kế hoạch của UBND H.Hòa Vang cấp, không thuộc quản lý của Phòng GD-ĐT. Vì vậy, sau khi có hướng dẫn cụ thể của các cấp Phòng GD-ĐT sẽ phối hợp quản lý."Các trung tâm tiếng Anh, giáo dục kỹ năng sống… thuộc Sở GD-ĐT quản lý, do đó phòng chỉ có trách nhiệm phối hợp để kiểm tra. Thời gian đến Phòng GD-ĐT sẽ thực hiện theo hướng dẫn của các cấp về việc quản lý dạy thêm trên địa bàn. Riêng đối việc giáo viên chuyển qua dạy thêm online thì đúng là Thông tư 29 không nêu, nên chúng tôi vẫn đang chờ hướng dẫn từ cấp trên", ông Hoàng nói. ️