Ai Cập ghi nhận ca tử vong đầu tiên vì COVID-19
Dương Ngọc Châu (29 tuổi), trở về nhà ở Q.Tân Bình (TP.HCM) vào sáng mùng 6 (tức ngày 3.2), đã phải đối mặt với cảnh tượng không thể ngờ tới. Sân nhà đầy lá khô rụng, trái cây thối vương vãi khắp nơi. Không khí trong nhà ngột ngạt vì cửa sổ, cửa ra vào đều đóng kín trong suốt hơn một tuần lễ. Những dấu vết của bụi bặm và mùi ẩm mốc khiến Châu không khỏi lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình khi hít thở không khí ô nhiễm."Trước khi về quê, mình đã cố gắng dọn dẹp mọi thứ, nhưng khi trở lại, nhà cửa như một đống hỗn độn. Dọn xong một phòng khách lại phải đối mặt với một phòng ngủ. Mệt mỏi đến mức chẳng muốn làm gì nữa”, Châu chia sẻ.Với những người có thú cưng, việc trở lại sau kỳ nghỉ tết không chỉ đơn thuần là dọn dẹp bụi bặm hay rác thải. Cao Trí (26 tuổi), sinh sống tại số 22, đường số 10, Hiệp Bình Chánh, TP.Thủ Đức (TP.HCM), sau 8 ngày về quê tại tỉnh Tây Ninh, khi trở lại đã phải đối mặt với một "bãi chiến trường" thực sự do ba con mèo gây ra. Trí đã để sẵn thức ăn và nước uống cho các thú cưng, nhưng sự nghịch ngợm của chúng đã khiến mọi thứ trở nên hỗn loạn."Khi mở cửa bước vào, mình đã không thể tin vào mắt mình. Chúng đã cào xé thùng carton, kéo đồ đạc ra khắp nơi và đi vệ sinh bừa bãi. Mình chỉ biết thở dài và bắt đầu dọn dẹp. Thực sự, không biết là vui hay buồn khi quay lại căn nhà này nữa”, Trí kể lại.Chưa kể đến những vết trầy xước trên đồ đạc và cả tiếng mèo "kêu gào" đòi ăn uống sau một thời gian dài bị bỏ rơi. Trí cũng không phải là trường hợp duy nhất. Nhiều người nuôi thú cưng khác cũng phải đau đầu về việc chăm sóc chúng khi vắng nhà quá lâu.Đối với những ai sở hữu sân vườn, việc trở lại sau kỳ nghỉ tết không chỉ là dọn dẹp đồ đạc trong nhà mà còn là việc chăm sóc lại các cây cối, hoa màu. Nguyễn Nhật Minh, sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, sau 7 ngày về tỉnh Tiền Giang ăn tết, khi trở lại TP.HCM đã không khỏi giật mình khi thấy khu vườn trên sân thượng bị tàn phá. Các chậu cây héo úa, một số cây còn bị ngã đổ vì thiếu sự chăm sóc trong suốt những ngày qua."Sân thượng của mình vốn rất xanh mát, nhưng giờ lại trông như một bãi chiến trường. Cây cối không được tưới nước, lá khô, cành cây héo queo. Thật sự tôi không biết phải bắt đầu từ đâu. Một buổi chiều dọn dẹp vẫn chưa xong và mình nhận ra có lẽ mình cần thay đổi cách chăm sóc vườn để không phải đối mặt với tình trạng này vào năm sau”, Minh chia sẻ.Không chỉ riêng Minh,nhiều người yêu thích làm vườn cũng gặp phải tình huống tương tự. Sau những ngày nghỉ dài, không khí oi bức của thành phố, cộng với sự thiếu chăm sóc khiến các cây cối không còn sức sống. Cảnh tượng vườn cây ngã đổ, hoa héo úa như một lời nhắc nhở về sự vất vả và cẩn thận trong việc duy trì cuộc sống hàng ngày.Việc dọn dẹp nhà cửa sau tết giúp người trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc chuẩn bị cho những kỳ nghỉ dài. “Việc lên kế hoạch sắp xếp trước khi đi, chuẩn bị đầy đủ cho thú cưng là điều cần thiết. Hơn hết, mỗi khi trở lại thành phố, ngoài những giờ phút mệt mỏi, ta lại nhận ra một điều, đó là sự quý giá của một không gian sống trong lành, sạch sẽ và đầy ắp tình yêu thương”, Trí nhắn nhủ.Trường kỳ lạ nhất trên thế giới chuyên cấp bằng cử nhân cho… ông già Noel
Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng nhấn mạnh: "Khi tôi nói giảm khai thác, tăng nuôi trồng, chúng ta phải theo đuổi đến đến cùng. Phát triển bền vững không quá phức tạp như chúng ta nghĩ, hãy hiểu như thế này "đừng để đời cha ăn mặn, đời con khát nước". Nuôi biển bền vững là nuôi dưỡng tương lai".
Ngọc Ánh: Chồng cũ ủng hộ con gái theo nghệ thuật giống tôi
Đó là ngày vui của chị Võ Thúy Vy (30 tuổi) và chồng Pháp, anh Jason (31 tuổi) hiện đang sống và làm việc ở TP.HCM.Thời gian gần đây, hình ảnh ngày cưới của chị Vy và anh Jason ở Lai Vung (Đồng Tháp) với sự tham gia đầy đủ của 2 gia đình Việt - Pháp cũng như thực hiện theo đúng nghi thức truyền thống Việt Nam đã nhận về "mưa tim" trên mạng xã hội.Chị Vy cho biết đám cưới diễn ra hồi đầu 2024, nhưng đến hiện tại chị vẫn không thể nào quên ngày đặc biệt trong cuộc đời của mình. Ở đó, chị xúc động và hào hứng khi gia đình chồng vượt 10.000 km về Việt Nam tham dự lễ cưới cũng như nhiều người bạn Pháp, Úc, Ấn Độ, Philippines… "lặn lội" về miền Tây chung vui với 2 vợ chồng.Một đám cưới miền Tây "chính hiệu" với cổng cưới bằng cây chuối, đêm nhóm họ cả bạn bè của cô dâu và chú rể vui vẻ hát karaoke và nhảy múa tưng bừng đến mức quên cả giờ ngủ, nhà trai đi xuồng rước dâu, làm lễ trước bàn thờ gia tiên… của vợ chồng chị Vy khiến nhiều người hào hứng, thích thú."Mình ngỏ ý muốn tổ chức lễ cưới ở quê nhà mình, phần vì muốn tái hiện ký ức tuổi thơ khi được tham dự những lễ cưới hồi xưa, phần cũng muốn giới thiệu với gia đình chồng những nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Cả gia đình anh đều ủng hộ", chị tâm sự.Anh Jason cho biết trước đó, anh cũng đã từng dự đám cưới của bạn bè ở TP.HCM, nhưng chưa từng tìm hiểu, trải nghiệm những lễ nghi, phong tục cưới của người Việt. Trong ngày cưới của mình, chàng trai Pháp có phần lo lắng, hồi hộp vì sợ không làm đúng nghi thức nhưng cũng thực sự háo hức, hạnh phúc."Tôi nhớ nhất, ấn tượng nhất có lẽ là hình ảnh đi xuồng rước dâu. Đó không phải là lần đầu tôi đi xuồng, ghe ở miền Tây, nhưng lại là lần đầu tiên được làm nhân vật chính, mặc áo dài, cùng gia đình đến nhà vợ", anh cười kể.Trong suốt 1 tháng gia đình anh Jason ở Việt Nam, họ không chỉ tham gia vào sự kiện quan trọng nhất là ngày cưới mà còn được chị Vy và gia đình đón tiếp nồng hậu, trải nghiệm văn hóa địa phương. Gia đình Pháp ngồi xếp bằng dưới nền nhà, thưởng thức bánh tráng cuốn cá lóc nướng chấm mắm me. Họ dùng đũa thay vì dao nĩa như ở Pháp, dù ban đầu có phần lóng ngóng nhưng rộn rã tiếng cười. Họ đi tham quan những vườn trái cây miền Tây ngọt lành, trải nghiệm văn hóa lô tô… Những trải nghiệm thú vị đó đã khiến cha chồng chị liên tục nói: "Tôi yêu Việt Nam!".Mọi chuyện bắt đầu từ cuối tháng 2.2018, chị Vy và anh Jason vô tình gặp nhau trong một quán bar trên đường Pasteur (Q.1, TP.HCM). Trước đó một ngày, chị vừa kết thúc mối quan hệ với người cũ. Còn anh thì đang là khách du lịch đến Việt Nam khám phá.Thấy anh đang ngồi cùng với vài người bạn chị Vy quen, chị sang chào hỏi cả nhóm, cũng kết bạn và giữ liên lạc với anh Jason. Ngay từ lần gặp đầu tiên, chị Vy đã lập tức ấn tượng với anh chàng Pháp thú vị đối diện. Ngược lại, anh cũng phần nào cảm mến cô gái Việt Nam thân thiện, dễ thương.Những ngày sau đó, chị Vy như một "hướng dẫn viên" gợi ý và cùng trải nghiệm nhiều địa điểm vui chơi, ăn uống ở TP.HCM với anh Jason. Cứ như vậy, họ trở thành những người bạn tốt của nhau, cùng nhau đi phượt thêm nhiều địa điểm ở Việt Nam như Vũng Tàu, Đà Nẵng, Hội An, Tây Ninh... trong vòng 1 tháng. Không lâu sau, cặp đôi cùng nhau đi xe máy khám phá Campuchia và từ đây, tình cảm cứ thế phát triển dần.Dẫu không cần nói ra, cặp đôi vẫn thầm hiểu họ đang trong mối quan hệ tìm hiểu nhau. Cho tới một ngày anh Jason nói với chị Vy, rằng: "Anh yêu em!", cũng là lúc anh xác định chắc chắn mối quan hệ của mình và có kế hoạch về Việt Nam sống.Vốn làm trong một công ty kỹ thuật tư vấn xây dựng ở Pháp, anh quyết định sang Việt Nam sống, làm việc. Từ 2018 đến nay, chàng trai Pháp làm giáo viên dạy tiếng Anh cũng như tiếng Pháp để được cạnh kề bên chị Vy.Sau khi cầu hôn chị trong một chuyến du lịch ở Philippines hồi 2023 bằng chiếc nhẫn cầu hôn đặc biệt bằng san hô, cặp đôi chính thức nên duyên vợ chồng, xây dựng tổ ấm ở TP.HCM. Từ ngày quen chị Vy, anh Jason cũng thường đón năm mới, đón tết ở Việt Nam. Tết Ất Tỵ 2025 này sẽ tiếp tục là một cái tết đặc biệt với chàng trai Pháp khi anh sẽ về quê Đồng Tháp ăn tết với gia đình vợ."Khác với năm mới ở Pháp, tết cổ truyền Việt Nam nhiều ngày hơn. Tôi được khám phá nhiều nét văn hóa thú vị. Ấn tượng nhất với tôi là việc cả nhà cùng nhau dọn nhà trước tết trong nhiều ngày, vừa mệt và vừa vui. Ở Pháp, chúng tôi không dành nhiều thời gian để dọn nhà đến vậy. Tết cũng là dịp để mọi người trong nhà quan tâm yêu thương nhau, không chỉ gia đình nhỏ của mình mà còn với những bà con, người thân khác", anh cười nói về trải nghiệm tết ở miền Tây quê vợ.
Ngày 20.2, UBND P.Quảng Phúc (TX.Ba Đồn) cho biết vào hôm 18.2, chính quyền địa phương đã tổ chức buổi đối thoại với phụ huynh học sinh khối Tân Mỹ nhằm tìm giải pháp đưa các em trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Tuy nhiên, sau cuộc thảo luận, vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bên.Buổi đối thoại diễn ra tại Trường tiểu học số 1 phường Quảng Phúc với sự tham gia của lãnh đạo Phòng GD-ĐT thị xã Ba Đồn, chính quyền phường Quảng Phúc, Ban giám hiệu nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cùng hơn 100 phụ huynh học sinh điểm trường lẻ Tân Mỹ. Tại đây, các phụ huynh bày tỏ mong muốn được giữ lại điểm trường lẻ, và không đồng tình với phương án chuyển học sinh về điểm trường chính.Trước những lo ngại của phụ huynh, ông Nguyễn Tiến Thành, Chủ tịch UBND P.Quảng Phúc, đã thông báo kết luận của Sở Xây dựng Quảng Bình về tình trạng xuống cấp của trường học tại Tân Mỹ. Theo đó, cơ sở vật chất của điểm trường này không còn đảm bảo an toàn, buộc phải đóng cửa. Tuy nhiên, đông đảo phụ huynh vẫn phản đối phương án di dời, đồng thời đề nghị chính quyền tìm giải pháp sửa chữa để học sinh có thể tiếp tục học tập tại chỗ.Như Thanh Niên đã thông tin, kể từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, 154 học sinh thuộc điểm trường Tân Mỹ đã không trở lại trường. Sau một tuần nghỉ học, chỉ có một học sinh lớp 2 đến lớp. Phụ huynh cho rằng việc di chuyển đến điểm trường chính sẽ gây nhiều khó khăn vì đa số học sinh sống cùng ông bà, cha mẹ làm ăn xa.Từ năm 2019, địa phương đã bố trí kinh phí sửa chữa điểm trường lẻ theo mong muốn của người dân. Tuy nhiên, hiện tại, cơ sở hạ tầng đã xuống cấp nghiêm trọng, không thể tiếp tục sử dụng. Do đó, chính quyền địa phương khẳng định việc di dời học sinh về điểm trường chính là biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn.Lãnh đạo thị xã Ba Đồn và phường Quảng Phúc nhất trí với nguyện vọng lâu dài của phụ huynh về việc duy trì điểm trường lẻ. Tuy nhiên, trước mắt, việc di chuyển học sinh đến điểm trường chính là điều bắt buộc để đảm bảo điều kiện học tập an toàn, trong khi phương án sửa chữa hoặc xây mới vẫn đang chờ nguồn kinh phí thực hiện.
Trung tâm báo chí TP.HCM kỷ niệm 5 năm thành lập
Ngày 27.1, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước đã phát hiện xe khách giường nằm nhồi nhét khách quá số người quy định.Theo đó, khoảng 10 giờ 30 cùng ngày, Đội CSGT số 2 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước lập chốt xử lý vi phạm giao thông trên đường ĐT.741, đoạn qua xã Tiến Hưng, TP.Đồng Xoài. Thời điểm này, lực lượng CSGT phát hiện xe khách giường nằm BS 60H-153.64 do tài xế Trần Hữu Đ. (44 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển chạy tuyến cố định TP.Long Khánh (Đồng Nai) - TX.Phước Long (Bình Phước) có dấu hiệu vi phạm nên đã cho dừng xe để kiểm tra.Qua kiểm tra, lực lượng CSGT đã phát hiện tài xế nhồi nhét khách, chở quá 5 người theo quy định (51/46). CSGT đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với tài xế, đồng thời yêu cầu phải có trách nhiệm chuyển số khách chở quá quy định qua xe khác để tiếp tục hành trình.Trước đó, khoảng 20 giờ ngày 26.1, Đội CSGT số 1 thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Phước, phát hiện tài xế Bùi Văn T. (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Nai) điều khiển xe ô tô bán tải BS 74C-064.04 lưu thông trên quốc lộ 13, đoạn qua TT.Tân Khai (H.Hớn Quản, tỉnh Bình Phước) vi phạm nồng độ cồn. Kiểm tra trên xe, lực lượng công an đã phát hiện 53 kg pháo lậu các loại.Ngay sau đó, Đội CSGT số 1 đã bàn giao tang vật và người vi phạm cho Công an H.Hớn Quản để xử lý theo thẩm quyền.