Chỉ 35% sinh viên IT tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng?
Sáng ngày 9.1, PV Thanh Niên đã có trên đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương, tuyến đường chính từ Đại lộ Bình Dương tới Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương, nơi có nhiều tài xế phản ánh về tình trạng ùn ứ giao thông xảy ra thường xuyên vào giờ cao điểm. Theo phản ánh của nhiều tài xế, nguyên nhân dẫn đến ùn ứ giao thông trên đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương do thời gian chờ đèn xanh, đỏ chưa được bố trí hợp lý. Nhiều tài xế sợ bị phạt nguội do người dân chụp hình vi phạm hoặc hình ảnh từ camera hành trình gửi đến cơ quan chức năng."Chẳng hạn như đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư Phạm Ngọc Thạch và Mỹ Phước Tân Vạn ở 2 chiều đường (ra và vào Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương) thời gian chờ đèn đỏ là 90 giây, trong khi đó thời gian đèn xanh chỉ có 25 giây. Chính vì thế, khi đèn đỏ thì phương tiện phải sắp hàng kéo dài, nhưng khi chuyển qua đèn xanh quá ngắn thì chỉ có vài xe phía trước vượt qua, tất cả phải ở lại vì lỡ vượt mà đèn chuyển màu (vàng hoặc đỏ) thì rất dễ bị dính phạt nguội. Vậy là ùn tắc rất khó tránh khỏi", một tài xế bày tỏ bức xúc. Cũng theo phản ánh của tài xế, khoảng cách của ngã tư này cũng khá lớn nên với thời gian 25 giây đèn xanh để vượt qua là rất khó, đặc biệt vào giờ cao điểm.Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, vào giờ cao điểm (sáng từ 6 - 8 giờ; chiều từ 16 giờ 30 - 18 giờ 30) đoàn xe ra vào hướng Trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương trên đường Phạm Ngọc Thạch ùn ứ kéo dài hơn 1km. Nhiều xe phải chờ 4-5 lượt đèn đỏ (hướng từ Trung tâm hành chính tỉnh ra Đại lộ Bình Dương) mới qua được ngã tư này.Ngoài ra, vào giờ cao điểm, trên đường Mỹ Phước Tân Vạn cấm xe container theo giờ (sáng từ 6- 8 giờ; chiều từ 16 giờ 30 phút - 18 giờ 30 phút) nên lưu lượng xe lưu thông trên tuyến đường này không cao như ở đường Phạm Ngọc Thạch và Hùng Vương, nhưng có nhiều cán bộ, công chức và người dân đi làm ra, vào thành phố mới Bình Dương khá đông nên tình trạng ùn tắc khó hạn chế được.Tương tự, tại nút giao đường Hùng Vương và Phạm Ngọc Thạch cũng thường xảy ra ùn ứ giao thông, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Cụ thể, tại đèn tín hiệu giao thông trên đường Phạm Ngọc Thạch rẽ vào đường Hùng Vương thời gian đèn đỏ là 70 giây và đèn xanh là 30 giây. Chiều ngược lại đèn xanh là 25 giây và đèn đỏ 70 giây, gây ùn ứ vào giờ cao điểm.Ngày 9.1, lãnh đạo Sở GTVT Bình Dương cho biết sẽ phối hợp với Tổng công ty Becamex và UBND TP.Thủ Dầu Một tiến hành khảo sát và điều chỉnh thời gian của đèn tín hiệu giao thông trên các tuyến đường Phạm Ngọc Thạch, Hùng Vương cho phù hợp giảm ùn ứ giao thông tại đây. Lãnh đạo Sở GT-VT Bình Dương cho biết thêm: "Do thời điểm cuối năm nên lưu lượng phương tiện giao thông qua đường Hùng Vương và Phạm Ngọc Thạch khá lớn nên có thể xảy ra ùn ứ cục bộ". Ngoài ra, đại diện Đội CSGT Công an TP.Thủ Dầu Một cũng nhận định, do quy định tăng mức xử phạt vi phạm giao thông và phạt nguội qua hình ảnh, tài xế phải chấp hành các quy định nên khi tham gia giao thông phải thận trọng hơn.Ngắm phố cổ Hội An mùa nước lũ từ trên cao
Qua thống kê, Vĩnh Phúc hiện có hơn 16.000 hộ sản xuất nông nghiệp sử dụng thương mại điện tử; trên 140 gian hàng được đăng ký trên các sàn thương mại điện tử. Trong đó, nhiều sản phẩm nông sản tiêu biểu của Vĩnh Phúc đang được bày bán phổ biến trên các sàn thương mại điện tử như: mật ong Tam Đảo, trà hoa vàng Tam Đảo, nấm Phùng Gia, thanh long ruột đỏ Lập Thạch, cá thính Lập Thạch…
Tỉ phú Phạm Nhật Vượng sẽ giàu nhất Đông Nam Á?
Hôm qua (25.1), ban tổ chức SEA Games 33 đã thông qua điều lệ chỉ cho phép các cầu thủ U.22 (dự kiến sinh từ ngày 1.1.2003 trở đi) tham dự môn bóng đá nam. Đồng nghĩa, các đội bóng trong đó có U.22 Việt Nam chỉ được sử dụng đội hình thuần túy gồm các cầu thủ dưới 23 tuổi. Sẽ không có chuyện được sử dụng từ 2 đến 3 cầu thủ quá tuổi như trước đây.Luật chơi tại SEA Games 33 vạch ra thử thách không nhỏ cho U.22 Việt Nam, nhất là khi nhìn vào chiều dài lịch sử, không khó nhận ra cả hai tấm HCV của bóng đá Việt Nam có dấu ấn rất lớn từ những cầu thủ quá tuổi trong đội hình.Tại SEA Games 30, ban tổ chức cho phép mỗi đội đăng ký 2 cầu thủ quá tuổi. HLV Park Hang-seo đã tận dụng cơ hội để đăng ký Đỗ Hùng Dũng và Nguyễn Trọng Hoàng vào danh sách. Đây là quyết định chính xác, khi 2 cựu binh đều chơi rất ổn định và kinh nghiệm, góp công lớn trên hành trình vô địch với thành tích bất bại của U.22 Việt Nam. Hùng Dũng trở thành ông chủ tuyến giữa, hỗ trợ cho Nguyễn Hoàng Đức và Nguyễn Đức Chiến. Còn Trọng Hoàng là mũi lao bền bỉ ở hành lang phải, giải phóng khoảng trống cho các chân sút trẻ như Hà Đức Chinh, Nguyễn Tiến Linh.Đến SEA Games 31, khi vào vai chủ nhà, Việt Nam cho phép mỗi đội đăng ký 3 cầu thủ quá tuổi. Lần này, lựa chọn của ông Park là Hùng Dũng, Hoàng Đức và Tiến Linh. Một lần nữa, đây lại là lựa chọn sáng suốt khi các cựu binh không chỉ tạo nên sự chững chạc và khoa học cho lối đá, mà còn ghi những bàn thắng quan trọng. Đơn cử, Hùng Dũng là tác giả pha lập công vào lưới Myanmar ở vòng bảng. Sau đó, anh kiến tạo cho Tiến Linh đánh đầu tung lưới Malaysia trong hiệp phụ ở trận bán kết. Còn tại những giải đấu không được sử dụng cầu thủ quá tuổi (tính từ khi môn bóng đá nam SEA Games là câu chuyện của đội trẻ, không phải đội tuyển quốc gia), U.22 Việt Nam chưa từng đoạt HCV. Thậm chí, lọt vào chung kết cũng là nhiệm vụ khó khăn. Tại SEA Games 32 (năm 2023), U.22 Việt Nam của HLV Philippe Troussier chỉ đoạt HCĐ, bằng thành tích ở SEA Games 28 (năm 2015) của HLV Toshiya Miura. Hay tại SEA Games 29 (năm 2017), U.22 Việt Nam bị loại ngay vòng bảng dù ra quân với lứa cầu thủ chất lượng.Tất nhiên, thử thách tại SEA Games 33 là chuyện "khó người khó ta". Các đội sẽ đều chinh chiến với đội hình thuần trẻ. Khi không còn đàn anh làm điểm tựa, các cầu thủ trẻ phải tự đứng trên đôi chân của mình, trui rèn bản lĩnh thi đấu và kỷ luật chiến thuật để vượt qua chặng thi đấu dày đặc tại SEA Games.HLV Kim Sang-sik đang có trong tay một thế hệ giàu tiềm năng, với những cái tên ông đã lựa chọn đôn lên đội tuyển Việt Nam để bồi dưỡng như Bùi Vĩ Hào, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Trung Kiên, Khuất Văn Khang, Nguyễn Đình Bắc, Nguyễn Văn Trường... Đó đều là những cầu thủ đã ít nhiều được ra sân tại V-League, hay từng tỏa sáng ở cấp độ trẻ. Tuy nhiên, cần nhìn nhận thực tế ngoại trừ Thái Sơn và Vĩ Hào, các cầu thủ trẻ còn lại đều chưa có đủ 30 trận thi đấu tại V-League. Một số cầu thủ cũng chỉ mới nổi lên thời gian qua như Đình Bắc hay Trung Kiên cần thêm thời gian để "ngọc thô" trở thành "ngọc tinh". Bản lĩnh, kinh nghiệm và khả năng điều chỉnh tâm lý của những ngôi sao này vẫn là dấu hỏi. HLV Kim Sang-sik khó trông đợi các cầu thủ này được ra sân thường xuyên. Bởi dùng cầu thủ trẻ thế nào là chiến lược của từng đội bóng. Nhà cầm quân người Hàn Quốc chỉ có thể tận dụng từng đợt tập trung để đan cài lứa trẻ với đàn anh, nhằm giúp các "măng non" hiểu được cần gì để trở thành những ngôi sao thực thụ. U.22 Việt Nam cũng sẽ có những chuyến tập huấn bổ ích trong năm nay, trước mắt là tham gia giải giao hữu quốc tế tại Trung Quốc vào tháng 3 tới để tự mài giũa.Phải "tự lực cánh sinh" tại SEA Games 33 cũng là... điều hay với U.22 Việt Nam. Ông Kim sẽ có căn cứ chuẩn xác nhất để đánh giá năng lực học trò. Cần những phép thử liều cao như vậy để cầu thủ trẻ tiến lên nấc thang đẳng cấp mới.
Chia sẻ với Thanh Niên chiều nay 19.1, chị Ka Sâm là em gái ông Lộc cho biết hơn 1 tháng ròng rã tìm kiếm bằng nhiều cách khác nhau, gia đình vẫn chưa có bất kỳ tin tức nào về ông Lộc. Những ngày giáp tết này, gia đình vẫn đang nỗ lực tìm kiếm.Theo lời kể người nhà, ngày 14.12 ông Lộc cùng người thân vào TP.HCM dự đám cưới của người em họ. Rạng sáng ngày 15.12 ông rời khách sạn ở đường Trung Mỹ Tây 2A (Q.12, TP.HCM) rồi sau đó không rõ tung tích.Chị K Sâm cho biết khi đi, ông K Lộc chỉ mang theo ví có giấy tờ tùy thân, không mang theo điện thoại hay quần áo. Gia đình vô cùng lo lắng vì hơn 1 tháng vẫn không liên lạc được ông, không biết thời gian qua ông ở đâu, làm gì và có gặp nguy hiểm nào không vì ông không biết đường ở TP.HCM.Con gái ông Lộc hiện đang sống và làm việc ở Bình Dương những ngày qua cũng làm nhiều cách tìm cha nhưng tới nay vẫn không có kết quả. Gia đình không còn cách nào hơn phải "cầu cứu" mạng xã hội.Chồng chị K Sâm là anh Bùi Văn Kiên (34 tuổi) sau đó cũng từ quê lên TP.HCM để tìm, khi có người thông báo thấy ông ở khu vực Bến xe Miền Đông cũ (Q.Bình Thạnh). Tuy nhiên cũng không có kết quá. Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, người nhà hy vọng sớm có tin tức của ông K Lộc để cả gia đình được đoàn tụ, sum vầy cùng nhau.Ai có tin tức của ông K Lộc xin hãy liên hệ gia đình qua số điện thoại: 0387.347.162 (gặp Ka Sâm). Gia đình vô cùng biết ơn!
Tại sao bạn bị chóng mặt?
Trao đổi với báo chí ngày 20.2, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh nhìn nhận việc nghiên cứu bỏ cấp huyện, sáp nhập tỉnh là tất yếu."Vừa qua T.Ư đã làm, bộ, ngành đang làm rồi. Trước đây thì tổ dân phố, thôn, xã, phường, quận, huyện đều làm rồi. Tất nhiên, phải tính tới cấp tỉnh, thành phố", ông Dĩnh nói, và cho rằng, mục tiêu của sắp xếp tinh gọn bộ máy vẫn là đảm bảo tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, do đó cần tính toán cho phù hợp. * Nhiều ý kiến cho rằng, việc nghiên cứu bỏ cấp huyện là phù hợp vì đây là tầng nấc trung gian?Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh: Bộ Chính trị đã có kết luận yêu cầu nghiên cứu việc bỏ cấp trung gian là cấp huyện, mô hình chính quyền chỉ còn 3 cấp (T.Ư, tỉnh, cơ sở - phường, xã). Đa phần các quốc gia trên thế giới cũng là mô hình chính quyền hành chính 3 cấp.Đối với Việt Nam, nghiên cứu thì thấy đúng là cấp huyện là cấp trung gian, chức năng, nhiệm vụ, vai trò đúng là có nhiều hạn chế. Cấp tỉnh quyết cơ bản, từ ngân sách, chính sách địa phương, còn thực hiện chủ yếu ở cấp xã, trực tiếp nhất. Cấp huyện ở trung gian gần như không quyết được gì, ngân sách, chính sách chỉ chuyển tải từ tỉnh xuống cấp phường, xã.Việc tồn tại cấp trung gian là cấp huyện sẽ tạo ra độ trễ, thậm chí lực cản đối với thực hiện chính sách. Cho nên, nếu bỏ cấp trung gian này là phù hợp, tạo sự thông suốt luôn từ tỉnh xuống cơ sở.* Việc bỏ cấp huyện theo ông cần lưu ý vấn đề gì?- Vấn đề đặt ra là điều kiện để cấp xã thực hiện thế nào. Vì vấn đề thực hiện các chính sách của T.Ư, cấp tỉnh là đều cấp xã cả thì bộ máy và điều kiện hiện nay của nó thế nào là phải tính.Quan trọng nhất là phải tăng cường cho cấp xã, không chỉ con người, kinh phí mà tất cả điều kiện khác để thực hiện tốt nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu cao hơn. Hiện nay cấp xã đã phải tăng cường rồi chứ chưa nói tới việc là sau này bỏ cấp huyện.Có nhiều việc tỉnh có thể hỗ trợ, nhưng nhiều việc cấp cơ sở phải tự làm. Như công an, nếu bỏ cấp huyện thì chắc chắn sẽ đưa xuống xã nhiều chứ lên tỉnh ít. Công an xã hiện nay ít nhất là 5 người, có thể sắp tới phải hơn. Cũng như bộ máy công chức xã hiện nay từ 21 - 25 người, nếu bỏ cấp huyện thì phải hơn, vì nhiều việc hơn. Rồi chế độ chính sách, lương cũng phải khác…Nghĩa là phải thực hiện nhiều chính sách đồng bộ mới có thể đạt mục tiêu tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, hiệu quả.* Với sáp nhập tỉnh, theo ông, nên sáp nhập những tỉnh nào là phù hợp?- Để xác định nhập tỉnh nào với tỉnh nào thì phải có tiêu chí. Trong đó có tiêu chí về quy mô dân số và diện tích nhưng cũng có những yếu tố đặc thù về văn hóa, lịch sử…Sau năm 1976, cả nước chỉ có 38 tỉnh, thành phố nhưng sau đó tách ra thành nhiều tỉnh, thành hơn vì điều kiện đi lại khó khăn, công nghệ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển như hiện nay.Lúc đó tách ra là đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Như tỉnh Vĩnh Phú trước đây tách thì Vĩnh Phúc phát triển trước, giờ Phú Thọ cũng phát triển. Hay như Bắc Giang, Bắc Ninh trước đây là Hà Bắc, khi tách ra Bắc Ninh rất phát triển, những năm gần đây thì Bắc Giang phát triển rất mạnh. Hay như Hải Hưng ngày xưa tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên thì Hải Dương phát triển trước, Hưng Yên gần đây cũng rất phát triển. Hay sâu nữa là Quảng Nam - Đà Nẵng tách ra cũng phát triển. Phú Khánh tách thành Khánh Hòa, Phú Yên… đều phát triển.Nhưng đến thời điểm này thì các tỉnh phát triển cũng đến giới hạn rồi, các nguồn lực cũng cạn nên cần không gian, dư địa phát triển mới. Chúng ta cũng đã có kinh nghiệm sáp nhập Hà Tây với Hà Nội năm 2008.* Theo ông có nên sáp nhập các tỉnh, thành để chỉ còn 38 tỉnh, thành như trước đây?- Tôi nghĩ trở về con số như cũ, 35 đến 38 tỉnh, thành là phù hợp. Tất nhiên, không nhất thiết tỉnh nào về lại tỉnh đó như trước mà sắp xếp phù hợp với đặc điểm của các tỉnh.