TCP Việt Nam nỗ lực hiện thực hóa sứ mệnh tiếp năng lượng cho môi trường
Một đĩa nhạc tạo nhiều cảm hứng cho khán giả lẫn người trong nghề mà chẳng cần truyền thông gì nhiều, chẳng cần những top trending, seeding… thường thấy vẫn chinh phục người nghe bằng chính tinh thần của âm nhạc. Rất hiếm sản phẩm âm nhạc làm được như Nụ cười, để người ta phải nhắc đến nó thật lâu, tận những ngày Tết Nguyên đán 2025.Nếu nàng Remedios - người đẹp trong Trăm năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez là một tuyệt thế giai nhân thì "sắc đẹp" của Nguyên Thảo chính là giọng hát lộng lẫy có một không hai cùng một tư duy xử lý bài hát vô cùng tinh tế. Và điều đáng buồn là Remedios - người đẹp thì không thuộc về thế giới thực tại (trong tiểu thuyết vĩ đại) còn Nguyên Thảo lại chẳng thuộc về showbiz Việt nên một người thì bay lên trời còn một người thì… ở ẩn nhiều năm qua! Nụ cười được "cộp mác" thực hiện trong vòng 16 năm, nhưng có lẽ người trong cuộc và những ai theo dõi hành trình dài đằng đẵng từ Đối thoại với Thượng đế (tên ban đầu của đĩa nhạc) đều hiểu rằng đó là 16 năm giãn cách - không liên tục. Hai năm sau debut album Suối & cỏ (2006), Nguyên Thảo tìm đến nhạc sĩ, nhà sản xuất Võ Thiện Thanh để giới thiệu quyển sách cũng như đề nghị anh hợp tác thực hiện một album dựa trên cảm hứng từ tác phẩm văn học. Võ Thiện Thanh nhanh chóng tìm được đồng cảm với cô và bắt tay ngay vào sáng tác, anh cho ra đời 3 bài hát, lần lượt theo thứ tự là: Sương cỏ, Nhớ em và Dã quỳ. Năm 2011, trong niềm hân hoan về sản phẩm mới, cả hai đã cho một số bạn bè nghe demo và nhận về nhiều sự yêu thích lẫn kỳ vọng. Thậm chí Nguyên Thảo còn ngoại lệ mang hẳn Sương cỏ và Dã quỳ lên trình diễn lần đầu trong chương trình Không gian âm nhạc cuối năm 2011 - Tiếng chuông ngân để giới thiệu cùng khán giả thủ đô Hà Nội…Nhưng rất tiếc, sau đó dự án lại rơi vào thinh không mà chẳng có lời hồi đáp. Nguyên Thảo xuất hiện trong một vài chương trình rồi… lặng lẽ biến mất khỏi showbiz Việt. Đã có những quãng thời gian tạm ngưng dự án quá lâu mà tâm huyết của nhạc sĩ Võ Thiện Thanh dành cho album gần như chỉ còn là sự nhẫn nại. Anh kiên nhẫn gửi bản phối và chờ đợi Nguyên Thảo hẹn ngày bước vào phòng thu. Sự chờ đợi đó có khi được tính bằng số năm chứ chẳng phải ngày tháng. Bởi ai từng làm việc chung với Nguyên Thảo đều hiểu tính cô - kỹ lưỡng và... vô cùng chậm. Để Thảo học thuộc lời một bài hát, tư duy, tìm cách xử lý bài nhanh nhất cũng phải mất một tháng, với một ca khúc mới hoàn toàn lại càng lâu hơn. Và người nhận sự thách thức đầy kiên nhẫn này không ai khác ngoài Võ Thiện Thanh, bởi với anh - những ca khúc sáng tác cho dự án này, nếu không phải là Nguyên Thảo thể hiện thì sẽ không phải bất kỳ một ai khác, và sẽ mãi cất kho như thời gian qua đã minh chứng.Về sự chậm trễ của đĩa nhạc, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh chia sẻ: "Lúc tôi có thời gian thì Nguyên Thảo lại bận và ngược lại, có lẽ do Thượng đế chưa sắp đặt đủ duyên!". Và 3 ca khúc còn lại của Nụ cười được thực hiện đúng nghĩa của hai chữ "ròng rã" từ đó đến tận năm 2024. Có lẽ cũng chính vì thế mà nhạc sĩ Võ Thiện Thanh đã chủ ý sắp đặt mạch chuyện của album theo đúng trình tự thời gian của những bản ghi, đúng như những gì anh và ca sĩ đã "đối thoại" cùng nhau thông qua âm nhạc. Ngay cả với Bọn trẻ trên thiên đàng, là một bài hát về nạn bạo hành trẻ em mà anh nhiều lần rất muốn tung ra như một sự chia sẻ sự đồng cảm lẫn bức xúc với xã hội nhưng đành phải "ém" lại chờ Nguyên Thảo. Nụ cười (tên cũ là Nụ cười trên cao) được thu âm vào năm 2023, Thảo thu âm bài hát trong lúc bị cảm, nhưng có lẽ chính vì vậy mà bản ghi âm như được phủ một lớp "trầy xước" để chuyển tải những thông điệp mà người sáng tác cài cắm bên trong bản nhạc soul được xem là nặng ký nhất album, cả về âm nhạc lẫn tinh thần. Sau này, chính Nguyên Thảo đề xuất thu âm lại bài hát trên cũng như những ca khúc đã ghi âm hơn 10 năm nhưng Võ Thiện Thanh nhất quyết dùng những bản thu âm đầu tiên bởi với anh, những bản thu đầu ấy chứa đựng nhiều cảm xúc, những khoảnh khắc lóe sáng, đẹp nhất của giọng hát Nguyên Thảo mà nếu thu lại sẽ không thể nào có được. Chính vì thế, người nghe sẽ cảm thấy giọng hát ca sĩ trong các track này có thể không đồng đều nhưng đó chính là sự trưởng thành, cái đẹp ở sát na thời gian là thứ không bao giờ lặp lại.Ca khúc cuối cùng của đĩa nhạc - Một hôm bỗng nhớ - cũng là bài hát được ghi âm cuối cùng, giữa năm 2024. Album (hay chính xác là mini album) ban đầu chỉ gồm 5 ca khúc, track cuối thực ra là bài bonus bởi nó không được viết cho dự án mà vốn là một ca khúc cũ từng được Nguyên Thảo thể hiện cùng Hoàng Hải, nay được làm lại theo phong cách new age hoàn toàn khác với bản ballad nhiều cao trào trước đó. Nhớ lại cảm giác khi hoàn thành bản thu, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh kể rằng Nguyên Thảo mất cả tháng để ngấm bản phối, khi cô bước chân vào phòng thu, anh thót cả tim như một người "nín thở qua sông", vì sợ cô "lậm" cách hát cũ mà không thể hiện ra chất tối giản của hòa âm mới với tiếng piano mô phỏng như từng tiếng chuông gõ đều. Tuy nhiên, khi Nguyên Thảo hoàn thành bản thu, cũng là lúc Võ Thiện Thanh biết đây chính là bài kết của album và cũng là lúc mà Nụ cười nên được đưa ra ánh sáng, không thể chần chừ thêm nữa! Khi album được công bố thời điểm phát hành, đã có nhiều nghi ngại dành cho Võ Thiện Thanh và Nguyên Thảo. Những nghi ngại không phải là không có căn cứ, như: một album thực hiện đến 16 năm thì sẽ như thế nào? Hay giọng hát của một ca sĩ không còn đi hát nữa sẽ ra sao? Album làm đến 16 năm nhưng có quá ít bài... Tuy nhiên, cả hai vẫn im lặng chờ ngày ra mắt sản phẩm. Nguyên Thảo vẫn không xuất hiện trước công chúng, chẳng có một cuộc họp báo ra mắt đình đám nào, trừ một vài chia sẻ nho nhỏ về âm nhạc của cả hai trên trang cá nhân. Ấy vậy mà người yêu nhạc vẫn xôn xao tìm nghe trên các ứng dụng kỹ thuật số và rủ nhau đặt mua đĩa vật lý. Một cơn sốt nho nhỏ được tạo ra bởi chính âm nhạc, bởi giọng hát Nguyên Thảo và những sáng tác của Võ Thiện Thanh, sự chân phương cuối cùng cũng tìm được đường đến với công chúng đích thực!Khi phát hành album, Nguyên Thảo là người hạnh phúc nhất, cô vui sướng vì "đứa con tinh thần" của mình cuối cùng cũng được ra mắt. Hơn nữa, bấy lâu nay, cảm thấy mình "mắc nợ", "có lỗi" với khán giả nên đây cũng là dịp cô trả ơn người hâm mộ của mình. Phiên bản vật lý, Thảo dành vài trăm bản để gửi tặng bạn bè, người hâm mộ trước khi cả phát hành chính thức. Về phần Võ Thiện Thanh, trong vai trò một nhà sản xuất, anh có lời hồi đáp cho rất nhiều câu hỏi. Trong đĩa nhạc, anh chủ ý sử dụng duy nhất giọng hát Nguyên Thảo, không song ca, thậm chí chẳng có nhóm bè (ngoại trừ phần bè đuổi của chính chủ trong Nhớ em). Tất cả chỉ để tôn vinh một giọng hát quá đẹp, thánh thiện và trong lành. Ở Nụ cười, Nguyên Thảo được khai thác những gì thuộc về bản ngã của một giọng hát cao nguyên mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ một ai khác. Về âm nhạc, Võ Thiện Thanh đã chứng tỏ được giá trị của những ca khúc hay không nằm ở việc phát hành nó ở thời điểm nào và đã "tốt" thì đương nhiên "hay", không lệ thuộc vào cách làm nhạc bằng live band hay sequencer/programing. Mặt khác, theo quan điểm của anh, âm nhạc "hay" vì cảm xúc mà nó mang lại chứ không phải vì ở trên định dạng nào. Chính vì chẳng câu nệ mà anh và Nguyên Thảo đã phát hành trên tất cả các nền tảng số (kể cả miễn phí như YouTube) trước cả bản vật lý để Nụ cười được gần gũi với công chúng hơn.Đĩa nhạc có 6 ca khúc, tuy nhiên có lẽ món ăn ngon là món ăn không nhiều để khiến thực khách còn thòm thèm quay trở lại. Võ Thiện Thanh như một bếp trưởng giàu kinh nghiệm đã sử dụng nguồn nguyên liệu thượng hạng (là giọng hát Nguyên Thảo) để tạo nên một bàn tiệc ít món nhưng đặc sắc mà ở Nụ cười, bất kỳ khán giả nào cũng tìm được cho mình một ca khúc yêu thích cũng như đồng cảm với thông điệp trong tác phẩm.‘Sao’ bóng đá tiếp tục kéo nhau rời giải hàng đầu Trung Quốc
Vua Đinh Tiên Hoàng - Đinh Bộ Lĩnh sinh ngày 15.2 năm Giáp Thân (năm 924), tại làng Đại Hoàng, nay là thôn Văn Hà (xã Gia Phương, H.Gia Viễn, Ninh Bình).
Người đàn ông chế tạo ngựa sắt ở TP.HCM: Ra đường có bị CSGT phạt?
Có dịp tháp tùng lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp trong nhiều chuyến công tác, chúng tôi cảm nhận được sự chân thành, mộc mạc và tinh thần tự lực, cần mẫn, quyết tâm của các tầng lớp nhân dân địa phương trong lao động, sản xuất. Còn đối với những người con xa xứ dù có đi đâu, làm gì, mỗi người vẫn mang trong mình nhiệt huyết và luôn đồng hành, hỗ trợ quê hương Đồng Tháp phát triển, vươn mình cùng đất nước.Những giá trị, nét tính cách nêu trên cho thấy Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 31.12.2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo đã dần thấm sâu vào ý thức các tầng lớp nhân dân.Đồng Tháp là nơi có truyền thống cách mạng, là căn cứ địa với nhiều chiến công hào hùng của những chiến thắng vang dội, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.Sau ngày thống nhất đất nước, chính quyền và nhân dân Đồng Tháp chăm chỉ, sáng tạo trong công cuộc khai hoang, phục hóa Đồng Tháp Mười và tái thiết quê hương thành công, biến vùng đất hoang hóa trở thành vựa lúa lớn của cả nước, với kinh tế - xã hội phát triển toàn diện suốt nhiều năm.Giai đoạn 2021 - 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của Đồng Tháp đạt 5,36%/năm, GRDP bình quân/người năm 2024 đạt 77,55 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 1%. Sau nhiều nỗ lực, đến cuối năm 2024, có 11/12 huyện, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, có 115/115 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 49/115 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao, giúp diện mạo nông thôn khang trang. Các chương trình phát triển giáo dục, y tế, an sinh - xã hội, chăm lo cho gia đình chính sách và giải quyết việc làm được triển khai tốt, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.Không chỉ chăm lo phát triển kinh tế, tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác đã trở thành nét đẹp văn hóa và con người Đồng Tháp. Lực lượng công nhân của tỉnh luôn cải tiến, nâng cao năng suất, chất lượng công việc; nông dân biết áp dụng khoa học công nghệ, nắm bắt nhu cầu thị trường để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng, có giá trị. Đến cuối năm 2024, toàn tỉnh có 621 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó có gần 400 sản phẩm giao dịch trên sàn thương mại điện tử.Các cấp ủy, chính quyền tỉnh Đồng Tháp đã đổi mới phương thức lãnh đạo, xây dựng mối quan hệ gần gũi, sát dân, đồng hành với doanh nghiệp để góp phần xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân. Chính từ đó, chỉ số năng lực cạnh tranh PCI của Đồng Tháp 16 năm liên tục xếp trong nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành xuất sắc nhất cả nước, tạo nên giá trị thương hiệu PCI Đồng Tháp.Khi nhắc đến Đồng Tháp là nhắc đến hình ảnh sếu đầu đỏ, bé sen. Đây là biểu tượng của tỉnh, nhắc về các giá trị "chân - thiện - mỹ" luôn được người dân phát huy. Tiêu biểu là bà Trần Thị Kim Thia (tên thường gọi Sáu Thia, 72 tuổi, ngụ xã Hưng Thạnh, H.Tháp Mười) có 32 năm dạy bơi miễn phí cho hơn 5.000 trẻ em để hạn chế đuối nước. Bà là một trong 20 phụ nữ truyền cảm hứng do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. Hay trước đây là Anh hùng lực lượng vũ trang Nguyễn Văn Bảy bắn hạ 7 máy bay Mỹ trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, bảo vệ Tổ quốc. Tất cả làm rạng danh quê hương Đồng Tháp. Để tạo động lực thi đua trong các tầng lớp nhân dân, tỉnh Đồng Tháp đã xét tặng danh hiệu "Công dân tiêu biểu Đất Sen hồng" cho 10 cá nhân có thành tích xuất sắc, dẫn đầu trong từng lĩnh vực đời sống xã hội, có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh. Từ năm 2024, tỉnh còn xét tặng thêm danh hiệu "Công dân danh dự Đất Sen hồng" cho các cá nhân ngoài tỉnh có nhiều đóng góp phát triển địa phương. Hiện, tỉnh Đồng Tháp tiếp tục phát huy tinh thần tự lực, chăm chỉ, hợp tác của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng văn hóa Đồng Tháp với môi trường lành mạnh, an toàn, trở thành nơi đáng sống. Từ việc thực hiện Nghị quyết 06 về xây dựng văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo, Tỉnh ủy Đồng Tháp đã triển khai xây dựng con người Đồng Tháp, nhất là thế hệ trẻ phát triển toàn diện, với các chuẩn mực của con người Việt Nam, mang 9 nét đặc trưng con người Đồng Tháp: "Yêu nước - Đoàn kết - Trung thực - Tự lực - Chăm chỉ - Hợp tác - Nghĩa tình - Năng động - Sáng tạo" nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong cách nghĩ, cách làm của cả hệ thống chính trị và nhân dân, bảo đảm hài hòa giữa đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, văn hóa, xã hội, góp phần đưa Đồng Tháp phát triển nhanh, bền vững để mỗi người dân luôn tự hào là công dân Đất Sen hồng.
Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 01/2025 bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010 ngày 30.11.2010 về mức giá trị hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh được miễn thuế. Theo đó, Chính phủ bãi bỏ toàn bộ Quyết định số 78/2010. Như vậy, hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống không còn được miễn thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng như quy định hiện hành. Quyết định trên có hiệu lực từ ngày 18.2. Quy định mới được đưa ra sẽ giúp ngăn chặn làn sóng hàng giá rẻ từ các nước ồ ạt xâm nhập vào thị trường Việt Nam, nhất là theo chân các sàn thương mại điện tử bùng nổ gần đây. Điều đó khiến cho hàng hóa sản xuất trong nước không thể cạnh tranh, nhà nước thất thu thuế. Các chuyên gia kinh tế và đại biểu Quốc hội đều đồng tình cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải bỏ quy định miễn thuế cho hàng nhập khẩu có giá trị từ 1 triệu đồng trở xuống đã được ban hành cách nay hơn 14 năm.Trước đó, báo cáo từ Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội dẫn số liệu của Tổng công ty CP Bưu chính viễn thông cho biết, tại thời điểm tháng 3.2023, có trung bình 4 - 5 triệu đơn hàng/ngày được vận chuyển từ Trung Quốc về Việt Nam. Giá trị mỗi đơn hàng được chia nhỏ từ 100.000 - 300.000 đồng; hằng ngày trung bình có khoảng 45 - 63 triệu USD, một tháng khoảng 1,3 - 1,9 tỉ USD giá trị hàng hóa được luân chuyển qua các sàn thương mại điện tử. Ước tính theo số liệu nói trên, bình quân mỗi ngày có hơn 1.000 tỉ đồng hàng giá rẻ được nhập khẩu thì tiền thuế giá trị gia tăng (10%) và thuế nhập khẩu (giả sử bình quân 5%) thì mỗi năm nhà nước đã thất thu hơn 50.000 tỉ đồng.
Messi lại thành tâm điểm thiết lập kỷ lục mới, ca sĩ Taylor Swift cũng thích mê
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.