Cơ hội vào bán kết VBA 2023 của Nha Trang Dolphins và Ho Chi Minh City Wings
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, sáng nay, không khí lạnh rất mạnh đang di chuyển xuống miền Bắc nước ta. Khoảng gần sáng và sáng 7.2, không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến Đông Bắc bộ, sau đó đến Tây Bắc bộ, Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ và một số nơi ở Nam Trung bộ. Gió đông bắc trong đất liền mạnh lên cấp 3, vùng ven biển cấp 3 - 4, có nơi có gió giật cấp 6.Từ chiều 7.2 miền Bắc chuyển rét đậm, rét hại; từ đêm 7.2 Bắc Trung bộ trời chuyển rét đậm, khu vực từ Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở miền Bắc phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi 5 - 8 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 2 độ C; Bắc Trung bộ phổ biến 11 - 14 độ C, ở từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 16 độ C.Khu vực Hà Nội từ chiều 7.2 chuyển rét đậm, có nơi rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 10 - 12 độ C.Cơ quan khí tượng nhận định, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường kết hợp với dòng xiết trong đới gió tây trên cao nên từ đêm nay đến ngày 8.2, miền Bắc và Thanh Hóa có mưa rải rác; từ ngày 7 - 9.2, khu vực từ Nghệ An đến Khánh Hòa có mưa, mưa rào, có nơi mưa to và giông.Đáng chú ý, từ ngày 7 - 9.2 là thời điểm không khí lạnh ảnh hưởng mạnh nhất, vùng núi cao miền Bắc có khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến gia súc, gia cầm; ảnh hưởng lớn tới quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.Để chủ động ứng phó với rét đậm, rét hại, Bộ NN-PTNT đề nghị các tỉnh, thành phố thuộc khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ theo dõi chặt chẽ bản tin cảnh báo, dự báo về diễn biến đợt không khí lạnh, rét và thông tin kịp thời cho các cấp chính quyền cơ sở, nhân dân chủ động biện pháp phòng tránh phù hợp.Triển khai phương án ứng phó với rét, trong đó đặc biệt tăng cường hướng dẫn việc bảo đảm sức khỏe cho người dân, học sinh tại các trường nội trú, không dùng bếp than sưởi ấm trong phòng kín để tránh thiệt hại về người.Tuyên truyền, hướng dẫn các hộ chăn nuôi củng cố chuồng trại, che chắn giữ ấm, dự trữ thức ăn; phòng, chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn cho sản xuất lúa, rau màu và cây trồng khác.Carnaval mùa đông Hạ Long - sản phẩm du lịch ‘trái mùa’ của Quảng Ninh
HLV Kim Sang-sik đã gây ngạc nhiên ở trận đội tuyển Việt Nam gặp Campuchia tối 19.3, khi tung ra đội hình mạnh nhất, với những gương mặt chủ chốt tạo nên chức vô địch AFF Cup 2024. "Hiện không có biến động trong đội hình, đồng thời các cầu thủ kinh nghiệm cũng thể hiện tốt", HLV Kim Sang-sik khẳng định.Có đúng một vị trí được thử nghiệm, đó là Triệu Việt Hưng trong vai trò hậu vệ trái. Nhưng, chỉ sau 27 phút, Việt Hưng rời sân. Cầu thủ sinh năm 1997 để lại một vài đường chuyền về, một quả tạt hỏng, một lần kèm người lỗi giúp đối thủ dễ dàng thoát xuống tạo cơ hội. "Việt Hưng không thể hiện được như lúc tập", HLV Kim Sang-sik đánh giá ngắn gọn. Ông không có nhiều điều để nói về học trò. Việt Hưng đã 28 tuổi, khó có thể tốt hơn được nữa. Cũng như nhiều tân binh khác, Việt Hưng được gọi lên tuyển để phục vụ cuộc cách tân của HLV Kim Sang-sik. Đội tuyển Việt Nam đã vô địch AFF Cup 2024, nhưng còn hai vấn đề lớn tồn đọng. Một là, đội quá phụ thuộc vào năng lực của Nguyễn Xuân Son, người sẽ vắng mặt trong 6 tháng tới. Hai là, đội tuyển Việt Nam chỉ chơi tốt ở thế phòng ngự phản công, thay vì có thể áp đặt thế trận và kiểm soát đối thủ.HLV Kim Sang-sik cần nhân tố mới, hoặc chí ít, là điều gì đó mới từ những người cũ. Về vế đầu tiên, chiến lược gia người Hàn Quốc quyết định thử nghiệm Việt Hưng và rút ra khỏi sân ngay khi học trò không đáp ứng yêu cầu. Đó là lời cảnh báo của ông Kim, rằng ông sẽ kiên nhẫn, nhưng sự chờ đợi chỉ dành cho người xứng đáng.Còn vế thứ hai, ông Kim chưa thể vui. Khi Văn Vĩ vào sân, đội tuyển Việt Nam đã đá với bộ khung mạnh nhất, chỉ thiếu Xuân Son. Cái thiếu tưởng như bình thường ấy, sau cùng lại trở thành rào cản khiến đội tuyển Việt Nam vất vả.Học trò ông Kim chỉ cầm được nhịp chơi trong hiệp 1, với những pha đánh biên có nét, khai thác tuyến hai cũng hiệu quả. Tuy nhiên sang hiệp 2, khi Campuchia không còn thu mình phòng ngự mà dồn lên gây áp lực, chính chủ nhà lại luống cuống. Trong khi Campuchia của HLV Koji Gyotoku có những pha đan bóng nhuần nhuyễn, sắc sảo, đặc biệt từ thời điểm chân sút nhập tịch Coulibaly vào sân, đội tuyển Việt Nam lại phối hợp rời rạc. Những tình huống đáng chú ý nhất đến từ phản công, hơn là dàn xếp tấn công bài bản, có chủ đích. Vắng Xuân Son, đội tuyển Việt Nam thiếu một mũi nhọn biết chắt chiu về cơ hội và dám xông pha về phía trước. Vắng Xuân Son, ông Kim cũng khuyết một cầu thủ với đôi vai vạm vỡ, có thể khiến hậu vệ đối thủ chùn chân. Nếu đá như trận này, thắng Lào cũng không phải chuyện đơn giản. Những trận giao hữu không đưa ra kết luận, nhưng thường có tính cảnh báo. Ví dụ, chẳng ai nói Thái Lan yếu, khi thầy trò HLV Masatada Ishii bị Lào cầm hòa ở trận giao hữu tháng 11.2024. Dù vậy, những thiếu sót của người Thái như khả năng tận dụng cơ hội hay kỷ luật phòng ngự sau cùng đã bị đối thủ khai thác triệt để ở AFF Cup 2024.HLV Kim Sang-sik đã nhìn thấy những "tín hiệu" đó. Ông nhiều lần bày tỏ sự tức giận xen lẫn lo lắng khi nhìn học trò xử lý bóng. Vài điều không tròn trịa ở AFF Cup, chẳng thể giải quyết trong một sớm một chiều.Việc sử dụng đội hình mạnh nhất trước Campuchia dường như cũng là ý đồ của HLV Kim Sang-sik. Ông muốn nhìn thấu rằng sau chức vô địch, dàn trụ cột đội tuyển Việt Nam sẽ chơi thế nào, còn khát vọng và mong muốn thay đổi không.Một trận đấu không nói lên nhiều điều, song khi đội tuyển Việt Nam vẽ lại bức tranh cũ, với những thiếu sót cũ, sự thay đổi có thể đến từ đâu? Từ cầu thủ là chắc chắn, bởi yêu cầu của ông Kim sẽ ngày càng cao, đòi hỏi các trụ cột phải nỗ lực bắt kịp. Những ai không đáp ứng sẽ bị gạt ra bên lề.Tuy nhiên, thầy Kim có lẽ cũng cần tính lại lực lượng. Con người trong tay ông lúc này chỉ có vậy. Bộ khung trụ cột chưa ổn định, các nhân tố dự bị thì "sáng tối" thất thường. Chọn cách đá nào phù hợp với con người hiện có là bài toán nan giải, mà đội tuyển Việt Nam chỉ còn vài ngày để tìm đáp án.
Từ quan hệ Mỹ - Trung đến chiến tranh biên giới phía bắc Việt Nam 1979: Washington và sự chuyển hướng sang Bắc Kinh
Tập đoàn Anabuki là một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu của Nhật Bản, bao gồm 40 công ty thành viên hoạt động trong và ngoài nước. Anabuki được thành lập vào năm 1964 và hiện đang cung cấp các dịch vụ bất động sản toàn diện tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Myanmar, Đài Loan, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam.
"Năm đầu tiên tôi xin chữ chỉ cho mình. Tôi thường xin chữ "nhẫn, phát tài, phát lộc, công danh" mong sao năm mới làm ăn khấm khá hơn. Sau đó tôi có con thì những năm gần đây lại xin chữ "bình an" để mong sao cuộc sống gia đình luôn có nhiều niềm vui và hạnh phúc", Phụng chia sẻ.
Arsenal đánh bại Bournemouth, chờ Man City sẩy chân trong cuộc đua song mã
Chiều 20.3 tại họp thường kỳ Bộ Ngoại giao, báo chí cho biết, ngày 18.3, tại cuộc gặp gỡ báo chí nhân dịp đoàn doanh nghiệp cấp cao Mỹ đến thăm và làm việc tại Việt Nam, đại diện Tập đoàn Meta cho biết, trong khi hơn 90% chương trình viện trợ của USAID (Mỹ) trên thế giới bị cắt bỏ, chương trình hợp tác giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam với sự hợp tác của Chính phủ Mỹ sẽ vẫn được tiếp tục.Bình luận về thông tin này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh được coi là nền tảng trong quan hệ giữa Việt Nam và Mỹ, hợp tác này góp phần quan trọng vào quá trình hòa giải, hàn gắn và xây dựng lòng tin giữa hai nước, mở ra những cơ hội hợp tác mới trong những lĩnh vực quan trọng khác."Chúng tôi được biết là nhiều dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực này đang tiếp tục được triển khai hoặc khởi động lại, trong đó có dự án rà phá bom mìn, vật liệu nổ còn sót lại sau chiến tranh và tẩy độc sân bay Biên Hòa", bà Hằng khẳng định.Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc tiếp tục triển khai thực chất, hiệu quả các dự án này sẽ đóng góp thiết thực vào việc tăng cường quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.Cũng tại họp báo, báo chí đặt câu hỏi cho biết, ngày 2.4 tới, Mỹ sẽ áp dụng thuế quan tương hỗ đối với các đối tác thương mại, Việt Nam đã tích cực đàm phán với phía Mỹ về thuế quan, liệu Việt Nam có tin tưởng tránh được các áp dụng thuế quan của Mỹ hay không, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết, lập trường của Việt Nam về chính sách thuế mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã được nêu rõ ngày 13.2."Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình hợp tác và phát triển bền vững Việt - Mỹ thì Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương", bà Hằng nhấn mạnh.Thời gian tới, Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Mỹ để chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu biết, tháo gỡ các vướng mắc, tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định bền vững, đáp ứng lợi ích của hai bên.