Phải làm gì khi chuyển tiền nhầm mà người nhận không trả lại?
Tối 22.6, tại nhà thi đấu Cầu Giấy (Hà Nội) diễn ra lượt trận thứ 13 của VBA 2023 giữa CLB Saigon Heat với CLB Nha Trang Dolphins với kết quả không bất ngờ khi đội đương kim vô địch giành chiến thắng với điểm số 85-79.Mắc bệnh lạ, vòng 1 của người phụ nữ phát triển liên tục
Tổ chức Times Higher Education (THE) đặt trụ sở tại Anh ngày 22.1 công bố bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới theo nhóm ngành đào tạo năm 2025. Lần đầu tiên, có 9 trường ĐH Việt Nam góp mặt và được xếp hạng ở 8/11 nhóm ngành là: kinh doanh và kinh tế, khoa học máy tính, khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học giáo dục, kỹ thuật, y tế và sức khỏe.Trong số này, 3 đại diện lần đầu được xếp hạng là ĐH Kinh tế TP.HCM, Trường ĐH Mở TP.HCM và Trường ĐH Y Hà Nội. Đây cũng là 3 trường mới góp mặt vào bảng xếp hạng ĐH tốt nhất thế giới năm 2025 do THE công bố vào năm 2024. Còn lại, 6 gương mặt cũ là ĐH Duy Tân, Quốc gia Hà Nội, Bách khoa Hà Nội, Quốc gia TP.HCM, Huế và Trường ĐH Tôn Đức Thắng.Hiện, chưa có đại diện nào của Việt Nam lọt vào tốp thế giới ở 3 lĩnh vực là nghệ thuật và nhân văn, luật, tâm lý. Với các nhóm ngành đào tạo còn lại, thứ hạng của các trường không thay đổi nhiều so với năm trước, song tín hiệu tốt là các ĐH vẫn giữ thứ hạng ổn định trong bối cảnh tổng số đơn vị tham gia xếp hạng tăng lên. Năm nay cũng không có đại diện nào lọt vào tốp 300 trường có nhóm ngành đào tạo ĐH tốt nhất thế giới.Chi tiết hơn, với lĩnh vực kinh doanh và kinh tế, ĐH Kinh tế TP.HCM dẫn đầu Việt Nam ở vị trí 301-400, cách biệt khá xa với các trường còn lại vốn chỉ nằm ở nhóm 601-800 và 801+. Còn ở ngành khoa học máy tính, Trường ĐH Tôn Đức Thắng đứng nhất với thứ hạng 401-500, chênh lệch nhỏ với vị trí số 2 là ĐH Duy Tân (nhóm 501-600).Ở nhóm ngành kỹ thuật, ĐH Duy Tân và Trường ĐH Tôn Đức Thắng đều đạt thứ hạng cao nhất Việt Nam, cùng thuộc vị trí 301-400. Điều này diễn ra tương tự ở lĩnh vực khoa học sự sống (hai trường cùng đạt thứ hạng 401-500) và khoa học tự nhiên (301-400). Còn ở nhóm ngành y tế và sức khỏe, ĐH Duy Tân được xếp số 1 Việt Nam ở thứ hạng 401-500. Tương tự, ĐH này cũng dẫn đầu lĩnh vực khoa học xã hội (401-500).Riêng ở lĩnh vực khoa học giáo dục Việt Nam chỉ có một đại diện là ĐH Quốc gia Hà Nội, thuộc nhóm 401-500. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp trường đạt được thành tích này sau nhiều năm liền không có đơn vị nào từ Việt Nam góp mặt.THE thông tin phương pháp xếp hạng các nhóm ngành đào tạo vẫn dựa trên 18 tiêu chí, chia thành 5 nhóm là môi trường nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, chất lượng nghiên cứu, giảng dạy và triển vọng quốc tế, tương tự cách xếp hạng các ĐH tốt nhất thế giới. Tuy vậy, để đảm bảo công bằng, trong mỗi nhóm ngành, tổ chức này sẽ điều chỉnh trọng số của một số tiêu chí chứ không áp dụng một tỷ lệ chung cho tất cả.THE ví dụ đối với nhóm ngành nghệ thuật và nhân văn, nơi công trình nghiên cứu không chỉ giới hạn ở các tạp chí khoa học, thì tiêu chí về trích dẫn bài báo sẽ bị giảm trọng số. Trong khi đó, nhóm ngành kỹ thuật lại chú trọng hơn vào năng suất nghiên cứu, hợp tác với doanh nghiệp, thế nên trọng số của các tiêu chí này sẽ tăng. Tóm lại, cách xếp hạng mỗi nhóm ngành sẽ tùy thuộc vào đặc thù tương ứng.Dữ liệu xếp hạng các nhóm ngành đào tạo tốt nhất thế giới được tổng hợp dựa trên 157 triệu trích dẫn khoa học, 18 triệu ấn phẩm nghiên cứu và phần phản hồi khảo sát từ hơn 93 nghìn học giả trên toàn cầu, THE nói thêm.THE là một trong những tổ chức xếp hạng ĐH có uy tín, nhiều năm kinh nghiệm và sức ảnh hưởng lớn nhất thế giới bên cạnh bảng xếp hạng của QS (Anh) và ShanghaiRanking Consultancy (Trung Quốc). THE xếp hạng các ĐH từ năm 2004 cùng QS, một năm sau khi thế giới lần đầu có bảng xếp hạng ĐH toàn cầu do ĐH Giao thông Thượng Hải (sau này là Shanghai Ranking Consultancy) công bố.
Asus mở bán laptop Zenbook 14 OLED trang bị chip AI
Mua xe cũ phân khúc cao và mua xe mới phân khúc thấp luôn là câu chuyện được người tiêu dùng phân vân khi có ý định mua ô tô. Với tầm giá khoảng 750 triệu đồng để mua xe gầm cao, VinFast Lux SA2.0 và Mitsubishi Xforce đều là hai lựa chọn đáng đặt lên bàn cân so sánh.Tham khảo thị trường xe cũ trong tầm giá 750 triệu đồng, người dùng có thể mua được VinFast Lux SA2.0 bản Premium, sản xuất năm 2019 - 2020. Trong khi đó, tầm giá tiền trên chỉ đủ để hoàn tất thủ tục, chi phí lăn bánh cho mẫu Mitsubishi Xforce phiên bản Premium.Trong bài viết này, Thanh Niên sẽ so sánh tổng quan cả hai mẫu xe cùng các ưu, nhược điểm để độc giả có cái nhìn đa chiều.Xét về mặt định vị phân khúc, VinFast Lux SA2.0 thuộc phân khúc SUV cỡ E nên sẽ có kích thước lớn hơn tương đối nhiều so với Mitsubishi Xforce thuộc phân khúc SUV cỡ B.Chi tiết hơn, Lux SA2.0 dài hơn Xforce 550 mm, rộng hơn 150 mm, cao hơn 113 mm và chiều dài cơ sở cũng lớn hơn 283 mm. Do đó, khi đặt cạnh nhau, VinFast Lux SA2.0 bệ vệ và lớn hơn Mitsubishi Xforce tương đối nhiều. Dù vậy, khoảng sáng gầm của mẫu xe Nhật cao hơn mẫu xe Việt Nam 27 mm, kết hợp cùng chiều dài cơ sở ngắn nên vượt qua các đoạn đường ghồ ghề tự tin hơn.Kích thước lớn của VinFast Lux SA2.0 là ưu điểm giúp người ngồi trong xe thoải mái hơn, nhất là trong những chuyến đi dài nhưng cũng là nhược điểm khi đi trong phố khá cồng kềnh. Ngược lại, kích thước nhỏ giúp Mitsubishi Xforce linh hoạt hơn ở những khu vực đông đúc, chật hẹp.Về thiết kế tổng thể, cả hai mẫu xe đều mang hai phong cách thiết kế khác nhau. Mitsubishi Xforce với phong cách Dynamic Shield ấn tượng, có nhiều điểm nhấn nổi bật ở phần ngoại hình. Trong khi đó, VinFast Lux SA2.0 theo phong cách sang trọng, cân đối, phù hợp với nhiều khách hàng.Xét ở trang bị ngoại thất, cả hai mẫu xe này đều có trang bị đèn pha và đèn hậu LED, cảm biến đèn tự động bật/tắt và cảm biến gạt mưa tự động. Tuy nhiên, Lux SA2.0 bản Premium trang bị thêm cốp chỉnh điện và kích thước mâm 20 inch, lớn hơn so với mâm 18 inch của Xforce Premium.Kích thước mâm, lốp lớn hơn cũng đồng nghĩa với chi phí thay thế trên Lux SA2.0 Premium cao hơn so với Xforce Premium.Về trang bị tiện nghi, mẫu xe Việt Nam chiếm ưu thế với nội thất bọc da Nappa, hàng ghế trước chỉnh điện 12 hướng, hệ thống giải trí gồm 13 loa, 4 kính cửa sổ một chạm,... Trong khi đó, Xforce Premium có màn hình trung tâm lớn hơn, kích thước 12,3 inch, bảng đồng hồ kỹ thuật số, hàng ghế sau ngã 8 nấc,...Nhờ kích thước lớn hơn tương đối, không gian bên trong của VinFast Lux SA2.0 cũng rộng rãi hơn đáng kể so với Mitsubishi Xforce. Ngoài ra, ưu điểm của mẫu xe Việt Nam là được trang bị 7 chỗ ngồi (ghế 5+2) so với 5 chỗ ngồi trên mẫu xe Nhật. Tuy nhiên, hai chỗ ngồi ở hàng ghế thứ 3 trên Lux SA2.0 khá nhỏ và chật, chỉ phù hợp với trẻ em.Về khả năng vận hành, VinFast Lux SA2.0 Premium vượt trội hơn với động cơ tăng áp, có công suất và mô-men xoắn cao hơn Xforce lần lượt 123 mã lực và 209 Nm. Ngoài ra, mẫu xe Việt Nam còn mang lại cảm giác lái thể thao hơn khi sử dụng hộp số tự động 8 cấp, hệ dẫn động bốn bánh toàn thời gian,... Đánh đổi, mức tiêu hao nhiên liệu của Lux SA2.0 Premium sẽ cao hơn so với Mitsubishi Xforce.Không nổi bật ở khả năng vận hành nhưng Mitsubishi Xforce Premium được trang bị 4 chế độ lái, được tinh chỉnh để phản hồi cùng hệ thống hỗ trợ vào cua Active Yaw Control (AYC), giúp tăng độ bám đường trên từng loại địa hình khác nhau. Ngoài ra, mẫu xe đến từ Nhật Bản còn có tay lái trợ lực điện, giúp đánh lái nhẹ nhàng hơn so với trợ lực dầu, điều khiển điện trên Lux SA2.0.Về khía cạnh trang bị an toàn, cả VinFast Lux SA2.0 Premium và Mitsubishi Xforce Premium đều không có các công nghệ an toàn chủ động, hỗ trợ người lái.Xforce Premium chỉ có các trang bị an toàn cơ bản như, hệ thống phanh ABS, cân bằng điện tử, kiểm soát lực kéo, hỗ trợ khởi hành ngang dốc, hỗ trợ vào cua,... phiên bản này không có camera 360 độ, cảm biến đỗ xe trước như trên Lux SA2.0 Premium. Muốn có công nghệ an toàn chủ động, hỗ trợ người lái, người dùng phải mua Mitsubishi Xforce bản Ultimate.VinFast Lux SA2.0 Premium vượt trội hơn ở kích thước, không gian nội thất, động cơ mạnh mẽ và phù hợp cho gia đình từ 5 - 7 người. Đánh đổi, mẫu xe này đã bị khai tử, dù được hãng cam kết bảo hành 10 năm nhưng nhiều người vẫn e ngại trong việc bảo dưỡng, thay thế phụ tùng về sau. Ngoài ra, mẫu xe này hiện chỉ có trên thị trường xe cũ, buộc người mua phải có kiến thức và kinh nghiệm để tránh mua xe tai nạn, ngập nước.Trong khi đó, Mitsubishi Xforce có kích thước nhỏ gọn, phù hợp với gia đình có từ 3 - 5 thành viên và thường xuyên di chuyển ở nội thành. Dù động cơ trên Xforce Premium không mạnh như trên Lux SA2.0 Premium nhưng vẫn đáp ứng vừa đủ nhu cầu sử dụng hàng ngày. Hơn nữa, việc mua xe mới sẽ khiến người dùng đỡ lo lắng trong quá trình lựa chọn so với xe cũ.Nhìn chung, cả hai mẫu xe trên đều đáng cân nhắc, lựa chọn trong tầm giá 750 triệu đồng nhưng quyết định chọn xe nào sẽ phụ thuộc phần lớn vào nhu cầu sử dụng của mỗi người.
Ở Đông Nam bộ, giá sầu riêng Ri6 loại 1 được thu mua ở mức 68.000 - 70.000 đồng/kg, sầu riêng Thái đẹp ở mức 110.000 - 113.000 đồng/kg; trong khi đó sầu riêng Thái xô 85.000 - 90.000 đồng/kg.
Xe Hàn gầm cao cỡ nhỏ dưới 750 triệu: Chọn Hyundai Creta hay Kia Seltos?
Khi không khí xuân rộn ràng khắp nơi, nhiều người đã tạm gác công việc để trở về bên gia đình, thì tại công trường cầu vượt QL 61 thuộc nút giao IC4 cao tốc Cần Thơ - Cà Mau (H.Phụng Hiệp, Hậu Giang), không khí làm việc vẫn tất bật, khẩn trương.Giữa trưa nắng gắt, tiếng máy móc thi công vang rền, những bóng dáng công nhân, kỹ sư cần mẫn lao động không ngơi nghỉ. Bữa cơm giờ giải lao ai cũng ăn vội, nhanh chóng trở lại công việc, gác lại nỗi nhớ nhà để tập trung toàn lực đưa công trình cao tốc Bắc – Nam về đích trước ngày 31.12.2025.Công trường cầu vượt QL 61 hiện đã đạt 80% khối lượng hợp đồng, nhưng với quyết tâm đẩy nhanh tiến độ, đội ngũ thi công vẫn duy trì làm việc đến hết ngày 29 tết.Đội thi công có khoảng 10 người, nỗ lực làm việc trên tinh thần vượt nắng, thắng mưa để lao lắp dầm cầu, gia công cốt thép, lắp đặt khe co giãn, làm dầm ngang. Đối với các công nhân, kỹ sư nơi đây, cao tốc Bắc - Nam, đặc biệt là đoạn Cần Thơ - Cà Mau, không chỉ là một dự án giao thông trọng điểm mà còn mang ý nghĩa lớn lao với miền Tây Nam bộ. Người dân ai cũng mong mỏi công trình sớm hoàn thành, nên đội ngũ thi công rất ý thức về trách nhiệm của mình, đồng lòng vượt qua mọi khó khăn.Theo BQL Dự án Mỹ Thuận – đơn vị chủ đầu tư cao tốc Cần Thơ - Cà Mau – tính đến ngày 24.1, dự án đã đạt 58% sản lượng thi công. Để đáp ứng tiến độ, các nhà thầu đang tổ chức thi công xuyên Tết, dù gặp một số khó khăn khi các mỏ vật liệu, đơn vị vận chuyển và nhà cung cấp tạm ngưng hoạt động trong 3 ngày tết (29, mùng 1, mùng 2 âm lịch).Tính chung trên cả hai dự án thành phần của cao tốc, hiện có 234 mũi thi công với 2.881 nhân sự và 926 thiết bị máy móc hoạt động ngày đêm.Với tinh thần trách nhiệm cao và sự phối hợp chặt chẽ, các công nhân, kỹ sư trên công trường cao tốc Cần Thơ - Cà Mau không chỉ làm việc mà còn gửi gắm niềm hy vọng về một mùa xuân ý nghĩa, khi những cây cầu, con đường mới sẽ sớm nối liền miền Tây với cả nước.