Những tấm lòng vàng 4.5.2023
Thông tin một đội bóng Ả Rập Xê Út hỏi mua chân sút Nguyễn Xuân Son với giá 3 triệu USD (khoảng 70 tỉ đồng) gây xôn xao dư luận. Không chỉ bởi cách CLB Nam Định và Xuân Son từ chối lời mời kếch xù ấy, mà còn nằm ở chỗ đây là lần hiếm hoi một cầu thủ VN (tính cả cầu thủ bản địa và nhập tịch) được đội bóng nước ngoài hỏi mua.Bóng đá VN từng có nhiều trường hợp xuất ngoại, tuy nhiên phần lớn đi theo con đường cho mượn (Xuân Trường, Tuấn Anh, Công Phượng, Văn Hậu), hoặc miễn phí (tức là sang đội bóng mới khi đã hết hợp đồng với đội bóng chủ quản như Quang Hải, Công Phượng). Cầu thủ hiếm hoi được một đội bóng nước ngoài bỏ tiền mua hợp đồng là trường hợp của Văn Lâm. Tháng 1.2019, đại diện Thái Lan bỏ ra 500.000 USD (khoảng 12 tỉ đồng) để mua lại 1 năm hợp đồng của Văn Lâm với CLB Hải Phòng, nhờ vậy chiêu mộ thành công thủ môn sinh năm 1993. Như vậy có thể hiểu mức phí chuyển nhượng của Văn Lâm là 500.000 USD.Chuyện một đội bóng phải trả tiền cho đội khác để sở hữu cầu thủ là chuyện thường tình trên thế giới, ở những nền bóng đá phát triển. Dù vậy, bóng đá VN không vận hành theo cách này. Thông thường một CLB sẽ đợi cầu thủ mà họ muốn sở hữu hết hạn hợp đồng với CLB chủ quản. Sau đó, họ ký hợp đồng theo dạng miễn phí, rồi trả cho cầu thủ một khoản tiền gọi là mức phí hợp đồng (trước đây gọi là tiền lót tay). Mức phí hợp đồng này hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ cơ sở định giá nào, mà dựa trên ý muốn của đội bóng muốn sở hữu và cá nhân cầu thủ. Bởi vậy, V-League từng chứng kiến những cầu thủ nhận tới chục tỉ đồng lót tay (có thể từ vài trăm nghìn đến cả triệu USD). Đội mua trực tiếp trả tiền cho cầu thủ, còn đội bán không nhận được tiền chuyển nhượng.V-League cũng từng chứng kiến những thương vụ đội mua trả tiền cho đội bán, như CLB Thanh Hóa từng bỏ tiền cho HAGL để chiêu mộ Lê Phạm Thành Long. Song đây là ngoại lệ hiếm hoi. Bóng đá VN không hoạt động theo quy luật mua bán bình thường. Điều đó khiến định giá cầu thủ VN trở nên khó khăn, bởi rất ít CLB thực sự trả tiền cho đối tác để mua cầu thủ.Theo định giá của Transfermarkt, Xuân Son là cầu thủ VN được định giá cao nhất V-League với 700.000 euro (18 tỉ đồng); đứng thứ hai là Nguyễn Filip với 500.000 euro (13 tỉ đồng); thứ ba là Tuấn Hải với 400.000 euro (10,5 tỉ đồng); xếp sau có Việt Anh, Quang Hải và Tiến Linh cùng có giá 350.000 euro (9,1 tỉ đồng).Dù vậy, như đã phân tích ở trên, đây hoàn toàn là định giá trên giấy tờ. Khi chuyển nhượng, VN còn hoạt động theo cách đặc thù và không có hoạt động mua bán thực sự tồn tại giữa hai đội bóng, giá trị cầu thủ sẽ mãi là ảo. Bởi không ai có thể biết cần chi bao nhiêu tiền để thuyết phục CLB Hà Nội bán Tuấn Hải, hay để mua Quang Hải từ CLB Công an Hà Nội. Đây là trở ngại lớn, khiến các đội bóng nước ngoài dè dặt khi tiếp cận cầu thủ VN. Phần lớn chọn cách chờ đợi cầu thủ VN mãn hạn hợp đồng rồi mới đặt vấn đề tuyển mộ, như trường hợp Pau FC chiêu mộ Quang Hải.Tuy nhiên, cái hại lớn hơn nằm ở chỗ: các CLB không thể kiếm tiền nhờ hoạt động chuyển nhượng, trong khi đây là nguồn thu quan trọng với các đội bóng ở những nền bóng đá phát triển. Ví dụ, CLB Hà Nội đào tạo nhiều cầu thủ giỏi, nhưng sẽ thu lại bao nhiêu tiền từ việc bán nhân tài? Đây cũng là nguyên nhân mà phần lớn (nếu không muốn nói là tất cả) các đội VN lâu nay sống nhờ "bầu sữa" doanh nghiệp hoặc ngân sách tỉnh. Còn tiền thu lại từ bản quyền truyền hình, chuyển nhượng… chỉ là muối bỏ biển. Do đó, hầu hết các đội không có tiền để tái đầu tư cho đào tạo trẻ, sân bãi, cơ sở vật chất.Mối quan hệ "xin - cho" một chiều khiến sự tồn tại của bóng đá VN xưa nay chỉ phụ thuộc vào túi tiền và cảm hứng của các ông bầu. Doanh nghiệp buông thì trả về tỉnh, còn tỉnh không nhận thì giải thể. Bao nhiêu đội bóng đã đến rồi đi chớp nhoáng, chỉ vì doanh nghiệp hết tiền hoặc chán bóng đá. Nền bóng đá như vậy có đủ vững để đội tuyển VN tiến xa?Nam Đế Games và Vietales hợp tác phát triển game lịch sử Việt
Hướng đến mục tiêu trở thành đơn vị luyện thi IELTS số 1 Việt Nam về chất lượng đầu ra, IELTS Arena không ngừng đổi mới, đem đến phương pháp giảng dạy thực chiến hiệu quả giúp học viên vừa đạt được band IELTS cao, vừa sử dụng tiếng Anh thành thạo trong mọi tình huống.Để hiện thực hóa sứ mệnh, tầm nhìn ấy, IELTS Arena xây dựng năm giá trị cốt lõi làm nền tảng, đồng hành cùng thế hệ trẻ Việt Nam vươn ra thế giới với tri thức vững vàng và tâm thế tự tin.IELTS Arena mang đến môi trường học tập tiên tiến, chất lượng cao, là nơi học viên được dẫn dắt bởi đội ngũ giảng viên tận tâm, phương pháp học IELTS thực chiến giúp học viên chinh phục được mục tiêu IELTS trong thời gian ngắn.
18 đơn vị tranh tài tại hội thao truyền thống Trường ĐH Cần Thơ năm 2024
Ngày 7.1, Công an H.Châu Thành (Tây Ninh) cho biết đang tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Tiến (35 tuổi, ngụ xã Bà Điểm, H.Hóc Môn, TP.HCM) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cụ thể, Tiến đã dùng vé số giả để đi lừa đảo.Trước đó, vào khoảng 11 giờ 30 phút, ngày 1.1, Nguyễn Văn Tiến, điều khiển xe mô tô mang theo 70 tờ vé số giả mở thưởng ngày 31.12, mỗi tờ vé số giả đều trúng giải 6 (với 4 số trúng) số tiền thưởng tương đương 400 ngàn đồng/tờ mang đi lừa những người bán vé số dạo đổi lấy tiền tiêu xài.Đến khoảng 13 giờ cùng ngày, Tiến đi đến ấp Bình Long, xã Thái Bình, H.Châu Thành thì gặp chị Bùi Thị Thùy Trang (37 tuổi, ngụ xã Thái Bình, H.Châu Thành, Tây Ninh) đang đi bán vé số, Tiến lấy 3 tờ vé số trúng thưởng giả lừa chị Trang đổi lấy số tiền là 1,2 triệu đồng. Sau khi đổi xong, Tiến mua lại của chị Trang 30 tờ vé số thật. Sau đó, Tiến điều khiển xe mô tô đi đến khu vực ấp Bình Hòa, xã Thái Bình, H.Châu Thành thì gặp cháu Cao Diễm Thùy (15 tuổi, tạm trú ấp Bình Long, xã Thái Bình, H.Châu Thành) đang bán vé số. Tại đây, Tiến đưa ra 2 tờ vé số giả, yêu cầu cháu Thuỳ đổi lấy tiền là 800 ngàn đồng. Do không có nhiều tiền, nên cháu Thùy trả cho Tiến số tiền 140 ngàn đồng, số tiền còn lại Tiến quy đổi thành 30 tờ vé số thật của cháu Thùy.Khi Tiến đang chờ lấy vé số thì bị lực lượng công an phối hợp cùng người dân bắt giữ.
Ngày 19.3, thông tin từ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình cho biết vừa phối hợp các đơn vị liên quan xử lý một quả bom lớn được phát hiện trong quá trình thi công cầu tại xã Kim Thủy (H.Lệ Thủy, Quảng Bình).Trước đó, ngày 17.3, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình nhận thông tin một công nhân lái máy xúc trong quá trình thi công cầu dân sinh nối bản Chuôn với bản Cồn Cùng (xã Kim Thủy) đã phát hiện một quả bom lớn. Các công nhân thi công tại công trình lập tức dừng làm việc để đảm bảo an toàn.Sau đó, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Bình phối hợp Đội xử lý bom mìn lưu động của MAG có mặt tại hiện trường, xác định đây là bom MK81, nặng 118 kg. Quả bom sau đó đã được đưa về trạng thái an toàn và vận chuyển về kho chờ hủy nổ tập trung.Trước đó, sáng 12.3, người dân tại thôn Bãi Dinh (xã Dân Hóa, H.Minh Hóa, Quảng Bình) cũng phát hiện đuôi của một quả bom lớn lộ ra ở khu vực suối cách nhà dân chỉ hơn 200 m. Đội xử lý bom mìn PeaceTrees Vietnam xác định đó là quả bom MK81 nặng 113 kg. Do quả bom cắm sâu vào lòng đất cùng địa hình hiểm trở, sau hơn 4 giờ, lực lượng chức năng mới vận chuyển quả bom về kho vật liệu để tiếp tục xử lý.Tại Quảng Trị, vào ngày 11.3, khi đang đào móng làm nhà tại thôn Long Quý (xã Tân Long, H.Hướng Hóa), thợ xây đã phát hiện một vật thể lớn nghi là bom nằm cách khu vực dân cư đông đúc khoảng 100 m. Đội xử lý bom mìn PeaceTrees Vietnam cũng đã vào cuộc, xác định đây là bom MK81, nặng 113 kg. Quả bom sau đó đã được xử lý an toàn và đưa về kho vật liệu nổ để chờ hủy nổ.
Độc đáo bí sợi mì
Chiều 12.1, bác sĩ Nguyễn Thanh Tiên, Trưởng khoa Tai Mũi Họng (Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam), cho biết các bác sĩ vừa phẫu thuật nội soi gắp thành công dị vật là chiếc răng giả trong thực quản của bệnh nhân N.V.T (51 tuổi, ở xã Bình Nam, H.Thăng Bình, Quảng Nam).Hiện sức khỏe bệnh nhân T. đã ổn định, đang được điều trị tại Khoa Tai Mũi Họng.Trước đó, vào lúc 13 giờ 5 phút cùng ngày, Khoa Tai Mũi Họng tiếp nhận bệnh nhân N.V.T được người nhà đưa vào cấp cứu trong tình trạng nuốt đau, nuốt vướng, đau ngực, khó thở, không ăn uống được.Người nhà cho biết trong lúc ăn, ông T. vô tình nuốt luôn răng giả.Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cấp cứu, các bác sĩ nhận định có dị vật đoạn C3-C5 dài 5 cm, ngang 3 cm, có móc thép.Sau đó, bệnh nhân được đưa vào Khoa Gây mê - Hồi sức. Tại đây, bác sĩ Tiên cùng ê kíp đã phẫu thuật nội soi ống cứng, lấy thành công dị vật (chiếc răng giả kích thước 3x5 cm) ra ngoài. Ca nội soi kéo dài khoảng 40 phút.Do cấu tạo của răng giả có nhiều mấu nên bám chặt vào thực quản, khiến quá trình nội soi gặp nhiều khó khăn so với các dị vật thông thường khác.Sau khi được can thiệp, bệnh nhân T. đã ăn uống bình thường, không còn tình trạng nuốt đau.Bác sĩ Tiên khuyến cáo, người dân nên thận trọng khi ăn uống để tránh trường hợp hóc dị vật gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và có thể đe dọa đến tính mạng. Trong trường hợp nếu không may nuốt các dị vật, cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời, không nên áp dụng các "mẹo" dân gian như uống nước, nuốt cơm hoặc cố móc họng để dị vật trôi xuống dưới sẽ gây ra khó khăn hơn trong việc điều trị.Cũng theo bác sĩ Tiên, thời gian qua, Khoa Tai Mũi Họng đã kịp thời phẫu thuật, cứu chữa thành công nhiều trường hợp bị hóc dị vật được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu.