Trao tiền bạn đọc hỗ trợ các hoàn cảnh thương tâm
Bệnh tim được xem là nghiêm trọng vì là một trong những nguyên nhân gây tử vong nhiều nhất thế giới. Một số bệnh tim có tính chất di truyền như bệnh cơ tim phì đại, cơ tim giãn, cơ tim thất phải gây loạn nhịp hoặc tăng cholesterol máu có tính gia đình, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).Những người tiền sử gia đình có người mắc bệnh tim cần tránh những thói quen sau:Thỉnh thoảng thưởng thức các món tráng miệng sau bữa ăn là điều bình thường nhưng không nên duy trì thành thói quen. Các chuyên gia cho biết ăn thêm đồ ngọt sau bữa ăn sẽ khiến đường huyết tăng cao đột ngột, gây dư thừa calo, cuối cùng dẫn đến tăng cân và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Những tình trạng này qua thời gian sẽ dẫn đến đau tim.Những người tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần hết sức cẩn thận không chỉ với chế độ ăn và còn cả thời điểm ăn. Ăn quá muộn vào ban đêm không chỉ dễ gây rối loạn tiêu hóa mà còn làm tăng nồng độ chất béo trung tính trong máu, từ đó dễ dẫn đến đau tim.Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, mọi người nên ăn bữa tối vào khoảng 19 giờ hằng ngày. Bữa tối cần tránh các món nhiều đường, dầu mỡ và muối, đồng thời ưu tiên ăn rau củ, trái cây.Ngồi nhiều có thể gây ra các vấn đề tim mạch bằng cách làm chậm lưu thông máu, làm chất béo tích tụ trong thành động mạch, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, cuối cùng dẫn đến các bệnh tim mạch, trong đó có đau tim.Các chuyên gia sức khỏe cho biết khi chúng ta ngồi, cơ bắp sẽ không chủ động bơm máu về tim. Điều này qua thời gian sẽ làm tăng huyết áp và dễ gây kháng insulin. Cả hai yếu tố này đều dẫn đến các vấn đề tim mạch.Một thói quen nữa mà những người có tiền sử gia đình mắc bệnh tim cần tránh là thức khuya. Thức khuya sẽ làm tăng hoóc môn căng thẳng, làm gián đoạn giấc ngủ và gây thêm áp lực cho tim, theo Healthline.'Cuộc chiến vương quyền' thời Siliconomy
Trong khi đó, sân bóng 11 người nằm trong khuôn viên Trường ĐH TDTT Đà Nẵng và Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia 3 Đà Nẵng được bảo quản và chăm sóc rất đẹp. Ông Phạm Hoàng Tùng, Phó giám đốc phụ trách trung tâm, đưa chúng tôi tham quan một vòng và khẳng định: “Chúng tôi rất vui khi phối hợp đăng cai giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam vòng loại bảng B tại Đà Nẵng. Chúng tôi sẽ hỗ trợ hết mình sân bãi và những điều kiện tổ chức tốt nhất. Sân bóng của chúng tôi đã sẵn sàng cho ngày hội lớn của bóng đá sinh viên khu vực Huế - Đà Nẵng”. Còn thầy Phạm Hùng Mạnh, Phó trưởng khoa Sư phạm Trường ĐH Tây Nguyên, cho biết: “Sân bóng của trường vừa qua đã giúp cho giải bóng đá 7 người của Vietfootball tổ chức tại đây rất an toàn và chất lượng, nên chúng tôi rất vui khi BTC giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam chọn sân của Trường ĐH Tây Nguyên để tổ chức vòng loại bảng C. Do đặc thù khu vực địa lý, các đội từ Phú Yên, Khánh Hòa hay Lâm Đồng phải di chuyển trên dưới 200 km lên thi đấu, nên nếu BTC hỗ trợ được cho các đội thì chắc chắn vòng loại tại đây sẽ rất đông vui và hào hứng”.
Cẩm nang tuyển sinh 2024 của Báo Thanh Niên với diện mạo mới
Nghệ sĩ Hùng Minh sinh năm 1939, được mệnh danh là “vua kép độc” của sân khấu cải lương. Tên tuổi của ông gắn liền với loạt tác phẩm như Bóng tối và ánh sáng, Tiếng trống Mê Linh, Tâm sự Ngọc Hân… Sau này nam nghệ sĩ tham gia đóng phim, trong đó phải kể đến Hồ sơ lửa, Nghiệp sinh tử… Sau danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993, mới đây, nghệ sĩ Hùng Minh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 85. Từng là giọng ca nổi tiếng của sân khấu cải lương, cùng thời với nghệ sĩ Diệp Lang, Hữu Phước song về già, NSND Hùng Minh có cuộc sống giản dị bên vợ và con trai. Ông thuê căn trọ nhỏ với chi phí từ 5 - 6 triệu đồng để sinh sống. Nam nghệ sĩ tâm sự: “Vợ tôi năm nay cũng 67 tuổi rồi, đi làm nhắc tuồng cho bên nghệ sĩ Thành Lộc, nghệ sĩ Hữu Châu. Công việc này không thường xuyên, khi nào người ta cần thì mời. Chúng tôi có con nuôi hỗ trợ tiền nhà. Còn vợ đi làm là để kiếm tiền chợ búa”. Ở tuổi 86, NSND Hùng Minh vẫn minh mẫn, dù việc đi lại khó khăn. Thỉnh thoảng, giọng ca sinh năm 1939 tham gia vai diễn trong truyện cổ tích để kiếm “đồng ra đồng vào” và thỏa niềm đam mê. Vẫn còn làm nghề, đối với NSND Hùng Minh đó là niềm hạnh phúc. Ông bộc bạch: “Cũng nhờ cô bác, khán giả thương và nhớ đến tôi. Chứ bây giờ tôi đâu làm nghề thường xuyên được, vợ tôi cũng không làm được bao nhiêu nhưng cũng nhớ nghề. Người ta mời là vợ tôi đi thôi”. Hiện tại, NSND Hùng Minh bị thoái hóa đầu gối, giãn tĩnh mạch. Ông nói: “Chỉ có 2 bệnh đó mà nó làm cho tôi cảm thấy khó chịu. Nếu tôi đứng lâu thì sưng chân”. Trước đó, “vua kép độc” từng gặp vấn đề sức khỏe, phải nhập viện điều trị. Song ông nghĩ “nhờ Trời Phật thương nên mọi thứ tiến triển khả quan". Nhắc đến mối duyên với nghệ thuật, NSND Hùng Minh kể ông theo nghề từ năm 15 tuổi. Trước đó, giọng ca cải lương từng đi bán kem, bán đồ ăn để có tiền phụ mẹ. Trong một lần, khi được hỏi về việc theo gánh hát, “vua kép độc” quyết định gắn bó. “Tại lúc đó cuộc sống gia đình khó khăn quá, tôi thấy mình không làm được gì hết, để mẹ phải lo áo quần. Tôi nói mẹ để tôi vào cho gánh hát nuôi cơm", ông giải thích. Ban đầu nam nghệ sĩ làm quân sĩ, sau đó học hát rồi mới phát triển nghề.NSND Hùng Minh kể thêm từ năm 17 tuổi, ông đã đóng kép chánh. Với nam nghệ sĩ, gánh hát ngày trước “không phải như bây giờ” vì “bữa nào có cơm ăn là mừng gần chết rồi, yêu nghề lắm mới có thể đi hát, chứ không là nản chết”. "Khi tôi nổi tiếng, mẹ thấy tôi trưởng thành và biết tự lo cho bản thân. Lúc đó tôi cũng chỉ mới 19 tuổi chứ nhiêu. Chắc mẹ mừng nhưng cũng không nói gì", ông tâm sự. Nói thêm về tình yêu dành cho nghệ thuật, NSND Hùng Minh thẳng thắn: “Nghề của tôi không thể nói tiếng giải nghệ được. Còn sức khỏe thì vẫn còn hát. Chỉ đến khi mình đuối quá rồi, không làm việc được thì khi người ta mời, mình từ chối bằng cách nào là tùy ý mình, còn đã chấp nhận rồi thì mình cứ việc đi làm. Bây giờ tôi chủ yếu hoạt động bên phim là nhiều. Tôi được như hiện tại là nghề dạy nghề”.
Ngay sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: “… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm”.Từ đó, câu chuyện “học suốt đời” trở thành câu chuyện của mỗi người, của cộng đồng, và của toàn dân tộc. Tổng Bí thư Tô Lâm đã vạch rõ:“Xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời chỉ thành công khi mỗi công dân ý thức được trách nhiệm của bản thân mình đối với việc tự học tập suốt đời; mỗi cán bộ, đảng viên luôn ý thức rõ học tập suốt đời là nhiệm vụ cách mạng với thái độ nghiêm túc và ý thức tự giác cao”.Vậy muốn học tập suốt đời, phải làm sao? Đầu tiên, và quan trọng nhất, là phải tự học. Để có được ý thức thường trực về việc tự học, thì phải đọc sách. Muốn đọc sách, thì phải xây dựng tủ sách, từ tủ sách gia đình tới tủ sách trong nhà trường, trong cơ quan, trong thôn xã. Lâu nay, nhiều người có điều kiện thường chỉ lo xây dựng nhà cao cửa rộng mà trong nhà không có tủ sách. Bây giờ phải khác đi. Học suốt đời mà không đọc sách thì làm sao học có kết quả cụ thể được. Khi đã có ý thức học suốt đời, đã bắt tay vào xây dựng các tủ sách, thì câu chuyện bấy giờ là phải đọc sách. Về chuyện đọc sách này thì chúng ta phải học người dân phương Tây. Họ đọc sách ở bất cứ đâu có thể đọc sách được. Khi di chuyển trên các phương tiện công cộng, trong túi xách của họ luôn có quyển sách, và họ tranh thủ đọc, không để lãng phí thời gian. Khi mọi người Việt Nam đều có ý thức và tranh thủ đọc sách như vậy, chúng ta sẽ có xã hội đọc sách, xã hội học tập.Nhận ra tầm quan trọng của sách và việc đọc sách, một nhóm anh em chúng tôi đã thành lập Tủ sách Đặng Thùy Trâm, cung cấp sách cho học sinh ở vùng sâu vùng xa, ở những hải đảo cách biệt đất liền, cho các em học sinh có sách hay, sách tốt để đọc. Bây giờ, các trường học đều có thư viện, nhưng để có sách hay, sách tốt khiến cho học sinh thích đọc, hình thành thói quen đọc sách, thì cần sự quan tâm góp sức của toàn xã hội. Tủ sách Đặng Thùy Trâm ra đời từ mục đích ấy, làm sao cho học sinh thích đọc sách, biết quý những kiến thức từ sách, biết lan tỏa tinh thần ham đọc sách tới bạn học và gia đình, phụ huynh.Khi cả xã hội đã hình thành và vận hành nguyên lý “học suốt đời”, thì xã hội ấy là văn minh, con người trong xã hội ấy biết lao động và học tập để ngày càng tiến bộ, ngày càng tích chứa được những kiến thức mới mẻ nhất, bổ ích nhất. Và sẽ biết sống “mình vì mọi người” với trách nhiệm cao nhất. Vì thế, Tổng Bí thư Tô Lâm đã một lần nữa nhấn mạnh về tiến trình học tập suốt đời: “Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giáo dục theo định hướng mở, linh hoạt, liên thông, tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi công dân và thực hiện đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động. Có các giải pháp cụ thể nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, ý nghĩa của học tập suốt đời và sự đóng góp của học tập suốt đời đối với nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của nguồn nhân lực quốc gia”.Khi chúng ta đã nhận thức được sự cấp thiết và lâu dài của việc học tập suốt đời, thì những biện pháp để có một xã hội học tập cũng đã hiện lên rất đầy đủ. Vấn đề bây giờ là phải thực hiện thật tốt.
Việt Nam kéo giá cà phê Brazil tăng mạnh
Trước thời khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới Ất Tỵ 2025, AFC có động thái mới nhắc về bóng đá Việt Nam. Trên trang mạng xã hội chính thức, cơ quan quản lý bóng đá châu Á đăng tải dòng trạng thái đầy ý nghĩa: "Bóng đá Việt 2025 - Thật "cứng" trong năm "rắn", kèm theo hình ảnh có những đội tuyển quốc gia (nam, nữ) và các CLB xuất sắc tại V-League.Chưa hết, AFC còn tặng bóng đá Việt Nam một bài "vè": "Lối chơi chắc chắn - Mạnh mẽ cứng rắn - Diện mạo tươi tắn - Gặp nhiều may mắn".Có thể nói, bóng đá Việt Nam vừa trải qua năm 2024 thành công, với đỉnh cao là chức vô địch giải bóng đá Đông Nam Á (AFF Cup 2024). Vào cuối năm 2024 âm lịch, thầy trò HLV Kim Sang-sik đã mở ra một tương lai đầy hứa hẹn, khiến cho nhiều người hâm mộ bóng đá luôn trông chờ những màn trổ tài của đội tuyển Việt Nam trong năm 2025.Trong năm mới Ất Tỵ, bóng đá Việt Nam sẽ tham dự nhiều đấu trường quan trọng. Trong đó, đội tuyển Việt Nam chinh chiến tại vòng loại Asian Cup 2027. HLV Kim Sang-sik được dự báo sẽ gặp nhiều thử thách hơn trong giai đoạn đầu của giải đấu hàng đầu châu lục, khi lực lượng bị sứt mẻ. Chân sút trụ cột Nguyễn Xuân Son dính chấn thương nặng tại AFF Cup 2024 và chắc chắn sẽ không kịp trở lại để cống hiến cho đội tuyển Việt Nam tại Asian Cup 2027, ít nhất là trong giai đoạn lượt đi của vòng bảng.Một sân chơi rất lớn nhận được sự quan tâm đặc biệt mà bóng đá Việt Nam sẽ góp mặt là Đại hội thể thao Đông Nam Á 2025. U.22 Việt Nam và đội tuyển nữ Việt Nam tranh tài tại SEA Games 33, tổ chức ở Thái Lan. Đội tuyển futsal nữ Việt Nam sẽ ra sân tại vòng chung kết futsal nữ châu Á 2025, giải đấu chắp cánh cho giấc mơ dự World Cup. Đội tuyển U.17 Việt Nam cũng so tài tại vòng chung kết U.17 châu Á 2025.