Phẫn nộ xe khách chạy ngược chiều, ép ô tô con vào ta-luy trên cao tốc
(Điện Biên)Asus giới thiệu laptop OLED ZenBook 14 với CPU Intel Core Ultra
Tờ The Jakarta Post ngày 4.1 dẫn lời Bộ trưởng Điều phối chính trị và An ninh Indonesia Budi Gunawan cho hay các cơ quan thực thi pháp luật đã tịch thu 6.700 tỉ rupiah (10.515 tỉ đồng) tiền mặt từ các nghi phạm tham nhũng chỉ trong 3 tháng đầu nhiệm kỳ của chính quyền Tổng thống Prabowo Subianto. Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo do ông Budi đồng tổ chức với Tổng chưởng lý ST Burhanuddin hôm 2.1. Bộ trưởng Budi cho biết rằng không có đủ chỗ để các công tố viên trưng bày bằng chứng, nên số tiền mặt được cất giữ trong một két sắt do Văn phòng Tổng chưởng lý (AGO) quản lý."Ban đầu, chúng tôi dự định đặt chúng trong căn phòng này, nhưng sau khi tiến hành một số phép đo, chúng tôi thấy vẫn chưa đủ. Tôi có thể nói với các bạn là nó nhiều đến thế", ông Budi phát biểu trong buổi họp báo.Trong chiến dịch tranh cử trước khi nhậm chức tổng thống hôm 20.10.2024, ông Prabowo đã tuyên bố sẽ triệt phá nạn tham nhũng và lên kế hoạch đưa ra những cách mới để xóa bỏ tham nhũng. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho rằng chiến dịch chống tham nhũng của Indonesia đã chậm lại trong 10 năm qua.Tháng trước, Tổng thống Prabowo cho hay ông có thể ân xá những người phạm tội tham nhũng nếu họ trả lại những thứ đã tham nhũng. Phát biểu trước hàng trăm sinh viên tại Cairo trong chuyến thăm Ai Cập hôm 18.12, ông Prabowo cho biết sẽ áp dụng một kế hoạch để tịch thu những tài sản tham nhũng trong vài tháng tới.Tuy nhiên, phát biểu sau đó vào dịp Giáng sinh, ông Prabowo bác bỏ thông tin sẽ ân xá cho các tội phạm tham nhũng, khi nói rằng ông chỉ muốn họ "ăn năn" và trả lại số tiền đã lấy để chuộc tội.
Nhếch nhác rác trên đường
Trong khoảng thời gian đó, những trẻ khác ùa chạy đi trốn, nấp đâu đó càng kín càng tốt. Khi đọc đến con số 100 thì trẻ mở mắt ra và bắt đầu đi tìm bạn, ai bị phát hiện đầu tiên là bị thua. Đếm đủ con số như thế, lâu lắm, có trẻ láu cá đọc tắt cho nhanh để khi mình mở mắt ra thì các bạn vẫn chưa kịp trốn. Câu đó như sau: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Thời nhỏ, tôi đã chơi trốn - tìm và nay con tôi cùng trẻ con hàng xóm cũng thế. Năm tháng đi qua, mãi hơn 60 năm sau, nhờ đọc Phan Khôi di cảo - bản thảo chưa đầy đủ (NXB Trí Thức - 2021) do các con của cha đẻ Tình già biên soạn, tôi mới biết chi tiết này: "Trẻ con ta có trò chơi đánh chắt. Dùng những que tre mà đánh, là đánh chắt que; dùng những hòn sỏi mà đánh, là đánh chắt chuyền. Đây không nói cách đánh như thế nào, chỉ nói khi đánh xong một bàn, đếm những que tre hay hòn sỏi đã chiếm được để định ăn thua, thì trẻ con ở Trung và ở Bắc đếm có khác nhau nhưng lại giống nhau ở một chỗ rất lạ. Trẻ con ở miền Trung đếm: "Một đôi, hai đắn, ba thìn, chín chăn, chẵn chục". Trẻ con ở miền Bắc đếm: "Một chắt, hai choi, ba chòi, chín chủ, chẵn chục" (tr.216-217).Trò chơi này, sở dĩ gọi chắt/đánh chắt bởi bản thân chắt/hòn chắt có nghĩa là "hòn nhỏ nhỏ như viên đạn" (Đại Nam quấc âm tự vị, 1895), "Một trò chơi của trẻ con, một tay vừa nhặt vừa tung vừa hứng" (Việt Nam tự điển, 1931); hiện nay tên gọi phổ biến là "chuyền thẻ", có nơi còn gọi "đánh nẻ".Rõ ràng, cách đọc tắt trong trò chơi trốn - tìm đã có từ xưa lắm, ít ra đã có trước năm 1958 là năm ông Phan Khôi viết bài này. Ở đây, khi xét về chữ nghĩa ta thấy gì? Muốn thấy gì, trước hết cần phải tìm hiểu nghĩa của các từ đó."Một đôi" thì dễ hiểu rồi, không cần dài dòng gì thêm. "Hai đắn" thì "đắn" là gì? Tự bản thân từ này không có nghĩa, phải đi chung với từ khác, chẳng hạn Truyện Kiều có câu: "Đắn đo cân sắc cân tài/Ép cung cầm nguyệt, thử bài quạt thơ". Kể ra cái lối "mua người" ngày xưa cũng lạ, chẳng những cô ấy có nhan sắc mà còn phải biết "cầm kỳ thi họa đủ mùi ca ngâm" thì càng cao giá.Còn "ba thìn" thì sao? "Thìn" là từ Việt cổ có nghĩa là "sửa sang, răn, giữ", theo Đại Nam quấc âm tự vị (1895), chẳng hạn Thiên Nam ngữ lục có câu: "Thìn lòng tích đức tu nhân/Bụt trời đã biết, quỷ thần đã hay". Về tâm lý con người, không phải bây giờ mà hàng trăm năm trước, cụ Nguyễn Trãi đã nhìn ra:Dắng dỏi bên tai tiếng quản huyền,Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn.Xuân xanh chưa dễ hai phen lại,Thấy cảnh càng thêm tiếc thiếu niên."Nhẫn" nghĩa là đến, cho đến. Chí lý thật, có lúc nghe tiếng sáo, tiếng đàn (quản huyền) trong không gian, cảnh vật mà mình yêu thích ắt khó giữ lòng mà xao động, xao xuyến, rồi cảm thấy tiếc xuân xanh đã qua. Đã qua thời tuổi trẻ. Chỉ còn là cảm xúc bùi ngùi. Sực nghĩ, "Tiếng đưa hiu hắt bên lòng/Buồn ơi! Xa vắng, mênh mông là buồn" của Thế Lữ cũng là lúc nghe Tiếng sáo Thiên Thai nên khiến "Lòng xuân nhẫn động ắt khôn thìn" là vậy.Rồi, "chín chăn" nghĩa là gì?Ta thử đặt giả thuyết từ "một đôi" là 2, "hai đắn" là 4, ắt "ba thìn" là 6, vậy "chín chăn" cũng nằm trong cách tính này? Không, "chín chăn" trong ngữ cảnh này chính là chẵn/chín chẵn, do cách phát âm nhanh nên đã lướt bỏ dấu ngã trở thành "chăn". Chẵn là trọn, đủ, không lẻ, không thừa, không thiếu, đủ cặp, không so le, còn có cách nói chẵn chòi, chẵn bon. "Chín chăn" xác định, quả quyết chính xác là 9. Suy luận này hợp lý bởi kết thúc câu này là "chẵn chục" tức là 10. Theo nhà ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ, "chục" là tiếng Việt chuyển gốc Hán-Việt: "Chục: số vật mười món, hoặc có hơn (tùy vùng) < thốc (sum họp, một bụi - giọng Quảng Đông: chục)". Ca dao có câu: Bảy với ba, anh kêu rằng một chụcTam tứ lục, anh tính cửu chươngBảy cộng ba đúng là 10, là chục. Cách gọi "chẵn chục" đến nay vẫn còn phổ biến, còn gọi chục trơn, chục chẵn. Dù biết chắc là vậy nhưng chắc gì chục là 10?Ta có thể kiểm chứng trong đời thường lẫn tác phẩm văn học, chẳng hạn, khi viết Bảy ngày trong Đồng Tháp Mười, nhà văn Nguyễn Hiến Lê có kể khi đến "Tân An, một châu thành nằm ở ven Đồng Tháp", lúc đi chỗ ăn sáng: "Anh Bình nhất định lựa tiệm ở gần chợ vì anh vốn ưa cảnh náo nhiệt, thích nhìn người ta đi lại, mua bán. Anh mua một trái dưa hấu và một chục quít, ngạc nhiên lắm khi thấy cô hàng đếm cho anh mười hai trái. Anh cầm hai trái trả lại: "- Cô đưa thừa cho tôi. Tôi mua có một chục thôi mà". Cô hàng nghe giọng là lạ của anh, mỉm cười, đẩy hai trái quít về phía anh: "- Thầy mua một chục thì tôi đếm một chục đó". Anh Bình chẳng hiểu gì cả, tôi phải giảng: "- Ở miền này trái cây như quít, mận thì một chục là mười hai trái. Có tỉnh một chục mười bốn hay mười sáu kia". "- Lạ nhỉ! Một chục mười sáu trái. Thế thì có ông thánh hiểu".Chi tiết này đã phản ánh tính cách rộng rãi, hào phóng của người miền Nam. Anh Bình ngạc nhiên là phải bởi anh từ ngoài Bắc vào, không sinh sống nơi này.Với các phân tích, dẫn chứng vừa nêu, tóm lại, ta vẫn không hiểu rõ nghĩa các từ liên quan đến số đếm trong trò chơi của con trẻ ngày xưa. Không những thế, ta còn còn ngắc ngứ với bài đồng dao này: "Mồng một lưỡi trai/Mồng hai lá lúa/Mồng ba câu liêm/Mồng bốn lưỡi liềm/Mồng năm liềm giật/Mồng sáu thật trăng/Mười rằm trăng náu/Mười sáu trăng treo/Mười bảy sảy giường chiếu/Mười tám rám trấu/Mười chín đụn dịn/Hăm mươi giấc tốt/Hăm mốt nửa đêm…". Với câu "Mười chín đụn địn", có bản ghi "đụn dịn". Bài đồng dao này mô tả hình thù mặt trăng qua các ngày, đại khái, đêm 17 trăng lên vào lúc người ta "sảy giường chiếu" là chuẩn bị ngủ, đêm 18 trăng mọc là lúc lửa ủ trong bếp đã "rám trấu"... Thế, đêm 19 "đụn địn/đụn dịn" thì hiểu thế nào đây?Chịu. Từ "chịu" này, ta lặp lại một lần nữa khi nghe đến từ "đí địn". Trong tập sách Người Việt nói tiếng Việt (NXB TH TP.HCM - 2023), nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Thọ cho biết văn cảnh xuất hiện của từ này: "Chuyện rằng có một chị vợ cực đoảng. Một hôm anh chồng bắt được một con ba ba, giao cho vợ làm bếp rồi đi làm đồng, bụng chắc mẩm chiều về có mồi ngon sẽ rủ bạn lai rai vài xị đế. Chị vợ thả con ba ba vào nồi, bỏ thêm vào đó vài ngọn rau mùng tơi rồi bắc lên nấu trên bếp củi. Trong khi chị lúi húi vo gạo thì con ba ba thấy nước nóng lên, nó bèn bò ra khỏi nồi rồi đi mất. Chị vợ đoảng vo gạo xong, mở vung nồi canh xem thử. Chị ta lấy đũa khoắng, nhận ra rau mùng tơi vẫn chưa kịp chín, nhưng ba ba đâu thì chẳng thấy. Chị ta cứ bần thần ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi đi đến kết luận: "Mùng tơi chưa chín, đí địn đã tan".Dám nói rằng, những từ vừa nêu ra chẳng ai có thể giải thích nổi nghĩa của nó. Riêng cách nói về số đếm trong trò chơi đánh chắt, ta còn thắc mắc vì sao ở miền Trung, từ "3/ba thìn" lại nhảy qua "9/chín chăn", cũng như ở miền Bắc từ "3/ba chòi" lại vọt đến "9/chín chủ"? Cách nói này hoàn toàn không ngẫu nhiên mà đã vận dụng, phổ biến trong tục ngữ, ca dao, thí dụ: "Thằng Bờm có cái quạt mo/Phú ông xin đổi ba bò, chín trâu", "Ba bể chín châu", "Ba bị chín quai mười hai con mắt"… Ông Phan Khôi thừa nhận: "Tôi nghĩ mãi mà không hiểu". Rồi ông nêu ý kiến: "Hoặc giả câu trẻ con nói đó có cái lý gì sâu kín về số học hay toán học mà mình không biết. Còn như bảo thứ đó trẻ con bạ đâu nói đấy, hơi đâu mà tìm hiểu cho mệt trí, thì tôi không dám" (SĐD, tr.217).Bạn cũng nghĩ thế chăng?Vâng, tôi cũng nghĩ thế. Và xét ra trong ngày xuân ngày tết, chúng ta cùng bàn về vài từ "bí hiểm" đâu phải không có ích khi cùng tìm về tiếng Việt.
Theo BHXH Việt Nam, vừa qua, trên diễn đàn mạng xã hội có thông tin cho rằng người già, người tàn tật gặp khó khăn trong việc nhận lương hưu, trợ cấp BHXH do từ ngày 1.1.2025 phải thực hiện cập nhật dữ liệu sinh trắc học và dùng điện thoại chính chủ mới được rút tiền qua thẻ ngân hàng. Ông Nguyễn Ngọc Huyến, Vụ trưởng Vụ Tài chính - kế toán (BHXH Việt Nam), cho hay việc thực hiện sinh trắc học là quy định bắt buộc của ngân hàng nhằm đảm bảo tính bảo mật cho người sử dụng các app tài khoản của ngân hàng.Trước những khó khăn của người nhận lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân trong việc cập nhật dữ liệu sinh trắc học, nhất là những người lớn tuổi, BHXH Việt Nam đã có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng thương mại sớm thực hiện việc tích hợp triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua ứng dụng VneID. Phối hợp hỗ trợ người hưởng các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân, đặc biệt là người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng (do nhóm người hưởng này là người hưởng cao tuổi, khả năng tiếp cận công nghệ hạn chế) thực hiện đối chiếu, cập nhật thông tin sinh trắc học để giao dịch thuận lợi, không bị gián đoạn.Thống kê của BHXH Việt Nam, hiện cả nước có gần 3,4 triệu người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng. Cơ quan BHXH đang tiến hành chi trả lương hưu và trợ cấp hàng tháng qua hai hình thức chính là tài khoản ngân hàng cá nhân (ATM) và tiền mặt. Trong đó, việc chi trả tiền mặt được BHXH Việt Nam ký hợp đồng ủy quyền cho Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thực hiện tại các điểm chi trả. Với người già yếu, cô đơn, ốm đau, bệnh tật không có khả năng đi đến điểm chi tiền, cơ quan thực hiện nhiệm vụ chi trả phải đưa đến tận nhà.Tính đến cuối năm 2024, có 77% người hưởng nhận chế độ BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân. Nhiều địa phương đã đạt tỷ lệ người hưởng nhận các chế độ BHXH hằng tháng qua tài khoản cá nhân cao như: Hà Nam (99,99%), Hà Tĩnh (99,5%), Hà Nội (99,2%), Hải Phòng (98,6%), Hưng Yên (97,1%)...
Giá heo hơi hôm nay 3.4.2024: Tăng nhẹ, người chăn nuôi lãi 5.000 - 6.000 đồng/kg
Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn thông báo sẽ cúp nước tại khu vực P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân. Thời gian cúp nước từ 23 giờ, ngày 3.3 đến 3 giờ, ngày 4.3.Khu vực cúp nước gồm: tuyến đường Tân Hòa Đông (dãy số lẻ) và các đường, hẻm nhánh của tuyến đường trên; tuyến đường Trương Phước Phan (từ Tân Hòa Đông đến Chiến Lược) và các đường, hẻm nhánh của tuyến đường trên; tuyến đường Chiến Lược (dãy số chẵn) và các đường, hẻm nhánh của tuyến đường trên thuộc khu vực P.Bình Trị Đông, Q.Bình Tân.Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn thông báo sẽ cúp nước tại khu vực P.Xóm Củi và 5, Q.8. Ở P.Xóm Củi, thời gian cúp nước từ 22 giờ, ngày 3.3 đến 3 giờ, ngày 4.3. Khu vực cúp nước gồm: đường Tùng Thiện Vương (Cao Xuân Dục - Xóm Củi); đường Cao Xuân Dục (Tùng Thiện Vương - Nguyễn Duy); đường Nguyễn Duy (Cao Xuân Dục - Cầu Hiệp Ân); đường Xóm Củi (Tùng Thiện Vương - Rạch Ụ Cây); đường Phong Phú (Tùng Thiện Vương - Nguyễn Duy).Ở P.5, thời gian cúp nước từ 10 giờ đến 13 giờ, ngày 4.3. Khu vực cúp nước gồm: dãy số chẵn đường Bông Sao (từ Bùi Minh Trực đến Tạ Quang Bửu); đường Quốc Lộ 50 (từ Bùi Minh Trực đến Tạ Quang Bửu); dãy số lẻ đường Bùi Minh Trực (từ Quốc Lộ 50 đến Bông Sao); dãy số chẵn đường Tạ Quang Bửu (từ quốc lộ 50 đến Bông Sao).Nhằm thực hiện đóng nước cho công tác đấu nối, xử lý giao cắt giữa ống cấp nước và cống thoát nước trên địa bàn Q.Phú Nhuận, Công ty cổ phần cấp nước Gia Định thông báo sẽ cúp nước tại khu vực các phường: 2, 3, 8.Thời gian cúp nước từ 10 giờ đến 13 giờ, ngày 3.3. Khu vực cúp nước gồm: toàn bộ hẻm 96/1 đường Phan Đình Phùng; toàn bộ hẻm 2 và số 72 đường Cô Giang thuộc P.2; toàn bộ hẻm 207 đường Nguyễn Trọng Tuyển, thuộc P.8, Q.Phú Nhuận.Thời gian cúp nước từ 10 giờ đến 13 giờ, ngày 4.3. Khu vực cúp nước gồm: toàn bộ hẻm 440 đường Nguyễn Kiệm, thuộc P.3, Q.Phú Nhuận; toàn bộ hẻm 129 đường Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận.Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức thông báo sẽ cúp nước tại khu vực phường: Cát Lái, Thạnh Mỹ Lợi, Tại P.Cát Lái, thời gian cúp nước từ 9 – 12 giờ, ngày 5.3 (thứ tư). Khu vực cúp nước gồm: Khu chung cư thương mại dịch vụ văn phòng Lô H2-01, H2-04, KDC Cát Lái (CITIALTO), đường 33-CL; khu chung cư cao tầng và thương mại dịch vụ văn phòng Cát Lái, (CITIESTO),đường 33-CL, P.Cát Lái, TP.Thủ Đức.Tại P.Thạnh Mỹ Lợi, thời gian cúp nước từ 9 – 12 giờ, ngày 5.3 (thứ tư). Khu vực cúp nước gồm: Công ty TNHH MTV dịch vụ Công ích Q.2, chung cư Lô C, KDC Thạnh Mỹ Lợi. Do thực hiện việc đóng van bước DMA 03 - 05 để khoanh vùng rò rỉ, phục vụ công tác giảm thất thoát nước, Công ty Cổ phần Cấp nước Tân Hòa thông báo sẽ cúp nước tại một số khu vực trên địa bàn P.4, Q.Tân Bình. Thời gian cúp nước từ 23 giờ 30, ngày 10.3 (tối thứ hai) đến 5 giờ, ngày 11.3 (sáng thứ ba).Khu vực bị cúp nước gồm: đường Hoàng Văn Thụ, Hoàng Việt, Út Tịch, Lê Bình và các hẻm nhánh thuộc P.4, Q.Tân Bình.