'Cơn mưa ngang qua' trung tâm TP.HCM sáng nay: Dù nhỏ xíu nhưng khiến nhiều người bị té xe
Chiều 20.3, anh Trần Văn Hữu (30 tuổi, ngụ xã Văn Hải, H.Quỳnh Lưu, Nghệ An) đang được điều trị, chăm sóc sức khỏe tại bệnh viện ở H.Quỳnh Lưu. Anh Hữu là một trong 4 ngư dân bị chìm tàu cá được lực lượng cứu hộ, cứu nạn đưa vào bờ chiều tối 19.3. Nằm trên giường bệnh, anh Hữu vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về khoảng thời gian gặp nạn và chống chọi với tử thần khi bị trôi dạt trên biển suốt 30 giờ trong thời tiết giá lạnh. Anh Hữu cho hay, chiều 17.3, anh cùng 3 ngư dân khác lên tàu cá mang số hiệu NA 80209-TS, do ông Nguyễn Văn Cương (45 tuổi, ngụ cùng xã) làm thuyền trưởng, ra khơi đánh cá. Trên tàu cá lúc này, ngoài ông Cương, anh Hữu còn có ông Bùi Sỹ Nhất (48 tuổi) và anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi, đều ngụ H.Quỳnh Lưu). Khi tàu cách đất liền khoảng hơn 20 hải lý, thuyền trưởng cho neo tàu để đánh bắt hải sản. Khi mới đánh bắt được 1 mẻ cá thì hệ thống máy tời bị hỏng, ông Cương chỉ đạo thuyền viên thu gom lưới để quay vào bờ sửa chữa. "Khoảng 3 giờ sáng 18.3, khi tàu cách đảo Mắt (Nghệ An) khoảng 6 hải lý thì gặp sự cố ống dẫn nước dưới khoang tàu. "Khi phát hiện ra thì nước đã tràn vào ngập máy. Tôi hoảng quá hét lên. Các anh trên tàu cố gắng gọi thuyền bạn và cơ quan chức năng ứng cứu nhưng nước ngập làm mất điện, hệ thống không phát được tín hiệu được nữa", anh Hữu kể. Chỉ khoảng 5 phút sau, tàu cá đã chìm. "Không ai kịp trở tay vì đêm rất tối. Tàu chìm, chúng tôi không kịp lấy áo phao để mặc nữa, chỉ lấy được 3 tấm xốp nắp đậy hầm đá làm phao", anh Hữu kể tiếp. Không đủ mỗi người một tấm xốp nên ông Cương cùng anh Tuấn Anh phải cùng nhau bám chung một tấm xốp. Giữa đêm tối mịt mùng và sóng biển rất lớn, 4 ngư dân nắm tay nhau động viên, chờ lực lượng cứu hộ. Tuy nhiên, theo anh Hữu, khoảng 1 tiếng sau, do sóng lớn, trời rét nên sức bị xuống nhanh, 4 ngư dân này buộc phải buông tay nhau ra. "Lúc đó trời rất tối nên không nhìn thấy nhau. Chúng tôi chỉ cố gắng nói to để động viên nhau cố gắng bình tĩnh. Một lúc sau thì không còn nghe tiếng ai nữa", anh Hữu kể. Trời sáng, quá lạnh và trôi dạt nhiều giờ nên anh Hữu kiệt sức, nhiều lần thấy tàu cá của ngư dân đi ngang qua, anh cố sức hét lên để cầu cứu nhưng không ai nghe thấy. Đến xế chiều cùng ngày, đói và mệt lả, anh Hữu nhặt được con cá chết nổi trên biển nên vội vàng xé cá ăn để lấy sức. "Đến sáng 19.3, tôi gần như kiệt sức, may vớ được chai nước trôi qua, mở ra vẫn còn mấy ngụm nước, uống nên cũng đỡ khát", anh Hữu nói. Trưa 19.3, phát hiện một tàu cá đi ngang qua, anh Hữu cố gắng dùng chút sức lực còn lại để bơi lại gần, cắt ngang trước mũi tàu kêu cứu và được các ngư dân trên tàu cá này phát hiện, đưa lên tàu. Trong số 3 ngư dân còn mất tích, anh Lê Tuấn Anh (20 tuổi), người trẻ nhất trong số 4 ngư dân. Ông Lê Văn Thân, bố của anh Tuấn Anh, cho biết con trai ông đang học chứng chỉ tàu Đông Nam Á để theo nghiệp phục vụ tàu vận tải. Tranh thủ thời gian chưa quay lại trường, Tuấn Anh xin đi làm thuê trên tàu cá này để có thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Đây là chuyến ra khơi thứ 2 của Tuấn Anh. Ông Thân đang rất lo lắng cho con trai vì thời tiết trên vùng biển tàu cá này gặp nạn giá lạnh, sóng lớn. Kế bên nhà Tuấn Anh, chị Phạm Thị Thủy (39 tuổi, vợ ông Cương) cũng đang nóng ruột chờ tin chồng. "Chỉ hy vọng anh đã được tàu cá nào đó cứu lên rồi, nhưng vì đang yếu quá chưa gọi về thông báo cho vợ con được", chị Thủy cầu mong. Anh Phạm Văn Đăng, chủ tàu cá NA 80209-TS, cho biết sau khi xác định được vị trí tàu cá chìm trên biển, anh đã liên hệ đội trục vớt tàu ra đưa tàu lên vì nghi ngờ các thuyền viên có thể mắc kẹt trong tàu. Nhưng kế hoạch này đã tạm dừng sau khi anh Hữu được cứu sống. 30 tàu cá của ngư dân địa phương cũng đang phối hợp với các lực lượng chức năng đi tìm kiếm 3 ngư dân đang mất tích. Trung tá Nguyễn Ngọc Thìn, Trưởng đồn biên phòng Quỳnh Thuận, cho biết công tác tìm kiếm 3 ngư dân mất tích vẫn đang được các lực lượng chức năng và ngư dân địa phương triển khai tích cực. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng và Bộ Tư lệnh cảnh sát biển cũng cử lực lượng, phương tiện phối hợp Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng Nghệ An mở rộng phạm vi tìm kiếm các ngư dân gặp nạn.Quán cà phê vợt bếp lửa hơn 40 năm giữa trung tâm Đà thành
Sau cú sốc mang tên Trường ĐH Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) Thanh Hóa với chiến thắng ấn tượng trước chủ nhà Trường ĐH Thủy lợi ở trận play-off hôm qua (9.1), người hâm mộ đang hồi hộp chờ đợi một bất ngờ nữa có thể xuất hiện, khi đội bóng mạnh Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội đương đầu ĐH Công nghiệp Hà Nội ở trận play-off thứ hai, diễn ra lúc 14 giờ hôm nay.Chiến thắng của Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa đã phá vỡ thế thống trị dựa trên quy luật "mạnh được yếu thua" ở sân chơi bóng đá học đường, mà lâu nay Trường ĐH Thủy lợi và Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội là hai gương mặt thống trị. Cũng là tân binh ở vòng loại phía bắc TNSV THACO cup 2025, đội Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội có thể sẽ tạo nên cú sốc trước Trường ĐH Sự phạm TDTT Hà Nội. Bởi dù không được đánh giá cao, nhưng tân binh Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đang mang lại làn gió mới mẻ và thú vị. Lối chơi phòng ngự phản công khó chịu, khả năng tận dụng cơ hội đã giúp đội Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội giành 4 điểm ở bảng đấu có Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa và Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Không ban bật đẹp mắt hay "thêu hoa dệt gấm", đội Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đá đơn giản những đầy hiệu quả: khai thác các tình huống cố định, tung đòn trừng phạt khi đối thủ đẩy cao đội hình.Không khó hình dung đội Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội sẽ căng mình phòng ngự trước Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội, vốn sở hữu lối chơi tấn công ấn tượng bậc nhất sân chơi bóng đá học đường miền Bắc. Thầy trò HLV Phạm Minh đã thắng cả hai trận trước ĐH Kinh tế quốc dân và Trường ĐH Công nghiệp Việt-Hung ở vòng bảng với tỷ số đậm, dù chưa bung hết khả năng. Với chất lượng cầu thủ tốt hơn hẳn mặt bằng bóng đá sinh viên, lối đá đập nhả nhuyễn nhờ thường xuyên tập luyện trên sân 11, Trường ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội là đối thủ mà không đội nào muốn đương đầu.Tuy nhiên trong bóng đá, mọi điều đều có thể xảy ra. Chiến thắng quật cường của đội Trường ĐH VH-TT-DL Thanh Hóa trước đương kim á quân Thủy lợi sẽ là niềm cảm hứng để đội Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội ôm mộng gây bất ngờ, đoạt tấm vé quý giá đến với vòng chung kết TNSV THACO cup 2025.
Mua nhà chung sổ đỏ, cách nào chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất thổ cư?
Bên cạnh vai trò đóng góp của Thoại Ngọc hầu Nguyễn Văn Thoại, công lao của nhiều quan chức khác có liên quan cũng đã dần được đề cập đến. Tuy nhiên, chúng ta ít biết hơn về hoạt động của những nhân vật cấp thấp, những người trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh.Tháng 10.2024, chúng tôi có dịp tiếp xúc với hậu duệ của ông Lê Văn Huề - một quân nhân cấp thấp từng trực tiếp làm việc trên công trường đào kênh Vĩnh Tế - ở Thốt Nốt (Cần Thơ) là anh Lê Trọng Tiến và được chia sẻ các tư liệu mà gia đình đang lưu trữ.Khối tư liệu bao gồm các giấy tờ liên quan tới Lê Văn Huề từ năm 1814 đến năm 1836, trong đó có 3 văn kiện quan trọng giúp hiểu rõ vai trò của Lê Văn Huề trong đợt đào kênh Vĩnh Tế thứ ba, cũng như công tác điều động và giải tán dân phu của cuộc đào ấy.Theo chính lời khai của Lê Văn Huề, ông sinh năm Ất Tỵ [1785]. Không rõ cha mẹ ông là ai, có lai lịch thế nào. Ký ức gia đình họ Lê ở Thốt Nốt xem Lê Văn Huề là ông tổ. Năm 1806, Lê Quang Định tả rạch Thốt Nốt "hai bên đều có dân cư và ruộng vườn". Tờ chiếu năm 1822 ghi Lê Văn Huề quê ở thôn Thới Hòa Trung, huyện Vĩnh Định, phủ Định Viễn, trấn Vĩnh Thanh. Về sau thôn này đổi tên thành thôn Thạnh Hòa Trung.Địa bạ thôn Thạnh Hòa Trung năm 1836 ghi tên nhiều chủ đất họ Lê như Lê Văn Thông, Lê Văn Huyền, Lê Văn Vạn, Lê Thị Phượng... Chi tiết này cho thấy dòng họ Lê đã tới và khai khẩn vùng Thốt Nốt từ lâu. Bản thân Lê Văn Huề cũng sở hữu một số sở đất và sở vườn. Trước khi lập địa bạ, Lê Văn Huề cùng Nguyễn Thị Lợi đã khai khẩn một số ruộng đất. Ngoài ra, ông còn cùng ba người khác là Văn Đức Hương, danh Quý, danh Đằng khai khẩn nhiều ruộng đất. Lúc lập địa bạ, Lê Văn Huề còn sở hữu một sở điền 21 mẫu, một sở điền 30 mẫu (chung với Lê Văn Hội), một sở vườn 4 mẫu và một sở vườn 3 mẫu (chung với Lê Văn Hội).Năm 1814, lúc 29 tuổi, Lê Văn Huề được chọn vào quân ngũ. Ông được bổ vào đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền thuộc trấn Vĩnh Thanh. Ít lâu sau, vì "được việc, có năng lực và chuyên cần với công vụ", ông được cử làm tiện nghi Đội trưởng của thập 4 của đội ấy, rồi sau đổi sang thập 3. Năm 1822, đúng kỳ khảo khóa, Lê Văn Huề được thực thụ Đội trưởng ở thập 3, đội 3, cơ Vĩnh Bảo Tiền, được ban tước Huề Tài bá.Vào thời đó, công tác đào kênh Vĩnh Tế đã đi vào giai đoạn chót. Cuối năm Minh Mạng thứ 4 (1823), nhà vua ra lệnh điều động dân phu 5 trấn Phan Yên, Biên Hòa, Vĩnh Long, Định Tường, Hà Tiên tiếp tục việc đào kênh. Ngày nay, con cháu họ Lê ở Thốt Nốt còn giữ được 3 văn kiện cấp cho Huề Tài bá Lê Văn Huề, ra lệnh về việc tổ chức binh dân đi đào kênh Vĩnh Tế. Nhờ đó, ta biết được tình hình tổ chức điều động thời đó.Tờ trát đề ngày 15 tháng giêng năm Minh Mạng thứ 5 (1824) do quan Khâm sai Vĩnh Thanh trấn giao cho Đội trưởng đội 2 của cơ Vĩnh Bảo Trung là Dũng Tài bá Nguyễn Văn Dũng, Đội trưởng đội 3 của cơ Vĩnh Bảo Tiền là Huề Tài bá Lê Văn Huề đi đốc thúc Tri huyện Vĩnh An chiêu tập dân phu. Dân phu được lệnh chuẩn bị dụng cụ, cùng với các hạng tre trúc, rạ lợp. Thời hạn là ngày 25 tháng giêng, mọi người phải có mặt ở đồn Châu Đốc để nhận phần đất phải đào. Số lượng điều động là 1.383, bao gồm cả chức dịch và dân phu.Đến ngày 28 tháng giêng, quan trấn Vĩnh Thanh lại cấp tờ trát cho Huề Tài bá Lê Văn Huề coi sóc toán Vĩnh Nhất để tiến hành đào kênh. Sử sách cho biết phần nhiệm vụ của đợt này là đào mở rộng 1.700 trượng đường kênh còn lại, sau đó khơi rộng đường kênh chảy qua đầm Náo Khẩu Ca Âm. Ngày mùng một tháng năm cùng năm [1824], Bảo hộ Cao Miên Nguyễn Văn Thoại cấp cho Lê Văn Huề tờ bằng xác nhận đã hoàn thành công việc, được trở về quân thứ làm việc.Kênh Vĩnh Tế hoàn thành là một thắng lợi cho giao thông, thương mại và nông nghiệp trên tuyến Châu Đốc - Hà Tiên. Vua Minh Mạng nhân dịp này đã ban thưởng "kỷ lục" (một dạng công điểm) và vàng lụa cho những người tham gia theo thứ bậc khác nhau. Bản thân Lê Văn Huề trở lại quân ngũ. Ông đi lính đến năm 1832 thì được lệnh chở của kho ra Huế dâng nạp, trở về theo quân thứ Gia Định tham gia dẹp loạn Lê Văn Khôi, rồi theo quân thứ An Giang đánh trả quân Xiêm xâm lược. Năm 1834, Lê Văn Huề bị bệnh mắt nên xin về nghỉ để điều trị, rồi đến năm 1836 thì xin nghỉ hẳn. Ngày nay con cháu họ Lê còn chăm sóc mộ phần và nhà thờ Huề Tài bá Lê Văn Huề ở Thốt Nốt.
Mục tiêu dài hạn của nhóm nghiên cứu là dùng enzyme DOT1L và các tác nhân sinh hóa khác để tác động đến quá trình thay mới các tế bào gốc sinh tinh ở con người. Họ hy vọng có thể giúp những người đàn ông vô sinh có thể có con, theo Scitech Daily.
Đồng Nai: Voi rừng liên tục phá hàng rào điện
Chứng chỉ PCI DSS 4.0 Level 1 còn có ý nghĩa quan trọng với các đối tác FMCG và chuỗi cung ứng. Dữ liệu ngày càng trở thành tài sản quý giá của mọi doanh nghiệp, và với chứng chỉ này, Finviet đảm bảo thông tin của khách hàng, đối tác nhãn hàng, nhà phân phối và người tiêu dùng được bảo vệ nghiêm ngặt, giảm thiểu rủi ro rò rỉ hoặc lạm dụng dữ liệu.Các đối tác khi hợp tác với Finviet sẽ có thêm lợi thế về an toàn giao dịch, đồng thời nâng cao uy tín trong hệ sinh thái thanh toán số.Ông Huỳnh Trọng Thận - Phó tổng giám đốc của Finviet chia sẻ: "Chúng tôi luôn đặt an toàn thông tin khách hàng lên hàng đầu. Chứng chỉ PCI DSS 4.0 Level 1 là minh chứng rõ ràng cho sự đầu tư nghiêm túc vào bảo mật và là bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững của Finviet".Không dừng lại ở PCI DSS 4.0 Level 1, Finviet cam kết tiếp tục đầu tư vào công nghệ, cơ sở hạ tầng và đào tạo nhân lực nhằm nâng cao hơn nữa tiêu chuẩn bảo mật. Finviet sẽ hướng đến việc đạt các chứng chỉ bảo mật quốc tế khác, cũng như ứng dụng công nghệ AI, blockchain để gia tăng độ an toàn trong giao dịch.