Vũ đoàn đứng sau Đan Trường suốt 28 hoạt động âm nhạc
Làng nghề xoi trầm hương xã Vạn Thắng (H.Vạn Ninh) không chỉ mang lại nguồn sinh kế ổn định mà còn góp phần bảo tồn một di sản quý giá, tạo ra các sản phẩm trầm hương tinh xảo, nâng tầm thương hiệu trầm hương Việt Nam trên bản đồ thế giới.Giảm cân nhanh bằng cháo, bí quyết của các cô nàng thiếu kiên nhẫn
Mới đây Tổng bí thư Tô Lâm có bài viết Học tập suốt đời. Trong bài viết, có những nội dung quan trọng như: "Học tập suốt đời không phải là vấn đề mới. Ngay sau Cách mạng tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động phong trào toàn dân, toàn quân xóa nạn mù chữ, Người căn dặn: "… Muốn biết thì phải thi đua học. Học không bao giờ cùng. Học mãi để tiến bộ mãi. Càng tiến bộ, càng thấy càng phải học thêm" ; " Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình". Tổng bí thư Tô Lâm cũng viết: "Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững. Học tập suốt đời giúp mỗi thành viên trong xã hội có đủ điều kiện và cơ hội tự hoàn thiện mình, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình, của gia đình, họ tộc, thôn, xóm, phường, xã và cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...".Thực tế trong đời sống hàng ngày, có nhiều tấm gương học tập suốt đời rất ngưỡng mộ. Thanh Niên Online giới thiệu tới bạn đọc những câu chuyện đẹp của lòng ham học, ý chí tự học suốt đời, không có giới hạn của tuổi tác, công việc, vai trò của những người dân trong xã hội.Ở ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.HCM, nhiều người biết cụ ông Đoàn Hoàng Hải, cán bộ hưu trí, nguyên là Phó giám đốc Bưu điện TP.HCM. Ngày ngày ông đạp chiếc xe đạp giản dị đi họp tổ dân phố, vận động bà con giữ gìn vệ sinh khu dân cư, vận động bà con đóng góp để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng ấp 20 hay công trình chống ngập...Cụ ông Đoàn Hoàng Hải năm nay đã 75 tuổi nhưng vẫn khỏe mạnh, minh mẫn, mới lấy bằng tiến sĩ năm 2024 - ở tuổi 74, ngành Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Trà Vinh. Hành trình lấy bằng tiến sĩ của cụ ông U.80 đầy sự nỗ lực."Là nghiên cứu sinh tiến sĩ từ năm 2018, tháng nào tôi cũng bắt xe khách để đi đi về về giữa TP.HCM và Trà Vinh để học tập, nghiên cứu, làm việc với các tiến sĩ, giáo sư hướng dẫn của mình. Tôi làm luận án tiến sĩ chủ đề "Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp: Trường hợp các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn TP.HCM". Trong quá trình học, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giãn cách xã hội, việc di chuyển, học tập gặp không ít khó khăn, dù vậy tôi vẫn quyết tâm vượt qua, để lấy bằng tiến sĩ vào ngày 3.8.2024", ông kể.Ngày nhận bằng tiến sĩ với ông Đoàn Hoàng Hải là ngày không thể nào quên. Tại hội trường Trường ĐH Trà Vinh, đại diện cho 7 tân tiến sĩ và 408 tân thạc sĩ nhận bằng tốt nghiệp, ông có bài phát biểu đầy cảm xúc.Ông nói: "Chúng tôi muốn dành tặng sự thành công bước đầu này của bản thân cho gia đình và những người thân yêu nhất. Bởi đằng sau đó là sự hy sinh thầm lặng của những người cha, người mẹ, người vợ, người chồng, người con gái, con trai, con dâu, con rể, cháu nội cháu ngoại và những anh chị em đồng nghiệp, của những tân thạc sĩ, tiến sĩ. Hơn ai hết, chính họ đã tạo động lực để chúng tôi vượt qua khó khăn, chinh phục ước mơ và chạm đến mục tiêu mà chúng tôi từng mơ ước".Cụ ông nhận bằng tiến sĩ ở tuổi 74 nói: "Tôi không bằng lòng và thỏa mãn với những thành tích đạt được, bởi vì kiến thức là bầu trời mênh mông, ngạn ngữ có câu 'Những gì ta biết chỉ là một giọt nhỏ, còn những gì ta chưa biết là cả một đại dương...'.Cụ ông Đoàn Hoàng Hải từng làm nhiệm vụ tại đội thông tin vô tuyến điện tỉnh đội Bến Tre, trực tổng đài Khu ủy Sài Gòn - Gia Định trong kháng chiến chống Mỹ. Bị thương trong chiến tranh, hỏng một bên mắt, là thương binh tỷ lệ thương tật 76% nhưng ông luôn không ngừng. cố gắng trong học tập, công tác.Ông công tác tại Bưu điện TP.HCM tới năm 2011 thì nghỉ hưu, sau đó ông vẫn chưa cho phép mình nghỉ lao động một ngày nào. Đã có bằng cử nhân, bằng thạc sĩ quản lý hành chính công của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ lúc còn công tác tại Bưu điện TP.HCM, ông vẫn tranh thủ các thời gian có thể để đi học chứng chỉ lý luận dạy đại học, chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền.... Nhiều năm qua, ông là giảng viên thỉnh giảng một số môn học của các trường đại học. Đặc biệt, từ năm 2024, sau khi lấy bằng tiến sĩ, ông trở thành giảng viên cơ hữu Trường ĐH Công thương TP.HCM, dạy các môn như quản trị nguồn nhân lực, quản trị học. Đồng thời, ông vẫn đang dạy các môn tinh thần khởi nghiệp, quản trị văn phòng tại Trường ĐH Gia Định.Nhà ở xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, để tới được Trường ĐH Công thương TP.HCM ở quận Tân Phú, cụ ông 75 tuổi phải thức dậy từ sớm, để 5 rưỡi xuất phát từ nhà đi tới trạm xe buýt, di chuyển 2 chuyến xe buýt và bắt thêm một chặng xe ôm công nghệ nữa để tới được trường. Nhà xa, tuổi cao, nhưng chưa bao giờ cụ ông đi dạy trễ. Sinh viên Trường ĐH Công thương TP.HCM rất quý mến vị giảng viên đáng kính với nhiều kiến thức sâu sắc trong cả lý luận và thực tiễn. Trên giảng đường, các bạn gọi "thầy", nhưng tan học, các bạn trẻ vây quanh ông và trìu mến gọi ông bằng "ông ngoại", "ông nội".Tiến sĩ Đoàn Hoàng Hải khuyến khích sinh viên nghiên cứu trước các tài liệu, các vấn đề trong thực tiễn rồi sau đó lên giảng đường cùng thảo luận nhóm, đặt câu hỏi với giảng viên để hiểu sâu hơn vấn đề. Giữa các học kỳ, ông thường hỏi lại sinh viên phương pháp giảng dạy của mình có ổn không, còn điều gì các em sinh viên thấy giảng viên cần thay đổi để tốt hơn. "Tôi luôn lắng nghe sinh viên để biết rằng mình còn cần phải nỗ lực thêm ở đâu, thay đổi chỗ nào để giảng dạy tốt hơn nữa. Dù ở lứa tuổi nào, thì tôi nghĩ rằng người thầy vẫn luôn cần lắng nghe tiếng nói của các bạn sinh viên. Tôi cũng muốn cho các cháu sinh viên thấy rằng mình luôn chăm chỉ học hành, lao động, cống hiến cho xã hội dù đã 75 tuổi, để truyền cảm hứng tự học, tích cực học tập suốt đời cho các bạn", cụ ông là giảng viên Trường ĐH Công thương TP.HCM bày tỏ.Ông Đoàn Hoàng Hải có một chiếc bảng trắng để ở phòng làm việc, trên đó ghi dày đặc lịch làm việc từ thứ hai tới chủ nhật, từ sáng tới tối. Từ việc tự học, đi dạy ở các trường đại học tới việc họp hành ở ấp, xã, họp với hội đồng hương và nhiều câu lạc bộ, để làm các chương trình từ thiện, giúp đỡ người nghèo quê hương Bến Tre, tặng học bổng cho học sinh nghèo học giỏi...Cụ ông là Bí thư chi bộ ấp 20 xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, Phó ban thường trực Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM khoe chỉ riêng trong năm 2024 ban đã vận động các nhà hảo tâm, các đơn vị, doanh nghiệp hảo tâm được 210 tỉ đồng để xây cầu, làm nhà tình nghĩa... cho bà con nghèo ở Bến Tre.Bên cạnh đó, cụ ông còn là Phó chủ nhiệm CLB truyền thống kháng chiến khối thông tin giao bưu T.Ư cục miền Nam; Trưởng ban liên lạc ban thông tin vô tuyến điện khu ủy Sài Gòn - Gia Định. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày Thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2025 ông và các đồng đội có rất nhiều hoạt động như viếng nghĩa trang liệt sĩ đã hy sinh, thăm hỏi những thương binh, những đồng đội xưa...Cụ ông 75 tuổi đang có 9 đứa cháu nội, ngoại, cháu nào học cũng giỏi. Hàng tháng, gia đình luôn có buổi gặp mặt con cháu, mọi người tề tựu đông đủ để sinh hoạt gia đình, cụ ông và cụ bà hỏi chuyện, nhắc nhở, khen thưởng, động viên các cháu học hành. Cụ ông bộc bạch: "Một trong những động lực giúp tôi luôn nỗ lực học tập, học tập suốt đời đó là để luôn thấy mình có ích, đóng góp, cống hiến được cho xã hội, làm gương được cho các cháu sinh viên mà mình đang dạy học và trước hết, là làm gương cho chính các con, các cháu tôi. Con trai tôi cũng đang học lên tiến sĩ giống tôi, còn các cháu tôi khi thấy ông nội, ông ngoại của chúng luôn chăm chỉ học hành dù tuổi đã cao thì các cháu cũng sẽ nỗ lực học tập hết mình, gặp khó khăn cũng không dễ dàng bỏ cuộc".
Ả Rập Xê Út xây dựng khu chơi game và thể thao điện tử 'khủng'
Điều hòa
Theo đó, kết quả mở thưởng của đài Hậu Giang hôm 1.2 có giải độc đắc với dãy số 916303. Chủ nhân của hai tờ vé số có dãy số này đã để bị rách nát, không còn nguyên vẹn nên đại lý vé số từ chối đổi thưởng. Dân mạng tiếc nuối thay cho chủ nhân vì dù có vé số trúng giải độc đắc cũng không nhận được tiền. Tổng số tiền trúng thưởng là 4 tỉ đồng, mỗi tờ trúng sẽ trừ 10% thuế theo quy định, còn 3,6 tỉ đồng.Tài khoản Bình Nguyên bày tỏ: "Chắc chủ nhân để quên không dò nên bị rách nát như vậy. Tiếc quá, 4 tỉ chứ không phải 400.000 đồng". Bạn Nguyễn Văn Vinh bình luận: "Theo quy định vé số phải còn nguyên vẹn mới nhận được thưởng, hai tờ này bị rách quá rồi". Trao đổi với Thanh Niên, anh Phước Danh, chủ đại lý vé số Phước Danh ở TP.Trà Vinh cho biết, 2 tờ vé số trúng giải độc đắc bị rách là của một người đàn ông khoảng 50 tuổi, làm nghề bắt ba khía. Người này mua 10 tờ vé số chia cho anh em trong nhà mỗi người 1 – 2 tờ, ông giữ lại 2 tờ. Sau khi mua vé số, người này cho vào túi quần rồi xuống đầm bắt ba khía nên bị ướt, nhàu nát. Khi những người khác sở hữu vé có dãy số đó biết trúng giải độc đắc, ông mới lấy ra và tiếc nuối khi tờ vé số đã không còn nguyên vẹn. "Ông ấy rất buồn vì tờ vé số đã bị rách nát, theo nguyên tắc sẽ không được nhận thưởng. Tôi động viên và hướng dẫn ông ấy đến công ty xổ số để xin ý kiến bởi vì bản thân không quyết định được. Người này mua vé số ủng hộ người khuyết tật nên không để ý dò thưởng. Gia đình ông cũng khó khăn, bắt ba khía bán kiếm sống qua ngày", anh Phước Danh chia sẻ. Một người thân của chủ nhân hai tờ vé số rách nát tiếp tục mang đến đại lý vé số Phú Vinh (TP.Trà Vinh) để nhờ hỗ trợ. Anh Phú Vinh (39 tuổi), chủ đại lý vé số cho hay, người sở hữu hai tờ đó cũng ở Trà Vinh. Sau khi phát hiện dãy số trúng độc đắc, hai tờ vé số đã bị ướt nhẹp. Những người sở hữu vé số có dãy số trúng độc đắc cũng là anh em, họ hàng trong nhà. "Tôi cũng hướng dẫn làm đơn xin giải quyết về trúng thưởng gửi lên công ty xổ số kiến thiết Hậu Giang. Tuy nhiên, tôi nghĩ cơ hội nhận được tiền thưởng chỉ 1% vì hai tờ vé số mất đầu, mất cuối, có tờ còn mất số, ráp lại cũng không được. Tôi thấy gia đình khó khăn, tội nghiệp nên hướng dẫn dù cơ hội nhận thưởng rất ít. 2 tờ trúng có tổng số tiền là 3,6 tỉ đồng sau khi đã trừ thuế", anh Vinh nói. Cũng theo anh Vinh, thời điểm đó đại lý ông đổi 2 tờ vé số nguyên vẹn trúng độc đắc cho người khác. Các đại lý khác cũng đổi thưởng với những tờ trúng độc đắc, hai tờ rách nát thậm chí còn không có dấu mộc của công ty.
HLV Kim Sang-sik: 'Nguyên tắc trung thành, không cầu thủ nào lớn hơn đội tuyển Việt Nam'
Ở Nam Định, Xuân Son vẫn tranh thủ thời gian nghỉ để tập luyện tại nhà. Trên trang cá nhân, anh đăng tải các video tập co duỗi chân và gập bụng. Anh được các bác sĩ ở Bệnh viện Vinmec dặn dò dù vui tết không được quên nhiệm vụ tập hồi phục nhẹ nhàng sau ca phẫu thuật. Đồng thời, Xuân Son cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng để không tăng cân, tăng mỡ quá nhiều. Dinh dưỡng là vô cùng quan trọng nếu nam tiền đạo muốn sớm phục hồi và quay lại sân cỏ trong thời gian nhanh nhất.Trong đoạn video do Xuân Son đăng tải, anh tập luyện cùng một người bạn trong khi vợ anh trông các con trai. Trong 5 năm ở Việt Nam, có lẽ năm nay là năm gia đình Xuân Son đón cái tết đặc biệt nhất vì đã là công dân Việt Nam, vừa có chức vô địch V-League vừa cùng đội tuyển Việt Nam vô địch AFF Cup. Vợ Xuân Son cũng đã sắm cây đào, hoa cúc và trang trí nhà cửa đậm chất Tết Việt. Trong khi đó, thủ môn Đình Triệu cũng đã sum vầy với gia đình ở Thái Bình. Trên trang cá nhân, anh đăng tải hình ảnh vừa gói bánh chưng vừa trông con nhỏ. Năm vừa qua cũng là năm đột phá với Đình Triệu. Ở tuổi 33, trong lần đầu được gọi lên đội tuyển quốc gia, anh được HLV Kim Sang-sik tin tưởng lựa chọn bắt chính và tỏa sáng rực rỡ, trở thành “Thủ môn xuất sắc nhất AFF Cup 2024”. Trong buổi phỏng vấn với Báo Thanh Niên, HLV Kim cũng nhận xét rằng Đình Triệu là phát hiện thú vị nhất của ông ở hành trình AFF Cup vừa qua. Còn đội trưởng của đội tuyển Việt Nam Đỗ Duy Mạnh thì đón tết ở Hà Nội cạnh bà xã Quỳnh Anh và con trai, con gái. Ngày 28 tết, Duy Mạnh đăng video ăn uống với gia đình kèm dòng chia sẻ: “Cuối năm họp gia đình nhỏ. Năm qua những gì đã làm tốt thì tiếp tục phát huy. Còn những điều chưa tốt cố gắng làm tốt hơn trong năm mới”. Ở hành trình AFF Cup vừa rồi, Duy Mạnh được HLV Kim Sang-sik và ban huấn luyện tin tưởng trao băng đội trưởng. Anh cũng đã chứng minh mình đủ sức, đủ tâm và đủ trưởng thành để đảm đương trọng trách này. Cả trong trận lẫn ngoài đường biên, anh thể hiện sự trưởng thành cả trong kỹ thuật chơi bóng lẫn cách ứng xử để xứng đáng với chiếc băng đội trưởng trên tay. Còn ‘hot boy’ của bóng đá Việt Nam - Nguyễn Thành Chung, cũng không khác gì những người anh em ở đội tuyển, dành thời gian ngày tết cho gia đình nhỏ. Anh và vợ cùng con trai đi chụp ảnh áo dài tết ở studio và nhận được nhiều lời khen vì cả gia đình “đẹp đều”. Vợ chồng Thành Chung - Tố Uyên kết hôn năm 2022 và đã có 1 bé trai giống bố như tạc.AFF Cup 2024 được đánh giá là giải đấu hay nhất sự nghiệp của Thành Chung. Anh thể hiện sự chắc chắn, điềm tĩnh và khả năng đọc trận đấu xuất sắc, giúp bảo vệ vững chắc khung thành đội nhà trước những tiền đạo nguy hiểm của đối phương. Với kỹ năng bọc lót, không chiến và tranh chấp mạnh mẽ, Thành Chung trở thành trụ cột không thể thay thế. Anh cũng là cầu thủ có số phút thi đấu nhiều nhất giải, vượt qua cả thủ môn và những cầu thủ xuất sắc khác trong đội. Những màn trình diễn của Thành Chung không chỉ giúp đội tuyển Việt Nam giữ sạch lưới nhiều trận quan trọng mà còn khẳng định vị thế của anh là một trong những trung vệ hàng đầu Đông Nam Á tại thời điểm hiện tại.