'Vương quốc độc lạ' tự xưng giữa nước Mỹ
Chia sẻ về câu chuyện "dở khóc, dở cười" khi mua hoa ngày tết, Trần Thị Thu Huyền, sinh viên Trường ĐH Văn hóa Hà Nội (quê ở Hà Tĩnh), nói: "Năm nay mình về khá trễ nên tới hôm nay là 29 tết mới tranh thủ dọn dẹp nhà cửa và mua hoa trang trí. Các năm trước mình đều mua hoa ly để cắm nhưng năm nay hoa ly hết sớm, mình phải. Dạo quanh 4 khu chợ ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh), 1 cành hoa ly có giá 50.000 đồng. Để được một bình hoa, mình cần mua khoảng 3 cành". Có mặt ở khu chợ tại xã Cổ Đạm, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh vào ngày 29 tết, mọi người vô cùng bận rộn nhưng ai ai cũng tranh thủ thời gian đi chợ tết. Qua nhiều năm, nơi đây vẫn lưu giữ được nét truyền thống của một khu chợ quê, khắp nơi tràn ngập hương vị tết từ hoa đào, hoa mai tới bóng bay và đồ ăn vặt.Tranh thủ thời gian về quê để vui chơi tại chợ tết, Phan Đậu Quỳnh Trang (22 tuổi), ngụ hẻm 193/64/35, phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội), cho biết: "Năm nay lịch nghỉ học của trường mình khá trễ, nên tới ngày 26 tết mình mới có thể trở về quê. Mình cũng tranh thủ trang hoàng không khí tết cho gia đình, dọn dẹp nhà và vui chơi cùng bạn bè. Mỗi lần về quê, mình lại thấy vui và hạnh phúc vì được đoàn viên cùng gia đình, được cùng mọi người chào đón một năm mới an lành".Vòng vào các con đường ngõ nhỏ, không khí tết càng rực rỡ bởi những sắc cờ hoa. Mỗi căn nhà đều treo cờ, trưng bày cây, hoa tết. Dù năm nay hoa đào, hoa mai ảm đạm, nở muộn nhưng mỗi gia đình đều chuẩn bị trưng bày trong nhà để cảm nhận được rõ hơn không khí tết.Với truyền thống bánh chưng bao đời nay của người Việt Nam, nhiều nhà đều tự tay gói và nấu bánh chưng, trò chuyện và sưởi ấm bên bếp củi đỏ rực, cầu chúc một năm mới an lành. Trở về quê sau thời gian dài học tập tại Hàn Quốc, Đinh Thị Thu Hương (22 tuổi) chia sẻ: "Mình thấy quê hương đã thay đổi nhiều, đường sá hiện đại hơn, ai ai cũng tất bật chuẩn bị một năm mới vui vẻ và đủ đầy. Mình cũng tranh thủ vui chơi trong mấy ngày ở nhà, cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ và gặp gỡ, trò chuyện với họ hàng".Truyền thông Trung Quốc ‘tranh cãi’ về… HLV Kim Sang-sik: Người thích, người so sánh với ông Shin
Theo TechSpot, Android 16 sẽ là một bước ngoặt lớn, buộc các nhà phát triển ứng dụng phải thiết kế giao diện người dùng (UI) 'thích ứng', có khả năng tự động điều chỉnh để hiển thị tối ưu trên mọi kích thước và hướng của màn hình.Theo Google, hệ sinh thái Android hiện nay vô cùng đa dạng với hơn 3 tỉ thiết bị, từ điện thoại, máy tính bảng, thiết bị gập cho đến Chromebook và hệ thống thông tin giải trí trên xe hơi. Điều này đòi hỏi các ứng dụng phải có khả năng hoạt động mượt mà trên mọi nền tảng.Tuy nhiên, nhiều ứng dụng Android hiện tại vẫn còn khá 'cứng nhắc' với thiết kế UI cố định, chỉ phù hợp với một kích thước hoặc hướng màn hình nhất định. Android 16 sẽ chấm dứt tình trạng này bằng cách loại bỏ các thuộc tính và API cho phép ứng dụng hạn chế hướng và thay đổi kích thước, ít nhất là trên các màn hình lớn.Google khuyến khích các nhà phát triển áp dụng thiết kế UI có khả năng thích ứng cao, đảm bảo các thành phần UI không bị kéo giãn, tương thích với camera ở cả hai hướng và duy trì trạng thái ứng dụng trên các kích thước cửa sổ khác nhau.Hãng cũng đưa ra ví dụ về FlipaClip, ứng dụng đã tăng trưởng người dùng máy tính bảng lên 54% chỉ sau 4 tháng nhờ tối ưu hóa UI.Dự kiến, Android 16 sẽ ra mắt vào năm 2025 với tùy chọn cho phép ứng dụng từ chối mô hình mới. Tuy nhiên, đến năm 2026, tất cả ứng dụng muốn hoạt động trên Android sẽ bắt buộc phải hỗ trợ màn hình lớn và tuân thủ các quy định về UI thích ứng.Quyết định của Google được kỳ vọng sẽ mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn, đồng thời thúc đẩy các nhà phát triển tạo ra những ứng dụng chất lượng cao, phù hợp với sự đa dạng của hệ sinh thái Android.
Pháp tìm đồng minh đưa quân sang Ukraine?
Nhằm giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn này, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ông Dương Công Đông - CEO Công ty Dương Gia Phát, đồng thời là nhà sáng lập hệ thống Nhà Thuốc Việt. Với hơn 15 năm kinh nghiệm thực chiến, ông đã trực tiếp triển khai và tư vấn chiến lược cho nhiều doanh nghiệp, từ đó rút ra những bài học đắt giá. Trong buổi phỏng vấn này, ông đã có những chia sẻ với góc nhìn chuyên sâu, giúp các doanh nghiệp có thể tối ưu hiệu quả digital marketing và hướng tới phát triển bền vững.Nhiều doanh nghiệp đầu tư digital marketing nhưng không đạt kỳ vọng, theo ông nguyên nhân chính là gì?- Ông Dương Công Đông: Một trong những sai lầm lớn nhất - cũng là bài học tôi từng trải qua - là quá tập trung vào quảng cáo và bán hàng (performance marketing) mà không xây dựng thương hiệu (branding). Khi mới triển khai digital marketing cho Nhà Thuốc Việt, tôi tập trung vào quảng cáo để thúc đẩy doanh thu. Ban đầu, hiệu quả rất tốt, nhưng sau vài năm, chi phí quảng cáo tăng cao trong khi tỷ lệ chuyển đổi lại giảm dần. Tôi nhận ra rằng, nếu không xây dựng uy tín thương hiệu từ sớm, doanh nghiệp rất dễ rơi vào vòng xoáy "đốt tiền" mà không mang lại kết quả bền vững.Do đó, doanh nghiệp cần kết hợp giữa mục tiêu ngắn và dài hạn, hài hòa giữa các hoạt động nhằm thúc đẩy bán hàng và các hoạt động xây dựng thương hiệu.Doanh nghiệp triển khai nội dung đa nền tảng nhưng khách hàng không ghi nhớ thương hiệu, theo ông nguyên nhân do đâu?Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu sự nhất quán trong thông điệp truyền thông. Ví dụ, khách hàng xem trên kênh này thấy thương hiệu tốt ở điểm A nhưng trên kênh khác lại thấy tốt ở điểm B. Các yếu tố như hình ảnh, màu sắc, ngôn từ… trên các kênh không được thể hiện một cách nhất quán. Sự mâu thuẫn này khiến khách hàng không có ấn tượng rõ ràng và khó hình thành lòng tin với thương hiệu.Do đó, doanh nghiệp cần xây dựng bộ nhận diện đồng nhất và quy chuẩn nội dung chặt chẽ. Quan trọng nhất là xác định thông điệp cốt lõi và đảm bảo mọi kênh truyền thông đều truyền tải thống nhất giá trị đó.Để làm digital marketing đa kênh hiệu quả, theo ông còn điều gì quan trọng cần lưu ý?Sai lầm thường gặp nhất là do không xác định rõ kênh trung tâm và kênh bổ trợ. Việc tập trung đẩy mạnh một kênh trung tâm sẽ phát huy tác dụng hơn là các kênh đều bình bình như nhau. Các kênh phụ sẽ bổ trợ cho kênh chính phát triển mạnh, giúp nội dung trên kênh chính dễ "viral" hơn.Ví dụ, nếu sản phẩm chủ yếu dựa vào tìm kiếm chủ động, hãy tập trung vào SEO và Google Ads. Nếu khách hàng chủ yếu đến từ mạng xã hội, hãy chọn một nền tảng chính như Facebook hoặc TikTok, rồi mới mở rộng. Ngoài ra, nếu ngân sách hạn chế thì doanh nghiệp nên cân nhắc trong việc triển khai đa kênh.Vậy khi doanh nghiệp không có đủ nguồn lực nhưng vẫn muốn triển khai digital marketing đa kênh, làm sao để tối ưu hiệu quả?Nhiều doanh nghiệp hết vốn trước khi thấy kết quả chỉ vì "chạy theo số đông". Khi tư vấn và triển khai dịch vụ digital marketing cho các doanh nghiệp, tôi thường đưa ra lời khuyên rằng, nếu nguồn lực hạn chế, hãy tập trung vào một hoặc hai kênh nhưng làm thật tốt, thay vì dàn trải mà không hiệu quả. Khi kênh chính hoạt động tốt và có lợi nhuận, mới mở rộng sang kênh khác.Nhiều doanh nghiệp không đầu tư PR vì cho rằng không mang lại doanh thu ngay, ông nghĩ sao về quan điểm này?Đánh giá một hoạt động marketing chỉ qua doanh thu ngắn hạn là một quan niệm sai lầm. Mỗi hoạt động đều có mục tiêu nhất định trong chiến lược tổng thể. Trong khi Google Ads hay Facebook Ads có thể mang lại doanh số nhanh chóng, các hoạt động như PR, influencer marketing và SEO lại giúp củng cố thương hiệu và chuyển đổi người xem thành khách hàng trong tương lai.Với những sai lầm này, ông có lời khuyên gì dành cho các doanh nghiệp để làm digital marketing hiệu quả hơn?Marketing là một hành trình gồm nhiều giai đoạn. Mỗi hoạt động marketing của doanh nghiệp cần được triển khai có chủ đích, nhắm vào một giai đoạn cụ thể trong hành trình khách hàng. Ngay sau hoạt động này là các hoạt động khác tiếp diễn. Các hoạt động marketing phải tương tác với nhau mới tạo nên hiệu quả. Thay vì làm theo kiểu "phong trào", hãy làm digital marketing một cách bài bản, có chiến lược dài hạn và tập trung vào giá trị cốt lõi của thương hiệu.Cảm ơn ông vì những chia sẻ hữu ích!
Những vụ kiện này không chỉ làm dấy lên nghi vấn về tính minh bạch trong chiến lược tiếp thị của các hãng mà còn cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường TV toàn cầu, nơi các thương hiệu Trung Quốc đang nỗ lực thách thức vị trí dẫn đầu của Samsung, đặc biệt trong công nghệ chấm lượng tử.Theo The Register, Hisense hiện là tâm điểm của một vụ kiện tại Mỹ với cáo buộc quảng bá các dòng TV QLED có sử dụng công nghệ chấm lượng tử, trong khi thực tế sản phẩm không chứa công nghệ này. Đơn kiện cho rằng đây là hành vi quảng cáo gian dối, đánh lừa người tiêu dùng mua TV kém chất lượng với giá cao, giúp Hisense thu lợi bất chính. Trang Display Daily bổ sung rằng người tiêu dùng khó tự xác minh sự hiện diện của công nghệ chấm lượng tử, trong khi các dấu hiệu hóa học đặc trưng của công nghệ này có thể dễ dàng bị phát hiện qua kiểm tra kỹ thuật, dù đơn kiện chưa công bố bằng chứng cụ thể.Cùng lúc, trang công nghệ Digital Trends cũng nhấn mạnh rằng vụ kiện tập trung vào các mẫu TV Hisense được quảng cáo là "Quantum Dot QLED" (màn hình QLED chấm lượng tử), nhưng thực chất chỉ là TV LED thông thường trá hình. Nguyên đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại và buộc Hisense thay đổi cách tiếp thị để tránh đánh lừa người mua trong tương lai. Hiện tại, Hisense chưa đưa ra bình luận chính thức, nhưng vụ việc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hãng, vốn đang cạnh tranh với Samsung và LG trong phân khúc TV cao cấp.Không chỉ Hisense, TCL – một thương hiệu TV Trung Quốc khác – cũng bị lôi vào vòng xoáy chỉ trích. Trang The Korea Herald cho biết TCL đối mặt với cáo buộc tiếp thị lừa dối, dù chi tiết về vụ kiện chưa được công bố đầy đủ. Cụ thể, Hansol Chemical – công ty sản xuất hóa chất và vật liệu có trụ sở tại Hàn Quốc đã cáo buộc TCL dán nhãn sai các TV LCD là "QD TV", trong khi thực tế chúng không chứa bất kỳ vật liệu chấm lượng tử (QD) nào, vốn đóng vai trò cải thiện chất lượng hình ảnh.Các mẫu TV LCD có tích hợp QD, còn được gọi là "QLED TV", thường có giá cao hơn và được coi là TV cao cấp, ngang hàng với TV OLED (công nghệ đi-ốt phát quang hữu cơ). Dựa trên phân tích của mình, Hansol cho biết ba mẫu TV "QD" của TCL gồm C655 65 inch, C655 Pro 75 inch và C755 65 inch được bán tại Hàn Quốc không chứa nguyên tố indi (indium) hay cadmi (cadmium) – những thành phần cốt lõi cần thiết để sản xuất vật liệu QD."Việc dán nhãn 'QD TV' cho các mẫu TV LCD không có vật liệu QD có thể gây tổn hại lớn đến lòng tin của người tiêu dùng đối với toàn bộ thị trường QLED", đại diện Hansol nói.Về phía TCL, theo một số nguồn tin, hãng phủ nhận cáo buộc và khẳng định ba mẫu TV trên đều sử dụng tấm nền (QD films) có chứa cadmi.Sau khi nhận được đơn khiếu nại, FTC (Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ) sẽ tiến hành điều tra các cáo buộc của Hansol. Nếu phát hiện sai phạm, TCL có thể phải chịu yêu cầu khắc phục, nộp phạt hoặc các hình phạt bổ sung khác tùy theo kết quả điều tra.Những cáo buộc diễn ra trong bối cảnh Hisense và TCL đẩy mạnh chiến lược giá rẻ để cạnh tranh với những thương hiệu khác đang dẫn đầu thị trường QLED nhờ công nghệ QD-OLED. Hisense từng được đánh giá cao với dòng U8, U8N nhờ chất lượng hình ảnh tốt trong phân khúc giá thấp, nhưng các vụ bê bối hiện tại có thể làm lung lay niềm tin của người tiêu dùng.
Ông Putin: Nga đã hiện đại hóa 95% lực lượng hạt nhân chiến lược
Ngày 22.1, mạng xã hội lan truyền đoạn clip về va chạm giữa xe đạp do một nam sinh điều khiển và xe ô tô đỗ bên đường xảy ra tại P.Hòa Xuân (Q.Cẩm Lệ, TP.Đà Nẵng). Sau đó là câu chuyện khiến cộng đồng mạng ngỡ ngàng, xúc động.Theo nội dung đoạn clip được chia sẻ, lúc 12 giờ 17 phút ngày 21.1, một nam học sinh đi xe đạp đã vô tình va chạm vào đuôi xe ô tô đậu bên đường Mẹ Thứ (P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ). Mặc dù ngã ra đường, may mắn là cậu bé không bị thương, và nam sinh nhanh chóng dựng xe đạp và rời đi ngay sau đó. Tuy nhiên, hơn 10 phút sau, chính nam sinh này đã quay lại và để lại một mảnh giấy ghi lời xin lỗi chủ xe: "Con xin lỗi vì đã làm xước xe của bác. Con đi học không chú ý nên đụng". Kèm theo đó, nam sinh để lại một tờ tiền mệnh giá 200.000 đồng được dán kèm nằm trong mảnh giấy. Khi chủ xe đọc được mảnh giấy, không giận dữ mà ngược lại, đã chụp hình và chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội, kèm theo lời khen ngợi hành động tử tế của nam sinh. Sau khi bài viết được đăng tải, đã có rất nhiều bình luận với nội dung khen ngợi tinh thần trách nhiệm của cậu bé, đồng thời nhắc nhở các bạn học sinh cần chú ý hơn khi tham gia giao thông. Chia sẻ với PV Thanh Niên, chị Lê Ngô Mỹ Hạnh (trú P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ), chủ nhân xe ô tô, cho biết chiếc xe ô tô trong clip được chồng chị đậu trước nhà và khi vợ chồng đi công việc trở về nhà thì phát hiện sự việc. Chị Hạnh bày tỏ rất xúc động khi đọc nội dung cháu bé viết mảnh giấy và tờ tiền 200.000 đồng được kẹp bên trong tờ giấy. "Vợ chồng tôi đã trích xuất camera và đoán rằng cậu bé khoảng 13 tuổi, có thể cháu đã về nhà kể lại sự việc sau khi tông vào ô tô bên đường và xin tiền từ bố mẹ để quay lại "đền" cho chủ xe… theo cách của riêng mình", chị Hạnh kể.Chị Hạnh xúc động chia sẻ thêm: "Cháu còn nhỏ, đi xe đạp nhiều lúc mất thăng bằng nên là lỡ va vào ô tô, cháu không bị thương là tôi mừng rồi. Thấy cháu ấy để lại mảnh giấy kèm lời nhắn vợ chồng tôi rất xúc động. Lời xin lỗi của cháu là một hành động đẹp, điều này minh chứng cháu đã có một môi trường dạy bảo rất tốt".Đồng thời, chị Hạnh cũng bày tỏ mong muốn gặp lại nam sinh để trả lại số tiền vì xe ô tô của chị có bảo hiểm thân vỏ và sẽ được sửa chữa.