T.Ư Đoàn tặng quà tết cho người dân tại Thanh Hóa
Với mọi người, Tết Nguyên đán là khoảng thời gian vô cùng đặc biệt nên việc chuẩn bị thường khá công phu. Trước giao thừa, người người tranh thủ dọn dẹp nhà cửa, sắm sửa quần áo làm đẹp bản thân. Riêng ở miền Tây, tết đến là bà con làm đẹp cho... hàng rào bông kiểng.Hàng rào bông kiểng là nét đặc trưng của sông nước miền Tây. Loại hàng rào thiên nhiên này không quá cao nhưng diện mạo lại rất phong phú, nào là bông trang, bông bụp, bông giấy, mai vàng, mai chiếu thủy. Cũng không ít hàng rào làm bằng cây thuốc nam như đậu biếc, đinh lăng, nguyệt quế. Gọi là hàng rào, nhưng mục đích không phải chống trộm, mà để làm ranh giới đất đai, trang trí cho vui nhà, đẹp cửa là chính.Nhà này cách nhà kia chỉ một hàng rào bông kiểng nên việc tương trợ nhau khi tối lửa tắt đèn cũng dễ dàng. Hàng rào ngăn nhưng không cách, vì thường có một lối mòn cắt ngang (đường tắt) kết nối tình làng nghĩa xóm. Hễ nhà này hết nước mắm, bột ngọt thì qua nhà kế bên xin đỡ. Hàng xóm có đám tiệc thì khỏi đi đường vòng, cứ lẹ làng băng ngang sang giúp một tay. Vì vậy, hàng rào bông kiểng đối với người dân quê chất chứa nhiều kỷ niệm thân thương.Ở miền Tây, bà con dành cả khoảng sân làm hàng rào bông kiểng, kết hợp trồng cây xanh. Hoa lá trở thành mặt tiền của căn nhà, là ấn tượng đầu tiên đối với những vị khách mới đến chơi. Thành ra, tết đến, nhiều gia chủ chăm chút hàng rào không khác gì một tác phẩm nghệ thuật. Cây kiểng được cắt tỉa láng o, tạo hình khối, hình thú nhìn là ưng bung ngay.Cầu kỳ hơn, tại cổng chính, chủ nhà uốn cây này cây kia thành hình dạng đẹp mắt (thường là dạng vòm). Vì sự độc đáo này, nhiều nhà có đám cưới tận dụng luôn cổng rào làm cổng hoa, dân dã nhưng mang vẻ đẹp "độc quyền", chẳng chê vào đâu được.Người làm nên những hàng rào bông kiểng ở miền Tây thường là nông dân, chủ yếu là lão nông tri điền. Có người miệt mài dành mười mấy hai chục năm để chăm sóc. Bận việc đồng ruộng thì bà con gác lại, nhưng hễ có thời gian là o bế từng chút. Hàng rào được cắt tỉa tỉ mỉ, công phu cũng nói lên phần nào lối sống, nét sinh hoạt và sự kỹ tính của các thành viên trong gia đình.Hàng rào bông kiểng phải cắt tỉa, bón phân, phun thuốc định kỳ mới đẹp. Vì là một góc của cảnh quê, một phần diện mạo của căn nhà nên người miền Tây cảm thấy rất tự hào khi có một hàng rào bông kiểng đẹp. Tết là khoảng thời gian con cháu, dòng họ, bạn bè về thăm nhà nên bà con rất đầu tư chuyện làm đẹp để làm hậu cảnh chụp hình.Bà Lê Thị Nguyên (75 tuổi, xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) bộc bạch: "Mặc dù hiện nay nhà cửa khang trang mọc lên nhiều, nhưng bà con vẫn thích trồng hàng rào bông kiểng. Tuy nó không có chức năng bảo vệ nhưng rất có ý nghĩa tinh thần đối với người dân quê. Ai có thú vui này sẽ hiểu ngày tết hàng rào bông chẳng đẹp như ý thì chuyện ăn tết cũng kém vui mấy phần". Vì lẽ đó, tết đến, những lão nông miền Tây có thể không thiết tha với quần áo mới nhưng hàng rào bông kiểng nhất định phải chỉnh trang cho thật đẹp. Việc cắt tỉa cũng có "thời gian vàng" chứ không phải làm lúc nào cũng được. Khi đã đến lúc, bà con sẽ bất chấp thời tiết để cho kịp tiến độ. Đón tết thì làm đồng loạt, với những hàng rào dài, có thêm các chi tiết phụ, việc mất mười bửa nữa tháng để tân trang là bình thường."Phải canh đúng thời gian để khi tết đến hoa lá sẽ trổ đồng loạt hoặc vào giai đoạn xanh tươi nhất. Hẳn nhiên, khối lượng công việc cực hơn, vì bên cạnh cắt tỉa cho mướt mắt thì còn trồng xen kẽ thêm nhiều loại hoa đủ màu sắc cho thật nổi bật. Việc này đòi hỏi mình có đam mê, có cảm hứng mới có thể làm hết ngày này qua ngày khác", ông Nguyễn Thanh Tâm (54 tuổi, ngụ xã Lương Tâm, H.Long Mỹ, Hậu Giang) chia sẻ.So với những hàng rào bằng sắt hộp hay bê tông nơi phố thị, hàng rào bông kiểng gợi lên không khí trong lành, hài hoà với thiên nhiên. Ngày nay, hình ảnh những hàng rào xanh mát cũng được nhiều địa phương in trên biển quảng cáo nông thôn mới. Không ít bà con đi làm xa ăn chợt thấy thì lòng thổn thức, muốn tìm ngay về "gốc gác" của mình.Đặc biệt, mỗi khi về quê ăn tết, nhiều người thích thú, tranh thủ chụp ảnh cùng gia đình, bè bạn bên giàn bông trang, bông mai để làm kỷ niệm. Bởi, những hàng rào cây xanh tuy dân dã, bình dị nhưng xa miền Tây thì cũng không phải dễ tìm.Cầm lái Nissan Almera chạy hơn 35.000 km, chủ xe đánh giá thế nào?
Nhiều du khách đã bày tỏ rất bất ngờ và ấm áp ngày mùng 1 tết khi được chào đón thịnh tình tại sân bay Đà Nẵng, mang lại sự ấm áp “như trở về nhà”.Du khách rất hào hứng khi được thưởng thức chương trình biểu diễn múa lân đặc sắc và nhận những món quà đặc sản mang đậm hương vị Đà Nẵng như nón lá, mứt gừng, bánh dừa nướng, khô mè,…Đặc biệt, du khách được tham gia chương trình hái lộc đầu xuân trên cành hoa đào, để nhận được những voucher tham quan, giải trí tại các điểm đến nổi tiếng của thành phố trong suốt thời gian lưu lại Đà Nẵng.Trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng chào đón hơn 140 chuyến bay nội địa và quốc tế, ước đạt hơn 20.000 lượt khách đến Đà Nẵng.Trong đó số chuyến bay quốc tế dự kiến 65 chuyến, ước đạt khoảng 10.000 lượt khách của các hãng Vietnam Airlines (đường bay Narita, Nhật Bản - Đà Nẵng); Vietjet Air (đường bay Incheon, Hàn Quốc); Air Asia (đường bay Bangkok, Thái Lan) và Kuala Lumpur (Malaysia); China Airlines (đường bay Đài Bắc, Đài Loan); Hongkong Express (đường bay Hong Kong),... đưa khách quốc tế đến Đà Nẵng tham quan du lịch.Theo Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, dự kiến trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (tính từ ngày 25.1 – 2.2, tức ngày 26 tháng chạp đến mùng 5 tháng giêng), ước đạt 1.275 chuyến bay đến Đà Nẵng (tăng 58% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trong đó, có 577 chuyến bay quốc tế (tăng 45% so với kỳ nghỉ năm 2024); 698 chuyến bay nội địa (tăng 71% so với kỳ nghỉ năm 2024).Trung bình đón khoảng 141 chuyến bay/ngày (trong đó có 64 chuyến bay quốc tế và 77 chuyến quốc nội), gồm 8 chặng bay quốc nội, 20 chặng bay quốc tế từ Hàn Quốc, Hong Kong, Macau, Thái Lan, Singapore, Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan, Mông Cổ, Philippines, Cambodia, Ấn Độ.
Người lao động còn được nghỉ dịp nào trong năm 2024?
Những ngày qua, khi đến các nhà ga, trên chuyến tàu của tuyến metro số 1, hành khách lại nghe từ loa phát thanh một giọng đọc thông báo về an toàn, hướng dẫn hành trình đi lại. Giọng đọc này nếu để ý kỹ, khi nghe qua hành khách đi tàu vừa thấy lạ mà… quen.Đó là giọng đọc của MC Đỗ Phương Thảo, hiện đang là người dẫn chương trình, từng đóng quảng cáo, đọc lời bình, tổng đài… cho các thương hiệu nổi tiếng như: Unilever, Mobifone, VietNam Airlines, Transimex…Nhớ lại những ngày đầu năm 2023, Phương Thảo chia sẻ cô bất ngờ được một đơn vị liên hệ mời thử giọng đọc thông báo tiếng Việt - Anh cho tuyến metro. Yêu cầu của đối tác Nhật Bản là giọng đọc chuẩn, tươi sáng, rõ ràng, phát âm chuẩn cả hai ngôn ngữ và thể hiện tinh thần mến khách của người Sài Gòn. Sau một tuần luyện tập, Phương Thảo được chọn và bắt đầu thu âm kịch bản chi tiết. Cô chia sẻ cảm xúc háo hức và tự hào khi góp giọng cho công trình được người dân mong đợi 17 năm, nhưng cũng không khỏi áp lực vì lo lắng giọng đọc của mình có đáp ứng được yêu cầu hay không.Quá trình thu âm diễn ra khá căng thẳng khi từng đoạn ngắn đều phải được đối tác Nhật Bản phê duyệt. Kịch bản thu âm rất đa dạng, từ thông báo đoàn tàu đến ga, số ke ga, hướng dẫn an toàn, di chuyển. Phương Thảo đã phải nghiên cứu nhiều video hướng dẫn trên metro ở các nước, luyện tập kỹ lưỡng để đảm bảo tốc độ, ngữ điệu phù hợp. Cô cũng tiết chế cảm xúc để giọng đọc vừa tươi sáng, thân thiện mà không "làm quá".Phương Thảo chia sẻ kỷ niệm vui khi đối tác Nhật Bản khen giọng cô đẹp và chuyên nghiệp. Gần 2 năm sau ngày thu âm, cô bất ngờ và vỡ òa cảm xúc khi nghe chính giọng đọc của mình phát ra từ loa phát thanh tại ga metro. Phương Thảo bày tỏ niềm hạnh phúc và tự hào khi được góp một phần nhỏ vào công trình mang dấu ấn chuyển mình của thành phố.
Theo các chuyên gia, giá cà phê chưa xác định rõ xu hướng vì lượng hàng tồn kho của các nước phương Tây tăng nhẹ trong thời gian gần đây. Cụ thể, theo Tổ chức cà phê quốc tế (ICO) lượng hàng xuất khẩu trong tháng 3 vừa qua tăng 8,1% so với cùng kỳ năm 2023. Lũy kế 6 tháng đầu niên vụ 2023 - 2024 tăng 10,4% so với cùng kỳ. Tuy lượng hàng tồn kho tăng nhẹ trong ngắn hạn nhưng những lo ngại về sự thiếu hụt trong dài hạn từ tất cả các nguồn cung vẫn còn do nguy cơ giảm sản lượng của các vụ mùa sắp tới.
Lenovo mang máy tính xách tay dễ dàng sửa chữa đến MWC 2024
Ngày 19.3, Sở Du lịch TP.Đà Nẵng cho biết Hoa hậu Thanh Thủy đã đồng ý làm đại sứ du lịch của TP.Đà Nẵng.Trong năm 2025, Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy đồng hành quảng bá chương trình kích cầu và thu hút du khách với chủ đề "Tận hưởng Đà Nẵng 2025 - Đa trải nghiệm" (Enjoy Da Nang 2025 - Diverse Experience).Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy chia sẻ, là người con sinh ra, lớn lên tại TP.Đà Nẵng, cô luôn tự hào khi nhắc về thành phố có nhiều danh lam thắng cảnh và con người chân thành, hiền hòa, mến khách."Việc được trở thành đại sứ du lịch Đà Nẵng không chỉ là niềm vinh dự lớn lao mà còn là cơ hội để Thanh Thủy góp phần quảng bá hình ảnh quê hương, con người Đà Nẵng thân yêu đến gần hơn với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. Thanh Thủy mong muốn được góp sức mình vào hành trình đưa hình ảnh Đà Nẵng trở thành điểm đến hàng đầu trên bản đồ du lịch thế giới", Thanh Thủy nói.Hoa hậu Quốc tế 2024 Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ cùng ngành du lịch TP.Đà Nẵng quảng bá hình ảnh thành phố qua các chiến dịch truyền thông trong nước và quốc tế; kết nối với cộng đồng, đặc biệt là các bạn trẻ để lan tỏa niềm tự hào về quê hương, khuyến khích mọi người cùng trải nghiệm và chia sẻ về du lịch Đà Nẵng.Hình ảnh Hoa hậu Thanh Thủy gắn với các lễ hội, sự kiện lớn của Đà Nẵng như lễ hội pháo hoa quốc tế, lễ hội Tận hưởng Đà Nẵng. Bên cạnh đó, Thanh Thủy còn giới thiệu ẩm thực, con người và văn hóa truyền thống của Đà Nẵng thông qua các nền tảng mạng xã hội.Đặc biệt, những ngày qua, Hoa hậu Thanh Thủy đang ghi hình tại Q.Liên Chiểu nơi gia đình người đẹp này sinh sống nhằm quảng bá du lịch địa phương.Người đẹp quê Đà Nẵng cùng ê kíp chụp ảnh, quay phim đã cùng ghi lại những trải nghiệm tại các khu điểm du lịch, danh lam thắng cảnh như Nam Ô, đèo Hải Vân, sông Cu Đê, tìm hiểu nghề làm nước mắm, gỏi cá… để quảng bá món ngon, sản vật thành phố.