VinFast VF9 có kịp bàn giao cho khách Việt đi Tết?
Có dịp tác nghiệp tại huyện A Lưới (Thừa Thiên-Huế), tôi thường được anh em người bản địa nhắn gửi tết này về với bản làng để họ đãi những thức ngon, món lạ chỉ có trong dịp tết. "Anh sẽ không thất vọng đâu! Nhiều người khi ăn Tết Nguyên đán cùng đồng bào đã ví von tết ở thung lũng A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực với rất nhiều món đặc sản của các dân tộc mà không phải ai cũng có dịp thưởng thức một lần trong đời", anh Lê Văn Hôi (33 tuổi, người dân tộc Pa Kôh, trú tại xã Hồng Thượng) mời gọi.Anh Hôi dẫn chứng không phải người địa phương nào cũng một lần được nếm món sâu tre (loài sâu sống trong ống tre - NV) xào lá kiệu, gọi là P'reng. Bởi, trước tháng 9 và sau khoảng tháng 2 - 3 hằng năm, sâu đã chui khỏi thân tre, hóa bướm. Hay món chuột rừng ướp với gừng, ớt hiểm thêm chút muối rồi cho vào ống tre để nướng. Rồi món A choor (một loài cá suối) gói trong mấy lớp lá chuối đem vùi trong than hồng… Đây là những món ăn "có tiền cũng không mua được" bởi nguyên liệu, gia vị đều là những loài đặc hữu chỉ xuất hiện theo mùa và chỉ có ở dãy Trường Sơn. Ngày thường, muốn ăn những món này cũng không có nhưng đến Tết Nguyên đán là rất nhiều gia đình Pa Kôh sửa soạn để mời khách."Trước tết khoảng 1 tháng, trai tráng trong làng hú gọi nhau cắt rừng đi tìm sản vật, dĩ nhiên không phải là động vật hoang dã cấm đánh bắt mà là những con cá suối, ốc, ếch nhái, nòng nọc… Chúng tôi cũng đi hái, đào các loại gia vị như tiêu rừng (mắc khén), gừng, riềng… mang về tích trữ. Đến ngày tết, khách đến chơi nhà, tùy theo món mà chỉ cần mang ra nướng, xào với lá kiệu, nấu với môn thục… là đã có ngay món ăn ngon lành, nóng hổi", anh Hôi cho biết. Trước tết 1 tháng, cộng đồng người Tà Ôi cũng tất bật chuẩn bị những món ăn đậm vị vùng cao. Có những món được làm trước tết cả chục ngày, đặc biệt là các loại bánh làm từ nếp. Cụ bà Căn Hoan (80 tuổi, người Tà Ôi, trú tại xã Hồng Thái) bảo đàn ông đi kiếm mồi nhắm, làm rượu còn đàn bà thì giã gạo, chọn nếp, tìm lá gói bánh. Người Tà Ôi thường chọn các loại gạo nếp bản địa thơm ngon như ra dư, cu cha, trưi… để làm bánh, xôi ống. "Mẹ thường làm để dâng Yàng (Trời - NV) vào dịp tết. Trong đó, bánh a quát khó gói nhất vì phải làm nhọn 2 đầu bằng lá đót tươi rồi cho nếp vào. Khi làm xong, bánh nhìn như 2 chiếc sừng trâu nên còn gọi là bánh sừng trâu. Ăn bánh kèm thịt nướng, rất ngon", cụ Căn Hoan nói. Cụ vẫn làm bánh nếp giã nhuyễn cùng mè đen (adeep man), món bánh đặc biệt đang có nguy cơ thất truyền.Gắn bó nhiều năm với đại ngàn Trường Sơn, nhà nghiên cứu Trần Nguyễn Khánh Phong nhận định vào ngày tết người Tà Ôi thể hiện nét truyền thống qua văn hóa ẩm thực với những món ăn độc đáo, chuẩn bị công phu. "Vì sinh sống ở vùng núi rừng lạnh buốt, di chuyển nhiều nên người Tà Ôi thích ăn khô, mặn, cay. Bởi vậy, hầu hết các món ăn của đồng bào đều được chế biến theo cách nướng, thui, luộc hoặc tái", ông Phong cho hay. Một số món ăn độc đáo vùng cao vào dịp tết có thể kể đến gồm cá và thịt thui ống (cho thịt vào ống tre rồi lấy cùi bắp đậy lại, đặt nướng lăn tròn đều trên than hồng), môn thục cắt thành từng khúc trộn chung với thịt đã ướp sẵn rồi đổ vào ống để thui… Lạ lùng hơn, theo ông Trần Nguyễn Khánh Phong, những món thoạt nghe qua có vẻ sẽ kén người ăn như món thui chim, chuột, cua ủ thối lại là những đặc sản cao cấp. Nguyên liệu sau khi được làm sạch, ướp gia vị cho vào từng ống tre, nứa hoặc quả bầu khô rồi chỉ cần thui trên lửa một vòng cho có hơi nóng, sau đó cất vào gùi hoặc để lên giàn bếp, sau vài ngày mở ra ngửi thấy có mùi là ăn được. Người Tà Ôi cho rằng dịp lễ tết mang những món này ra đãi khách xem như thể hiện tấm lòng quý mến của gia chủ đối với khách.Nghệ nhân ưu tú Hồ Văn Hạnh (77 tuổi, trú tại xã Trung Sơn), người được mệnh danh là "cuốn từ điển sống của đại ngàn Trường Sơn", cho biết lịch nông vụ của cộng đồng các dân tộc ở A Lưới thường kết thúc vào tháng 10 âm lịch, sau đó người dân sẽ ăn tết mừng lúa mới Aza (chọn một ngày từ 6.11 - 24 tháng chạp). Đón Tết Nguyên đán của đất nước, người dân xem như đã gộp 2 cái tết vào chung vui một lần. Vì vậy, các gia đình không tiếc công sức đi tìm sản vật về đãi khách. Những đặc sản của mỗi dân tộc đều được soạn sửa kỳ công, dâng lễ Aza thế nào thì họ dọn tết cũng như thế đó. "Bố thì quan tâm đến "ẩm" hơn "thực". Tết mà! Đàn ông phải có chi nhâm nhi cùng bạn bè mới vui. Bố thích nhất là rượu tr'đin, tức "rượu trời" vì được cất ngay trên đọt cây", già Hạnh khề khà. Là người Pa Kôh nhưng già Hạnh lại thích thứ rượu truyền thống của người Cơ Tu. Theo già, đây là loại rượu thơm ngon nhất ở đại ngàn Trường Sơn, được chiết từ cây tr'đin mọc trong rừng sâu. Người thợ chỉ cần rạch một đường trên thân cây rồi lấy can hứng nước. Bỏ thêm ít vỏ cây chuồn phơi khô, nước sẽ tự lên men cho ra thứ hương vị có một không hai. Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Hoài Nam (79 tuổi, người dân tộc Cơ Tu, trú tại xã Hồng Hạ) tự hào vì rượu tr'đin được các dân tộc anh em, kể cả người Kinh ở A Lưới, yêu thích và "không có mà bán" vào mỗi dịp tết. Già Nam cho biết người Pa Kôh, Tà Ôi cùng người Cơ Tu còn có một loại rượu tương tự tr'đin là rượu tà vạt được cất từ cây đoác. Cây đoác dễ tìm hơn, nhưng khai thác thì nguy hiểm hơn vì phải trèo cao hơn cây tr'đin. "Đây chắc là những loại rượu duy nhất trên thế giới được lấy trên cây mang về uống mà không cần phải chưng cất", già Nam cười. Tùy vào khẩu vị của mỗi người mà đến tết, đồng bào các dân tộc thiểu số còn nấu rượu nếp (xiêu), ủ rượu cần (a riêu), rượu mía vỏ chuồn (a véc), rượu mây rừng vỏ chuồn (tà via)…Bà Lê Thị Thêm, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện A Lưới, nhận định mỗi dân tộc đều có phong tục tết cổ truyền mang màu sắc riêng. Nhưng thật đáng quý khi đồng bào mang "tết riêng" hòa vào "tết chung" của đất nước và các dân tộc vẫn giữ được nét ẩm thực độc đáo, đậm dư vị núi rừng. "Tết đến, nhà nhà lại sửa soạn những món ngon để mời khách. Cảm tưởng tết quê hương A Lưới cứ như một "đại hội" ẩm thực của các dân tộc với cơ man là món ăn, thức uống độc lạ… Thú vị hơn, giữa các gia đình còn giao lưu ẩm thực bằng cách trao đổi ống thịt, gùi bánh, chum rượu… để có thể thưởng thức những món mà nhà mình không có. Tết đoàn kết, đầm ấm", bà Thêm chia sẻ.Quỳnh Anh Shyn mang chất bụi bặm, cá tính đến với Tuần lễ thời trang Milan
Tác phẩm được viết với ngôn ngữ bình dân để phù hợp với dân trí và nhận thức của người dân Nam bộ lúc bấy giờ. Chuyện giải buồn ở đây cũng không phải là chuyện mua vui, mà là những câu chuyện nhẹ nhàng, ý nhị dùng làm bài học khuyên đời, với đoạn cuối hoặc câu cuối mỗi chuyện thường là lời đúc kết thấm thía.
Xám khói - màu tóc khiến Phương Nhi và dàn sao lên hình cực 'slay'
Ông Tunku Ismail Idris, cũng là chủ sở hữu đội bóng Johor Darul Ta'zim nổi tiếng nhất Malaysia, từng có thời gian ngắn làm Chủ tịch FAM từ năm 2017 đến 2018, trước khi nhường chỗ cho vị chủ tịch hiện nay ông Hamidin Mohd Amin.Sau khi AFF Cup 2024 kết thúc, chứng kiến đội tuyển Malaysia sớm bị loại ngay vòng bảng, ông Tunku Ismail Idris đăng thông điệp trên tài khoản cá nhân mạng xã hội X tuyên bố: "Chúng tôi đã xác định được 6-7 cầu thủ ngoại chất lượng, sẵn sàng bổ sung cho đội tuyển Malaysia thi đấu ngay tháng 3 tới đây tại vòng loại Asian Cup 2027. Hy vọng rằng chính phủ Malaysia có thể hỗ trợ trong quá trình nhập tịch cho số cầu thủ này. Đội tuyển Malaysia phải bắt đầu chiến dịch vòng loại với các kết quả tích cực".FAM và đội tuyển Malaysia hiện cũng có một loạt động thái mới để nâng cấp hiệu suất quản lý và thi đấu. Cụ thể, FAM bổ nhiệm một nhân vật mới từ Canada, ông Rob Friend, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý bóng đá làm Tổng giám đốc điều hành đội tuyển. Đội tuyển Malaysia hiện cũng có HLV mới là ông Peter Cklamovski từ Úc, làm việc cùng Giám đốc kỹ thuật Scott O'Donnell, đồng hương với nhà cầm quân này.Trong khi đó, sau thông điệp của ông Tunku Ismail Idris, giới chức bóng đá Malaysia đang nghiêng về khả năng ủng hộ đội tuyển nước này cần bổ sung gấp các cầu thủ ngoại nhập tịch để nâng cao khả năng thi đấu và giành vé dự vòng chung kết Asian Cup 2027. Do việc đào tạo cầu thủ trẻ đến nay được xem là thất bại, vì có rất ít cầu thủ được bổ sung lên đội tuyển đạt chất lượng như mong muốn."Việc nhập tịch cầu thủ sẽ không xung đột với lợi ích đào tạo cầu thủ trẻ của bóng đá Malaysia. Đào tạo cầu thủ trẻ là trách nhiệm của các CLB, không phải của FAM. Những gì FAM và MFL (Malaysia Super League) cần làm để bóng đá trẻ Malaysia phát triển hơn, đó là tạo ra các giải đấu cạnh tranh. Các CLB cần có nền tảng phù hợp để đào tạo cầu thủ trẻ. Việc chúng ta chưa làm được, chỉ nên tự trách mình, không thể đổ hết lỗi cho FAM", ông Tunku Ismail Idris nhấn mạnh khi trả lời một người dùng mạng xã hội X cho rằng, FAM đã chi hàng triệu USD đào tạo cầu thủ trẻ nhưng thất bại.Trả lời phỏng vấn trên tờ New Straits Times ngày 12.1, cầu thủ Safawi Rasid của đội tuyển Malaysia, đang khoác áo đội Terengganu FC, cho biết: "Nếu đội tuyển tiếp tục bổ sung thêm cầu thủ ngoại nhập tịch hoặc cầu thủ có gốc gác, hoàn toàn không gây xung đột. Tôi tin, các cầu thủ trẻ và trong nước, sẽ xem đây là sự cạnh tranh lành mạnh. Bạn bắt buộc phải luôn tiến bộ, chứng minh mọi khả năng của mình. HLV mới là người quyết định sẽ chọn ai vào đội tuyển".Sự kiện đội tuyển Malaysia quay lại chiến lược nhập tịch cầu thủ ngoại là vì thành tích quá yếu kém tại AFF Cup 2024 vừa qua. Trước đó, chiến lược này bị chỉ trích dữ dội khi "Những chú hổ Mã Lai" dù giành quyền dự Asian Cup 2023 nhưng sớm bị loại ở vòng bảng.Tại vòng loại Asian Cup 2027, đội tuyển Malaysia nằm cùng bảng F với đội tuyển Việt Nam, còn có 2 đội Nepal và Lào. Chỉ có đội đầu bảng mới giành vé vào vòng chung kết. Do đó, bảng này đội Malaysia gần như sẽ quyết đấu với đội Việt Nam, do đội Nepal và Lào được xem rất yếu khó lòng cạnh tranh. Nếu kịp nhập tịch các cầu thủ ngoại, trong đó có một số cầu thủ thi đấu lâu năm cho CLB Johor Darul Ta'zim do ông Tunku Ismail Idris làm chủ, chắc chắn đội tuyển Malaysia sẽ rất khác trong tháng 3 tới đây khi vòng loại khởi tranh.
Theo kế hoạch của T.Ư Đoàn, Diễn đàn "Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn" năm 2025, được tổ chức vào 14 giờ ngày 13.3 có chủ đề: "Sứ mệnh thanh niên trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc".4 nội dung trọng tâm của diễn đàn gồm: xây dựng thế hệ trẻ thời kỳ mới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc; sứ mệnh của thanh niên trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế; chống lãng phí và trách nhiệm của thế hệ trẻ; xây dựng Đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, hệ thống chính trị.T.Ư Đoàn cho biết, diễn đàn nhằm nắm bắt thông tin, hoạt động của đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước; tạo điều kiện để đoàn viên, thanh thiếu nhi bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, đóng góp ý kiến, sáng kiến của mình cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.Đồng thời, diễn đàn cung cấp thông tin, chia sẻ, định hướng hoạt động cho đoàn viên, thanh thiếu nhi về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ; các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội.Bên cạnh đó, diễn đàn trao đổi, chia sẻ về kết quả triển khai các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nghị quyết trong các cấp bộ đoàn và tuổi trẻ cả nước; những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chủ đề công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và các sự kiện kỷ niệm lớn trong năm 2025.Chương trình được tổ chức trực tuyến và trực tiếp ở điểm cầu trung tâm tại TP.Hà Nội; điểm cầu tại các tỉnh, thành đoàn (các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc mở điểm cầu nối tới tất cả Đoàn cấp huyện, khuyến khích mở điểm cầu để Đoàn cơ sở theo dõi diễn đàn; điểm cầu tại nước ngoài (kết nối trực tuyến với các tổ chức Đoàn, Hội ở ngoài nước).T.Ư Đoàn vận hành website để tiếp nhận thông tin, đặt câu hỏi của đoàn viên, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng tại địa chỉ: http://doithoai.doanthanhnien.vn. Thời gian bắt đầu tiếp nhận câu hỏi từ nay đến hết diễn đàn. Các câu hỏi, ý kiến, bình luận của đoàn viên, thanh niên được hiển thị trên website của diễn đàn. Đoàn viên, thanh niên có thể thảo luận, bình luận về các nội dung, chủ đề trực tiếp trên website.Diễn đàn được phát sóng trực tiếp tại các báo điện tử, trang cộng đồng trên mạng xã hội Facebook, YouTube của Đoàn, Hội, Đội và ứng dụng Thanh niên Việt Nam; các báo điện tử: Tiền Phong, Thanh Niên; các trang mạng xã hội Facebook: Cổng thông tin T.Ư Đoàn, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội đồng Đội T.Ư, Ban Tuyên giáo T.Ư Đoàn, Thông tin Chính phủ. Các kênh YouTube của Báo Thanh Niên, Báo Tiền Phong, Công tác Tuyên giáo; kênh Tiktok Công tác Tuyên giáo.Trong diễn đàn đoàn viên, thanh niên, thiếu nhi có thể đặt câu hỏi qua website của diễn đàn hoặc các trang mạng xã hội phát trực tiếp; ứng dụng Thanh niên Việt Nam. Các thông tin, giải đáp của Ban Bí thư T.Ư Đoàn đồng thời được trao đổi trực tiếp và trên website.Những câu hỏi chưa được trả lời trong diễn đàn sẽ tiếp tục được trả lời qua website http://doithoai.doanthanhnien.vn.
Xe khách tạt đầu ‘dằn mặt’ ô tô con suýt gây tai nạn: Dân mạng phẫn nộ
Vậy hãy kiên trì thực hiện bài tập đơn giản dưới đây mỗi ngày nhé các người đẹp. Chẳng cần mất chi phí đi hút mỡ vẫn có vòng 2 eo thon như thời con gái nha. Một động tác đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rõ nét cho vòng bụng, vòng hông và vòng 3 của các chị em. Cách thực hiện đơn giản, bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai tay đan vào nhau. Tiếp tục, các chị đẹp đưa một chân về phía sau và nhún người, đồng thời nâng tay cao áp sát tai. Chỉ cần thực hiện các động tác này nhịp nhàng khoảng 30 - 45 giây là đủ. Động tác này sẽ giúp các chị đẹp siết sâu hơn vào vòng eo, tạo độ thon gọn và cân đối cho vòng 2. Thực hiện động tác 2 này cũng khá đơn giản, chị đẹp nào dù có bận rộn hay lười tập tới đâu cũng làm theo được nha. Bài tập vẫn bắt đầu với tư thế đứng thẳng, hai tay đưa lên ngang tai và giữ ở đó. Đồng thời, nâng chân vuông góc và đá thẳng sang trái, phải. Các chị đẹp U35+ cứ thực hiện nhịp nhàng, và cảm nhận động tác tác động vào các nhóm cơ ở hai bên thành bụng. Đặc biệt, nếu chị em nào bị hõm mông hay vòng 3 chảy xệ thì động tác này cũng giúp cải thiện đáng kể nha.Cùng với việc siết mỡ ở vòng bụng, động tác thứ 3 này còn giúp các chị em có được bờ vai mềm mại và bắp tay thon gọn mà không cần phải tập quá nặng. Cách thực hiện lần lượt từng bên trái - phải. Bắt đầu với tay trái đưa sang phải và lên cao, sau đó đổi bên. Kết hợp hai chân hơi nhún theo từng chuyển động của hai tay.Động tác này tác động đến các nhóm cơ toàn thân, từ đó dần siết mỡ, giúp chị em có được vóc dáng mảnh mai, cân đối. Một động tác đơn giản nhưng khi thực hiện toàn bộ các nhóm cơ gồm cơ bụng, cơ đùi, cơ lưng... đều hoạt động. Cách thực hiện đơn giản nha, một tay chống hông, tay còn lại đưa vuông góc và nâng lên cao, kết hợp đá chân ngang để siết mỡ phần eo. Chỉ cần thực hiện nhịp nhàng kết hợp với thở đều để động tác tác động sâu hơn vào các nhóm cơ.Nếu muốn có cơ bụng dọc chuẩn, các chị đẹp không thể bỏ qua động tác này. Một động tác vừa siết eo, hông vừa nâng vòng 3, tạo đường cong chữ S cho vóc dáng của các chị em. Thực hiện động tác này cũng ko phức tạp đâu nhé, hai tay dang ngang và giữ cố định ở đó. Sau đó, dá lần lượt từng chân, sao cho chân trái chạm tay phải và ngược lại. Bạn sẽ cảm nhận được phần bụng đang bị siết lại, từ đó hỗ trợ đốt mỡ vòng 2.Động tác giãn cơ là không thể thiếu ngay cả khi các chị đẹp tập ở nhà hay đến phòng tập gym. Không vận động quá nhiều, đôi khi chỉ giữ nguyên một tư thế trong khoảng thời gian ngắn, nhưng động tác có thể xoa dịu sự căng thẳng của các nhóm cơ sau khi tập luyện.Vậy là 6 động tác đơn giản này rất dễ thực hiện và chỉ mất một vài phút mỗi ngày thôi nhé. Điều tiên quyết là các chị đẹp cần sự quyết tâm. Không thể đạt kết quả vòng eo con kiến ngày 1 ngày 2 đâu nha mà cần các chị đẹp kiên trì thực hiện các bài tập đều đặn mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần kết hợp với chế độ ăn uống điều độ như giảm đường, giảm muối và hạn chế đồ chiên rán. Hãy kiên trì thực hiện các bài tập ngay hôm nay và hái trái ngọt với vòng eo thon gọn nhé các chị đẹp.