Sếp lớn bóng đá Indonesia cảnh báo đội tuyển trước trận làm khách tại Mỹ Đình
Ngày 10.3, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Xuân Nam, Chủ tịch UBND xã Đông Hoàng (TP.Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), cho biết xã này đã có tờ trình gửi UBND TP.Thanh Hóa đề nghị xem xét để kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ đưa chợ Chuộng trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.Theo ông Nam, tờ trình đã gửi đi và đang chờ cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến rồi địa phương mới triển khai các bước tiếp theo."Các cụ cao niên trong xã và vùng lân cận không ai biết rõ chợ Chuộng có từ bao giờ, nhưng bao đời nay cứ sáng ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm là hàng ngàn người dân xã Đông Hoàng và các xã lân cận tập trung về đây tạo thành phiên chợ. Điểm nổi bật và khác biệt nhất của chợ là phần ném cà chua vào nhau mà không cần lý do, với ý nghĩa để cầu may mắn cho một năm mới đến", ông Nam cho hay.Chợ Chuộng được người dân địa phương tổ chức vào ngày mùng 6 tháng giêng hàng năm. Vị trí tổ chức chợ là trên bãi đất trống ven sông Hoàng, thuộc thôn Giang (xã Đông Hoàng) - khu vực giáp ranh với các huyện Triệu Sơn và Thiệu Hóa.Thông tin chợ Chuộng đề nghị đưa vào danh mục di sản phi vật thể quốc gia thu hút sự quan tâm của người dân, bởi đây là phiên chợ độc nhất vô nhị ở tỉnh Thanh Hóa, và độc đáo trên toàn quốc. Ngày trước, theo quan niệm của người dân, thì người đi chợ Chuộng phải đánh nhau mới cầu được may, mà đánh nhau càng to thì may mắn mới càng nhiều. Ngày nay, thay vì "đánh nhau để cầu may", người đi chợ ném cà chua chín vào người nhau.Ở chợ còn có các hoạt động mua bán, cầu may đầu xuân. Những mặt hàng được bày bán tại phiên chợ chủ yếu là nông sản mang đặc trưng của các vùng nông thôn như: rau, củ quả, gà, vịt cùng những món ăn dân dã truyền thống như bánh cuốn, bánh đa, bỏng ngô, kẹo mật...Tương truyền vào ngày mùng 6 tháng giêng, một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn cùng vài trăm quân sĩ bị giặc Minh vây hãm ở làng Đông Hoàng (tên gọi xưa). Vị tướng ấy đã trao đổi với các bậc bô lão trong làng và huy động nhân dân quanh vùng tổ chức họp chợ để che mắt quân giặc, còn vũ khí được cất trong những gánh quà bánh, binh lính cũng được hóa trang thành dân thường trà trộn với dân trong chợ.Khi quân Minh đến, tưởng đó chỉ là một phiên chợ quê bình thường, nên mất cảnh giác. Lúc này, vị tướng bất ngờ phát lệnh, dân quân trong chợ nhất tề tấn công làm quân địch không kịp trở tay phải tháo chạy.Năm đó, người dân trong vùng gặp cảnh mưa thuật, gió hòa, làm ăn buôn bán đều thành công... Để tưởng nhớ chiến công và cũng là để "cầu may", cứ đến ngày mùng 6 tháng giêng hằng năm, người dân quanh vùng lại tụ tập về bên bến sông Hoàng để họp chợ...TikTok bị phạt 345 triệu euro ở châu Âu
Gặp Nguyễn Đức Minh Lượng, sinh viên Trường ĐH Gia Định khi chàng trai này đang đợi để chuẩn bị lên xe khách về quê nghỉ tết. Lượng cho biết theo lịch của trường thì ngày 20.1, sinh viên mới bắt đầu nghỉ tết. Tuy nhiên, vì đã hoàn thành thi xong và không còn vướng lịch học nữa nên chàng trai này được về quê nghỉ tết sớm.“Đi học xa nhà mà được về quê nghỉ tết sớm mình cảm thấy rất vui, có thêm thời gian ở bên ba mẹ, người thân. Hơn nữa, về sớm nên giá vé xe cũng chưa tăng. Mình về quê ở tỉnh Phú Yên và mua vé với giá 250.000 đồng”, Lượng hào hứng chia sẻ.Đã hơn 4 tháng không được về nhà nên tâm trạng của Lượng vô cùng háo hức. Lượng cho biết năm nay được về quê nghỉ tết trong vòng 1 tháng.Võ Chí Thành, sinh viên Trường ĐH Nguyễn Tất Thành đã về quê nghỉ tết được hơn 1 tuần.Thành chia sẻ: “Theo lịch của trường thì ngày 27.1, sinh viên mới nghỉ tết, nhưng vì mình đã hoàn thành xong việc học và chỉ đợi tổ chức lễ tốt nghiệp nên năm nay được về quê nghỉ tết sớm”.Thành cho biết về quê từ ngày 31.12 để ăn Tết Dương lịch 2025 cùng với gia đình và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. “Mọi năm vì vướng lịch học và đi làm thêm nên mình về quê nghỉ tết muộn hơn. Tranh thủ năm nay được về nhà sớm, mình sẽ phụ giúp ba mẹ chuẩn bị chu đáo đón tết. Năm nay, tuy kinh tế vẫn còn khó khăn nhưng gia đình mình cũng đã vượt qua được và mong đón một năm mới tốt đẹp hơn”, Thành tâm sự.Tương tự như Thành, Trần Đình Trường Giang, sinh viên năm cuối, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM cũng đã chạy xe máy từ TP.HCM về tỉnh Quảng Nam nghỉ tết được vài ngày nay. Giang cho hay: “Mình về quê nghỉ tết từ ngày 3.1. Đây là năm đầu tiên kể từ lúc đi học xa nhà bản thân được về quê nghỉ tết sớm như vậy, mọi năm phải đến ngày 20 âm lịch”.Giang chia sẻ lý do được về quê nghỉ tết sớm là vì đang học năm cuối, lịch học không quá dày, cộng thêm đã hoàn thành xong kỳ thi. Đi học xa nhà nên mỗi năm Giang được về quê khoảng 2 lần. Với Giang, mỗi lần được về quê là vô cùng hào hứng, phấn khởi. Đặc biệt là về quê nghỉ tết thì tâm trạng càng vui hơn nhiều. “Khi về quê sớm mình đã có rất nhiều dự định, như: thăm họ hàng, gặp gỡ bạn bè, phụ ba mẹ dọn dẹp, trang trí nhà cửa để chuẩn bị đón tết… Tuy năm nay về sớm nhưng hiện tại ở quê mình cũng đã bắt đầu có không khí tết rồi”, Giang vui vẻ nói.Những ngày gần đây, phòng ký túc xá của Đặng Anh Nhật, sinh viên Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trở nên trống trải hơn. Bởi vì, đa số các thành viên ở chung phòng với nam sinh này đã về quê nghỉ tết sớm. “Phòng mình có 6 người nhưng hiện tại chỉ còn có 2 vì các thành viên khác đã về quê nghỉ tết. Nhìn mọi người lần lượt về quê nghỉ tết sớm mà mình cũng nôn nao. Thế nhưng, một tuần nữa mình mới được về”, Nhật cho hay.Bên cạnh đó, cũng có những người vì nhiều lý do mà phải về quê nghỉ tết rất trễ. Anh T.C.H (38 tuổi), quê ở tỉnh Phú Yên, đang làm việc trên đường Thành Thái, Q.10 (TP.HCM), chia sẻ ngày 29 tết anh mới được về quê. Bởi lẽ công việc của anh H. là một nhân viên bán cây cảnh nên 6 năm nay hầu hết năm nào cũng về quê rất muộn. “Tuy về trễ thì giá vé tàu, xe có cao hơn nhưng bù lại những ngày cận tết là thời gian cao điểm để mình làm việc và kiếm thêm được một khoản tiền để về quê”, anh H. nói.
Quán bún thịt nướng không bao giờ nghỉ ở TP.HCM của vợ chồng chạy Grab: Nhập viện vẫn... 'trốn' về bán
Nhận được phản ánh của người dân, vào những ngày cuối tháng 2 đầu tháng 3 năm 2025, PV Thanh Niên đã có mặt tại TT.Lăng Cô để ghi nhận thực trạng bờ biển vịnh Lăng Cô bị rác bủa vây. Theo đó, tại đoạn bờ biển tại tổ dân phố Loan Lý (TT.Lăng Cô) xuất hiện rất nhiều rác, đây là khu vực có nhiều hàng quán kinh doanh, nên bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Đi dọc bờ biển, hàng tá rác là túi ni lông, bao tải, vỏ chai nhựa, chai thủy tinh… dạt vào dày đặc, kéo dài nhiều km. Nhiều người dân sống trong khu vực cho biết, tình trạng này xuất hiện nhiều năm nay, nhất là vào thời điểm không khí lạnh, triều cường cao đẩy rác từ biển vào.Mỗi ngày, các chủ hộ kinh doanh hàng quán ven biển đều dọn rác, nhưng chỉ sau một đêm rác lại dạt vào, chất thành từng đống lớn.Tại các khu vực không có hộ kinh doanh, rác xuất hiện càng nhiều, gây ảnh hưởng đến cảnh quan của khu du lịch nổi tiếng."Hàng ngày quán chúng tôi phải cử ra một người để dọn rác nhưng vẫn không xuể, khối lượng rác quá nhiều, trôi từ biển vào nên dọn rồi đâu lại vô đấy. Có thể số lượng rác này từ các con sông đổ ra biển, sau đó theo sóng dạt vào bờ", một chủ một cơ sở kinh doanh ở bãi biển vịnh Lăng Cô nói.Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hoàng Trọng Huy, Phó chủ tịch UBND TT.Lăng Cô, cho biết tình trạng rác trôi vào bờ biển thường xuất hiện vào thời điểm không khí lạnh, triều cường cao. Số lượng rác quá lớn và trôi vào liên tục nên địa phương không thể xử lý thường xuyên."Thời điểm này biển động, không khí lạnh nên lượng khách đến với vịnh Lăng Cô không nhiều, trước khi thời tiết chuyển biến tốt, nắng lên chúng tôi sẽ huy động lực lượng dọn dẹp, làm sạch bờ biển để đón du khách", ông Huy nói.Vịnh Lăng Cô nằm dưới chân đèo Hải Vân, thuộc địa bàn TT.Lăng Cô, H.Phú Lộc (TP.Huế), từng được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn là "Vịnh đẹp nhất thế giới" vào năm 2009. Với vẻ đẹp hoang sơ, bãi cát trắng mịn, nước biển xanh… hàng năm, địa điểm này thu hút số lượng lớn du khách nghỉ dưỡng, lưu trú. Việc rác "tấn công" các bãi tắm gây mất mỹ quan, làm xấu đi hình ảnh của vịnh biển này.
Ngày 20.1, tại hội nghị Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 2, khóa X, Chủ tịch Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã thông tin thêm về tình hình triển khai tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 về sắp xếp, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.Theo ông Đỗ Văn Chiến, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, Bộ Chính trị báo cáo T.Ư Đảng tổng kết sớm Nghị quyết 18 và có một số điều chỉnh phù hợp để thúc đẩy sắp xếp bộ máy, tinh giản biên chế hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.Ông Chiến cho hay, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thống nhất rất cao trình T.Ư Đảng về nội dung này. Dự kiến T.Ư Đảng sẽ họp vào 23 - 24.1 tới.Về phương án sắp xếp các ban Đảng, ông Chiến thông tin, về cơ bản sẽ kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại T.Ư, chuyển giao một phần về Bộ Ngoại giao, một phần về Văn phòng T.Ư Đảng. Hợp nhất Ban Tuyên giáo T.Ư với Ban Dân vận T.Ư thành Ban Tuyên giáo - Dân vận T.Ư. Đổi tên Ban Kinh tế T.Ư thành Ban Nghiên cứu chính sách chiến lược của Đảng.Với Quốc hội, sẽ kết thúc hoạt động của Ủy ban Đối ngoại. Nhiệm vụ đối ngoại sẽ gắn với Ủy ban Quốc phòng, An ninh - Đối ngoại để làm nhiệm vụ quốc tế. Còn lại công tác đối ngoại về Bộ Ngoại giao.Cùng đó, sẽ thành lập Cục Lễ tân nhà nước. Các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nếu có sẽ do cục này thực hiện.Sáp nhập Ủy ban Kinh tế với Ủy ban Tài chính - Ngân sách, sáp nhập Ủy ban Xã hội với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, sáp nhập Ủy ban Pháp luật với Ủy ban Tư pháp.Ngoài ra, nâng 2 ban từ trực thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội lên trực thuộc Quốc hội gồm Ban Công tác đại biểu và Ban Dân nguyện. Với Ban Dân nguyện dự kiến đổi tên thành Ủy ban Dân nguyện và giám sát Quốc hội. Cạnh đó, kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.Với Chính phủ, theo ông Chiến, đến nay, phương án đã duyệt, trình với T.Ư là hợp nhất Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính, lấy tên là Bộ Tài chính.Hợp nhất Bộ Khoa học - Công nghệ với Bộ Thông tin - Truyền thông, lấy tên là Bộ Khoa học - Công nghệ. Chuyển một phần nhiệm vụ của Bộ Thông tin - Truyền thông về Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch.Hợp nhất Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội và Bộ Nội vụ, lấy tên là Bộ Nội vụ. Một phần nhiệm vụ của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội chuyển về Bộ Giáo dục - Đào tạo, Bộ Y tế.Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn hợp nhất với Bộ Tài nguyên - Môi trường. Dự kiến tên gọi sau hợp nhất là Bộ Nông nghiệp - Môi trường. Cùng đó, kết thúc hoạt động của tất cả các tổng cục, chỉ còn cục...Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội, ông Chiến nói sẽ kết thúc hoạt động Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng 10 đảng đoàn khác. Sẽ thành lập Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể T.Ư, dự kiến có 30 đầu mối.Ông Chiến nói thêm, điều này sẽ làm mối quan hệ giữa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị, xã hội và 30 hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ sẽ theo mối quan hệ dọc. Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể T.Ư do Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam làm bí thư Đảng ủy.Đồng thời, thành lập Đảng ủy Quốc hội bao gồm các cơ quan thuộc Quốc hội, Viện KSND tối cao, TADN tối cao, dự kiến Chủ tịch Quốc hội làm bí thư Đảng ủy. Thành lập Đảng ủy Chính phủ với 200.000 đảng viên do Thủ tướng làm bí thư Đảng ủy.Thành lập Đảng ủy cơ quan Đảng, dự kiến do Thường trực Ban Bí thư làm bí thư Đảng ủy, một ủy viên Ban Bí thư Đảng làm phó bí thư Đảng ủy.Với địa phương, ông Chiến nói sẽ có 2 đảng ủy gồm đảng ủy cơ quan Đảng, đoàn thể và đảng ủy cơ quan chính quyền.Với cơ quan Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ông Chiến nhấn mạnh đã giảm từ 16 đầu mối xuống còn 8 đầu mối. Trong đó, đã sáp nhập nhiều đơn vị.
YangWang U8 - Xe điện Trung Quốc có thể đi ngang như cua
28 tết, ông Chánh vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Sau cả tuần miệt mài tái chế, tạo hình rồi sơn màu hồng hàng chục chậu cây từ chai nhựa, chủ căn nhà màu hồng ở TP.HCM háo hức mang ra treo lên hàng rào đường Mai Văn Ngọc. Bắt đầu đổ đất, trồng cây, ông Chánh muốn Tết Nguyên đán 2025 này con đường được nhuộm thêm nhiều màu sắc rực rỡ. Đầu xuân năm ngoái, ông Phan Văn Chánh lần đầu tiên được người dân khắp cả nước biết đến qua bài viết Căn nhà nhuộm hồng toàn bộ ở TP.HCM bởi người đàn ông U.70 trẻ trung mặc áo hồng trên Báo Thanh Niên. Người đàn ông chia sẻ, trước đây, ông sống cùng đứa cháu nội duy nhất. Sau khi cháu đi lấy chồng, ông sống một mình nên cũng rất cô đơn. 2 năm trước, ông bắt đầu trang hoàng nhà cửa bằng những món đồ màu hồng vì cho rằng màu này thể hiện niềm vui và sự lạc quan trong cuộc sống như câu nói: "Hãy nhìn đời bằng con mắt màu hồng". "Sau bài viết trên Báo Thanh Niên, tôi được các cơ quan báo, đài đến quay phim, chụp ảnh giới thiệu thêm nên càng có nhiều người biết đến. Tôi vui lắm. Đó là động lực để tôi tiếp tục tái chế chai nhựa, nhuộm hồng con hẻm đường ray trước nhà", ông Chánh nói. Lúc trước, những chậu cây màu hồng được ông trang trí trước cửa nhà rất ấn tượng, khiến ai đi ngang qua cũng phải ngước nhìn. Giờ đây, không chỉ làm đẹp cho nhà mình, ông còn trang điểm cho hàng xóm bằng những chậu cây tái chế sáng tạo, rực rỡ.Một năm qua, ông Chánh nhuộm hồng gần như toàn bộ đoạn hàng rào hơn 400 m trên đường Mai Văn Ngọc bằng những chậu cây tái chế sơn hồng. Từ chỗ chỉ có vài chục chậu, giờ đây hàng rào đã có hơn 500 chậu cây màu hồng do ông làm ra. Năm qua, ông Chánh được giới thiệu tham gia các cuộc thi về chủ đề tái chế, trang trí khu phố, bảo vệ môi trường. Thường đạt các giải cao nên ông lại có thêm chi phí phục vụ đam mê của mình. Càng làm, ông Chánh lại nâng cao thêm tay nghề. Việc tái chế chai nhựa được rút ngắn thời gian, những nét vẽ của ông cũng sắc sảo, có hồn hơn. Ông Chánh tâm sự, từ ngày "nhìn đời bằng con mắt màu hồng", ông ít khi thấy cô đơn dù sống một mình. Niềm vui của ông đổ dồn vào công việc tái chế chai nhựa, làm đẹp cho con đường và khu phố. Được nhiều người ghé đến nhà trò chuyện hỏi thăm nên ông cảm thấy ấm lòng.Tết của ông Chánh rất đơn giản, đó là nhờ người bạn nấu một nồi thịt kho hột vịt để về cúng cha mẹ và người con trai đã khuất. Ông dự định sẽ về thăm gia đình đứa cháu gái ở Đồng Nai 1-2 hôm rồi lại về nhà vì "phải tưới cây". Tết này chạm tuổi 70, ông Chánh cho biết chẳng cầu mong gì ngoài sức khỏe để tiếp tục nhuộm hồng đường phố. Mải mê làm đẹp cho đời, ông Chánh chẳng sắm sửa cho bản thân dịp tết này. "Từ ngày bất ngờ nổi tiếng, bạn bè cũng thường mua tặng tôi những bộ đồ màu hồng khiến tôi cảm thấy rất vui. Với tôi như vậy là quá đủ", ông Chánh nói. Với những đóng góp của mình cho khu phố, cuối năm 2024, ông Chánh là 1 trong 23 cá nhân được UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tuyên dương "Những tấm gương thầm lặng mà cao cả".