Nhật điều 2 tàu chở trực thăng tham gia sứ mệnh lớn chưa từng thấy
Theo CNET, iOS 18 khi phát hành đã mang đến tính năng mới cho phép người dùng quay video đồng thời phát nhạc nền. Tuy nhiên, tính năng này đang nhận về nhiều phản ứng trái chiều từ người dùng vì chất lượng âm thanh 'thảm họa', đặc biệt trên các mẫu iPhone cũ.Trước đây, khi người dùng iPhone phát nhạc và bật camera quay video, nhạc sẽ tự động tắt. Nhưng với iOS 18, bạn có thể thoải mái vừa quay video vừa thưởng thức âm nhạc. Tuy nhiên, điều này đi kèm với một nhược điểm lớn khi chất lượng âm thanh trong video bị suy giảm nghiêm trọng.Thử nghiệm trên iPhone 16 Pro và iPhone 14 Pro cho thấy, âm thanh trên iPhone 16 Pro bị méo ở âm lượng cao, còn trên iPhone 14 Pro thì nghe rè và cảm giác bị vọng xa. Nguyên nhân được cho là do Apple sử dụng loa ngoài để phát nhạc và micro tích hợp để ghi âm, dẫn đến chất lượng âm thanh không như mong đợi.Nhiều người dùng đã bày tỏ sự thất vọng với tính năng này, cho rằng nó không đáp ứng được kỳ vọng. "Âm thanh quá tệ, không thể chấp nhận được", một người dùng iPhone 14 Pro bình luận.Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng, vì Apple đã cho phép tắt tính năng này. Nếu không muốn quay video kèm nhạc, hoặc không hài lòng với chất lượng âm thanh, bạn có thể dễ dàng vô hiệu hóa tính năng này trong phần cài đặt camera.Với những người thường xuyên sử dụng tính năng quay video trên điện thoại, đây chắc chắn là một thông tin đáng chú ý. Người dùng hy vọng Apple sẽ sớm có bản cập nhật cải thiện chất lượng âm thanh cho tính năng này.Việt Nam là nước đầu tiên triển khai chia sẻ rủi ro về thương mại xanh
Đấu trường có ý nghĩa quan trọng với đội tuyển Việt Nam trong năm 2025 là vòng loại Asian Cup 2027. Tại sân chơi này, mục tiêu của đội bóng do HLV Kim Sang-sik dẫn dắt chắc chắn là giành ngôi nhất bảng để góp mặt tại vòng chung kết. Theo đó, đội bóng sao vàng nằm ở bảng F với Malaysia, Nepal và Lào.Được biết, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) và ban huấn luyện dự kiến sẽ triệu tập đội tuyển ngay sau khi vòng 16 V-League kết thúc (dự kiến giữa tháng 3). Ngoài ra, để có sự chuẩn bị tốt nhất cho sân chơi châu lục, đội tuyển Việt Nam được tạo điều kiện thi đấu giao hữu với đội tuyển Myanmar vào ngày 20.3. Đây là trận đấu “khai xuân” Ất Tỵ của thầy trò ông Kim, và việc lựa chọn Myanmar để đấu cọ xát được đánh giá là chọn hợp lý, cho nhiều mục đích khác nhau của đội tuyển Việt Nam vào lúc này.Vào lúc này, HLV Kim Sang-sik có lẽ đang lên ý tưởng về kế hoạch nhân sự đội tuyển Việt Nam. Dấu hỏi được đặt ra là những gương mặt sẽ xuất hiện trên hàng tấn công, trong bối cảnh các tiền đạo trụ cột gặp chấn thương hoặc không có phong độ tốt. Nguyễn Xuân Son chắc chắn sẽ vắng mặt, khi chân sút nhập tịch được chẩn đoán cần khoảng 9 tháng để bình phục hoàn toàn và trở lại sân cỏ. Nguyễn Văn Toàn cũng gặp chấn thương từ AFF Cup 2024 và vẫn chưa biết chính xác ngày tái xuất. Nếu kịp trở lại trước ngày đội tuyển Việt Nam hội quân, thì cựu tiền đạo HAGL cũng chưa chắc đạt thể trạng và phong độ tốt nhất.Bên cạnh những cái tên quen thuộc, HLV Kim Sang-sik sẽ phải đi tìm những nhân tố mới. Đồng thời, cơ hội cũng sẽ mở ra với những gương mặt kỳ cựu, từng có kinh nghiệm khoác áo đội tuyển Việt Nam trước đây. Với thực trạng như thế, cái tên Nguyễn Công Phượng bỗng trở nên sáng giá, có khả năng sẽ được tái xuất trong màu áo đội tuyển Việt Nam.Đề tài Công Phượng trở lại khoác áo đội tuyển Việt Nam vốn đã nhận được sự quan tâm lớn từ người hâm mộ trước khi AFF Cup 2024 khởi tranh. Việc HLV Kim Sang-sik không triệu tập chân sút xứ Nghệ tạo ra nhiều luồng ý kiến trái chiều. Bởi tại giải hạng nhất quốc gia giai đoạn cuối năm 2024, Công Phượng có phong độ cao khi liên tục “nổ súng” trong màu áo CLB Trường Tươi Bình Phước. Trước AFF Cup 2024, tiền đạo sinh năm 1995 đóng góp đến 5 pha lập công trên mọi đấu trường. Tuy nhiên, HLV Kim Sang-sik khi đó đã sở hữu đủ trong tay bộ khung mình cần, và ông có cái lý riêng khi không gọi Công Phượng. Nhưng giờ thì khác, cánh cửa thực sự đã mở ra rộng hơn với cựu sao HAGL.Quyết định cuối cùng về nhân sự của đội tuyển Việt Nam vẫn thuộc về HLV Kim Sang-sik. Còn với bản thân Công Phượng, anh cần phải duy trì được phong độ, thậm chí là thể hiện màn trình diễn tốt hơn trong thời gian tới để ghi điểm với “thuyền trưởng” của đội tuyển Việt Nam. Từ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán cho đến lúc đội tuyển Việt Nam hội quân (dự kiến giữa tháng 3.2025), Công Phượng trước mắt vẫn còn 4 trận đấu để trổ tài trong màu áo CLB Trường Tươi Bình Phước tại giải hạng nhất.Lịch thi đấu đội tuyển Việt Nam ở vòng loại Asian Cup 2027 vào tháng 3.2025Việt Nam - Lào: Ngày 25.3, sân vận động Bình Dương
Ông Putin chuyển dịch trọng tâm ở G20
Với các điều kiện như trên, cùng với xu thế dòng chảy giảm trên dòng chính sông Mekong. Dòng chảy qua trạm Kratie trong tháng 3 có xu thế giảm và lượng nước trữ ở Biển Hồ (Campuchia) cũng thấp, hiện tại chỉ 2,9 tỉ m3. Do đó khả năng đóng góp vào dòng chính sông Mekong rất hạn chế.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, lễ hội phết Hiền Quan năm 2025 xã Hiền Quan chỉ tổ chức phần rước kiệu, tế lễ, không tổ chức phần cướp phết.Việc không tổ chức cướp phết khiến người dân Hiền Quan tiếc nuối. Họ cho rằng lễ hội được tổ chức hàng nghìn năm nay nhưng lại thiếu đi phần "linh hồn".Ông Bùi Phúc Khánh (75 tuổi, người dân xã Hiền Quan) bày tỏ dân làng Hiền Quan luôn náo nức hướng về, trông đợi ngày hội làng đầy ý nghĩa. Thế nhưng 7 năm nay xã chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội (cướp phết) khiến người dân hụt hẫng. Thậm chí, những năm trước, thanh niên trong làng đã tập trung trước sân đền đòi cướp phết ngay tại sân tế lễ của hội.Theo ông Khánh, lễ hội phết Hiền Quan được duy trì hàng nghìn năm qua, dù có những hình ảnh phản cảm do đông người nhưng chưa từng xảy ra sự cố hay có người bị thương. Sau dịch Covd-19, việc dừng cướp phết phải chăng là do địa phương không muốn tổ chức? "7 năm không diễn ra cướp phết, dân làng tâm tư, nhiều người xa quê không về dự lễ hội nữa", ông Khánh nói và khẳng định, nếu cướp phết được tổ chức lại, ông sẽ cùng thôn, chi đoàn thanh niên vận động đảm bảo an ninh trật tự, đáp ứng mọi yêu cầu của cơ quan chức năng.Ông Nguyễn Tiến Nhân (55 tuổi, ở khu 10, xã Hiền Quan), người năm nay được chọn vào vai ông Tiên Chỉ - thực hành phần “khẩn tấu” trong lễ hội, cũng bày tỏ các cơ quan quản lý, chính quyền "trả" lễ hội cướp phết về cho người dân.Liên quan đến việc không tổ chức cướp phết, ông Trần Kim Tuyến, Bí thư Đảng ủy xã Hiền Quan, cho biết năm nay, tỉnh Phú Thọ và H.Tam Nông đã giao chính quyền xã Hiền Quan lên kịch bản tổ chức, nhưng với quy mô lớn như lễ hội này, cấp cơ sở không tổ chức được.Ông Tuyến lý giải, khi cướp phết có hàng trăm người, ai cũng mong muốn được sờ vào quả phết để lấy may, lấy lộc. Vì vậy, vấn đề an ninh của cơ sở sẽ không đảm bảo, phải có sự hỗ trợ của cấp huyện, tỉnh và T.Ư.Mặt khác, địa phương cũng đang thiếu kinh phí để tạo ra một khuôn viên an toàn và văn hóa. Quy hoạch đã có nhưng phải được người dân ủng hộ. Có thể sẽ phải gieo cấy chậm lại và "phải được sự đồng thuận từ cấp trên"."Khó nhất là kinh phí, xã chúng tôi vẫn còn khó khăn, một năm chỉ được phân bổ 300 triệu đồng tiền ngân sách cho mọi thứ nên rất khó. Tôi ví dụ, nếu như hội phết này có 1 tỉ đồng, chúng tôi tổ chức được luôn", ông Tuyến nói.Ông Tuyến chia sẻ, năm nay không tổ chức cướp phết, bản thân ông cũng rất trăn trở nhưng thời gian vẫn hơi gấp. "Nếu có sự chuẩn bị đồng thuận của nhân dân, năm 2026 hội phết sẽ được phục hồi. Trong trường hợp được phục hồi, tôi cũng sẽ đề xuất không cho thanh niên đã uống rượu tham gia cướp phết bằng cách thử nồng độ cồn để đảm bảo an ninh trật tự", ông Tuyến nói tiếp.Lễ hội cướp phết Hiền Quan được tổ chức trong 2 ngày 12 và 13 tháng giêng âm lịch hàng năm tại xã Hiền Quan. Lễ hội được tổ chức nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tưởng nhớ hai vị thành hoàng là Thiều Hoa công chúa, một nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng có công đánh giặc và Mộc Trang đại vương có công giúp vua Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân.Lễ hội phết Hiền Quan gồm 4 phần: rước kiệu, tế lễ, kéo quân, đánh phết. Theo người dân quan niệm, nếu ai động được vào, cướp được quả phết sẽ mang lại may mắn cả năm nên phần đánh phết hằng năm tại xã Hiền Quan thu hút rất đông người tới tham dự.
Cúp truyền hình 2024: Cú solo bất thành của cua rơ Nguyễn Trúc Xinh
Có những người trẻ, họ vẫn sử dụng mạng xã hội, nhưng không để bị chi phối cuộc sống. Sau giờ làm, họ ưu tiên những hoạt động mang lại giá trị lâu dài thay vì lao vào vòng xoáy check-in, thử món ăn "hot" hay học nhảy theo clip trên mạng xã hội.Võ Thanh Ngân (25 tuổi), nhân viên văn phòng tại Q.Bình Thạnh, TP.HCM, từng là một người mê cập nhật mọi xu hướng từ thời trang, ẩm thực đến điệu nhảy nổi tiếng. Nhưng cô sớm nhận ra việc phải "theo kịp" chỉ mang đến niềm vui nhất thời. "Mình từng xếp hàng cả tối chỉ để mua món đồ chơi đang hot hay chụp ảnh ở quán cà phê mới mở để đăng mạng. Nhưng rồi tự hỏi, ngoài vài lượt like, điều đó mang lại gì?", Ngân chia sẻ.Giờ đây, cô chọn học tiếng Anh trực tuyến và đọc sách sau giờ làm. "Mình vẫn dùng mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng nữa. Tập trung vào bản thân giúp mình phát triển hơn, bỏ lỡ vài trend chẳng ảnh hưởng gì", Ngân nói.Đỗ Minh Tâm (27 tuổi), làm việc tại 317 Ngô Gia Tự, Q.10, TP.HCM, cũng không để các trào lưu mạng xã hội “cuốn đi”. Với Tâm, việc dành quá nhiều thời gian để theo xu hướng không phù hợp với định hướng phát triển bản thân. "Bạn bè mình hay check-in chỗ này chỗ kia hay thử món ăn đang nổi. Việc này vẫn có cái hay và thú vị riêng. Còn mình chỉ dành chút thời gian để quan sát, nắm bắt thông tin chứ không trực tiếp trải nghiệm. Thời gian trống mình ưu tiên học lập trình và làm dự án freelance để tăng thu nhập", Tâm kể. Tâm nói thêm: "Xu hướng trên mạng xã hội đến rồi đi, nhưng kỹ năng mình học được sẽ giúp bản thân tiến xa hơn. Mình không tiếc khi không biết quán đang “hot” hay điệu nhảy nào đang nổi".Hoàng Tú Anh, sinh viên năm cuối Trường ĐH Sài Gòn, cho biết: "Mình từng cố biết hết mọi thứ đang hot, từ cách phối đồ đến địa điểm sống ảo, chỉ để không bị lạc hậu. Nhưng rồi nhận ra mình đang sống vì người khác, sợ bị bỏ lỡ, trong khi bản thân không cần thiết phải như vậy", Tú Anh kể. Hiện tại, Tú Anh tập yoga và học thiết kế đồ họa khi có thời gian rảnh. "Mình vẫn lướt mạng xã hội, nhưng không chạy theo xu hướng. Món ăn hay địa điểm có thể hot hôm nay, mai sẽ bị quên. Mình chọn những gì mang giá trị lâu dài", Tú Anh khẳng định.Những người trẻ này không quay lưng với mạng xã hội, với những điều thời thượng mà chọn sử dụng nó một cách có chọn lọc. Thạc sĩ Trần Xuân Tiến, Phó trưởng bộ môn truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho biết các trào lưu trên mạng xã hội thường ngắn hạn, dễ khiến giới trẻ mất bản sắc và chịu áp lực tâm lý như FOMO (nỗi sợ bị bỏ lỡ) hay so sánh đồng trang lứa. Nhận ra điều này, một số người trẻ chọn tập trung phát triển bản thân, xây dựng thương hiệu cá nhân dựa trên đam mê và thế mạnh, thay vì chạy theo xu hướng. Họ hướng tới lối sống chú trọng nội lực để tạo giá trị bền vững cho tương lai.“Việc không chạy theo xu hướng ngắn hạn trên mạng xã hội giúp người trẻ phát triển bản thân sâu sắc, xây dựng giá trị cá nhân độc đáo và tầm nhìn dài hạn. Họ tập trung vào tư duy độc lập, sáng tạo, lập kế hoạch cho tương lai thay vì theo đuổi thành công nhất thời. Điều này giảm thiểu tác động tiêu cực, duy trì sức khỏe tâm lý, tự tin và tạo nên cuộc sống hài hòa, bền vững”, thạc sĩ Tiến chia sẻ.Theo thạc sĩ Tiến, việc không chạy theo xu hướng trên mạng xã hội có thể gây khó khăn trong việc kết nối, người trẻ vẫn có thể duy trì quan hệ qua sở thích chung, hoạt động thực tế, hoặc chủ động đề xuất ý tưởng mới. "Việc này không phải là cô lập hay quay lưng với mạng xã hội, mà là tìm kiếm cộng đồng cùng giá trị, tập trung phát triển bản thân và sáng tạo", thạc sĩ Tiến nói.