Ngành kho hàng tăng cường áp dụng công nghệ RFID
Tàu hộ tống đa nhiệm Provence, một chiến hạm thuộc nhóm tác chiến tàu sân bay của hải quân Pháp được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khuôn khổ chiến dịch CLEMENCEAU 25.Trong buổi họp báo trên tàu vào trưa 6.3, chỉ huy tàu, đại tá hải quân Lionel Siegfried cho biết: "Tàu FREMM Provence có thể xem là một đại diện của chương trình hiện đại hóa của hải quân Pháp. Đây là tàu thứ hai được đóng trong số tám tàu hộ tống tối tân của chúng tôi. FREMM Provence chính thức hoạt động từ năm 2015, có khả năng thực hiện một cách độc lập mọi nhiệm vụ được hải quân Pháp giao phó, nhờ vào các trang thiết bị cả về chiến đấu lẫn an ninh, với nhiệm vụ chính là tác chiến chống ngầm".Tàu hộ tống đa nhiệm Provence có lượng giãn nước 6.000 tấn, chiều dài 142 m, rộng 20 m, với thủy thủ đoàn 160 người. Tàu được trang bị trực thăng NH90, hệ thống radar 3 chiều có khả năng phát hiện các mục tiêu là máy bay, cũng như các tàu mặt nước; các thiết bị cảm biến, định vị thủy âm; hệ thống tác chiến phòng không, tác chiến hải đối hải và tác chiến chống ngầm... FREMM Provence hoạt động với sự kết hợp của cả động cơ điện và động cơ tua bin khí. Khi cần di chuyển để đảm bảo tính bí mật thì tàu sử dụng động cơ điện, có thể đạt tốc độ tối đa 16 hải lý/giờ. Khi tàu cần tăng tốc thì có thể đạt đến 27 hải lý/giờ với động cơ tua bin khí. Thiết kế của FREMM Provence giúp tàu có thể thích nghi với mọi khu vực gặp khủng hoảng trên thế giới. Đặc biệt, hệ thống trinh sát và cảm biến của tàu giúp cho hải quân Pháp có thể tự chủ trong việc đánh giá tình hình.Theo đại tá Siegfried, nhiều chương trình trao đổi với lực lượng hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam đã được thực hiện trong chuyến thăm lần này, liên quan đến các lĩnh vực an ninh hàng hải, cứu hộ trên biển… Các thủy thủ của FREMM Provence cũng đã tham gia giao hữu bóng chuyền với sĩ quan và thủy thủ Vùng 2 Hải quân. Về mặt dân sự, tàu Provence có mở cửa cho một số đoàn lên thăm tàu, và thủy thủ đoàn cũng có dịp tham quan và tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của TP.HCM. "TP.HCM là nơi mà lịch sử và văn hóa giao thoa với nét hiện đại. Thành phố đông dân nhưng rất yên bình và an ninh tốt, người dân thì đặc biệt hiếu khách. Đây là một nơi hoàn hảo để tàu Provence cập bến", đại tá Siegfried nhận xét.Trao đổi với các báo đài trong buổi họp báo, Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet cho biết: "Pháp có những vùng lãnh thổ, với dân cư và nhiều cơ sở ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tàu chiến của chúng tôi thường xuyên hoạt động ở khu vực này và ít nhất một lần mỗi năm cập bến ở cảng của Việt Nam. Các chuyến cập cảng vừa thuộc về hoạt động của các chiến hạm, nhưng cũng mang ý nghĩ chính trị quan trọng, thể hiện tình hữu nghị giữa hai nước".Theo Đại sứ Brochet, chuyến cập bến lần này của Provence không như những lần ghé thăm trước đây của các tàu chiến Pháp. Đây là một trong những chiến hạm hiện đại bậc nhất từ trước đến nay của hải quân Pháp từng ghé thăm Việt Nam. FREMM Provence cũng là một trong những tàu chiến hiện đại nhất của Pháp nói riêng và của châu Âu nói chung, theo Đại sứ Pháp.Kế đến, FREMM Provence thuộc nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay của Pháp, được triển khai ở khu vực Ấn Độ Dương từ nhiều tuần nay và đang có hải trình qua Biển Đông. Việc triển khai của nhóm tác chiến không quân - hải quân - tàu sân bay này mang tính biểu tượng về mặt quân sự và nhất là về mặt địa chính trị, nhằm tái khẳng định cam kết của Pháp cũng như Việt Nam trong việc tôn trọng những nguyên tắc mang tính phổ quát của luật pháp quốc tế: tự do hàng hải, tự do hàng không, tôn trọng Hiến chương LHQ, Công ước LHQ về luật biển 1982.Bên cạnh đó, chuyến cập cảng của FREMM Provence diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Pháp đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện nhân chuyến thăm Paris hồi tháng 10.2024 của Tổng bí thư Tô Lâm. Hai nước cam kết tăng cường hợp tác vì hòa bình và an ninh khu vực, và hợp tác để đạt được các mục đích này trong khuôn khổ Hội nghị Hải quân Tây Thái Bình Dương (WPNS), một diễn đàn quy tụ lực lượng hải quân của các nước ven bờ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hải quân.Chuyến cập cảng thăm xã giao của tàu hộ tống đa nhiệm Provence lần này là minh chứng cho mối quan hệ song phương, và là sự tiếp nối cho nhiều chuyến thăm thường xuyên của các tàu thuộc biên chế hải quân quốc gia Pháp tại Việt Nam, như đã diễn ra vào các năm 2023 và 2024 với các tuần dương hạm Prairial và Vendémiaire.
Mang đến cho không gian sự sang trọng huyền bí với đồ nội thất màu đen
Số liệu thống kê cho thấy bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em vẫn là một trong những thách thức lớn tại Việt Nam. Theo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ (2019) của Chính phủ, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ từng chịu ít nhất một hình thức bạo lực do chồng/bạn tình gây ra trong đời.
‘Sa lầy’ khi đầu tư vào condotel
Chi tiết xem tại đây.
Theo thống kê của Vụ Bưu chính (Bộ Thông tin và Truyền thông), tình hình thương mại điện tử phát triển nhanh chóng đã thúc đẩy các doanh nghiệp giao nhận, chuyển phát nhanh tăng trưởng tương ứng. Riêng năm 2023, mỗi ngày có gần 7 triệu bưu gửi, trong đó khoảng 5 triệu bưu gửi thương mại điện tử được chuyển phát qua dịch vụ bưu chính, vì số lượng lớn và có thời điểm quá tải nên vẫn có doanh nghiệp chưa đảm bảo chất lượng dịch vụ.
Những tấm lòng vàng 4.4.2023
Khi người hâm mộ CLB Danang Dragons nghĩ đến màn lội ngược dòng ngoạn mục cho đội nhà cũng là lúc Saigon Heat vùng lên mạnh mẽ. Tận dụng việc trung phong Yevgen Sakhniuk của Danang Dragons bị truất quyền thi đấu do phạm đủ 5 lỗi cá nhân, Saigon Heat liên tục đưa bóng tấn công vào khu vực cận rổ để lên điểm. Mất “lá chắn” duy nhất đủ tầm ngăn chặn các chủ lực cao trên dưới 2m của Saigon Heat, CLB Danang Dragons ngậm ngùi nhận thất bại chung cuộc 91-97.

Sắp có tân HLV, Liverpool lại hụt chân trên sân West Ham
VN-Index lập đỉnh lịch sử, tài sản ông chủ Vingroup và Hòa Phát tăng thêm tỉ USD
Ngày 20.3, UBND TP.Đồng Hới cho hay đã trình phương án sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn. Theo phương án sáp nhập này, TP.Đồng Hới giảm từ 15 đơn vị xuống còn 3 đơn vị. Phương án này được đề xuất để cải thiện công tác quản lý hành chính, đồng thời mở rộng địa giới hành chính của thành phố, phù hợp với quy hoạch chung đã được phê duyệt. Cụ thể, UBND TP.Đồng Hới đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình xem xét việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã theo hướng kết hợp mở rộng phạm vi đô thị về phía bắc và phía nam. Khu vực phía bắc sẽ bao gồm các xã Lý Trạch, Nhân Trạch và một phần xã Nam Trạch (H.Bố Trạch) trong khi khu vực phía nam sẽ gồm TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh và một phần xã Vĩnh Ninh (H.Quảng Ninh).Theo kế hoạch, TP.Đồng Hới sẽ chia thành 3 phường lớn. Phường đầu tiên sẽ sáp nhập các xã và phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và mở rộng về TT.Quán Hàu, xã Lương Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Phường thứ hai dự kiến sáp nhập các xã Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và mở rộng sang xã Nam Trạch, một phần xã Nhân Trạch của H.Bố Trạch.Phường thứ ba sẽ hợp nhất các xã Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng ra xã Vĩnh Ninh thuộc H.Quảng Ninh. Theo UBND TP.Đồng Hới, phương án này nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển đô thị của TP.Đồng Hới trong tương lai.Cũng trong ngày 20.3, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn rà soát lại phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã do chưa đảm bảo các quy định của Trung ương. Các địa phương phải hoàn thành báo cáo và trình UBND tỉnh chậm nhất vào ngày 22.3.2025.
CSGT TP.HCM phạt nhiều ô tô đi vào đường cấm trên cầu bắc ngang sông Sài Gòn
Dự án Khu đô thị nhà ở xã hội với tên gọi K-Home New City có quy mô gần 27 ha, tọa lạc tại trung tâm thành phố mới Bình Dương (P.Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một), với tổng số vốn đầu tư hơn 5.000 tỉ đồng.Dự án nhà ở xã hội K-Home New City được Kim Oanh Land (thành viên của Kim Oanh Group) hợp tác với Tập đoàn Surbana Jurong của Singapore phát triển theo tiêu chuẩn công trình xanh đầu tiên tại Bình Dương.Bên trong dự án được xây dựng bao gồm 10 khu công viên, mảng xanh với tổng diện tích hơn 71.000 m2; trường mầm non và trường liên cấp chuẩn quốc tế hơn 10.000 m2; phố thương mại, ẩm thực; 2 hồ bơi; trung tâm y tế, khu thể thao đa năng ngoài trời; khu nhà thiền…Trong đó, số lượng nhà ở xã hội cao tầng (chung cư) với trên 1.680 căn, diện tích từ 45 m2 trở lên; nhà ở xã hội liên kế 1.366 căn (mỗi căn có 1 trệt, 1 gác lửng, 1 lầu) diện tích từ 61 m2 trở lên (khoảng 135 m2 sử dụng, có 3 phòng ngủ, phòng khách kết hợp kinh doanh và bếp, 4 nhà vệ sinh) và khoảng trên 300 căn nhà ở thương mại.Hiện tại Kim Oanh Group chưa công bố giá bán, nhưng bà Đặng Thị Kim Oanh, Chủ tịch HĐQT cho biết đối với nhà ở xã hội được Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay 70% giá trị, với lãi suất không đổi trong vòng 10 năm.Theo dự kiến, từ nay đến năm 2028, Kim Oanh Group sẽ xây dựng khoảng 40.000 căn nhà ở xã hội tại Bình Dương và Đồng Nai. Dịp này, Kim Oanh Land cũng ký kết hợp tác với các đối tác để xây dựng, hoàn thiện nội thất trong ngoài các căn nhà ở xã hội.Phát biểu tại lễ khởi công, ông Bùi Minh Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, cho biết thời gian qua, Bình Dương đã triển khai nhiều dự án nhà ở xã hội, góp phần giúp hàng nghìn người lao động có nơi ở ổn định, yên tâm làm việc và gắn bó lâu dài với địa phương.Ông Bùi Minh Thạnh đánh giá cao những nỗ lực của các doanh nghiệp đồng hành cùng chính quyền trong việc phát triển các dự án nhà ở xã hội và Kim Oanh Group, đơn vị thành viên Kim Oanh Land là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu với nhiều dự án nhà ở xã hội và nhà thương mại "vừa túi tiền" trong những năm vừa qua.Dịp này, Kim Oanh Group cũng trao tặng 10 tỉ đồng cho Ủy ban MTTQ VN tỉnh Bình Dương với chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát; trao tặng 10 tỉ đồng cho Hội Chữ thập đỏ Bình Dương đồng hành cùng các hoạt động từ thiện xã hội.
566bet
Ngày 19.3, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được vừa ký văn bản về việc kiểm điểm trách nhiệm các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và địa phương giải ngân đầu tư công dưới 95%.Ở nhóm ban quản lý dự án, đơn vị cam kết giải ngân vốn lớn nhất là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hơn 12.400 tỉ đồng, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp hơn 8.400 tỉ đồng, Ban Quản lý đường sắt đô thị 4.950 tỉ đồng.Tuy nhiên kết quả giải ngân đều không đạt yêu cầu. Kết quả cụ thể, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp giải ngân đạt tỷ lệ 35%; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông 47%; Ban Quản lý đường sắt đô thị 52%; Ban Quản lý Nông nghiệp và phát triển nông thôn 38%; Ban Quản lý Khu Công nghệ cao 79%; Ban Quản lý khu Công viên lịch sử văn hóa dân tộc 75%; Ban Quản lý Khu Nông nghiệp công nghệ cao chỉ đạt 2%.Ở khối địa phương có 11 quận, huyện chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ giải ngân đầu tư công từ 84% trở xuống gồm: huyện Cần Giờ, huyện Hóc Môn, huyện Nhà Bè, quận 1, quận 11, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận Phú Nhuận và quận Tân Bình.Chủ tịch UBND TP.HCM đề nghị thủ trưởng 18 cơ quan, đơn vị nêu trên khẩn trương kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan, xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.Chế tài xử lý theo từng nhóm như tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn; kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công; thay thế kịp thời cá nhân yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ.Năm 2024, TP.HCM được Chính phủ giao tổng vốn đầu tư công hơn 79.000 tỉ đồng. Đến ngày 17.2.2025, địa phương mới giải ngân hơn 58.000 tỉ đồng (đạt hơn 73%).Năm 2025, tổng vốn đầu tư công của TP.HCM hơn 84.000 tỉ đồng. Để đảm bảo tiến độ giải ngân trên 95%, Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai nghiêm túc kế hoạch giải ngân. TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân quý 1 ít nhất 7,5%, quý 2 đạt 25%, quý 3 đạt 50%, quý 4 và cả năm đạt ít nhất 95%, phấn đấu đạt 100%.Nếu từng quý không giải ngân đạt theo mức trên, người đứng đầu sẽ bị phê bình. Nếu tỷ lệ giải ngân cả năm thấp hơn tỷ lệ chung của thành phố hoặc có từ 2 quý trở lên giải ngân thấp hơn mục tiêu chung sẽ bị kiểm điểm, khiển trách.Với các dự án chậm tiến độ, chưa hoàn thiện thủ tục quyết định đầu tư và chưa phân bổ vốn, lãnh đạo TP.HCM đề nghị các cơ quan chủ quản, chủ đầu tư khẩn trương đẩy nhanh thủ tục, hoàn thiện hồ sơ trước ngày 20.3.Các sở ngành, quận huyện phối hợp chủ đầu tư khẩn trương rà soát, nghiên cứu giải pháp rút ngắn thời gian thực hiện, hoàn tất thẩm định và quyết định đầu tư dự án trước ngày 30.3.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư