Quảng Ninh được quy hoạch lên tới 22 sân golf
Trưa 31.1 (mùng 3 Tết Ất Tỵ), giá vàng thế giới tăng nhẹ 2 USD/ounce so với sáng cùng ngày, lên 2.799 USD/ounce. Trong phiên giao dịch Mỹ (đêm 30.1), vàng thế giới lên đỉnh 2.803 USD. Thị trường vàng hỗn loạn khi mối đe dọa thuế quan gây ra cuộc tranh giành vàng để đảm bảo dự trữ vàng thỏi vật chất trên đất Mỹ. Giá kim loại quý đã được hưởng lợi do lo ngại về tác động lạm phát của thuế quan do chính quyền Tổng thống Mỹ ông Donald Trump đề xuất. Khả năng vàng bị đánh thuế đã giúp đẩy giá vàng lên cao. Với mức giá gần 2.800 USD/ounce, giá vàng thế giới đã tăng 173 USD/ounce, tương đương đi lên 6,6%. Đây là mức cao nhất của vàng từ trước đến nay. Chuyên gia vàng Dương Anh Vũ nhận định sau quá trình chuyển giao quyền lực, chính sách của Mỹ trở nên rõ ràng. Những động thái cứng rắn của tổng thống Donald Trump tạo được áp lực lên các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, trong mối bang giao với Nga, câu chuyện giải quyết xung đột Đông Âu không hề đơn giản. Vì lý do này, mặc dù xung đột Trung Đông lắng dịu nhưng bức tranh bất ổn địa chính trị trên thế giới vẫn tiềm ẩn rủi ro. Trong một tuần qua, giá vàng thế giới đã trở lại kiểm tra đỉnh 2.790 USD/ounce và vượt qua mức kỷ lục. "Với diễn biến hiện tại, khi xung đột Đông Âu vẫn có khả năng bùng phát, giá vàng thế giới có thể chạm mức 2.860 USD/ounce. Về dài hạn, nếu triển vọng đàm phán giữa Nga và Ukraine không rõ ràng, giá vàng thế giới có thể tiến đến 2.920 USD/ounce", ông Dương Anh Vũ dự báo. Với đà tăng giá rõ ràng đang tăng lên, một số nhà phân tích thế giới cho rằng đây chỉ là khởi đầu của một động thái lớn hơn. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với Kitco News, Michele Schneider, Trưởng nhóm chiến lược tại MarketGauge, cho biết nếu vàng đột phá rõ ràng trên 2.800 đô la một ounce, giá có thể dễ dàng đạt 3.000 đô la.Giá vàng miếng SJC trên thị trường tự do tăng cao. Trên một số diễn đàn kinh doanh vàng, một số thành viên rao bán vàng miếng SJC với mức giá 89,5 - 90,2 triệu đồng/lượng trong chiều ngày 31.1.Với đà nhảy vọt của kim loại quý thế giới, giá vàng miếng SJC dự báo sau kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ sẽ bứt phá. Giá vàng miếng SJC trước thời điểm nghỉ Tết Ất Tỵ có mức gần sát 89 triệu đồng/lượng, tăng gần 5 triệu đồng mỗi lượng, tương đương đi lên 5,7%. Còn giá vàng nhẫn 4 số 9 ở mức 88,1 - 88,9 triệu đồng/lượng, tăng 4 - 5 triệu đồng mỗi lượng. Có thể thấy, vàng đã tăng giá khá mạnh trong tháng 1.Ông Nguyễn Ngọc Trọng - Giám đốc Công ty vàng Đối tác mới cho biết thị trường vàng trong nước hiện đang trong kỳ nghỉ Tết Ất Tỵ nên chưa tăng dù giá thế giới lên mức kỷ lục. Với mức cao nhất từ trước đến nay của vàng thế giới, dự báo khi thị trường vàng hoạt động trở lại vào ngày mùng 6 Tết Ất Tỵ (ngày 3.2) giá sẽ nhảy vọt. Bởi ngoài việc chịu ảnh hưởng từ giá vàng thế giới, thị trường vàng trong nước còn xuất hiện lực mua ngày vía Thần tài (mùng 10 tết). Trước tết, nguồn nguyên liệu trên thị trường thiếu hụt nên vàng nhẫn khan hiếm dẫn đến tăng cao, ngang bằng với giá vàng miếng SJC. Tình trạng này có thể tái diễn vào những ngày tới. Giá vàng miếng SJC có thể sẽ vượt qua mức 90 triệu đồng/lượng tùy thuộc vào sự bán vàng can thiệp của Ngân hàng Nhà nước vào những ngày đầu năm.Trong năm 2024, vàng miếng SJC đạt mức cao kỷ lục ở 92,4 triệu đồng/lượng, với đà tăng mạnh của kim loại quý thế giới, ông Dương Anh Vũ cho rằng: "Theo phân tích từ thị trường thế giới, giá vàng trong nước sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán có thể chạm mức 93 triệu đồng/lượng".Chelsea chi bao nhiêu tiền để có được hậu vệ Marc Cucurella?
Tổ chức ung thư của Anh Orchid cho biết: Không như các loại ung thư khác, có rất ít yếu tố nguy cơ rõ ràng gây ra ung thư tinh hoàn. Và các dấu hiệu cũng khác nhau đối với từng trường hợp.
Nhiều người hối hả chen nhau mua vé xe rời thành phố về quê nghỉ tết
Sáng nay 15.1, tại phiên tòa xét xử vụ án Hạc Thành Tower, trong phần xét hỏi, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xét hỏi cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến đầu tiên.Trước HĐXX, bị cáo Trịnh Văn Chiến nói rằng có 5 vấn đề ông không đồng ý với cáo trạng truy tố và cũng không đồng ý khi bị truy tố tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí."Tôi không biết thời điểm tính giá đất năm 2013 của dự án Hạc Thành Tower. Việc xác định giá đất 21 triệu đồng/m2 tôi đồng ý và giao anh Xứng (bị cáo Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa - PV) ký như cáo trạng nêu là không phù hợp. Cáo trạng nói tôi ký văn bản đồng ý chủ trương chuyển nhượng thì đây chỉ là chủ trương thôi, trong khi kết luận điều tra đã kết luận tôi ký chủ trương là đúng, không sai. Việc xác định giá hơn 45 triệu/m2 là không phù hợp. Việc xác định thiệt hại trong vụ án là hơn 55,8 tỉ đồng là không đúng", bị cáo Chiến nêu các vấn đề không đồng ý với cáo trạng truy tố ông.Về tội danh, bị cáo Chiến cho rằng, cáo trạng truy tố ông tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí là không đúng, bản thân chỉ "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".Khi nói về trách nhiệm của từng cá nhân, nhất là trách nhiệm của Chủ tịch UBND tỉnh, các phó chủ tịch UBND tỉnh, bị cáo Chiến đã viện dẫn từng khoản, từng điều rất rõ ràng để minh chứng cho bản thân "nhẹ tội" hơn, chứ không nặng nề như cáo trạng truy tố.Ông Chiến cho biết, năm 2013, khi giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, ông đã ký quyết định giao nhiệm vụ phân công nhiệm vụ từng cá nhân. Trong đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng (thời điểm năm 2013), theo khoản 6 điều 4 về quy định nhiệm vụ thì được giao phụ trách lĩnh vực kinh tế - tài chính, giá cả và theo dõi chỉ đạo nhiều sở, trong đó có Sở Tài chính và Văn phòng UBND tỉnh. Về các lần bút phê vào việc xem xét giá đất dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Chiến cho biết, ông rất lăn tăn và cho rằng việc định giá 21 triệu đồng/m2 mà Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa trình cho ông xem xét khi đó là "có vấn đề", nên ông nhiều lần giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh xem xét, căn cứ theo quy định để trình lại hồ sơ."Văn phòng trình lên tôi giá giao đất. Tôi xem rồi bút phê làm rõ cơ sở thu 21 triệu đồng/m2. Nhưng văn phòng sau đó gửi lại vẫn 21 triệu đồng/m2. Đến lần thứ 3 văn phòng vẫn giữ nguyên giá 21 triệu/m2 để gửi tôi. Khi này tôi phê hoàn chỉnh hồ sơ gửi anh Xứng phê duyệt. Tiếp đó, lần 4 văn phòng vẫn gửi hồ sơ tôi xem là giá 21 triệu đồng/m2, và tôi đã đồng ý chủ trương", ông Chiến khai trước tòa.Bị cáo Chiến cũng cho rằng quá trình xem xét hồ sơ về định giá đất ông rất "phân vân", nên giao đi giao lại cho Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa, với trách nhiệm tham mưu, thẩm định hồ sơ theo quy định của pháp luật để trình lại."Văn phòng tổng hợp ý kiến các phó chủ tịch, thì khi đó ông Nguyễn Đức Quyền và Phạm Đăng Quyền (đều là Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013) cho ý kiến đồng ý với giá 21 triệu đồng/m2, còn anh Việt (ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa năm 2013 - PV) lúc đầu cũng chưa đồng ý, sau mới đồng ý. Riêng phó chủ tịch Nguyễn Ngọc Hồi chỉ thống nhất về nguyên tắc, nhưng cáo trạng nói tất cả các phó chủ tịch đều thống nhất giá đất là không đúng"" bị cáo Chiến nói.Ông Chiến thừa nhận do ông không học lĩnh vực kinh tế tài chính mà học ngành trồng trọt nên trình độ, nhận thức về lĩnh vực định giá đất còn hạn chế.Khi được HĐXX cho phép đưa ra nhận định về quá trình xảy ra các sai phạm trong dự án Hạc Thành Tower, bị cáo Trịnh Văn Chiến khẳng định rằng: "Tôi khẳng định, tôi, anh Xứng và một số cán bộ khi xử lý công việc đó không hề biết là sai quy định của pháp luật. Chúng tôi không có động cơ, mục đích, vụ lợi, không ai tham ô, tham nhũng, hối lộ. Chúng tôi làm việc đó như hàng ngàn vụ việc khác, đều vì sự phát triển của tỉnh".Bị cáo Chiến cũng đề nghị HĐXX xác định lại giá trị thiệt hại trong vụ án, vì mức thiệt hại được xác định là hơn 55,8 tỉ đồng là quá cao so với giá trị thực tế khi đó."Tôi thấy khi xác định thiệt hại, cần nghiên cứu lại xác định thiệt hại như nào cho phù hợp. Không thể nào chỉ trong thời gian 2 năm 9 tháng mà mà giá đất tăng hơn 2 lần, từ 21 triệu lên hơn 45 triệu đồng/m2", bị cáo Chiến nói.Các bị cáo bị đưa ra xét xử về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, gồm: cựu Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến (64 tuổi); cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng (62 tuổi); Cù Đình Hiền (70 tuổi) và Bùi Văn Nam (55 tuổi; đều nguyên là Phó trưởng phòng Kinh tế - Tài chính, thuộc Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa); Đinh Cẩm Vân (59 tuổi), cựu Giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Bá Hùng (58 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa, cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Xuân; Văn Xuân Hùng (65 tuổi), cựu Trưởng phòng Quản lý công sản - giá cả Sở Tài chính Thanh Hóa; Nguyễn Mạnh Sơn (66 tuổi), cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Sông Mã; Đinh Xuân Hướng (54 tuổi), cựu Bí thư Huyện ủy, cựu Chủ tịch HĐND H.Như Thanh (Thanh Hóa), cựu Tổng giám đốc Công ty CP Sông Mã; Trần Công Tỏ (68 tuổi), cựu Trưởng phòng Tài chính doanh nghiệp Sở Tài chính Thanh Hóa; Ngô Đình Chén (68 tuổi), cựu Phó giám đốc Sở Tài chính Thanh Hóa.
Những ngày này, nông dân trồng hoa lay ơn tại các vùng trồng hoa tết ở Phú Yên rất nóng ruột vì hoa nở không kịp tết. Nỗi lo kép mất mùa, mất giá khiến nhiều nông dân nản lòng.Ông Nguyễn Văn Hoan (46 tuổi, ở TP.Tuy Hòa) trồng 2 sào hoa lay ơn đỏ nhưng do thời tiết lạnh kèm mưa suốt từ đầu tháng 11.2024 đến nay khiến 1/3 diện tích bị hư hại."3 luống này bị vàng lá, còi cọc không thể lên đòng được. Tôi đã chăm bón rất kỹ nhưng không cứu nổi, thời tiết năm nay quá khắc nghiệt, mưa liên tục, lạnh lẽo không có nắng ấm nên hoa bị bệnh nhiều", ông Hoan cho biết.Ghi nhận ngày 19.1 tại vùng canh tác hoa lay ơn Ngọc Lãng (TP.Tuy Hòa) và vùng Đông Phước (H.Phú Hòa), nhiều diện tích hoa bị vàng lá, hư hại. Nhiều trường hợp không thể cứu chữa, bắt buộc phải nhổ bỏ để tránh lây lan sang luống khác. Ước tính thiệt hại do thời tiết gây ra khoảng 30 - 40% diện tích.Không chỉ đối mặt với tình trạng hoa hư hại mất mùa, nhiều nông dân trồng hoa lay ơn tại Phú Yên còn lo ngại cảnh mất mùa, mất giá khi chỉ còn hơn 1 tuần nữa đến tết nhưng thương lái ít lui tới xem hoa."Tầm này những năm trước là thương lái đến xem và đặt hàng rồi nhưng mấy hôm nay rất ít người lui tới xem hoa. Cứ tưởng mất mùa thì được giá nhưng với tình trạng này chúng tôi thực sự rất lo lắng. Chỉ mong được giá là bán chứ thời tiết này rất nguy hiểm, hoa lên đòng mà gặp mưa là hư hết", ông Hoan nói.Chỉ còn 10 ngày nữa đến Tết Nguyên đán, nhiều nhà vườn trồng hoa cúc tại P.9 (TP.Tuy Hòa) đứng ngồi không yên vì hoa chưa nở. Các hộ dân tìm đủ cách để kích những bông hoa cương nụ bung nở nhưng không mấy khả quan.Bà Nguyễn Thị Thu Hà (ở P.9, TP.Tuy Hòa) cho biết, năm nay thấy tình hình kinh tế khó khăn, dự đoán sức mua kém nên bà chỉ trồng 200 chậu cúc. Không may, thời tiết mưa lạnh kéo dài khiến hoa nở muộn, gia đình bà phải chong đèn suốt ngày đêm để mong hoa nở kịp tết. Theo bà Hà, giá hoa tết năm nay cũng không cao, thương lái chỉ mua với mức 300.000 - 350.000 đồng/chậu. "Đã không được mùa còn mất giá. Thời tiết năm nay bất lợi khiến bà con trồng hoa tết rất vất vả. Vụ hoa tết chỉ diễn ra trong 4 tháng nhưng mất 2 tháng lạnh, không có nắng, nụ hoa không thể phát triển tốt, gió mạnh làm te, gãy ngọn", bà Hà chia sẻ.Tỉnh Phú Yên hiện có hơn 400 nông dân trồng hoa bán trong dịp Tết Nguyên đán 2025 với tổng diện tích khoảng 120 ha. Trong đó, hoa cúc hơn 30.000 chậu, quất 14.000 chậu, mai 13.000 chậu và các loại cây, hoa khác khoảng 10.000 chậu. Do đợt mưa kéo dài trong tháng 11 và 12.2024 nên tỷ lệ hoa nở trúng dịp tết đạt thấp.Ông Trần Văn Tuyến, Phó chủ tịch Hội Nông dân TP.Tuy Hòa, cho biết: "Nhiều nhà vườn đầu tư cả trăm triệu đồng để trồng hoa tết nhưng vẫn chưa thu được lợi nhuận. Hoa mai có thể chăm dưỡng bán vào năm sau nhưng cúc thì không. Người dân cũng đoán trước thời tiết năm nay khắc nghiệt do lập xuân muộn nhưng vẫn trở tay không kịp, hiện họ dùng nhiều cách để mong kích hoa cúc ra nụ, nở sớm".
TP.HCM có nơi 35-37 độ C: Đề phòng sốc nhiệt khi thời tiết nắng nóng gay gắt
Những ngày qua, trên các trang mạng xã hội xuất hiện nhiều bài viết của "cò đất" với nội dung tìm kiếm nguồn đất ở khu vực xã Ea Drơng (H.Cư M'gar, Đắk Lắk) để bán cho khách hàng vì giá đang ở mức cao.Theo ghi nhận của Thanh Niên, dọc tuyến đường liên huyện (đoạn qua xã Ea Drơng), hàng chục chiếc ô tô của các "cò đất" tập trung, đậu kín đường. Khung cảnh "nhộn nhịp" khiến cho nhiều người dân "tiếc nuối" vì không có đất bán trong lúc giá được đẩy lên cao nhiều lần. Tại các khu vực đất mặt tiền, nhiều tờ quảng cáo bán đất được "cò đất" dán lên thân cây, vẽ thông tin bán đất dưới mặt đường. Đặc biệt, có nhiều khu vực, những tờ quảng cáo rao bán đất phải "chen chúc" trên thân cây…Bà H.L. (trú tại thôn Tân Sơn, xã Ea Drơng) cho biết những ngày qua, "cò đất" tập trung về khu vực này rất đông đảo. Ban ngày, các quán cà phê dường như chật kín người, xe ô tô của giới bất động sản. "Đa số đất mặt tiền ở khu vực tôi sinh sống đã được dân bất động sản mua hết. Nhà tôi có khoảng 3.500 m2 đất nhưng vẫn đang đắn đo chưa bán vì tình hình giá đất còn lên nhanh. Có người ngỏ lời giá 120 triệu đồng/mét ngang nhưng tôi vẫn chưa bán. Chẳng biết thật hay giả...", bà L. cho hay.Ngắt ngang của trò chuyện của chúng tôi và bà L., một người đàn ông địa phương tiếp lời: "Giá đất bây giờ đã lên đến 180 triệu đồng/mét ngang. Tối đến, các "cò đất" sẽ tiếp tục đi mua đất, đẩy giá lên cao hơn nữa. Giá đất ngày và đêm chênh lệch nhau khá cao". Di chuyển dọc tuyến đường "sốt đất", chúng tôi hỏi một "cò đất" về nguyên nhân giá đất tăng cao đột biến, người này trả lời: "Sắp tới, khu vực này mở khu công nghiệp nên có nhiều tiềm năng về bất động sản. Hiện, tôi đang có khoảng 20 mảnh đất ở khu vực này. Dự kiến giá sẽ tăng lên theo từng ngày. Hiện tại đã gần 200 triệu đồng/mét ngang".Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Tiến Trường, Chủ tịch UBND xã Ea Drơng, cho biết từ ngày 1.3 đến nay, địa phương có rất nhiều "cò đất" đến thu mua đất của người dân xung quanh khu vực trung tâm xã. Hiện tại, giới bất động sản đang bán đất "ảo", không đúng thực trạng. Ông Trường cho biết thêm, năm 2020 là đợt "sốt đất" lần 1 ở địa phương. Thời điểm này, có nhiều trường hợp người dân bị "cò đất" lấy sổ đỏ rồi biệt tích… Hiện nay, tại khu vực "sốt đất", đa số là đất của giới bất động sản bị tồn đọng trong đợt 1. Ông Trường cho biết thêm, UBND H.Cư M'gar đã chỉ đạo đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương; quản lý đất đai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, chính quyền địa phương đã có chỉ đạo quán triệt đối với cán bộ công chức, địa chính không được môi giới bất động sản. "Hầu như, đất của người dân ở địa phương đã được mua hết từ đợt 1. Bây giờ, các "cò đất" chỉ mua bán qua lại, đẩy giá "ảo" trong giới bất động sản. Ở đợt "sốt đất" lần 2, chính quyền địa phương đã và đang theo dõi nắm bắt tình hình, đẩy mạnh tuyên truyền, để người dân không bị kẻ xấu trục lợi, gây ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, tránh "tiền mất tật mang"...", ông Trường nói.