Bị lừa hơn 2 tỉ đồng vì đổi tiền điện tử trên mạng xã hội
"Không muốn ai mắc nợ mình"- đó là chia sẻ của bà Thảo - chủ tiệm kinh doanh gốm sứ xuất khẩu ở TP.Thuận An, với PV Thanh Niên. Bà cho biết từ khi có ý định mở tiệm mì với mục đích san sẻ phần nào gánh nặng kinh tế cho bà con lao động nghèo, bà được mẹ khuyên để giá 0 đồng. Tuy nhiên, dù làm thiện nguyện nhưng bà quan niệm không muốn ai mắc nợ mình nên để giá 1.000 đồng."Khi mọi người tới ăn và lấy tiền ra trả là họ không mắc nợ gì mình cả. Được trả tiền khiến mọi người có tâm lý thoải mái hơn khi ghé tiệm. Còn nếu không có sẵn tiền lẻ thì trả bằng một nụ cười tôi cũng nhận", bà phân trần.Vậy là 1 tháng nay, tiệm mì gói phục vụ đều đặn vào buổi chiều từ 16 - 18 giờ, thứ hai đến thứ bảy. Mỗi buổi, tiệm bán được 200 - 250 gói mì tôm đủ loại. Ngoài ra còn có hủ tiếu, phở, bún ăn liền để khách chọn lựa. Vì còn bận công việc kinh doanh nên bà Thảo không có nhiều thời gian chuẩn bị thức ăn, vì thế bà chọn mì gói để chế biến nhanh và bảo quản được lâu. Biết mì gói ăn nhiều sẽ nóng, nên bà nấu một nồi nước dùng lớn và chất lượng với củ cải, cà rốt, nấm thay vì chỉ dùng nước sôi.Mẹ lom khom sau hiên nhà gom từng tàu dừa khô làm củi
Mỗi thứ bảy hằng tuần, chị Hương Lan sống tại TP.Kurume (tỉnh Fukuoka, Nhật Bản) đều đưa con gái đang học lớp 5 vượt hơn 50 km để đến TP.Fukuoka, nơi cô bé rất hào hứng tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và sinh hoạt với nhiều trẻ em Việt đồng hương, cũng như hòa nhập với trẻ em nhiều quốc tịch."Bạn nhỏ nhà tôi là con gái nên rất hứng thú với các hoạt động nấu ăn, làm bánh. Nhà ăn trẻ em còn có các bài học để cho con biết đến cội nguồn nơi cha ông các con sinh ra và lớn lên, như tìm hiểu về ngày 2.9 là ngày gì, bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam ra đời như thế nào và được đọc ở đâu, Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành, bao nhiêu dân tộc anh em...", chị Lan chia sẻ với Thanh Niên về mô hình sinh hoạt cộng đồng do Hiệp hội Cư dân quốc tế Fukuoka (FIRA) tổ chức.Chị Bùi Thị Thu Sang (35 tuổi), Chủ tịch FIRA, cho biết tổ chức này ra mắt trong chương trình Tết Quý Mão hôm 16.1.2023 tại TP.Fukuoka. "Nhu cầu được hỗ trợ về giáo dục con cái của các bậc cha mẹ người Việt tại Nhật ngày càng lớn, nhưng hầu hết phó mặc cho phụ huynh và một vài tình nguyện viên", chị chia sẻ với Thanh Niên về động lực để thành lập FIRA.Năm ngoái, FIRA được chính quyền TP.Fukuoka và Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ tổ chức "Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka" vào 2 ngày cuối tuần, cung cấp nơi sinh hoạt miễn phí không chỉ cho trẻ em người Việt mà còn trẻ em mọi quốc tịch, cũng như miễn phí cho phụ huynh đi cùng."Tại đây, chúng tôi tổ chức hỗ trợ làm bài tập, dạy ngôn ngữ (tiếng Nhật, tiếng Anh, tiếng Việt) và hoạt động trải nghiệm đa văn hóa cho trẻ em như nấu ăn, thủ công, múa hát, nghiên cứu chủ đề…", chị Sang kể và cho biết: "FIRA nhận được nhiều sự chú ý ở Nhật do là tổ chức của người nước ngoài thành lập vì người nước ngoài, nhưng có thể hoạt động thu hút sự hưởng ứng, hợp tác, tài trợ của nhiều cá nhân và tổ chức".Trong gần 2 năm hoạt động, Nhà ăn và Không gian cho trẻ em quốc tế Fukuoka đã tổ chức cho nhiều trẻ em trải nghiệm ẩm thực và văn hóa Việt, cũng như của các quốc gia khác theo chủ đề. Nhà ăn này đã giới thiệu và phục vụ rất nhiều món ăn Việt như cơm lam, gà nướng, các món đặc trưng của Hà Nội như bún chả, chè khúc bạch hoặc bánh gai, phở Nam Định, mì Quảng, cháo lươn, những món lễ hội như xôi vò, giò lụa, chè hoa cau, bánh chưng, bánh khúc, nem bùi, bánh phu thê, bánh chưng rán, thịt đông, dưa muối, cỗ tết, cỗ tất niên, cỗ rằm tháng giêng, các món chay.Chị Tống Hồng Thắm, một người Việt sống tại Fukuoka, chia sẻ rằng 2 con chị gồm bé trai 5 tuổi và bé gái 2 tuổi rất thích đến học tập và vui chơi cùng các bạn tại không gian của FIRA. "Mình thấy mô hình này rất bổ ích vì bé được học và vui chơi, hòa nhập môi trường quốc tế nhưng vẫn gìn giữ bản sắc văn hóa Việt", chị cho biết. Tương tự, chị Đàm Thị Khánh Huyền thông tin: "Bé gái nhà mình 4 tuổi rất thích khi đến lớp học vì bé vừa được học chữ, học nhảy, vừa được chơi trò chơi cùng cô và các bạn rất vui. Mình thấy mô hình này rất có ý nghĩa".FIRA còn tổ chức những buổi hướng dẫn và hội thảo dành cho cha mẹ mới đến Fukuoka, về giáo dục cho con cái, chế độ an sinh xã hội, phòng chống thiên tai…; tổ chức những sự kiện giao lưu quốc tế, giới thiệu về những ngày lễ tết cổ truyền của Việt Nam. Ngoài ra, FIRA còn tham gia đối thoại, đề bạt các chính sách về nhập cư như tại hội nghị đại biểu các cộng đồng nước ngoài tại Fukuoka, đối thoại về giáo dục tiếng mẹ đẻ cho trẻ em có nguồn gốc nước ngoài tại Nhật."Nếu có điều kiện, FIRA sẽ tổ chức thêm hoạt động cho các gia đình có con nhỏ 1 - 2 tuổi, xây nhà trẻ, trường mầm non đa văn hóa tại Fukuoka", chị Bùi Thị Thu Sang chia sẻ.
Bể cá mini từ ly, bát thủy tinh - hồ nước nhỏ trong không gian sống
Chia sẻ với Ngọc Lan, Thanh Hằng cho biết gia đình có 5 anh chị em, trong đó 2 người phát triển bình thường. Hai chị em Thanh Hằng và Thanh Hà bén duyên ca hát từ lúc học lớp 6. Khi ấy, gia đình rất nghèo, nhưng họ hăng hái tham gia các chương trình văn nghệ, được mọi người khen ngợi. Năm 1998, có một đoàn văn công về quê biểu diễn, Thanh Hằng liền mạnh dạn xin hát và nhận được sự đồng ý. Giọng ca cao 1,25m kể lại: “Chú trưởng đoàn hỏi tôi có muốn đi theo đoàn không, tôi thích quá. Vì một cô bé nhà quê chưa bao giờ được đứng trên sân khấu, nhận được lời mời như vậy, hôm sau tôi gom quần áo đi luôn”, ca sĩ Thanh Hằng hào hứng kể. Từ đó, chị và em gái rong ruổi theo đoàn nghệ thuật đến khắp các vùng sâu, vùng xa phục vụ bà con.Năm 2008 hai chị em Thanh Hằng và Thanh Hà đi vào trong Nam thăm bà con. Không có tiền về quê nên hai chị em được mạnh thường quân giúp đỡ, giới thiệu đi hát ở các chương trình, nhà hàng tiệc cưới ở TP.HCM. Dần dần, Thanh Hằng và Thanh Hà được các nghệ sĩ lớn biết tới và mời những chương trình hoành tráng hơn. Ngoài sự nghiệp, Thanh Hằng còn có tổ ấm viên mãn. Nữ ca sĩ tí hon kể lại trước đây, cô từng tìm hiểu vài người. Họ có ý định muốn cưới nhưng giọng ca sinh năm 1978 lại không muốn kết hôn, nên chỉ quen một thời gian là chia tay. Chia sẻ với MC Ngọc Lan, Thanh Hằng thổ lộ rằng cô là người đặc biệt, vóc dáng nhỏ bé, sức khỏe yếu. Nếu lập gia đình thì nữ ca sĩ phải làm mẹ, làm vợ... Cô sợ làm không nổi những việc đó và sợ vướng bận gia đình thì không được đi hát nữa.Hà Văn Đông là bạn chung với hai chị em Thanh Hằng 10 năm nay. Anh là người khiếm thị, nhỏ hơn Thanh Hằng 14 tuổi. Anh hay giúp đỡ chị em nữ ca sĩ trong việc kinh doanh hay nghệ thuật. Dần dần qua tiếp xúc, anh Đông có tình cảm với Thanh Hằng lúc nào không hay. Nhưng mãi đến mấy tháng sau anh mới dám ngỏ lời bằng cách nhắn tin, rồi cô nhận lời đồng ý sau 3 tuần. Thanh Hằng thổ lộ với Ngọc Lan: “Nếu như Đông là người bình thường thì tôi sẽ không kết hôn. Ở bên cạnh Đông, tôi cảm giác rất thoải mái và hòa hợp trong chuyện tình yêu, tình bạn. Tôi muốn là đôi mắt để dẫn Đông đi khắp thế giới”. Lắng nghe câu chuyện, Ngọc Lan cảm kích trước tình yêu của hai người. Nữ MC rút ra thông điệp: “Hạnh phúc không do số phận trao tặng mà do chính sự lựa chọn của chúng ta”.
Ngày 10.1, Cơ quan CSĐT Công an H.Bố Trạch (Quảng Bình) tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Trương Văn Bắt (37 tuổi, trú xã Tạ An Khương Đông, H.Đầm Dơi, Cà Mau; tạm trú tại P.8, Q.Gò Vấp, TP.HCM) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Theo kết quả điều tra ban đầu, Trương Văn Bắt tự xưng có mối quan hệ quen biết với cán bộ thụ lý các vụ án. Từ khoảng tháng 12.2023 đến tháng 4.2024, lợi dụng nhu cầu muốn xin giảm án hoặc xem xét được tại ngoại cho người thân (đang bị tạm giam và thi hành án tại phía nam) của một số bị hại, Bắt đưa thông tin có quan hệ, quen biết với một số người có chức vụ để tạo vỏ bọc tin tưởng rồi yêu cầu chuyển tiền.Đến thời hạn đã hứa hẹn, Bắt tìm lý do trì hoãn, yêu cầu bị hại tiếp tục chuyển tiền để lo “chạy án”. Khi các bị hại đòi lại tiền, Bắt không trả và chặn liên lạc. Tổng số tiền Bắt nhận từ các bị hại là 645 triệu đồng. Bước đầu, cơ quan điều tra xác định có 4 bị hại tại H.Bố Trạch (Quảng Bình). Lực lượng công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.
Mạc Ngôn bị kiện
"Khách chê không gian quán không thoáng đãng. Cũng có người chỉ trích vì nhà vệ sinh cũng như nền quán không sạch sẽ… Khách cho biết cảm thấy khó chịu nên "một đi không trở lại". Tôi nhanh chóng tiếp thu ý kiến và cố gắng điều chỉnh nhưng đã muộn. Vì khách đã từng không có thiện cảm nên không đến quán nữa. Quán dần ít khách hơn. Có ngày chỉ lèo tèo vài khách. Tôi lỗ khá nhiều khi đầu tư quán đó. Tôi xem đó là bài học kinh nghiệm để mở lại quán vào tháng 5 tới ở Q.7. Qua đó có thể giúp khách hàng trải nghiệm dịch vụ một cách tốt hơn", anh Thịnh chia sẻ.