Chương trình thời trang 'Bước chân di sản' được trao giải về thông tin đối ngoại
Ngày 3.2, Công an tỉnh Bình Phước đã ra lệnh bắt giữ Nguyễn Triều Tiên (63 tuổi, ở xã Tiến Hưng) để điều tra, làm rõ vụ án mạng khiến 1 người tử vong và 2 người khác bị thương.Trước đó, khoảng 13 giờ ngày 2.2 (tức mùng 5 Tết Nguyên đán Ất Tỵ), Nguyễn Triều Tiên tổ chức nhậu trước cửa nhà, cùng nhậu chung có Nguyễn Phú Yên (38 tuổi, ở Đắk Nông) và Nguyễn Chí Vui (44 tuổi, hàng xóm).Đến chiều tối cùng ngày, vợ ông Nguyễn Chí Vui là Phạm Thị G. (45 tuổi) cùng con gái là Nguyễn Hồng M. (24 tuổi) đến gọi ông Vui về thì xảy ra mâu thuẫn với người nhà ông Nguyễn Triều Tiên. Được mọi người can ngăn, cả 3 ra về.Khoảng nửa tiếng sau, gia đình ông Vui rủ thêm 3 người khác, trong đó có Nguyễn Hồng Vy (18 tuổi, ở Cà Mau) đến nhà ông Tiên để nói chuyện.Đến nơi thì 2 bên xảy ra ẩu đả, con gái ông Tiên là Nguyễn Thanh N. bị Vy dùng gậy đánh vào đầu gây thương tích. Thấy vậy, Nguyễn Phú Yên (38 tuổi) đã dùng dao chém ông Vui. Thấy con gái chảy nhiều máu và nghe vợ mình nói 'con mình nó chết rồi', ông Tiên lấy dao đuổi theo, đâm liên tiếp vào vợ, chồng ông Vui khiến cả 2 người nằm gục dưới đất. Cả vợ, chồng ông Vui và Nguyễn Thanh N. (con ông Tiên) được người dân đi cấp cứu, tuy nhiên do vết thương quá nặng, vợ ông Vui tử vong tại bệnh viện.Hiện Công an tỉnh Bình Phước đã bắt giữ Nguyễn Triều Tiên, đồng thời truy xét những người còn lại để điều tra, xử lý vụ án mạng khiến một người tử vong, 2 người bị thương.Manulife chi trả 8.623 tỉ đồng quyền lợi bảo hiểm năm 2023, tăng 25% so với 2022
Chiều 12.1, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình cho biết đến 8 giờ cùng ngày, lực lượng của Hải đội Biên phòng 2 và Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh đã cứu 6 ngư dân trên tàu cá NĐ-92357TS bị chìm khi đang vào cửa Gianh.Trước đó, lúc 3 giờ 30 ngày 12.1, Trạm kiểm soát biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh nhận tin báo tàu cá NĐ-92357TS do ông Nguyễn Văn Thạch (ở xã Hải Chính, H.Hải Hậu, Nam Định) làm thuyền trưởng, trên đường vào cửa Gianh, khi đến khu vực phao số 4 (cách cửa Gianh khoảng 1,5 hải lý) thì bị mắc cạn, sóng to đánh chìm. Tại thời điểm báo tin, 6 ngư dân trên tàu bám vào mũi tàu. Vì vậy, thuyền trưởng báo tin đề nghị các lực lượng chức năng hỗ trợ, ứng cứu.Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo Hải đội biên phòng 2 điều động xuồng cùng 20 cán bộ, chiến sĩ; Đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Gianh cũng huy động thêm tàu cá QB-98774TS với 4 ngư dân của ông Nguyễn Hữu Thọ (ở P.Tân Mỹ, TX.Ba Đồn) ra phối hợp ứng cứu. Đến 8 ngày 12.1, các lực lượng đã tiếp cận, cứu được 6 ngư dân đưa vào bờ an toàn. Quân y đơn vị đã chăm sóc y tế, ổn định tâm lý cho ngư dân. Theo chủ tàu cá NĐ-92357TS, tổng tài sản thiệt hại khoảng 6,5 tỉ đồng.Trước đó, lúc 22 giờ 30 ngày 11.1, tàu cá BV-92536TS do ông Võ Văn Nguyên (ở P.Phổ Thạnh, TX.Đức Phổ, Quảng Ngãi) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đang neo đậu trong vùng biển thuộc cảng Hòn La bị chập điện gây cháy. Lúc này, thuyền trưởng đã lên bờ, 2 ngư dân ở lại giữ tàu đã kịp thời di dời sang tàu QNg-94157TS an toàn.Trạm kiểm soát biên phòng Hòn La phối hợp Cảng vụ Hòn La tổ chức tiếp cận phun nước cứu tàu. Tuy nhiên, do sóng to, gió lớn, lửa lan nhanh cháy rụi và gây chìm tàu. Tàu cá BV-92536TS đăng ký lần đầu tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đã được bán lại cho ông Võ Văn Nguyên và đang trong quá trình hoàn chỉnh hồ sơ sang tên, đổi chủ. Đồn biên phòng Roòn đã cử cán bộ tiếp cận, động viên ngư dân, đồng thời xác minh vụ việc, thông tin thiệt hại của tàu.Ngày 12.1, UBND xã Bảo Ninh (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) cho biết vừa xảy ra vụ chìm tàu cá trên địa bàn.Lúc 1 giờ ngày 12.1, tàu cá mang số hiệu QB-111.31TS của ông Hoàng Quân (ở xã Bảo Ninh) đang đậu trên sông Nhật Lệ, tại vị trí phía nam cầu Nhật Lệ 2, TP.Đồng Hới thì bị phá nước dẫn đến chìm; thiệt hại ban đầu ước tính khoảng 100 triệu đồng.Nhận tin báo, lực lượng chức năng và người dân huy động lực lượng, tham gia trục vớt tàu.
Tiền Giang: Phát hiện điểm bán ma túy 'đội lốt' cơ sở thu mua dừa
Ngày 31.1, Công an Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) cho biết du khách Trung Quốc được công an hỗ trợ tìm lại được điện thoại di động (ĐTDĐ) bị đánh rơi, đã gửi thư cảm ơn lực lượng chức năng.Trước đó, khoảng 11 giờ ngày 30.1 (nhằm mùng 2 Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025), Công an P.Phước Ninh (Q.Hải Châu) nhận được tin báo có 2 du khách Trung Quốc bị mất tài sản là ĐTDĐ tại khu vực vườn hoa xuân khu vực cầu Rồng thuộc địa bàn phường.Lúc này, du khách chỉ còn thời gian ngắn lưu trú tại TP.Đà Nẵng, việc mất điện thoại của chị Chu Minh (Wang Yue, quốc tịch Trung Quốc) ảnh hưởng đến các giao dịch khi đi du lịch, đồng thời trong điện thoại có nhiều dữ liệu quan trọng.Xác định tính cấp bách của nhiệm vụ, ngay lập tức, Công an P.Phước Ninh triển khai lực lượng, phân công cán bộ chiến sĩ khẩn trương xác minh.Qua thông tin du khách cung cấp, lực lượng tìm kiếm xác định các vị trí du khách di chuyển để làm cơ sở cho việc truy vết.Bước đầu, cán bộ chiến sĩ công an phường lần theo hướng du khách tham quan từ Bảo tàng điêu khắc Chăm, băng qua đường 2.9 để dạo chơi ở vườn hoa xuân cầu Rồng.Từ hình ảnh trích xuất gần như toàn bộ camera trong khu vực, sàng lọc hình ảnh giữa biển người tham quan vườn hoa xuân, kết hợp các biện pháp nghiệp vụ, Công an P.Phước Ninh ghi nhận được hình ảnh một người dân nhặt được chiếc ĐTDĐ của du khách.Cùng ngày 30.1, Công an P.Phước Ninh đã xác định và liên hệ với người nhặt được tài sản, thu hồi được điện thoại và làm thủ tục bàn giao lại cho du khách Trung Quốc.Nữ du khách Chu Minh (Wang Yue) đã vui mừng, viết thư cảm ơn lực lượng công an phường. Trong thư, chị bày tỏ cảm phục và biết ơn trước tinh thần trách nhiệm cao, sự nhiệt tình, thân thiện của Công an P.Phước Ninh.Theo chị này, ngày 28.1, đoàn của chị đến Việt Nam du lịch, tham quan Bảo tàng điêu khắc Chăm lúc 16 giờ chiều 29.1, đến 17 giờ cùng ngày, trong lúc tham quan vườn hoa xuân, chị mới phát hiện đánh rơi điện thoại.Chị Chu Minh quay lại bảo tàng tìm kiếm nhưng không thấy, đến trưa 30.1 mới trình báo công an hỗ trợ."Cảm ơn nhân viên bảo tàng và công an đã giúp đỡ tôi tìm lại được điện thoại. Vì các bạn, tôi sẽ quay lại đất nước xinh đẹp này lần nữa", nữ du khách viết trong thư cảm ơn.Trước đó, như Thanh Niên thông tin, thời gian qua người dân, lực lượng chức năng TP.Đà Nẵng thường xuyên hỗ trợ du khách tìm lại các tài sản bị đánh rơi, thất lạc, để lại ấn tượng tốt trong lòng du khách, nhất là du khách quốc tế.
Trong diễn biến khác, Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa kết thúc chuyến thăm Trung Quốc kéo dài 2 ngày, cho biết 2 bên sẽ sớm hoàn tất công tác sơ bộ về đường ống khí đốt tự nhiên Power of Siberia 2 và ký thỏa thuận về việc xây dựng đường ống này. Đường ống này nhằm vận chuyển khí đốt từ Nga đến Trung Quốc qua Mông Cổ.
Sự tiến hóa của AI: Từ Hội thảo Dartmouth đến ChatGPT
Hai gương mặt mới được giới thiệu tại Nhã Lam Art gồm nghệ sĩ Thanh Tùng với nghệ thuật chế tác pháp lam, họa sĩ Mỹ Linh với dòng tranh khắc gỗ phá bản khổ lớn và nhóm có Vi Cự Việt Nhân với các sản phẩm gốm, tượng thủ công mô phỏng các hiện vật, nhân vật lịch sử Việt Nam. Hội chợ diễn ra trước thềm xuân Ất Tỵ 2025, là cơ hội để người thưởng lãm được nhìn ngắm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ phối chạm, kết hợp các chủ đề lịch sử, đương đại để làm nổi bật tính gắn kết gia đình dịp tết đến xuân về, dù có nghệ thuật đã thất truyền và đang được phục dựng, tái tạo với nỗ lực đáng trân trọng, chẳng hạn nghệ thuật pháp lam mà anh Thanh Tùng đang theo đuổi. Nghệ thuật pháp lam có từ đầu thế kỷ 19 (thời vua Minh Mạng), song vì chiến tranh nên thất truyền. Là người lần mò học hỏi và không có nền tảng về hội họa, anh Thanh Tùng đã gặp không ít khó khăn khi chọn tái hiện nghệ thuật chạm khắc độc đáo này để giới thiệu đến khán giả một loại hình tuy hiếm ở Việt Nam nhưng tính ứng dụng cao. Theo anh Tùng, hiện nay tại Việt Nam, ngoài Huế, nếu muốn tìm hiểu về pháp lam có những địa điểm như ở TP.HCM, An Giang hay một số nơi ở Hà Nội. Tại hội chợ, anh trưng bày một số tác phẩm độc đáo cho thấy khá rõ nét kỹ thuật pháp lam. Cũng theo chia sẻ của anh, nghệ thuật này khó nhưng có thể áp dụng để chế tác đồ thủ công mỹ nghệ, trang sức, nội thất; riêng anh thích và thấy dễ phối hợp là kết hợp nghệ thuật pháp lam với gỗ. Còn với họa sĩ Mỹ Linh, đây là lần đầu tiên tranh khắc gỗ phá bản của chị được ra mắt tại Nhã Lam với khổ lớn - dòng tranh với kỹ thuật khó và đòi hỏi sự nghiêm cẩn trong quá trình sáng tác. Các bức tranh của nữ họa sĩ được trưng này đều là những bức khổ lớn với chạm khắc tinh tế, khắc họa nhiều hình thái sống động của thiên nhiên. Hội chợ là dịp để họa sĩ Mỹ Linh "trổ tài" biểu diễn và giới thiệu đến công chúng nghệ thuật in tranh khắc gỗ và những nét đặc trưng của dòng tranh này trong workshop mở rộng ngày 18.1 tới. Nhóm Vi Cự Việt Nhân trước đó gây chú ý với thú chơi mô hình chiến binh các nhân vật lịch sử, đem đến hội chợ những mô hình nhân vật và mô hình đầu rồng được đúc bằng gốm, các ấn được đúc bằng đồng. Các tượng, hiện vật này được chế tác bằng tay, ví dụ như các mô hình chiến binh được tham khảo kỹ lưỡng về phông nền lịch sử, văn hóa rồi mới chế tác, sau đó đến các chi tiết như mũ giáp, binh khí cũng được dựa vào mô tả trong lịch sử để phục hiện. Bên cạnh 3 dòng sản phẩm chính gồm đồ thủ công chế tác bằng/kết hợp với kỹ thuật pháp lam, tranh khắc gỗ phá bản và mô hình chiến binh, các hiện vật lịch sử, hội chợ còn là không gian để người thưởng thức tìm hiểu và đấu giá các tác phẩm gốm xưa cũng như tranh màu nước của họa sĩ Hồ Hưng.Gốm xưa cũng như tranh màu nước Hồ Hưng đã được giới thiệu trước đó, độc đáo là lần này, có 3 phiên bản tranh giới hạn của Hồ Hưng được giới thiệu gồm Miền quê lao xao, Thu heo may và Nằm nghe biển hát.Điểm chung trong các tác phẩm nghệ thuật, thủ công của các nghệ sĩ là những sáng tạo đòi hỏi tính bền bỉ. Bà Nguyễn Giáng Xuân, nhà sáng lập Nhã Lam Art, nhận thấy điều đó và chia sẻ rằng nhiều người chơi hoặc người thưởng lãm có thể mua hàng từ nước ngoài về với giá rất cao, song Nhã Lam chọn 3 trường hợp này để giới thiệu đến công chúng vì bản thân mỗi loại hình như thế tự thân nó đã có những câu chuyện nối kết lịch sử với đương đại, thông qua đó chạm đến nếp văn hóa nếp nhà của người Việt từ xưa đến nay. So với tranh sơn dầu, tranh khắc gỗ phá bản khó chỉnh sửa hơn, kỹ thuật đòi hỏi khắt khe, sự sáng tạo đòi hỏi phải bền bỉ. Kỹ thuật pháp lam cũng thế, bởi như anh Thanh Tùng nhìn nhận, nếu muốn học kỹ thuật này một cách bài bản, nếu có điều kiện nên sang nước ngoài và đầu tư bộ dụng cụ để chế tác kỹ thuật này. Nhóm Vi Cự Việt Nhân biết rằng làm những mô hình lịch sử (trải dài từ thời Lý - Trần đến thời Nguyễn) không chỉ khó nhọc mà còn có thể dẫn đến những tranh cãi về tính đúng sai của lịch sử. "Tranh cãi là chuyện của những nhà nghiên cứu lịch sử, còn việc của mình là làm ra những mô hình này. Phải có mô hình trước, sau đó tụi mình sẽ lắng nghe những góp ý để hoàn thiện dần", đại diện nhóm chia sẻ. Những nghệ sĩ trẻ này chọn lối đi hẹp để tiếp cận với những loại hình thủ công, mỹ thuật đòi hỏi nhiều tâm huyết, tài chính. Như trường hợp của anh Thanh Tùng, lấy công việc khác để "nuôi" việc học hỏi và phát triển pháp lam, song nhờ tình yêu, niềm đam mê và sự cần mẫn, những sáng tác của họ có đời sống riêng, hấp dẫn.