Học sinh nhiều nơi không 'sợ' nhà vệ sinh trường học, vì sao?
Đứng trước gian hàng thời trang cho chó mèo, Nhữ Trần Ngọc Hiếu, sinh viên Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, rất bất ngờ về độ đa dạng của các loại quần áo cho thú cưng. Không chỉ có áo thun, cửa hàng này còn thiết kế cả nón, váy, yếm, áo dài, bà ba... với hàng trăm kiểu khác nhau, giá từ vài chục ngàn đến hơn 100.000 đồng/bộ.HLV Thomas Tuchel sắp thay Erik ten Hag sau trận thua sốc của CLB M.U
Đó chính là nhà máy dược phẩm của Công ty CP Asta Healthcare USA - một thương hiệu mới nhưng đầy tiềm năng trong ngành dược phẩm Việt Nam, với khát vọng chinh phục thị trường trong nước và quốc tế.Ông Trương Tấn Lực, Tổng giám đốc Công ty CP Asta Healthcare USA: "Cuộc hành trình của Asta là hành trình hiện thực hóa sứ mệnh chăm sóc sức khỏe với phương châm "Sức khỏe của bạn - sứ mệnh của Asta". Chúng tôi cam kết trong tương lai sẽ mang đến thị trường các sản phẩm với công nghệ sản xuất ưu việt, chất lượng cao và được sự tin cậy vững chắc từ đối tác cũng như người tiêu dùng".Một du khách đã tò mò hỏi tôi về Asta Healthcare USA sản xuất gì mà xanh đẹp thế? Tôi đã bật mí, đó là nhà máy chuyên sản xuất dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và mỹ phẩm của Công ty Asta, thuộc hàng "khủng" ở Phú Yên.Nhà máy dược này tọa lạc tại Khu công nghiệp Hòa Hiệp, được đầu tư hàng ngàn tỉ đồng với mục tiêu sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, từ dược phẩm đến thực phẩm chức năng và mỹ phẩm, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của người dân. Đặc biệt, Asta còn hướng đến việc cung cấp các loại thuốc đặc trị ung thư với giá thành hợp lý, giúp nhiều bệnh nhân có cơ hội tiếp cận các giải pháp điều trị tiên tiến.Việc xây dựng nhà máy tại Phú Yên là kết quả của những ấp ủ và tâm huyết của những con người gắn bó với ngành dược tại địa phương. Với mong muốn nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người dân và góp phần đưa ngành dược Việt Nam vươn tầm quốc tế, Asta đã đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và cơ sở hạ tầng, đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe nhất trong ngành hiện nay.Một trong những lý do quan trọng khiến Asta Healthcare USA quyết định đầu tư quy mô lớn là nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Theo các chuyên gia trong ngành, thị trường hiện nay vẫn tồn tại nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc thiếu thương hiệu uy tín, khiến người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc lựa chọn. Để giải quyết vấn đề này, Asta đã tập trung vào việc xây dựng một thương hiệu đáng tin cậy, với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, không chỉ phục vụ thị trường trong nước mà còn hướng đến xuất khẩu, khẳng định vị thế của công ty trên thị trường toàn cầu.Hiện tại, Asta đã đưa ra thị trường các sản phẩm thuộc nhóm bổ não, bổ gan, tăng cường sức khỏe sinh lý, bảo vệ sức khỏe tim mạch... một số sản phẩm đặc trưng như Astromen, Asliton 140, Asta Mega 3.6.9, Asbreton, và AstaSolar. Các sản phẩm này được nghiên cứu kỹ lưỡng, sản xuất trên dây chuyền hiện đại và đã nhận được đánh giá cao từ người tiêu dùng. Với sự đầu tư bài bản và chiến lược phát triển rõ ràng, Asta đang từng bước đánh dấu thương hiệu trong ngành dược phẩm và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.Phú Yên là một trong những trung tâm tiềm năng của ngành sản xuất dược phẩm tại Việt Nam, nhờ vào nguồn nhân lực có trình độ cao và bề dày kinh nghiệm. Theo đánh giá của các chuyên gia, đội ngũ dược sĩ và kỹ sư tại Phú Yên không chỉ lành nghề mà còn đủ tố chất đáp ứng tốt các tiêu chuẩn khắt khe nhất trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm. Chính nền tảng nhân lực vững chắc này đã tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Dược triển khai các dự án quy mô lớn và mang tính chiến lược tại địa phương.Ông Trương Tấn Lực, Tổng giám đốc Công ty CP Asta Healthcare USA, cho biết việc lựa chọn đặt nhà máy tại Phú Yên không chỉ tận dụng lợi thế về nhân lực, cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện, môi trường đầu tư lý tưởng mà còn thể hiện tầm nhìn dài hạn của công ty trong việc phát triển bền vững. Công ty đặt mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái sản xuất hiện đại, kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm, từ đó tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.Thành lập năm 2019, Công ty CP Asta Healthcare USA chuyên sản xuất kinh doanh dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe và mỹ phẩm. Nhà máy của công ty được xây dựng trên diện tích 5,5 ha ở Khu công nghiệp Hòa Hiệp (TX.Đông Hòa, Phú Yên) với công suất cung cấp lên tới 5 tỉ sản phẩm/năm.Ông Trương Tấn Lực chia sẻ rằng giá trị cốt lõi của công ty được xây dựng dựa trên ba mục tiêu chính: lấy việc theo đuổi khoa học làm nền tảng, lấy chất lượng làm cam kết và lấy lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho hành động. Đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Asta, từ nghiên cứu, sản xuất đến việc đưa sản phẩm ra thị trường.Đặc biệt, Asta chú trọng vào môi trường làm việc xanh, thân thiện, khuyến khích tinh thần đổi mới và sáng tạo, xem đây là yếu tố then chốt thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của công ty trong thời đại mới. Đồng thời, Asta cũng đề cao trách nhiệm và danh dự, coi đó là niềm tự hào của người lao động tại Công ty Asta.
Tương lai của Khối Thịnh vượng chung sau khi Nữ hoàng Elizabeth qua đời
Nghệ sĩ Hùng Minh sinh năm 1939, được mệnh danh là “vua kép độc” của sân khấu cải lương. Tên tuổi của ông gắn liền với loạt tác phẩm như Bóng tối và ánh sáng, Tiếng trống Mê Linh, Tâm sự Ngọc Hân… Sau này nam nghệ sĩ tham gia đóng phim, trong đó phải kể đến Hồ sơ lửa, Nghiệp sinh tử… Sau danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú năm 1993, mới đây, nghệ sĩ Hùng Minh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân ở tuổi 85. Từng là giọng ca nổi tiếng của sân khấu cải lương, cùng thời với nghệ sĩ Diệp Lang, Hữu Phước song về già, NSND Hùng Minh có cuộc sống giản dị bên vợ và con trai. Ông thuê căn trọ nhỏ với chi phí từ 5 - 6 triệu đồng để sinh sống. Nam nghệ sĩ tâm sự: “Vợ tôi năm nay cũng 67 tuổi rồi, đi làm nhắc tuồng cho bên nghệ sĩ Thành Lộc, nghệ sĩ Hữu Châu. Công việc này không thường xuyên, khi nào người ta cần thì mời. Chúng tôi có con nuôi hỗ trợ tiền nhà. Còn vợ đi làm là để kiếm tiền chợ búa”. Ở tuổi 86, NSND Hùng Minh vẫn minh mẫn, dù việc đi lại khó khăn. Thỉnh thoảng, giọng ca sinh năm 1939 tham gia vai diễn trong truyện cổ tích để kiếm “đồng ra đồng vào” và thỏa niềm đam mê. Vẫn còn làm nghề, đối với NSND Hùng Minh đó là niềm hạnh phúc. Ông bộc bạch: “Cũng nhờ cô bác, khán giả thương và nhớ đến tôi. Chứ bây giờ tôi đâu làm nghề thường xuyên được, vợ tôi cũng không làm được bao nhiêu nhưng cũng nhớ nghề. Người ta mời là vợ tôi đi thôi”. Hiện tại, NSND Hùng Minh bị thoái hóa đầu gối, giãn tĩnh mạch. Ông nói: “Chỉ có 2 bệnh đó mà nó làm cho tôi cảm thấy khó chịu. Nếu tôi đứng lâu thì sưng chân”. Trước đó, “vua kép độc” từng gặp vấn đề sức khỏe, phải nhập viện điều trị. Song ông nghĩ “nhờ Trời Phật thương nên mọi thứ tiến triển khả quan". Nhắc đến mối duyên với nghệ thuật, NSND Hùng Minh kể ông theo nghề từ năm 15 tuổi. Trước đó, giọng ca cải lương từng đi bán kem, bán đồ ăn để có tiền phụ mẹ. Trong một lần, khi được hỏi về việc theo gánh hát, “vua kép độc” quyết định gắn bó. “Tại lúc đó cuộc sống gia đình khó khăn quá, tôi thấy mình không làm được gì hết, để mẹ phải lo áo quần. Tôi nói mẹ để tôi vào cho gánh hát nuôi cơm", ông giải thích. Ban đầu nam nghệ sĩ làm quân sĩ, sau đó học hát rồi mới phát triển nghề.NSND Hùng Minh kể thêm từ năm 17 tuổi, ông đã đóng kép chánh. Với nam nghệ sĩ, gánh hát ngày trước “không phải như bây giờ” vì “bữa nào có cơm ăn là mừng gần chết rồi, yêu nghề lắm mới có thể đi hát, chứ không là nản chết”. "Khi tôi nổi tiếng, mẹ thấy tôi trưởng thành và biết tự lo cho bản thân. Lúc đó tôi cũng chỉ mới 19 tuổi chứ nhiêu. Chắc mẹ mừng nhưng cũng không nói gì", ông tâm sự. Nói thêm về tình yêu dành cho nghệ thuật, NSND Hùng Minh thẳng thắn: “Nghề của tôi không thể nói tiếng giải nghệ được. Còn sức khỏe thì vẫn còn hát. Chỉ đến khi mình đuối quá rồi, không làm việc được thì khi người ta mời, mình từ chối bằng cách nào là tùy ý mình, còn đã chấp nhận rồi thì mình cứ việc đi làm. Bây giờ tôi chủ yếu hoạt động bên phim là nhiều. Tôi được như hiện tại là nghề dạy nghề”.
Những ngày tết vừa rồi, Kim Anh nói cảm thấy rất vui. Trước tết, cô và gia đình chồng cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, việc gì khó, nặng nhọc thì chồng của Kim Anh đảm nhiệm. Khâu mua sắm, trang trí cũng như nấu ăn, mẹ chồng và Kim Anh cùng nhau chuẩn bị. Những món ăn truyền thống trong ngày tết như thịt kho trứng, khổ qua dồn thịt... cô gái sẽ làm theo hướng dẫn của mẹ chồng.
Bị can Phan Hữu Điệp Anh khai gì về vụ tung tin người đàn ông tự thiêu?
Năm 2019, việc cô Trần Thị Thúy (Trường THPT Đức Hợp, H.Kim Động, Hưng Yên) được vinh danh là một trong 50 giáo viên toàn cầu, từ hơn 10.000 ứng viên trên thế giới, gây chú ý đặc biệt trong ngành giáo dục. Giải Global Teacher Prize của cô Thúy là giải thưởng danh giá được trao bởi Quỹ Varkey và UNESCO cho các giáo viên xuất sắc trên toàn thế giới. Giải thưởng vinh danh những nhà giáo có đóng góp đặc biệt cho nghiên cứu xuyên quốc gia và cho cộng đồng học sinh.Lần đầu tiên Thúy tiếp xúc với tiếng Anh là hồi lớp 6. Những năm THCS còn lại, cô và các bạn không được học tiếp môn này do trường thiếu giáo viên. Một người anh họ là sinh viên đại học ở Hà Nội khi về chơi đã tặng cô cuốn tạp chí song ngữ. Trong đó, cô tìm thấy những kiến thức thú vị nên tự mày mò học tiếng Anh… Đó là cơ duyên để cô Thúy nhận ra niềm yêu thích đối với tiếng Anh và nuôi dưỡng ước mơ trở thành cô giáo dạy môn học này.Vốn là học sinh của Trường THPT Đức Hợp (H.Kim Động, Hưng Yên), sau khi tốt nghiệp khoa tiếng Anh Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cô Thúy trở về trường cũ công tác và đặt mục tiêu đổi mới trong phương pháp dạy học. "Tôi tự hỏi, nếu bản thân áp dụng những nội dung và phương pháp mình được học hồi năm 2002 - 2005 cho hàng chục năm sau thì liệu có còn phù hợp hay không, khi mà điều kiện, phương tiện học tập của học sinh ngày nay đã khác quá nhiều so với thời của tôi? Tôi bắt đầu tự đổi mới bằng việc hoàn thành khóa học chuẩn giáo viên ngoại ngữ theo Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 của Sở GD-ĐT Hưng Yên. Với mong muốn duy trì khả năng mà mình có được, tôi lên mạng tìm những video học tiếng Anh để tự bồi dưỡng…", cô Thúy chia sẻ.Đối mặt thực trạng học trò còn gặp nhiều khó khăn với kỹ năng nghe, nói tiếng Anh, cô Thúy đã áp dụng nhiều phương pháp dạy học tích cực, nhưng kết quả vẫn chưa đạt mong đợi. Không nản lòng, cô tìm kiếm những cách dạy tạo hứng thú cho học sinh, ứng dụng công nghệ vào bài giảng, tổ chức các tiết học kết nối qua Skype để học sinh giao tiếp với người dân các nước khác, học theo dự án…Từ cách đây cả chục năm, học sinh của cô Thúy ở Trường THPT Đức Hợp đã được kết nối với lớp học ở Nhật Bản, Ai Cập, Philippines, và có những chuyến đi thực tế ảo đến các vườn quốc gia của Mỹ, nơi mà cô trò trước đó chỉ thấy được qua những hình ảnh trên sách giáo khoa. Khỏi phải nói, học sinh của cô vô cùng hứng thú và tiến bộ rõ rệt về khả năng giao tiếp tiếng Anh sau những giờ học như vậy.Sau giải thưởng lớn năm 2019, cô Thúy nhận được nhiều lời mời làm việc hấp dẫn nhưng cô vẫn quyết định gắn bó với học trò ở "trường làng" để giúp những đứa trẻ xung quanh mình có điều kiện học tập tốt hơn. "Nếu ai cũng bỏ đi tới những nơi có điều kiện tốt hơn trong khi thế giới đang ở nền công nghiệp 4.0 với những khái niệm phổ biến như trí tuệ nhân tạo (AI), robot, internet vạn vật (IoT)…, thì những đứa trẻ ở nơi xa xôi sẽ thiệt thòi hơn bạn cùng trang lứa. Giáo viên nên là người kết nối để thế giới gần hơn với học trò của mình", cô Thúy tâm niệm.Cất kỹ những chứng nhận giải thưởng, những kỷ niệm đẹp lấp lánh, cô Thúy tiếp tục cần mẫn đi dạy, tiếp tục yêu thương bọn trẻ ở "trường làng" nhỏ bé của mình. Cô tâm sự: "Điều lớn nhất tôi có được là tiếp tục cùng học sinh đi trên hành trình tri thức, tiếp tục nhìn thấy nụ cười trên môi các em và thấy các em trưởng thành từng ngày…Mỗi ngày, mỗi giờ học, mỗi mùa học, "cô giáo cháu" (cách xưng hô dí dỏm của cô Thúy - PV) luôn làm mới mình để cô trò có thêm cảm hứng trong dạy và học. Không dừng lại ở những lớp học xuyên biên giới, cô Thúy cùng học trò luôn có những dự án học tập để mỗi phần tìm tòi, khám phá, trình bày của các em là cơ hội giúp học sinh thêm yêu thích tiếng Anh, phát triển khả năng, vượt qua giới hạn của bản thân…Cô Thúy còn lập ra một kênh đăng tải các video do cô thực hiện để hướng dẫn học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 tự học tiếng Anh với tên "Learning English with Cô giáo làng". "Sau khi hoàn thành công việc ở trường, ríu rít lên lớp online cùng tụi nhỏ, "cô giáo cháu" lại ngồi trong phòng làm việc để dựng bài giảng cả sáng, cả chiều, có khi cả tối vào mùa hè. "Cô giáo cháu" hình dung ra các bạn học sinh, và biết đâu là cả phụ huynh, khi xem các video này cùng chăm chú lắng nghe, phát âm lại chính xác các từ và chia sẻ niềm vui cùng cô giáo…", cô Thúy hạnh phúc nói.