$987
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của cách dự đoán keno. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ cách dự đoán keno.Vào ngày cuối cùng của năm Giáp Thìn, đa số người dân buôn bán bận rộn suốt những ngày qua mới có thời gian để đi chợ để chọn hoa, chọn vật phẩm trang trí và đồ dự trữ cho những ngày Tết. Các shipper cũng tranh thủ chạy nốt vài chuyến cuối giao bưu phẩm kịp cho khách hàng trước Tết.Không khí bận rộn, nhộn nhịp vẫn thường thấy vào những ngày cận Tết. Đường sá tại những khu chợ, đường hoa luôn tấp nập người qua lại, ai cũng chất đầy những sắc màu của Tết như chậu hoa, đồ trang trí, thực phẩm... ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của cách dự đoán keno. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ cách dự đoán keno.Ngày 15.2, Trung tâm Y tế (TTYT) H.Bù Đăng, tỉnh Bình Phước xác nhận trên địa bàn có thêm một bé gái tử vong vì mắc bệnh ho gà.Theo xác minh của TTYT H.Bù Đăng: Bé gái T.A.V (7 tháng tuổi, ngụ xã Đắk Nhau) sau khi sinh có sức khỏe bình thường, trẻ bú tốt, tỉnh táo. Đến ngày 5.1, bé có những triệu chứng ho kéo dài từng cơn, sốt nhẹ. Sau 2 ngày không thuyên giảm, gia đình đưa bé đi khám tại phòng khám tư nhân với chẩn đoán viêm phế quản lấy thuốc uống 4 ngày.Tuy nhiên, sau thời gian điều trị tại nhà, bệnh không giảm mà nặng thêm với các triệu chứng mệt mỏi, bú ít, cơn ho kéo dài hơn. Đến ngày 11.1, bé được mẹ đưa đi khám tại TTYT H.Bù Đăng với chẩn đoán viêm phổi nặng và được chuyển tuyến xuống Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước, sau đó tiếp tục chuyển tiếp xuống Bệnh viện Nhi Đồng 2 (TP.HCM) vào tối cùng ngày.Tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 bé được chăm sóc đặc biệt với chẩn đoán viêm phổi nặng, hội chứng nguy kịch hô hấp cấp, ho gà, giãn não thất. Đến ngày 5.2, qua quá trình điều trị tích cực bệnh không tiến triển, Bệnh viện Nhi Đồng 2 trả về tới nhà thì tử vong.Đáng chú ý, đây là ca tử vong thứ 2 do bệnh ho gà được ghi nhận tại H.Bù Đăng trong 3 tháng vừa qua. Trước đó, ngày 27.12.2024, bệnh nhi P.T.T.N (2 tháng tuổi, ngụ thôn Sơn Phú, xã Phú Sơn) đã tử vong sau hơn 1 tuần điều trị bệnh ho gà.Hiện TTYT H.Bù Đăng đã tiến hành giám sát các hộ gia đình có con nhỏ xung quanh, không phát hiện ca bệnh ho sốt; đã tuyên truyền vận động các hộ gia đình đưa con em đi chích ngừa; phối hợp với các đơn vị liên quan phun độc khử trùng, vệ sinh môi trường xung quanh khu vực bệnh nhi ở và các khu vực nghi ngờ; tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm, trong đó có bệnh ho gà.Tiếp tục thực hiện triệt để việc tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ, rà soát đối tượng thuộc diện tiêm chủng mở rộng... ️
Nếu nói về trà/chè, với người VN chúng ta thì ai ai cũng biết, bởi trà hiện diện hằng ngày trong mỗi gia đình và cũng là thức uống quan trọng đãi khách nhất là trong những dịp lễ, tết. Thế nhưng chắc chắn rằng quá trình hình thành và phát triển ngành trà, người tìm ra cây trà thì không phải ai cũng biết. Đặc biệt hơn, câu chuyện về thưởng trà của người Việt xưa và nay cũng như của nhiều nước trên thế giới thì có lẽ chỉ những người trong ngành trà (hoặc mở rộng hơn một ít) mới biết.Chính vì vậy, Bảo tàng trà Long Đỉnh của Công ty TNHH Long Đỉnh ở xứ sương giăng Cầu Đất (TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) trở nên quý giá, giúp mọi người, nếu có nhu cầu thì sẽ tường tận được những điều liên quan đến cây trà, ngành trà.Bà Trần Phương Uyên, Phó giám đốc Công ty CP trà Long Đỉnh, cho biết từ năm 2009 công ty đã ấp ủ về một không gian văn hóa trà để làm nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử, tạo nên một câu chuyện xuyên suốt về trà VN và thế giới. Thế rồi vượt qua nhiều khó khăn trong suốt 10 năm, tháng 5.2020 bảo tàng trà được khởi công và đến tháng 1.2023 đi vào hoạt động trên diện tích 4.000 m2, tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỉ đồng."Thông qua bảo tàng trà, chúng tôi muốn tái hiện, quảng bá câu chuyện lịch sử của ngành trà VN và thế giới. Chúng tôi mong muốn lan tỏa để cho bà con hiểu được giá trị về văn hóa trà của VN, hiểu được lịch sử, nguồn gốc hình thành nên cây trà. Đồng thời, chúng tôi muốn tạo nên một giá trị về nhân văn, gắn liền câu chuyện trà với giáo dục cho giới trẻ, để bảo tồn các giá trị văn hóa của ngành trà, không để bị mai một", bà Uyên thổ lộ.Với hàng trăm cổ vật và tranh, ảnh, tượng được trưng bày một cách khoa học, người xem sẽ biết được lịch sử phát triển ngành trà. Khởi đầu là bức tượng Thần Nông được đặt trang trọng ngay cửa chính bước vào bảo tàng. Thần Nông, ông tổ của ngành nông nghiệp, chính là người đầu tiên tìm ra cây trà. Bên cạnh đó là những tượng, ảnh về những người có công với ngành trà trên khắp thế giới. Trưng bày bản đồ cổ về trà thế giới, lịch sử trà VN. Khu trưng bày các vật dụng, nông cụ thô sơ của ngày xưa như túi đựng cơm, gùi trà, nón lá, nia gầu múc nước, xe đẩy, bồ trà, rương đựng bảo quản trà, áo tơi của phu trà.Đặc biệt, có 8 bức tượng được chế tác rất độc đáo mô tả quy trình sản xuất trà cổ theo phương pháp thủ công truyền thống, gồm 8 công đoạn: hái, phơi, ngủ, thức, xào, vò, sấy, thưởng. Từ những công đoạn này, người làm trà đã phát minh ra những công cụ hỗ trợ để làm trà như: cối vò, cối thổi, lồng quay thơm. Khu vực trưng bày máy móc hiện đại phục vụ ngành trà hiện nay. Đến khu sản xuất sẽ tham quan quy trình làm trà hiện nay với 16 công đoạn chế biến, thực hiện trong 36 tiếng liên tục, mỗi công đoạn đều yêu cầu tỉ mỉ, cẩn thận để trà đến tay người tiêu dùng đạt chất lượng tốt nhất.Đến với bảo tàng trà, chúng ta sẽ biết được trên thế giới có hơn 4.000 loại trà khác nhau và mỗi quốc gia có một loại trà đặc trưng. Lá trà tươi qua quy trình chế biến, lên men khác nhau sẽ cho ra các loại trà khác nhau. Trên thế giới, trà được chia thành 6 loại cơ bản: trà trắng, trà xanh, trà vàng, trà ô long, hồng trà và trà phổ nhĩ; trong đó trà ô long được gọi là vua của các loại trà bởi quy trình chế biến cầu kỳ và phức tạp hơn các dòng trà khác.Ngoài ra, bảo tàng cũng trưng các hiện vật thể hiện văn hóa trà trong dân gian VN, cách thưởng trà cùng thưởng trầm của tầng lớp quý tộc xưa; cách thưởng trà của các nước trên thế giới: Trung Quốc, Nhật Bản, các nước Hồi giáo, châu Âu…Trao đổi với Thanh Niên, ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, chia sẻ việc Công ty trà Long Đỉnh xây dựng bảo tàng tư nhân về trà, về mặt quan điểm của chính quyền địa phương cũng như góc độ khoa học, góc độ du lịch, đây là hướng tiếp cận xu thế của thời đại."Điều này thể hiện qua mấy đặc điểm như sau: thứ nhất, đây là bảo tàng tư nhân sưu tập tất cả hiện vật liên quan đến trà trong và ngoài nước với trên 250 cổ vật. Thứ hai là chọn vị trí đắc địa bởi đây là vùng sinh thái nông nghiệp cao nhất của tỉnh Lâm Đồng, trà ở vùng Cầu Đất bao giờ cũng tốt hơn các nơi khác. Vấn đề thứ ba là khi chủ cơ sở xây dựng bảo tàng, xác định đây là nơi giới thiệu hình ảnh, cội nguồn về ngành trà của VN cũng như trên thế giới, do đó công ty đã sưu tầm tất cả các nguồn gien chè quý trong nước và quốc tế; trong đó thể hiện hai nhóm chè cao sản và chè chất lượng cao", ông Phạm S phân tích. Bà Trần Phương Uyên cho biết đầu năm 2024, Tổ chức Kỷ lục VN đã xác lập kỷ lục: "Không gian văn hóa trà Long Đỉnh (Bảo tàng trà Long Đỉnh - NV) là công trình giới thiệu vùng trà Cầu Đất, tái hiện và quảng bá câu chuyện lịch sử - văn hóa của trà VN và thế giới có diện tích lớn nhất". Năm qua, bảo tàng trà đón hơn 12.000 lượt khách đến tham quan, chủ yếu là các đoàn sinh viên, học sinh, du khách... Đến với bảo tàng trà, bà con sẽ được thưởng thức các món ăn từ trà, như: cơm trà, mì hồng trà, thạch trà, trứng nấu trà, thịt kho trà, khoai tây sốt trà, tempura trà. ️
Hoạt động an sinh xã hội của VietinBank tập trung vào các lĩnh vực xây dựng nhà ở cho người nghèo, xây dựng các trường học, công trình y tế, các công trình hạ tầng tại các địa bàn khó khăn, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai bão lụt, xây dựng hạ tầng góp phần củng cố an ninh, quốc phòng.Tính riêng năm 2024, VietinBank đã dành hơn 500 tỉ đồng để thực hiện công tác an sinh xã hội với hơn 2.637 ngôi nhà ở cho người nghèo và gia đình chính sách cùng nhiều công trình ý nghĩa khác. Ngoài ra, VietinBank cũng rất chú trọng đồng hành cùng đất nước trong lĩnh vực y tế cũng như các chương trình thăm hỏi hộ nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ.Bên cạnh những nỗ lực trong công tác xóa đói, giảm nghèo, VietinBank còn cam kết là đơn vị tiên phong đồng hành trong các sự kiện đặc biệt của nước nhà, gần đây nhất có thể nhắc đến chương trình nghệ thuật chính luận "Sống trong lòng dân".Tối ngày 18.1.2025 vừa qua, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, chương trình gặp mặt tôn vinh những tấm gương công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở tiêu biểu với chủ đề "Sống trong lòng dân" do Bộ Công an tổ chức đã diễn ra thành công trong không khí trang trọng, ấm áp và đầy xúc động. Tham gia chương trình trên vai trò là đơn vị đồng hành, VietinBank mong muốn được góp phần vào công cuộc tri ân và tôn vinh lực lượng chiến sĩ công an xã - những người luôn âm thầm cống hiến, tận tâm, tận lực "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ", hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân.Sự kiện có sự tham gia của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Bộ, Ban, Ngành cùng gần 300 đại diện tiêu biểu công an xã, thị trấn và lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở của gần 9.000 xã, thị trấn trong cả nước.Gần 5 năm thực hiện Chính quy Công an xã với hơn 55.000 cán bộ đưa về các xã, thị trấn, lực lượng công an tại cơ sở đã trở thành lực lượng nòng cốt tham mưu, trực tiếp giải quyết mâu thuẫn từ khi mới nhen nhóm, giúp người dân tạo sinh kế, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, phòng chống tội phạm, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội xóa đói giảm nghèo, xóa nhà tạm, nhà dột nát. Kết quả trong năm 2024 đã có hơn 16.800 căn nhà "0 đồng" được bàn giao cho người dân trên khắp cả nước do Bộ Công an kết hợp cùng lực lượng công an tại địa phương triển khai và thực hiện. Cũng trong cơn bão Yagi lịch sử, Bộ Công an đã huy động hơn 150.000 lượt cán bộ, chiến sĩ xuyên suốt ngày đêm giúp nhân dân, mưu trí dũng cảm và chủ động phòng chống thiên tai, tham gia tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, giúp đỡ ổn định cuộc sống cho nhân dân giảm thiệt hại tối đa về người và tài sản.Thực hiện đề án "phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử", lực lượng công an đã không quản ngại nắng, mưa vất vả đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người để làm thủ tục cấp căn cước công dân (CCCD) cho người già yếu, người tàn tật đi lại khó khăn trên địa bàn. Hơn 105 triệu thông tin cư dân trên cả nước đã được thu thập thần tốc, hơn 102,5 triệu thẻ CCCD & CC đã được cấp trong đó 87,7 triệu CCCD gắn chíp được cấp mới, gần 81 triệu hồ sơ định danh điện tử được thu nhận, kích hoạt hơn 60 triệu tài khoản, hệ thống dữ liệu không ngừng được cập nhật bổ sung thông tin, làm giàu kho dữ liệu của quốc gia.Bên cạnh đó, các đơn vị công an cấp xã đã phối hợp với cán bộ văn hóa cấp xã, các cơ quan ban ngành liên quan thực hiện rà soát, thu thập cập nhật thông tin liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ trên địa bàn. Kết quả đã thu về hơn 618.000 thông tin liệt sĩ, trong đó có 302.000 liệt sĩ chưa xác định được danh tính, nhiều gia đình đã đón nhận niềm vui vỡ òa sau thời gian chờ đợi kết quả giám định ADN để rồi các anh trở về trong giọt nước mắt của niềm hạnh phúc.Ngay trong chương trình, Bộ Công an đã chính thức phát động chiến dịch chia sẻ hình ảnh đẹp trên không gian mạng vì cuộc sống bình yên của nhân dân với tên gọi "chiến dịch Hoa hướng Dương" nhằm lan tỏa và nhân lên những sáng kiến hay, những câu chuyện quan tâm chăm lo, giúp đỡ nhau giữa người dân và lực lượng công an, đảm bảo ANTT tại cơ sở.Chương trình "Sống trong lòng dân" được đồng hành bởi Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank). Thông qua sự kiện ý nghĩa này, VietinBank không chỉ mong muốn lan tỏa những giá trị nhân văn cao đẹp và tôn vinh những cống hiến thầm lặng của lực lượng công an xã mà còn khẳng định cam kết mạnh mẽ trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, hướng đến mục tiêu chung là gắn kết cộng đồng, vì tương lai phát triển bền vững. ️