Báo Thanh Niên khởi động cuộc thi 'Sống đẹp' mùa 4 với tổng giải thưởng gần 400 triệu đồng
Các sư sãi ở Campuchia kiến nghị đổi màu trang phục của tù nhân vì có màu khá giống với áo cà sa của họ nên dễ gây nhầm lẫn.Tờ Khmer Times ngày 21.2 đưa tin các sư sãi ở Campuchia vừa đề nghị Bộ Nội vụ nước này đổi màu trang phục của các tù nhân, do có màu cam nên nhìn giống màu vàng nghệ của áo cà sa, khiến nhiều người dễ nhầm lẫn. Thượng tọa Khim Sorn, Chủ tịch Ủy ban thư ký Hội đồng Tăng thống Phật giáo Campuchia, cho biết các nhà sư và ni cô thường mặc áo cà sa màu nâu sẫm và màu nghệ tây, được đặt tên theo loại thuốc nhuộm vải màu nghệ tây.Theo ông, các nhà sư dùng màu này vì nó tượng trưng cho ngọn lửa, biểu thị cho chân lý và giác ngộ. Tuy nhiên, màu này tương tự như màu được sử dụng trên quần áo của tù nhân, nên có thể gây nhầm lẫn cho công chúng, ông nói thêm."Tôi muốn đề xuất với Bộ trưởng Nội vụ cũng như các bộ liên quan khác xem xét việc thay đổi màu sắc đồng phục của tù nhân. Tôi muốn đề nghị tất cả các nhà tù không để tù nhân mặc quần áo có màu tương tự như áo cà sa vì các nhà sư có thể bị nhầm là tù nhân", ông nói.Gần đây, hình ảnh một nhóm tù nhân được đưa đi trên xe cảnh sát ở Phnom Penh được chia sẻ trên mạng xã hội và khiến nhiều người bị sốc. Những tù nhân này mặc đồ nhìn như đồ của sư sãi và còn cạo đầu, khiến nhiều người ban đầu tưởng họ là các nhà sư. Nhà sư Phon Pheakdey tại Campuchia cũng đề nghị Bộ trưởng Nội vụ Sar Sokha thay đổi màu quần áo tù nhân. Ông giải thích rằng vẻ ngoài của những tù nhân cạo đầu khiến những quốc gia Phật giáo khác liên tưởng các nhà sư với phạm nhân. Trung tướng Nuth Savna, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Trại giam thuộc Bộ Nội vụ Campuchia, cho biết cảnh sát đã chọn màu cam cho đồng phục của tù nhân vì lý do an ninh."Nhà chức trách sử dụng màu này vì nó sáng, rõ ràng, dễ theo dõi và màu này không được ưa chuộng lắm. Nếu một tù nhân trốn thoát, chính quyền và công chúng sẽ dễ dàng hợp tác hơn trong việc tìm kiếm và phát hiện ra tù nhân đó", ông giải thích.Bộ Nội vụ Campuchia chưa lập tức đưa ra bình luận về những kiến nghị trên.Nguyễn Thanh Hà trao vương miện cho tân Hoa hậu Môi trường Thế giới 2024
Từ ngày 19 - 22.3, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã có chuyến thăm chính thức Sri Lanka và có các cuộc hội đàm, hội kiến với các lãnh đạo cấp cao của nước này nhằm thúc đẩy quan hệ song phương.Tại cuộc hội đàm với Phó chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Rizvie Salih, hai bên nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của năm 2025 - kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Sri Lanka. Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp chế biến, logistics. Phó chủ tịch Quốc hội Sri Lanka cho biết, Sri Lanka mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, đặc biệt là mô hình OCOP (mỗi làng một sản phẩm), ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nông sản. Sri Lanka cũng hoan nghênh Việt Nam gia tăng xuất khẩu các mặt hàng như lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, xe đạp điện, xe máy điện, đồng thời cam kết tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại Sri Lanka. Tại cuộc hội đàm, hai bên cũng thống nhất tiếp tục mở rộng hợp tác giáo dục, du lịch, giao lưu nhân dân và xem xét khả năng ký kết hiệp định thương mại tự do song phương.Trong cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka Jagath Wickramaratne, hai bên đánh giá cao sự tin cậy chính trị giữa hai nước và tiềm năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Chủ tịch Quốc hội Sri Lanka mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm trong hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển ngành nông nghiệp bền vững và thu hút đầu tư nước ngoài. Hai bên nhất trí thúc đẩy hợp tác lập pháp, chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thể chế, phát triển kinh tế số và bảo vệ môi trường. Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải cũng đề nghị Sri Lanka tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống, học tập tại Sri Lanka. Hai bên cam kết tiếp tục đẩy mạnh kết nghĩa giữa các địa phương, thúc đẩy hợp tác văn hóa, giáo dục, du lịch, Phật giáo và khuyến khích sinh viên Sri Lanka sang học tập tại Việt Nam.Tại cuộc hội kiến với Thủ tướng Sri Lanka Harini Amarasuriya, hai bên thảo luận về các biện pháp thúc đẩy quan hệ thương mại song phương với mục tiêu sớm đạt kim ngạch 1 tỉ USD. Hai bên nhất trí xem xét sớm đàm phán Hiệp định thương mại tự do và thúc đẩy khả năng mở đường bay thẳng giữa hai nước để tạo thuận lợi cho giao thương và du lịch. Thủ tướng Sri Lanka khẳng định sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam đầu tư trong các lĩnh vực Sri Lanka có nhu cầu và Việt Nam có thế mạnh như nông nghiệp, hạ tầng, dịch vụ, bán lẻ. Hai bên cũng cam kết thúc đẩy hợp tác trong giáo dục - đào tạo, trao đổi văn hóa, tôn giáo và giao lưu nhân dân. Sri Lanka mong muốn Việt Nam hỗ trợ trong quá trình trở thành đối tác đối thoại theo lĩnh vực của ASEAN và hai nước sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên Hiệp Quốc và Phong trào không liên kết.
Cạnh tranh ở nơi xa
Tên gọi "Ngũ âm" xuất phát từ việc dàn nhạc sử dụng 5 nhóm âm thanh chính, tương ứng với các chất liệu tạo nên nhạc cụ: gỗ (như Roneat - đàn T'rưng Khmer); tre (như Khung thò - một loại xylophone); đồng (như cồng, chiêng); da (như trống Skor); sắt (như kèn Sralai).Dàn nhạc Ngũ âm xuất hiện nhiều trong các lễ hội chùa Khmer như Ok Om Bok, Chol Chnam Thmay; sân khấu Rô băm, múa Chằn; đám cưới, nghi lễ dân gian,… Dàn nhạc này tạo nên những âm thanh vừa hùng tráng vừa trầm bổng, làm say lòng người nghe. Đây là lần thứ 3 hội cổ động viên Trường ĐH Trà Vinh mang dàn nhạc độc đáo này đến cổ vũ, tiếp sức cho các sinh viên trường trong giải bóng đá Thanh Niên Sinh viên Việt Nam cúp THACO.
Lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM cho biết, sau khi Bộ GD-ĐT ban hành Thông tư số 30 về Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT, nhằm xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thực tiễn địa phương, bảo đảm quyền lợi học tập của học sinh và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý, tổ chức tuyển sinh của các đơn vị, Sở GD-ĐT đề nghị phòng GD-ĐT TP.Thủ Đức và các quận, huyện tổ chức nghiên cứu, triển khai và phổ biến quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT.Tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả và kinh nghiệm triển khai công tác tuyển sinh năm học 2024-2025 tại các đơn vị trên địa bàn. Trên cơ sở đó, tổng hợp và đề xuất các nội dung, kiến nghị cần bổ sung vào kế hoạch tuyển sinh đầu cấp của thành phố năm học 2025-2026 nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển sinh. Trong đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD-ĐT, yêu cầu việc đánh giá, kiến nghị cần tập trung vào các nội dung trọng tâm: Theo quy định, sau khi các phòng GD-ĐT đóng góp ý kiến, Sở GD-ĐT tổng hợp và xây dựng kế hoạch tuyển sinh đầu cấp năm học 2025-2026 và trình UBND TP.HCM phê duyệt. Dự kiến tháng 3, TP.HCM sẽ công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 1, lớp 6, lớp 10.Từ năm học 2023-2024 đến nay, TP.HCM đã lần lượt thực hiện việc tuyển sinh các lớp đầu cấp trên toàn thành phố bằng hình thức trực tuyến trên cổng thông tin tuyển sinh của thành phố (https://tuyensinhdaucap.hcm.edu.vn) kết hợp bản đồ GIS, trong đó ưu tiên học sinh đăng ký học trường gần nơi cư trú.Kế hoạch tuyển sinh đầu cấp được các phòng GD-ĐT chia thành 2 đợt: Đợt 1 ưu tiên giải quyết chỗ học cho học sinh trên địa bàn; Đợt 2 căn cứ các đơn vị chưa tuyển đủ học sinh so với chỉ tiêu được giao, ban chỉ đạo tuyển sinh đầu cấp quyết định về việc tuyển sinh đợt 2.
Lô cốt choán đường
Asean Mitsubishi Electric Cup 2024 được trình chiếu trực tiếp và trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn