Khi doanh nhân cởi áo vest, xuống đường làm thiện nguyện
Chiều 11.2, Chỉ huy Công an P.Yên Phụ (Q.Tây Hồ, Hà Nội) cho biết, đơn vị này vừa làm việc với nam shipper trong vụ người này bị tài xế ô tô hành hung, đang "nóng" trên mạng xã hội, để làm rõ vụ việc.Theo video lan truyền trên mạng xã hội vào ngày 10.2, nam shipper lái xe máy xảy ra mâu thuẫn với người đàn ông điều khiển xe ô tô Lexus. Sau đó người lái ô tô lao vào đánh, đấm liên tiếp vào vùng mặt, đầu nam shipper.Chưa dừng lại, tài xế ô tô còn "lên gối" và đá vào mặt nam thanh niên đang ngồi trên xe máy. Đỉnh điểm, nam tài xế ô tô còn lấy mũ bảo hiểm đập liên tiếp vào đầu nạn nhân.Người bị hành hung được xác định là anh Nguyễn Xuân Hưng (31 tuổi). Sáng 11.2, anh được Công an P.Yên Phụ mời đến trụ sở để lấy lời khai, cho giám định thương tích.Theo anh Hưng, sau khi bị hành hung anh bị sưng, tím vùng mặt, đầu và hiện tại vẫn đau đầu, choáng váng, mắt sưng to.Anh Hưng cho hay, sự việc xảy ra trưa 10.2, sau khi ô tô va chạm với xe máy của anh thì người lái ô tô xuống chửi bới và liên tiếp đánh, đấm anh. Từ khi xảy ra vụ việc, anh chưa nhận được lời xin lỗi hay hỏi thăm của tài xế ô tô cũng như người thân của tài xế này.VinFast VF9 có kịp bàn giao cho khách Việt đi Tết?
Trao đổi với phóng viên Báo Thanh Niên, bà Trần Thúy An, Hiệu trưởng Trường THCS Minh Đức, cho biết trong những buổi họp chuyên môn, nhà trường luôn định hướng các tổ chuyên môn, trong đó có tổ ngữ văn khi lựa chọn văn bản làm ngữ liệu phải mang tính chất nhân văn, có tính giáo dục, lay động trái tim, suy nghĩ của học sinh.
Bí quyết ôn thi tốt nghiệp THPT đạt điểm cao: Học như thế nào với môn toán?
Đội vô địch sẽ giành cúp, huy chương vàng và 10 triệu đồng tiền thưởng; hạng nhì nhận 5 triệu đồng và hạng ba nhận 3 triệu đồng tiền thưởng. Trong khuôn khổ giải đấu, BTC còn gây quỹ từ thiện hướng đến các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn các quận, huyện với trị giá 5 triệu đồng/suất quà.
Không ồn ào, rực rỡ ánh đèn, tiếng nhạc xập xình như phố Tây Bùi Viện hay “Little Tokyo” ở khu Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung (Q.1), phố Nhật Bản thứ 2 của TP.HCM ở đường Phạm Viết Chánh (Q.Bình Thạnh) mang nét trầm lắng, ấm cúng và đầy tinh tế.Phố Nhật này nằm nép mình trong những con hẻm nhỏ, ẩn khuất sau các chung cư và nhà cao tầng, cách trung tâm Q.1 khoảng 2 km.Đến hẻm 40 Phạm Viết Chánh để trải nghiệm văn hóa ẩm thực của xứ sở hoa anh đào vào tối 20.2, chúng tôi không khỏi ấn tượng với những bảng hiệu song ngữ Việt - Nhật.Bước vào quán, không khí càng ấm cúng hơn. Những tấm rèm noren, ánh đèn lồng đỏ treo trước cửa cùng dòng chữ Kanji bí ẩn; nhân viên chào khách bằng tiếng Nhật đã tạo nên một nét chấm phá đậm chất xứ Phù Tang giữa lòng phố thị.Chị An (40 tuổi, ở Q.Bình Thạnh) cùng bạn trai là anh Takahashi (40 tuổi, đang làm việc ở 1 công ty Nhật Bản) đến thưởng thức các món ăn tại đây. Lân la hỏi chuyện, chị An nói đa số những người sống ở phố Nhật trên các con hẻm đường Phạm Viết Chánh đều từ "Little Japan" ở đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung chuyển về.Hỏi ra mới biết lý do tại sao, theo chị An, khoảng những năm 2000, người Nhật chọn đường Lê Thánh Tôn - Thái Văn Lung sống tập trung thành một cộng đồng nhỏ, có một vài nhà hàng mở ra để phục vụ cho nhu cầu của cộng đồng "Little Japan".Sau này, khu vực này nhanh chóng phát triển và thu hút nhiều người nước ngoài đến sinh sống. Các nhà hàng, dịch vụ, quán bar… mọc lên ngày càng nhiều nên không giữ nguyên vẹn sự tối giản, trầm lắng như lúc ban đầu. Vả lại, người Nhật thích ở những nơi yên tĩnh và nhiều cây xanh nên đã chọn chuyển về các con hẻm trên trường Phạm Viết Chánh để làm việc và sinh sống.Ngoài ra, chi phí sinh hoạt ở đây rẻ hơn so với khu vực ở Q.1. Chị An nói, người Nhật đa số sống ở chung cư Phạm Viết Chánh hoặc thuê homestay. “Chung cư có giá thuê 5 - 10 triệu đồng/tháng. Còn thuê nhà nguyên căn khoảng 40 - 50 triệu đồng/tháng”, chị An cho hay.Vào phần mềm Google Maps, chúng tôi dễ dàng tìm được hơn 25 quán izakaya (quán nhậu kiểu Nhật) nằm san sát nhau trên đường Phạm Viết Chánh và các con hẻm xung quanh. Nơi thực khách có thể nhâm nhi một ly sake ấm, bia Asahi và thưởng thức những món ăn đặc trưng như: sashimi (cá sống), sushi…Theo chị Thanh Ngân (21 tuổi, nhân viên cửa hàng Izakaya Torisho) cho biết, cửa hàng này là của một ông chủ người Nhật. Những món ăn tại đây được chế biến theo công thức chuẩn vị Nhật Bản và nguyên liệu được nhập từ bản xứ.“Người Nhật thường ăn mặn hơn người Việt Nam. Chúng tôi thường nấu theo khẩu vị phù hợp với họ. Nếu người Việt muốn điều chỉnh như giảm mặn hay thêm ngọt thì đầu bếp sẽ chiều theo ý khách hàng”, chị Ngân chia sẻ."Điều gì ở người Nhật khiến chị ấn tượng nhất?", chúng tôi hỏi. Chị Ngân cười nói: "Người Nhật sống rất gọn gàng, nguyên tắc, lịch sự và tôn trọng nhân viên".Anh Takahashi có thời gian ở phố Nhật Bản thu nhỏ đường Phạm Viết Chánh 2 năm, nói anh rất thích khu vực này vì sự yên tĩnh, an ninh và rất dễ sống. Ngoài ra, anh nói các hàng quán ở đây và ở Nhật có sự tương đồng khoảng 80%. Nên những thực khách xa xứ giống anh có cảm giác như đang ở trên chính quê hương của mình.Còn ông Kenji (53 tuổi, nhân viên của một công ty Nhật Bản) thường ghé các quán Nhật ở hẻm 40 Phạm Viết Chánh 3 lần/tuần để uống rượu và thưởng thức yakitori (thịt xiên nướng), tempura (hải sản chiên giòn). Ông nói, ở phố này giúp ông tìm thấy quê hương của mình. Thắc mắc điều gì khiến ông lưu luyến nơi này suốt 17 năm qua. Ông Kenji cười và trả lời ngay: “Người Việt Nam rất ấm áp và dễ chịu”. Không chỉ có người Nhật, các con hẻm trên đường Phạm Viết Chánh cũng là điểm hẹn lý tưởng của những người Việt yêu thích văn hóa Nhật Bản. Tối đến, nhiều bạn trẻ cũng chọn nơi này này để “thưởng thức” không gian ấm cúng, tận hưởng sự tĩnh lặng và không xô bồ.Anh Trần Văn Thiện (23 tuổi, ở Q.10) chia sẻ: “Tôi chưa có dịp đi đến Nhật Bản nhưng khi đến con phố này nó thực sự giống ở trên phim ảnh. Không gian ở đây ấm cúng, yên tĩnh và nhiều món ăn đa dạng”.Ẩn mình giữa những con hẻm nhỏ trên đường Phạm Viết Chánh, phố Nhật Bản không chỉ là một phố ẩm thực mà còn là một không gian giao thoa văn hóa Việt - Nhật độc đáo.Nơi đây, người Nhật tìm thấy một góc quê hương nơi đất khách, còn người Việt có cơ hội trải nghiệm văn hóa của xứ sở hoa anh đào. Chính điều đó đã góp cho TP.HCM thêm đa dạng bản sắc.
Taylor Swift vượt qua The Beatles tại Anh
Ông Waltz cho biết các cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo sẽ được tổ chức trong "những ngày, những tuần tới".Ông Waltz đã đưa ra bình luận trên vào hôm 12.1 trong cuộc phỏng vấn với Jonathan Karl của ABC News. Ông Waltz không trả lời thẳng câu hỏi khi nào sẽ diễn ra hội đàm mà chỉ cho biết "việc chuẩn bị đang được tiến hành".Cũng theo ông Waltz, vẫn chưa rõ liệu cuộc gặp có thể xảy ra của ông Trump và ông Putin có liên quan đến ai khác ngoài hai nhà lãnh đạo không. Tuy nhiên, ông cho biết các cuộc điện đàm sẽ sớm diễn ra.Ông nói: "Chúng tôi chưa đặt ra khuôn khổ chính xác cho [cuộc điện đàm], nhưng chúng tôi đang nghiên cứu điều đó. Nhưng tôi thực sự mong đợi một cuộc gọi ít nhất trong những ngày và những tuần tới. Đó sẽ là một bước và chúng tôi sẽ thực hiện nó từ đó".Trước đó, ông Trump thông báo đang sắp xếp một cuộc gặp với ông Putin, gợi ý rằng có thể sẽ xảy ra sau khi ông chính thức nhậm chức vào ngày 20.1.Điện Kremlin đã xác nhận cả ông Putin và ông Trump đều bày tỏ ý định liên lạc. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov đề cập điều nay, nhưng cho biết chưa có thông tin chi tiết chính xác về địa điểm và thời gian cuộc gặp có thể diễn ra.Ông Waltz nhận định rằng cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể được giải quyết theo con đường ngoại giao, và một lệnh ngừng bắn sẽ là bước đi tích cực theo hướng này.Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ngăn chặn sự leo thang hơn nữa, điều này có thể gây ra hậu quả toàn cầu.Về tình hình cuộc xung đột, ông Waltz cho rằng quân đội Ukraine đang gặp phải những vấn đề liên quan tới tinh thần chiến đấu của binh sĩ và thiếu hụt nguồn nhân lực. Để giải quyết tình trạng này, theo ông Waltz, Ukraine cần phải hạ thấp độ tuổi nhập ngũ thì mới có thể huy động thêm hàng trăm nghìn lính mới và ổn định được tiền tuyến.