Messi trở lại, Inter Miami đánh bại DC United ở trận 'thủy chiến' cảm xúc
Phim Mẹ biển tập 3 có những nội dung cho thấy vợ chồng Huệ - Kiểng thường xuyên cãi nhau bởi Huệ không hài lòng với cuộc sống nghèo khổ ở làng chài. Cô muốn đổi đời bằng việc lên thành phố kiếm việc làm. Trong khi Kiểng sống chết vẫn muốn duy trì nghề đi biển.Trong vài diễn biến khác của tập 3, có thể thấy dù Hai Thơ đã kết hôn với Đại nhưng Ba Sịa vẫn dòm ngó, quan tâm cô. Trong khi Hai Thơ không muốn chồng hiểu lầm rồi ghen tuông nên tìm mọi cách tránh né Ba Sịa khi giáp mặt.Phim Mẹ biển tập 3 còn có cảnh bà Hậu hốt hoảng vì đoán con trai đang trốn trên chiếc thuyền chuẩn bị ra khơi của ông Mành và mấy chú trong xóm nên đã chạy đi tìm Biển. Ai ngờ cậu bé trốn trên đó thật vì Biển muốn đi biển cùng ba mình. Bà Hậu kéo cậu con trai về và tuyệt đối ngăn cấm.Phim Mẹ biển tập 4 lúc 21 giờ tối nay 20.3 trên VTV1 hé lộ tiếp những tình tiết cho thấy trong xóm chài có đám giỗ nên Kiểng đi dự với vài người đàn ông trong xóm. Trong khi Huệ đi làm móng rồi ngồi tám chuyện…Một cảnh khác trong tập phim tối nay khá căng thẳng là con gái của vợ chồng Kiểng dạo chơi ngoài biển với con trai của bà Hậu nhưng đột nhiên mất tích. Biển hốt hoảng chạy đi tìm ông Mành và Kiểng để báo tin.Phim Mẹ biển tập 4: Bé Lụa có bị sóng cuốn trôi?Cổ phiếu bị cắt cho vay ký quỹ trên sàn HOSE lên 94 mã
"Trước đó, vào tháng 1.2024, nhân dịp bạn Nguyễn Thị Mỹ Lệ, Phó trưởng Ban Phong trào thanh niên Tỉnh đoàn Quảng Trị, tìm được "ý trung nhân", chúng mình đã "khai trương" món quà cưới này. Phần vì bạn Lệ dạo đó khá kín tiếng, không chịu "khai báo" với "tổ chức" về bạn trai, nên khi Lệ chuẩn bị lên xe hoa, bọn mình muốn có một món quà tặng tinh thần thật đặc biệt, thật vui vẻ để thể hiện tình cảm của đồng nghiệp trong cơ quan, cùng sinh hoạt Đoàn với nhau. Không ngờ "món quà" được mọi người đón nhận rất háo hức. Thành ra, chúng mình quy ước với nhau là từ sau bạn Lệ, bạn nào cưới cũng sẽ làm đám cưới online để tặng", chị Vĩnh An kể.
Đà Nẵng lần đầu tổ chức giải bóng đá cán bộ, công chức
Anh Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên gia công nghệ, đồng sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo (chongluadao.vn) cho biết, ngày nay, càng nhiều người sử dụng điện thoại có truy cập internet thì cũng là môi trường lý tưởng cho các hoạt động lừa đảo hoạt động rầm rộ. Việc nhận diện những cách thức lừa đảo dường như không thể bởi thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó phát hiện với một người bình thường. Ghi nhận thực tế cũng như từ báo cáo của hàng trăm nạn nhân, chuyên gia này nói rằng những cách thức lừa đảo thường "đội lốp" như: thông báo trúng thưởng hoặc quà tặng, giả danh nhân viên ngân hàng hoặc ví điện tử, người quen nhờ giúp đỡ, hỗ trợ nâng cấp SIM hoặc chuẩn hóa thông tin thuê bao, mời chào đầu tư tài chính hoặc tiền ảo…Bên cạnh đó, các đối tượng lừa đảo cũng giả danh cơ quan chức năng như: công an, tòa án, viện kiểm soát… nhằm gọi điện thông báo với nạn nhân đang liên quan đến một vụ án (ví dụ: rửa tiền, vi phạm giao thông), yêu cầu chuyển tiền để "phục vụ điều tra" hoặc tránh bị bắt. Chúng thường sử dụng số điện thoại giả mạo hiển thị đầu số quen thuộc để tạo niềm tin. Hoặc yêu cầu nâng cấp tài khoản VNEID, xác thực KYC (thủ thuật trong các dịch vụ tài chính) danh tính cấp 2... sau đó gửi đường link giả mạo chứa phần mềm độc hại để nạn nhân tải về. Mục đích chung chiếm quyền điều khiển điện thoại nạn nhân và rút hết tiền trong tài khoản ngân hàng, cũng như đánh cắp toàn bộ dữ liệu có trên điện thoại. Chia sẻ với phóng viên Báo Thanh Niên, Huỳnh Ngọc Khánh Minh, thành viên dự án Chống lừa đảo cho hay, mã độc điện thoại là một loại phần mềm độc hại được thiết kế để tấn công và gây hại cho điện thoại thông minh và máy tính bảng. Mã độc có thể thực hiện nhiều hành vi trái phép như: đánh cắp dữ liệu cá nhân, theo dõi hoạt động của người dùng, kiểm soát thiết bị từ xa hoặc thậm chí mã hóa dữ liệu để tống tiền.Mã độc điện thoại có thể lây lan qua nhiều phương thức khác nhau, bao gồm tải xuống ứng dụng độc hại, nhấp vào liên kết lừa đảo trong tin nhắn hoặc email, từ đó, kẻ xấu khai thác các lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành và trở thành mối đe dọa nghiêm trọng. Một số loại mã độc phổ biến: Trojan, Spyware (phần mềm gián điệp), Ransomware (mã độc tống tiền), Adware (phần mềm quảng cáo độc hại)…Nói về cơ chế hoạt động của mã độc, Anh Minh cho rằng kẻ tấn công sẽ lừa người dùng thực hiện cài đặt các ứng dụng giả mạo như ứng dụng ngân hàng, ví điện tử, game miễn phí, phần mềm diệt virus giả; bấm vào link độc hại trong tin nhắn SMS, email lừa đảo hoặc mạng xã hội; cấp quyền quá mức cho ứng dụng mà không kiểm tra. Tiếp đến là giai đoạn tấn công đánh cắp thông tin cá nhân (danh bạ, tin nhắn, mật khẩu, tài khoản ngân hàng); chuyển hướng OTP, chặn SMS để chiếm tài khoản ngân hàng; gửi tin nhắn lừa đảo đến danh bạ để phát tán mã độc; chiếm quyền điều khiển điện thoại. "Giả mạo ngân hàng, người dùng nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo tài khoản bị khóa và yêu cầu nhấp vào link để xác thực. Khi nhập thông tin, hacker lấy được tài khoản ngân hàng. Hoặc giả mạo bưu điện, người dùng nhận tin nhắn từ "VNPost" báo có đơn hàng chưa nhận và yêu cầu tải một ứng dụng giả (chứa mã độc) để kiểm tra trạng thái đơn hang", anh Minh nói.Chia sẻ thêm thủ đoạn mà nhiều người thường gặp là: "Lừa đảo qua mạng xã hội. Thông thường, tài khoản người quen bị hack, sau đó gửi tin nhắn nhờ giúp đỡ, kèm theo "file APK" hoặc link tải ứng dụng lạ. Khi người dùng tải về và cài đặt, hacker sẽ chiếm quyền điều khiển điện thoại hoặc gửi mã độc đến danh bạ của nạn nhân. Một số vụ lừa đảo trên Zalo, Messenger khi hacker giả danh bạn bè nhờ "mở file quan trọng", nhưng thực chất là file cài đặt mã độc".Để nhận diện các mã độc, anh Minh nói rằng sẽ có các đặc điểm như: điện thoại chạy chậm bất thường, hao pin nhanh dù không sử dụng nhiều. Xuất hiện quảng cáo lạ, ngay cả khi không mở trình duyệt. Các ứng dụng yêu cầu quyền truy cập bất thường (truy cập tin nhắn, camera, danh bạ…). Ngoài ra, tài khoản ngân hàng, ví điện tử bị đăng nhập từ thiết bị lạ. Có tin nhắn gửi đi nhưng người dùng không hề gửi. Xuất hiện ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc. Điện thoại tự động bật Wi-Fi, Bluetooth, định vị, camera dù bạn đã tắt.Trong khi đó, theo anh Nguyễn Hưng, người sáng lập dự án phi lợi nhuận Chống lừa đảo, những hình thức trên phản ánh sự kết hợp giữa các chiêu trò truyền thống và công nghệ cao như AI, giả mạo số điện thoại, hoặc mã độc. Để bảo vệ bản thân, người dân không cung cấp thông tin cá nhân (căn cước công dân, họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, số điện thoại...), đặc biệt là mã OTP điện thoại cho người khác. "Mọi người, hãy chậm lại một bước, nghĩa là trước khi chuyển tiền hay cung cấp thông tin cho ai đó nên xác thực lại số tài khoản, đúng người cần chuyển tiền rồi sau đó mới thực hiện các bước tiếp theo", Hưng bày tỏ. Cần bảo mật 4 lớp, xác thực danh tính cho các tài khoản ngân hàng và tài khoản mạng xã hội . 4 lớp đó gồm: số điện thoại, email, mật khẩu, mã Authenticator (hay còn gọi là 2FA, lên CH Play (trên android) hoặc Appstore (cho iphone) tải ứng dụng tên Authenticator có hình hoa thị 7 màu. Đồng thời, xác minh thông tin qua các kênh chính thức (gọi hotline ngân hàng, nhà mạng, cơ quan chức năng địa phương...). Báo cáo số điện thoại lừa đảo cho cơ quan chức năng hoặc nhà mạng. Khóa ngay tài khoản ngân hàng bằng cách gọi lên số hotline của ngân hàng bạn dùng nếu phát hiện bị lừa đảoNếu nghi ngờ người thân, bạn bè bị hack tài khoản hoặc mượn tiền thì phải gọi ngay cho họ qua số điện thoại Zalo, Telegram, Facebook... để xác thực một lần nữa xem có chính xác không.
Trong bối cảnh chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông minh vào các lĩnh vực trong đời sống đã trở thành nhu cầu thiết yếu của tất cả mọi người. Nhờ sự phát triển ấn tượng của công nghệ, xu hướng Thời đại số - Xã hội số - Hệ sinh thái số đã ra đời. Các thiết bị điện tử thông minh xuất hiện ngày càng nhiều trong cuộc sống, hỗ trợ công tác quản lý từ xa diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng, hiệu quả hơn.Trong đó, công nghệ nhà thông minh được đánh giá là xu hướng của tương lai, hứa hẹn mang đến cho con người cuộc sống tiện nghi nhất. Ứng dụng công nghệ thông minh giúp việc quản lý nhà cửa trở nên dễ dàng hơn, góp phần nâng cao trải nghiệm sống của các thành viên trong gia đình. Nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng, nhà mạng MobiFone mới đây đã cho ra mắt giải pháp nhà thông minh mang tên MobiFone SmartHome, gồm đa dạng các thiết bị hiện đại giúp nâng cao đời sống của khách hàng. Giải pháp mang đến bộ các thiết bị thông minh có thể điều khiển tự động hoặc bán tự động, với mục đích giúp cuộc sống trở nên tiện nghi, an toàn, đặc biệt hỗ trợ người dùng sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên.Với MobiFone SmartHome, người dùng có thể thực hiện các hoạt động tắt/ bật thiết bị, điều khiển từ xa trên nền tảng IoT thông qua ứng dụng mobiHome+. Sử dụng các sản phẩm trong bộ giải pháp MobiFone SmartHome, khách hàng sẽ tiết kiệm thời gian, kinh phí, nhìn thấy hiệu quả tiết kiệm điện một cách rõ rệt thông qua việc cài đặt thiết bị theo nhu cầu sử dụng.Một vài sản phẩm nổi bật của MobiFone SmartHome có thể kể đến như: bộ điều khiển hồng ngoại thông minh, camera indoor/ outdoor, ổ cắm thông minh đo điện năng… Trong đó, bộ điều khiển hồng ngoại thông minh cho phép người dùng tạo các kịch bản tự động hóa, thiết lập lịch trình hoạt động, quản lý và điều khiển các thiết bị gia dụng từ xa một cách dễ dàng và tiện lợi thông qua kết nối mạng Wi-Fi. Người dùng có thể điều khiển mọi thiết bị sử dụng hồng ngoại như TV, máy điều hòa, quạt, máy lọc không khí, đầu đĩa… từ ứng dụng mobiHome+ trên chính chiếc SmartPhone của mình. Được thiết kế với công nghệ tiên tiến, Smart Plug - ổ cắm thông minh của MobiFone SmartHome mang đến sự an toàn và tiện lợi tối đa cho ngôi nhà. Thiết bị cho phép người dùng điều khiển từ xa các thiết bị điện thông qua ứng dụng mobiHome+ chỉ với một vài thao tác chạm trên điện thoại thông minh. Ngoài ra, Smart Plug còn hỗ trợ tính năng hẹn giờ, giúp người dùng thiết lập lịch hoạt động cho các thiết bị điện trong nhà, từ đó tiết kiệm năng lượng và tăng cường hiệu quả sử dụng. Bộ sản phẩm camera indoor (trong nhà) và camera outdoor (ngoài trời) của MobiFone SmartHome sở hữu độ phân giải cực cao, cung cấp hình ảnh rõ nét và chi tiết để người dùng dễ dàng theo dõi mọi hoạt động trong nhà. Tính năng quan sát ban đêm với hồng ngoại tự động của thiết bị giúp người dùng giám sát hiệu quả ngay cả trong điều kiện ánh sáng yếu. Camera outdoor của MobiFone có khả năng chống thấm nước, chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả suốt mọi điều kiện thời tiết.Hỗ trợ kết nối với hạ tầng MobiFone Cloud, người dùng có thể truy cập và xem trực tiếp hình ảnh từ xa qua ứng dụng mobiHome+ trên điện thoại thông minh. Ngoài ra, thiết bị còn được tích hợp tính năng phát hiện chuyển động, gửi cảnh báo tức thì theo thời gian thực đến điện thoại khi phát hiện sự bất thường. Với thiết kế nhỏ gọn, dễ lắp đặt và tích hợp nhiều tính năng thông minh, camera indoor và outdoor của MobiFone SmartHome là lựa chọn hoàn hảo để nâng cao an ninh và giám sát cho ngôi nhà.Ứng dụng những công nghệ tiên tiến nhất, giải pháp MobiFone SmartHome giúp ngôi nhà được 'chuyển mình' trở nên hiện đại và thông minh hơn. Với nhiều tiện ích được tự động hóa, người dùng có thể tiết kiệm thời gian và chi phí, phân bổ nguồn lực hiệu quả, thoát khỏi những thói quen thường ngày.
Xe crossover cỡ trung nào bán chạy tại Việt Nam năm 2022?
Ngày 6.2, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm củng cố và hoàn thiện hồ sơ về vụ chặt phá rừng ở khu vực tuyến đường tuần tra biên giới khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp (H.Tuy Đức, Đắk Nông) để bàn giao cho cơ quan công an điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Theo báo cáo, ngày 20.1, Sở NN-PTNT nhận được báo cáo của Chi cục Kiểm lâm về việc phát hiện vụ khai thác rừng trái pháp luật dọc tuyến đường tuần tra biên giới khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp.Trước đó, ngày 16.1, Đội kiểm lâm cơ động và PCCR phối hợp Hạt Kiểm lâm liên H.Tuy Đức và H.Đắk R'lấp kiểm tra tại khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp thì phát hiện 1 xe máy cày độ chế đang vận chuyển lâm sản do anh Y Ngai Niê (19 tuổi, trú tại xã Ea M'DRóh, H.Cư M'gar, Đắk Lắk) điều khiển. Tại thời điểm kiểm tra, người này không xuất trình được hồ sơ hợp pháp với số lượng lâm sản đang vận chuyển. Lực lượng chức năng đã lập hồ sơ, đưa tang vật về Trạm kiểm lâm (xã Quảng Trực) để xử lý theo pháp luật. Qua đo đếm, lực lượng chức năng xác định lâm sản vận chuyển trên xe cày, gồm: 0,757 m3 và 4 Ster củi; Chủng loại SP, nhóm VII. Mở rộng hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gốc cây bị cắt hạ, cắt khúc, xếp thành đống; xác định có 569 gốc cây với đường kính 12 - 52 cm bị cắt hạ thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Vành đai biên giới quản lý. Khối lượng lâm sản còn sót lại, gồm: 32,623 m3 gỗ và 30,634 Ster củi (chủng loại Phượng rừng, Bồm bộp, Chò xót,… từ nhóm V - VII). Chi cục Kiểm lâm nhận thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã đề nghị Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp điều tra, xử lý vụ phá rừng này. Hiện, lực lượng công an và kiểm lâm đã thực hiện lấy lời khai đối với 7 người liên quan đến vụ việc. Sở NT-PTNT Đắk Nông đã đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh hỗ trợ, phối hợp lực lượng bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác điều tra. Đồng thời, đề nghị Công an tỉnh Đắk Nông đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm vụ việc theo quy định pháp luật.