Thung lũng hoa đào nở muộn giữa nắng xuân Tây Bắc
Dự bàn tròn có TS Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh, trưởng đoàn VFDA; ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco, các nhà sản xuất, đại diện các hãng phim lớn ở Hollywood, nhà đầu tư…Tại buổi tọa đàm, các nhà làm phim đã thảo luận sôi nổi về những cơ hội hợp tác giữa Việt Nam – Mỹ trong lĩnh vực sản xuất phim, bao gồm việc khai thác lợi thế bối cảnh Việt Nam, chính sách hỗ trợ từ phía chính phủ, kết nối nhà sản xuất phim Việt - Mỹ, hợp tác xây dựng các chương trình đào tạo với các trường đại học có ngành điện ảnh tại Việt Nam.Nhà sản xuất phim của Mỹ Matt Del Piano đặt ra những vấn đề như năng lực của các nhà sản xuất phim, đối tác ở Việt Nam liệu có đáp ứng được với yêu cầu làm việc khắt khe của họ không; hay ở Việt Nam có nhiều trường đào tạo về điện ảnh không? Giải đáp câu hỏi này, TS Lan nhấn mạnh, ở Việt Nam có nhiều tài năng trẻ, nhiều đối tác có thể đáp ứng yêu cầu, cũng có nhiều trường đại học đào tạo ngành điện ảnh, các khóa đào tạo ngắn ngày, hay mời các chuyên gia quốc tế hàng đầu nhằm chia sẻ kinh nghiệm, bồi dưỡng tài năng điện ảnh.Theo TS Ngô Phương Lan, thực tế khi làm phim, nhà sản xuất nào cũng mong muốn tác phẩm của mình đến được với thế giới, nhưng rõ ràng chúng ta vẫn còn nhiều khoảng cách. Nhiều bộ phim ở Việt Nam được ưa chuộng, ăn khách nhưng đưa ra nước ngoài thì chỉ mới phạm vi nhỏ. Tuy nhiên có một điều rất đáng bởi gần đây phim Việt đã được đưa sang Mỹ để chiếu phục vụ đông đảo khán giả, được chấp nhận ở một số rạp chiếu phim ở Mỹ. Thị phần phim Việt Nam đang tăng từ 30% lên đến 44%. Nếu có phim hợp tác Việt - Mỹ thì thị phần có thể sẽ lớn hơn nhiều.Tại buổi tọa đàm, nhà sản xuất phim ở Mỹ Adam Schoroeder bày tỏ sự quan tâm đặc biệt đến chính sách ưu đãi tài chính, thuế, hạ tầng kỹ thuật và quy trình sản xuất phim tại Việt Nam.TS Lan cho biết, hiện nay tại Việt Nam đã cải tiến trong thủ tục cấp phép sản xuất phim. Về cơ sở hạ tầng, giá khách sạn Việt Nam khá tốt, nhiều tỉnh thành tham gia bộ chỉ số thu hút đoàn làm phim (PAI) cam kết giá tốt nhất các đoàn làm phim quốc tế. Tuy các studio ở Việt Nam chưa được như mong muốn, các công ty tư nhân cũng có trường quay song chủ yếu để làm phim truyền hình, nhưng điểm nhấn ở Việt Nam là tỉnh thành nào cũng có "trường quay thiên nhiên" rất tuyệt vời.Khi bà Charlotte Nelson - Phó chủ tịch Kế hoạch tổ chức chiến lược tại Công ty Digital Domain - bày tỏ mong muốn được nghe ví dụ điển hình về việc đãi ngộ ngân sách của nhà nước khi nhà làm phim nước ngoài vào Việt Nam làm phim, TS Ngô Phương Lan cho biết, lúc đoàn làm phim Kong: Skull Island quay những phân đoạn chính tại quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình), chi phí đoàn phim ở Việt Nam tiết kiệm rất lớn vì đến Ninh Bình, tất cả nhân công chèo đò phục vụ đoàn phim miễn phí trong thời gian quay, khách sạn được ưu đãi với giá tốt nhất.Theo TS Lan, ở nhiều nơi trên thế giới, nhà sản xuất phim đi đến đâu cũng có ưu đãi trực tiếp, ví dụ họ chi 10 đồng ở địa phương thì họ nhận được khoản hoàn lại từ 30% đến 40%. Nhưng ở Việt Nam thì chưa có cơ chế đó, dù trong luật Điện ảnh mới có quy định rằng sẽ ưu đãi về thuế cho nhà làm phim nước ngoài, nhưng phải phù hợp với các luật thuế và luật có liên quan. Vì vậy con đường để đến với ưu đãi đó còn dài và khó khăn để triển khai.TS Ngô Phương Lan cho biết: "Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với khát vọng vươn lên trong mọi lĩnh vực, trong đó có điện ảnh. Trong 5 năm qua, điện ảnh Việt Nam có nhiều bước tiến đáng ghi nhận, tạo được dấu ấn trên thị trường trong nước và quốc tế. Việt Nam có cảnh quan thiên nhiên độc đáo, di sản văn hóa phong phú cùng nguồn nhân lực tài năng. Tuy nhiên, kể từ sau Kong: Skull Island, Việt Nam vẫn chưa đón thêm các dự án lớn từ Hollywood. Lần này, VFDA mong muốn thu hẹp khoảng cách giữa các nhà làm phim trong và ngoài nước, kết nối họ với các địa phương để thúc đẩy sản xuất phim tại Việt Nam"."Chúng tôi không chỉ quảng bá hình ảnh Việt Nam mà còn hướng tới việc trở thành một địa chỉ tin cậy cho các nhà làm phim, các nhà đầu tư khi có dự án sản xuất phim tại Việt Nam; đồng thời thúc đẩy hợp tác nhằm mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành điện ảnh Việt Nam với sự tham gia của các nhà làm phim lớn ở Hollywood và các nhà đầu tư nước ngoài", Chủ tịch VFDA khẳng định.Phát biểu tại sự kiện, Tổng lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh: "Với cảnh quan thiên nhiên đặc sắc, văn hóa đa dạng và chính sách hỗ trợ ngày càng cởi mở, Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn cho các nhà làm phim quốc tế. Chính phủ Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút các dự án điện ảnh.Dù đó là những bộ phim bom tấn lấy bối cảnh hùng vĩ hay những câu chuyện giàu cảm xúc khai thác chiều sâu văn hóa, chúng tôi luôn sẵn sàng hợp tác để biến những ý tưởng đó thành hiện thực".
Bộ trưởng Không quân Mỹ sắp lên máy bay F-16 do AI điều khiển
Chia sẻ khoảnh khắc tình cảm cùng chồng doanh nhân, Hà Kiều Anh bật mí sau 21 năm gắn bó, món quà to lớn nhất cô có được là 4 đứa con đáng yêu. Tổ ấm viên mãn của nàng hậu khiến nhiều bạn bè, khán giả ngưỡng mộ. Hoa hậu Việt Nam 1992 bật mí thêm mỗi lần chụp ảnh chung, mặt chồng doanh nhân có phần… hơi đơ. Song Hà Kiều Anh bày tỏ: “Nhưng không sao, vì cuộc sống đâu phải lúc nào cũng hoàn hảo. Cũng như vợ chồng không phải lúc nào cũng thuận hòa. Quan trọng là cả hai luôn nhắc nhở nhau rằng: Vì đâu ta đến, vì sao ta yêu và vì điều gì ta vẫn ở lại”. Nói về cuộc sống hôn nhân, Hà Kiều Anh thấy may mắn và hạnh phúc khi luôn có một người đồng hành trong cuộc sống. Cô chia sẻ thêm: “Dù đôi khi có những điều không thích, nhưng vì vợ, anh vẫn sẵn sàng làm. Như bức hình này, không thích chụp nhưng vẫn phải chụp thôi, vì chỉ cần em vui là được”. Trong cuộc trò chuyện với đạo diễn Khương Dừa, NSƯT Thanh Nguyệt cho biết ở tuổi U.80, vì bị bệnh về mắt nên bà không thể tham gia nghệ thuật như trước. "Tuổi này mình phải chịu thôi chứ chưa bao giờ tôi muốn bỏ nghề. Thỉnh thoảng tôi vẫn tham gia những buổi họp mặt, gặp gỡ bạn bè. Bây giờ vợ chồng tôi cứ sống qua ngày vậy thôi", nữ nghệ sĩ bày tỏ.NSƯT Thanh Nguyệt tâm sự khi ra đường, bà xúc động khi một số khán giả nhận ra. “Cũng có những khán giả nhí thương tôi lắm, ngỏ ý đến thăm tôi nữa”, nữ nghệ sĩ tự hào. Đồng thời trong cuộc trò chuyện, NSƯT Thanh Nguyệt nghẹn ngào khi nhắc đến cố nghệ sĩ Diệp Lang. Nhớ về quãng thời gian làm nghề chung, bà bộc bạch: “Anh ấy có cái hay là cứ để anh em ra diễn, rồi xem cái nào không ổn thì anh ấy sẽ góp ý thêm. Như vậy mà thành ra tôi lại thích vì diễn đã lắm”.Thanh Nguyệt là gương mặt quen thuộc của sân khấu cải lương miền Nam, cùng thời với NSND Lệ Thủy, Bo Bo Hoàng… Bà được khán giả chú ý khi góp mặt trong những vở diễn như Lôi vũ, Áo cưới trước cổng chùa… Ngoài sự nghiệp, bà khiến nhiều người ngưỡng mộ bởi tổ ấm viên mãn bên chồng là nghệ sĩ Quốc Nhĩ. Rapper B Ray trình làng MV Ghệ mới - dự án đánh dấu màn kết hợp với người bạn thân là Young H. Huấn luyện viên Rap Việt 2024 chia sẻ: “Mình rất vui vì cả hai có nhiều cơ hội trò chuyện và làm việc cùng nhau. Hai anh em vẫn ăn ý và có nhiều điểm chung trong âm nhạc. Ghệ mới vẫn mang cái “quậy” của tôi và có những thông điệp rõ ràng”, B Ray bày tỏ. Ở dự án mới, B Ray không quay thông thường mà sử dụng "visualizer lyric" (hiện lời bài hát) đang thịnh hành thời gian qua. Với dạng MV này, khán giả sẽ tập trung phần lớn vào âm nhạc và ca từ. Đây cũng là cách B Ray cho thấy sự thú vị và độ cuốn rất riêng ở các bài rap của mình.2024 được xem là một năm hoạt động chăm chỉ của B Ray khi đưa 2 thành viên giành quán quân và á quân Rap Việt dù vấp phải nhiều tranh cãi. Ngay sau đó, B Ray thực hiện Rise Of The Underdogs 2, quy tụ nhiều khách mời như Double2T, Captain Boy, Rhyder, Young H… Dàn nghệ sĩ như Noo Phước Thịnh, Lương Bích Hữu, Ái Phương, Phạm Khánh Hưng, ST Sơn Thạch, Neko Lê, Tăng Phúc… để lại nhiều ấn tượng với khán giả khi góp mặt trong 2 đêm nhạc đầu tiên của năm 2025 thuộc dự án Từ đây… từ nay…Trên sân khấu, ST Sơn Thạch lựa chọn loạt ca khúc như Rơi, Thuận nước đẩy thuyền… để dành tặng khán giả. Trong khi đó, Ái Phương mang đến những nhạc phẩm quen thuộc song được làm mới về mặt hòa âm phối khí như Lỗi của yêu thương, Trót yêu, Cô đơn, Cô dâu… Về phần mình, Tăng Phúc lựa chọn những bài hát gắn liền với tên tuổi của anh như Thành phố cô đơn, Kẻ qua đường, Sau này nếu có yêu ai… Tại sân khấu, nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy tiết lộ từng có ý định gửi Đừng chờ anh nữa cho Noo Phước Thịnh. Tuy nhiên, bài hát này sau đó được Tăng Phúc chọn và trở thành bản hit triệu view. Noo Phước Thịnh chia sẻ: “Tôi tin mỗi bài hát đều có duyên với người nghệ sĩ. Mỗi lựa chọn của nhạc sĩ Huỳnh Quốc Huy đều có sự tính toán, đều được đo ni đóng giày cho từng giọng hát để câu chuyện của người nhạc sĩ được kể đúng ý họ nhất”.
Tuyên dương thanh niên tiêu biểu trong phong trào tình nguyện tại Thừa Thiên - Huế
Thường xuyên hoạt động thể chất như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội cũng là cách tốt nhất để kiểm soát bệnh tiểu đường.
Từ thứ tư đến chủ nhật tuần qua (tức từ ngày 29.1 - 2.2), phòng vé Trung Quốc chứng kiến sự tăng trưởng kỷ lục với lượng vé bán ra đạt 7 tỉ nhân dân tệ (tương đương 965,4 triệu USD), và các tựa phim "bom tấn", "cây nhà lá vườn" (sản xuất để phục vụ khán giả trong nước) là những tựa thắng lớn, theo Maoyan (công ty phân tích doanh thu phòng vé Trung Quốc). 4 phim hiện đang chen chân và xưng vương tại bảng xếp hạng phim xứ Trung hiện tại gồm Na Tra 2, Thám tử phố Tàu 1900 (Detective Chinatown 1900), Gấu Boonie: Khởi động tương lai (Boonie Bears: Future Reborn) và Phong thần 2 (Creation of the Gods II: Demon Force). Phim hoạt hình Na Tra 2 đứng nhất phòng vé với số tiền 3,12 tỉ nhân dân tệ (tương đương 430,3 triệu USD). Maoyan dự đoán phim sẽ rời rạp với tổng số tiền 938 triệu USD, nhưng giới quan sát phòng vé quốc tế nhìn nhận phim có thể vượt mốc 1 tỉ USD chỉ ở thị trường Trung Quốc và là phim đầu tiên đạt được thành tích này vì khởi đầu quá thuận lợi. Không chỉ vậy, ở rạp chiếu chất lượng cao Imax (tính đến chủ nhật, các rạp này thu về tổng số tiền 38,1 triệu USD), phim Na Tra 2 thu 22,1 triệu USD, nhanh nhất trong lịch sử phòng vé nước này. Na Tra 2 là phim hoạt hình 3D pha trộn các chất liệu truyền thuyết với đương đại, kể về mối quan hệ không mấy êm thấm giữa Na Tra và Ngao tộc ở biển. Phần đầu ra mắt năm 2019 được đón nhận rất tốt tại thị trường nước này, cũng nắm giữ nhiều "kỷ lục" phòng vé với số tiền 725 triệu USD sau khi rời rạp. Về mặt hàn lâm, đây là phim hoạt hình đầu tiên của Trung Quốc được chọn vào vòng sơ tuyển hạng mục Phim hoạt hình xuất sắc giải Oscar tại mùa giải lần thứ 92. Một cột mốc đáng kể khác là phim Thám tử phố Tàu 1900 - sê ri điện ảnh hiện đã vượt lên doanh thu 1,3 tỉ USD của đạo diễn Trần Tư Thành - hiện phần thứ 4 này thu về 1,82 tỉ nhân dân tệ (tương đương 251 triệu USD) trong cùng thời điểm ra rạp với Na Tra 2. Dịp Tết Nguyên đán 2025 là thời điểm phòng vé xứ Trung có doanh thu cao nhất trong lịch sử tính đến thời điểm hiện tại.
Giáo viên người Việt Nam Trường quốc tế AISVN chưa nhận lương, Sở GD-ĐT lên tiếng
Ngày 31.12, mạng xã hội lan truyền clip một tài xế ô tô cầm gậy sắt lao đến đánh người đi xe máy. Vụ việc xảy ra khoảng 9 giờ, ngày 30.12, trên đường Phạm Văn Đồng (P.Linh Tây, TP.Thủ Đức, TP.HCM).Vào thời điểm trên, anh T.H.T (26 tuổi, ở Bình Dương) đi cùng bạn từ Bình Dương lên TP.HCM. Lúc này, bạn anh T. cầm lái, anh T. ngồi phía sau. Khi đang di chuyển trên quốc lộ 1K, đoạn giao giữa TP.Dĩ An (Bình Dương) và TP.Thủ Đức thì một ô tô chạy cùng chiều bóp còi inh ỏi.Bức xúc việc tài xế ô tô bóp còi, anh T. dùng điện thoại quay clip. Khi đến gần giao lộ Phạm Văn Đồng - Tô Ngọc Vân (P.Linh Tây, TP.Thủ Đức), tài xế ô tô đuổi theo và yêu cầu anh T. dừng lại. Cả 2 lời qua tiếng lại rồi xảy ra cãi vã, nam tài xế ô tô xuống xe, cầm gậy sắt lao vào đánh 2 cái vào đầu anh T."May mắn tôi đội mũ bảo hiểm nên không bị thương. Hành vi của tài xế khiến tôi hoảng sợ", anh T. chia sẻ.Ngay sau đó, anh T. đã trình báo vụ việc tài xế ô tô cầm gậy sắt đánh người đến cơ quan chức năng. Cùng ngày, Công an P.Linh Tây đã đưa nam tài xế về trụ sở để làm rõ. Lực lượng chức năng TP.Thủ Đức đang tiếp tục xác minh, xử lý vụ việc.

Giày làm từ chai nhựa tái chế, đáng để đi thử ít nhất một lần
Những tấm lòng vàng 7.11.2022
Báo Thanh Niên trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu.Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành,Thưa các trí thức, nhà khoa học,Thưa các quý vị đại biểu, toàn thể các đồng chí và các bạn.Hôm nay, tôi rất vui mừng gặp các trí thức, nhà khoa học tiêu biểu đại diện cho đội ngũ trí thức, khoa học nước nhà. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước và với tình cảm cá nhân, tôi xin gửi tới các đồng chí cùng gia đình và qua đồng chí, gửi tới toàn thể đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong cả nước lời chào thân ái, lời thăm hỏi chân tình và lời chúc mừng tốt đẹp nhất. Chúc các đồng chí luôn luôn dồi dào sức khoẻ, hoàn thành xuất sắc trách nhiệm vẻ vang và sứ mệnh cao cả góp phần nâng tầm trí tuệ dân tộc, sức mạnh đất nước, sự phát triển, tiến bộ và văn minh nhân loại.Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học.Trí thức là lực lượng đại diện cho trí tuệ, tài năng của nhân dân và dân tộc, là một trong những nguồn lực và động lực quan trọng nhất mang lại sự đột phá và sự phồn vinh cho đất nước. Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta luôn có truyền thống quý trọng nhân tài. Điều này được đúc kết khái quát qua câu nói nổi tiếng của Thân Nhân Trung (Phó đô Nguyên súy Tao đàn Nhị thập bát Tú thời Vua Lê Thánh Tông): "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn".Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, trí thức và nhà khoa học luôn là lực lượng tiên phong trong việc khai sáng dân trí, xây dựng lý luận cách mạng và ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ vào thực tiễn. Các trí thức tiêu biểu đã truyền bá những tư tưởng yêu nước, tiến bộ và cách mạng, tạo tiền đề quan trọng cho phong trào đấu tranh giành độc lập. Sau khi giành chính quyền về tay nhân dân, đội ngũ trí thức đã góp phần xây dựng nền tảng chính trị và nền hành chính cho Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ khi đó, tham gia soạn thảo Hiến pháp năm 1946 - một văn kiện lịch sử thể hiện tinh thần dân chủ pháp quyền, quyền con người và độc lập. Nhiều trí thức cách mạng tiền bối đã tham gia xây dựng và triển khai các chiến lược cách mạng, từ các kế hoạch chính trị, ngoại giao, an ninh, quốc phòng, chính sách kinh tế, giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, nghệ thuật đến các chính sách về công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và trong nhiều lĩnh vực khác. Di sản của lực lượng trí thức, nhà khoa không chỉ nằm ở những thành tựu, những đóng góp cụ thể mà còn ở tinh thần dấn thân vì khoa học, tinh thần cống hiến hết mình vì sự phát triển của đất nước.Trong các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đề cao vai trò của trí thức, coi trí thức mạch nguồn cho sự trường tồn của đất nước. Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách huy động sự vào cuộc tích cực, đồng hành của trí thức với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Ngay từ buổi sơ khai, khi đất nước còn nhiều khó khăn Đảng ta đã sớm có chủ trương gửi ra nước ngoài đào tạo nhiều trí thức, nhà khoa học để sẵn sàng cống hiến, kiến thiết đất nước khi giành được độc lập, hòa bình. Dưới ngọn cờ của Đảng, được giác ngộ về lý tưởng Mác - Lênin, hưởng ứng lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Chính phủ hàng loạt nhân sĩ, trí thức, chấp nhận hy sinh, không nề hà khó khăn, gian khổ, kề vai, sát cánh cùng toàn Đảng, toàn dân, vượt qua mọi cam go, thử thách để cống hiến; nhiều nhà khoa học, bác sĩ, kỹ sư, luật sư đã cống hiến kiến thức, tài năng, trí tuệ, tri thức, của cải vật chất cho cách mạng và nhiều trí thức đã anh dũng hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.Trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước, tầng lớp trí thức nước ta đồng lòng đứng trong hàng ngũ của Mặt trận Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng, đoàn kết với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và các tầng lớp khác, tiếp tục có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp kiến thiết, xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp. Đội ngũ trí thức Việt Nam phát triển nhanh về số lượng, nâng cao về chất lượng, luôn miệt mài nghiên cứu, sáng tạo và đã đạt được nhiều thành tựu khoa học trên các lĩnh vực chính trị, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn học - nghệ thuật... Ở một số lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về khoa học tự nhiên đã xây dựng được một đội ngũ cán bộ khoa học có khả năng tiếp cận trình độ hiện đại trên thế giới; đã có những kỹ sư Việt Nam thiết kế, chế tạo thành công nhiều chủng loại sản phẩm, thiết bị đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, thay thế nhập khẩu với giá thành cạnh tranh, góp phần tăng tỷ lệ nội địa hóa thiết bị, giảm nhập khẩu. Đội ngũ trí thức ở các viện nghiên cứu, tập đoàn, doanh nghiệp cơ khí chế tạo đã có đủ năng lực làm tổng thầu các công trình lớn hàng tỉ USD; đóng góp của đội ngũ trí thức ngành y tế giúp Việt Nam là một trong 10 quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc thực hiện đúng lộ trình các mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs), một số lĩnh vực (ghép tạng, công nghệ tế bào gốc, y học hạt nhân, nội soi can thiệp, điện quang can thiệp, vắc xin và sinh phẩm) ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.Ứng dụng công nghệ mới đã giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tăng giá trị sản xuất, đưa nước ta vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hạt tiêu, điều, cao su; đóng góp của trí thức trên lĩnh vực văn hóa văn nghệ đã góp phần tạo dựng nên diện mạo mới của văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại với những giá trị văn hóa truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc được bảo tồn, phát huy; đóng góp của trí thức trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã góp phần mở rộng không gian phát triển, duy trì môi trường hòa bình, ổn định để phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, Tổ quốc từ sớm, từ xa.Có thể khẳng định, thành quả cách mạng, đặc biệt là thành tựu vĩ đại đạt được của đất nước sau 40 năm đổi mới có đóng góp đặc biệt quan trọng của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Từ việc tham mưu mở đường cho đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế đã đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, từng bước hội nhập vào nền kinh tế quốc tế, cung cấp cơ sở khoa học, đề xuất ý tưởng, phản biện xã hội, tổ chức thực thi, sáng tạo, tạo ra các ý tưởng, sáng chế, sản phẩm góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đã để lại dấu ấn đậm nét về cống hiến, đóng góp của đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta.Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi ghi nhận, biểu dương, đánh giá cao và chúc mừng những thành tựu, kết quả mà đội ngũ trí thức, nhà khoa học nước ta đã đạt được trong các giai đoạn cách mạng của Đảng, đặc biệt trong giai đoạn đổi mới đất nước.Bên cạnh thành tựu, kết quả, thẳng thắn nhìn nhận, việc sử dụng, trọng dụng đội ngũ trí thức và việc thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khẩn trương khắc phục triệt để. Về sử dụng, trọng dụng: Đảng ta đề cao, đặc biệt quan tâm, đã ban hành nhiều chủ trương, đường lối về trí thức và huy động, sử dụng, trọng dụng trí thức, song việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chưa đạt kết quả như kỳ vọng. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo đối với đội ngũ trí thức chậm đổi mới, chưa theo kịp sự phát triển; nội dung nghị quyết của Đảng chậm được thể chế, cụ thể hóa, thậm chí đã được cụ thể hóa, thể chế hóa thì chậm được triển khai hoặc triển khai không đầy đủ (đơn cử Nhà nước đã có nhiều quy định về chính sách trọng dụng, đãi ngộ đối với trí thức như Nghị định số 40/2014/NĐ-CP, Nghị định số 87/2014/NĐ-CP; luật Khoa học công nghệ quy định chi 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho khoa học và công nghệ song thực tế chưa được hiện thực hóa). Cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp chưa thật sự thể hiện rõ sự quan tâm đúng mức, đầy đủ, sâu sắc đến việc sử dụng, trọng dụng, phát triển đội ngũ trí thức. Việc nhiều tổ chức, bộ máy, nhưng không rõ bộ ngành nào chủ trì quản lý, sử dụng, chỉ đạo phối hợp về trí thức, cán bộ khoa học công nghệ kỹ thuật. Cơ chế tuyển dụng, đãi ngộ, thu hút nhân tài còn nhiều hạn chế. Các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với đội ngũ trí thức còn thiếu, chưa đồng bộ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các viện nghiên cứu, các trường đại học với các doanh nghiệp, nhà sản xuất còn gặp nhiều khó khăn; đầu tư kinh phí cho nghiên cứu khoa học thiếu trọng tâm, trọng điểm, dàn trải, chưa bám sát vào những vấn đề thực tiễn cấp thiết nổi lên; chưa tạo được môi trường thuận lợi động viên trí thức, nhà khoa học chủ động nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, truyền thụ kiến thức, tư vấn, phản biện xã hội; việc xây dựng đội ngũ trí thức chưa gắn với mục tiêu, nhiệm vụ của từng ngành, địa phương, còn để xảy ra tình trạng "lãng phí chất xám", "bạc màu chất xám", "chảy máu chất xám". Về thực hiện trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học với Tổ quốc, thẳng thắn nhìn nhận cũng còn nhiều hạn chế so với kỳ vọng và đầu tư của Đảng, Nhà nước, nhân dân. Trong điều kiện đất nước đang phát triển còn rất nhiều khó khăn, Đảng, Nhà nước, nhân dân đã dành nguồn lực cao nhất trong khả năng có thể để đầu tư cho khoa học công nghệ, song số công trình, sáng chế được công bố trên thế giới còn ít, chưa có nhiều sáng tạo, phát kiến mang tính bứt phá; chưa nhiều các công trình sáng tạo lớn; chưa có nhiều tập thể khoa học mạnh, có uy tín ngang tầm khu vực và thế giới.Hoạt động nghiên cứu khoa học còn chưa xuất phát, chưa gắn, chưa đáp ứng yêu cầu nóng bỏng của thực tiễn của đời sống xã hội; nhân tố tinh hoa và hiền tài chưa nhiều, chuyên gia đầu ngành còn thiếu hụt nghiêm trọng; đội ngũ kế cận chưa thực sự được quan tâm vun đắp, bồi dưỡng; đóng góp của đội ngũ trí thức đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước còn khiêm tốn, chưa tương xứng. Vẫn còn một số trí thức nhà khoa học đặt lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích quốc gia, dân tộc, vị kỷ, né tránh trách nhiệm, chưa dám dấn thân đến những nơi khó khăn, gian khổ như lớp cha anh, hiểu biết thực tiễn còn hạn chế, thậm chí suy thóai về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" (Ví dụ đâu đó còn có hiện tượng một số đơn vị, cá nhân coi ngân sách nhà nước phân bổ để thực hiện các đề tài, công trình nghiên cứu khoa học thành "nguồn kinh tế", "nguồn thu nhập" ngoài lương chứ không tính tới hiệu quả kinh tế - xã hội của các đề tài, công trình nghiên cứu đó; thờ ơ, bàng quang trong đấu tranh phê bình, tự phê bình với hiện tượng thiếu trung thực trong nghiên cứu khoa học...). Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học,Thế giới đang trong giai đoạn thay đổi có tính thời đại. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ tạo ra sự bùng nổ về thông tin, văn hóa, nhận thức, hành động... thúc đẩy hình thành một trật tự thế giới mới. Những thay đổi nhanh chóng trên quy mô toàn cầu về nhiều phương diện, tác động trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển nhanh chóng trí tuệ nhân loại và văn minh toàn cầu, trong đó vai trò của đội ngũ trí thức, nhà khoa học có tầm quan trọng đặc biệt. Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới nâng cao được năng suất lao động, là động lực cho tăng trưởng, là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển nhanh và bền vững ở nước ta. Với thế và lực của đất nước sau 40 năm đổi mới, với thời cơ, vận hội mới, Đảng, Nhà nước, nhân dân đang kỳ vọng, mong chờ sự cống hiến, đóng góp ở quy mô, tầm mức mới, với những bứt phá mạnh mẽ của đội ngũ trí thức, nhà khoa học. Chỉ có khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo mới là con đường giúp chúng ta bắt kịp, tiến cùng, bứt phá và vượt lên chính chúng ta và thế giới. Để đạt được yêu cầu này, Tôi gợi ý 04 nội dung sau đây:Thứ nhất, về phía Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, cần đổi mới mạnh mẽ đào tạo, tuyển chọn, sử dụng, trọng dụng trí thức, nhà khoa học, với 3 vấn đề cụ thể: (i) Bảo đảm việc thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24.11.2023 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh và bền vững trong giai đoạn mới, đặc biệt trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc mà chặng đường đầu là từ nay tới năm 2045. (ii) Ngay trong nửa đầu năm 2025 sẽ rà soát, đánh giá, ban hành Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức trong trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo nội dung Nghị quyết 45 nêu trên; cụ thể hóa các quan điểm, chủ trương, làm cơ sở ban hành, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, khả thi, khắc phục triệt để những tồn tại, bất cập cũng như xác định các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút, sử dụng, trọng dụng, tôn vinh trí thức, nhất là những tài năng hàng đầu, chuyên gia đầu ngành và nhân tài xuất sắc, đào tạo và bồi dưỡng lớp trí thức trẻ, kế cận. Chiến lược quốc gia về phát triển đội ngũ trí thức phải phù hợp và hỗ trợ đắc lực chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và từng địa phương trong giai đoạn phát triển mới, trên yêu cầu của từng ngành, từng lĩnh vực, địa phương, chú trọng những ngành mũi nhọn, những lĩnh vực, địa phương đang thiếu, mất cân đối, bất hợp lý về cơ cấu nguồn nhân lực trí thức; bảo đảm trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, ưu tiên phát triển đội ngũ trí thức là người dân tộc thiểu số, trí thức nữ. Đặc biệt coi trọng và chú trọng việc tôn vinh trí thức, sớm có quy định cụ thể, lấy kết quả và sản phẩm đầu ra trên tinh thần "vì nhân dân phục vụ" là cơ sở để tôn vinh, tặng thưởng, bảo đảm thể hiện sâu sắc văn hóa coi trọng hiền tài, tránh hình thức, cào bằng, không dân chủ. (iii) Có các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao, thống nhất nhận thức trong các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ trí thức trong tình hình mới, trước hết là người đứng đầu các ban, bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp. Bảo đảm "thượng tôn pháp luật", xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng đội ngũ trí thức. Ban Bí thư chỉ đạo các ban đảng và các cơ quan liên quan tham mưu, điều phối bảo đảm thực hiện hiệu quả các nội dung này.Thứ hai, về phía đội ngũ trí thức, nhà khoa học, đề nghị 3 vấn đề: (i) Nỗ lực thực hiện cho được trách nhiệm, sứ mệnh của đội ngũ trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, gia tăng mạnh mẽ đóng góp cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược, đưa nước ta đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong đó, sớm phấn đấu đến năm 2030 phải có 100 phát minh, sáng chế, công trình khoa học trong bảng xếp hạng của khoa học thế giới; sản phẩm khoa học, công nghệ, tác phẩm văn học, nghệ thuật chiếm lĩnh đỉnh cao; ít nhất 3 tạp chí khoa học của Việt Nam đạt trình độ khu vực và trên thế giới; đến năm 2045, đội ngũ trí thức Việt Nam đứng đầu khu vực, thuộc tốp đầu thế giới; có hàng trăm nhà khoa học có ảnh hưởng trên thế giới, đạt các giải thưởng quốc tế trên các lĩnh vực. Những mục tiêu này, Nghị quyết 45 của Đảng bước đầu đã đề ra, đội ngũ trí thức, nhà khoa học cần có chiến lược cụ thể bứt phá, tăng tốc để thực hiện cho được. (ii) Nghiên cứu, tập trung sớm triển khai Nghị quyết số 57 ngày 22.12.2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" như một nguồn cảm hứng, một động năng mới, một miền đất mới, bầu trời mới cho sáng tạo của giới trí thức, nhà khoa học. Các trí thức, nhà khoa học phải là lực lượng nòng cốt, là những người có "phép thuật" để đưa Việt Nam đứng vào nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo; nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển chính phủ điện tử; tối thiểu có 5 doanh nghiệp công nghệ số ngang tầm các cường quốc công nghệ vào năm 2030. Đến năm 2045 Việt Nam là một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; có hạ tầng công nghệ số tiên tiến, hiện đại, dung lượng siêu lớn, băng thông siêu rộng ngang tầm các "đế chế công nghệ số". (iii) Cần ý thức sâu sắc trách nhiệm của trí thức, nhà khoa học trong giai đoạn cách mạng mới, trách nhiệm trong nâng tầm trí tuệ và sức mạnh dân tộc; trách nhiệm tự đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ thế hệ trí thức ngày nay tiến bộ, đào tạo thêm trí thức mới, đội ngũ kế cận, tiên phong tạo ra sản phẩm tinh thần, vật chất chất lượng cao cho xã hội, tham gia phát triển kinh tế tri thức, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, tạo động lực mạnh mẽ cho xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần định hình tương lai nhân loại và văn minh toàn cầu. Từ đó, phải trung thực với nhân dân, với Nhà nước, trung thực với chính bản thân mình, nỗ lực phấn đấu, trung thực trong khoa học và sáng tạo bằng khả năng và vượt khả năng của mình, thậm chí "vượt lên trên chính mình" nhằm phục vụ nhân dân và vì sự phồn vinh của đất nước; biết phản biện và dám phản biện một cách khoa học, có căn cứ và có lý lẽ vững vàng mang tính xây dựng.Thứ ba, không ngừng củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức trong điều kiện mới và thu hút trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài góp phần phát triển đất nước. Tăng cường mạnh mẽ đóng góp của trí thức để nâng cao hiệu suất lao động, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, tạo ra giá trị gia tăng trên lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, đưa công nhân, nông dân thành công nhân trí thức, nông dân trí thức; thúc đẩy chia sẻ thông tin và kiến thức, tạo ra các mô hình cộng tác mới thiết thực, hiệu quả hơn giữa trí thức với cộng đồng công nhân và nông dân. Tăng cường hợp tác với trí thức người Việt Nam sinh sống, làm việc ở nước ngoài, trí thức nước ngoài trong chuyển giao, phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, nhất là những lĩnh vực mới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh. Trong mối quan hệ với công nông ở giai đoạn cách mạng mới, mong rằng đội ngũ trí thức nhà khoa học luôn thấm nhuần và thực hiện hiệu quả lời dạy của Bác Hồ kính yêu "Trí thức ta nên tự động đi bước trước tìm đến công nông, và tôi chắc rằng công nông sẽ nhiệt liệt hoan nghênh trí thức".Thứ tư, quan tâm giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức, nguồn nhân lực chất lượng cao. Các nhà giáo trước hết phải là các nhà khoa học, nhà trí thức; có kế hoạch đào tạo các nhà khoa học hàng đầu ở các lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực trọng yếu hiện nay như: trí tuệ nhân tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế số, lượng tử, y sinh học... khuyến khích các nhà khoa học tự do khám phá, nhất là ở những khoảng trống, hoang vu của khoa học. Gắn kết chặt chẽ giữa các trung tâm khoa học, các viện nghiên cứu, nhà trường với các doanh nghiệp và ngược lại. Hoàn thiện luật và qui định về sở hữu trí tuệ, thành tựu đổi mới sáng tạo, những thành tựu đột phá trong lĩnh vực khoa học, công nghệ hiện đại. Hoàn thiện thể chế, ứng xử nhất quán về phát triển khoa học công nghệ phù hợp cơ chế thị trường, thông lệ quốc tế, đặc thù của khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; chấp nhận rủi ro và có độ trễ trong hoạt động nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo... Thưa các đồng chí, các trí thức, các nhà khoa học.V.I.Lênin từng nhấn mạnh: "Không có sự chỉ đạo của các chuyên gia am hiểu các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và có kinh nghiệm, thì không thể nào chuyển lên chủ nghĩa xã hội được vì chủ nghĩa xã hội đòi hỏi một bước tiến có ý thức và có tính chất quần chúng đi tới một năng suất lao động cao hơn năng suất của chủ nghĩa tư bản dựa trên cơ sở những kết quả mà chủ nghĩa tư bản đã đạt được".Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Trí thức công nông hóa, trí thức phục vụ nhân dân bây giờ cũng cần, kháng chiến kiến quốc cũng cần, tiến lên xã hội chủ nghĩa càng cần, tiến lên cộng sản chủ nghĩa lại càng cần"; "Trí thức là một vốn quý của dân tộc. Không có trí thức hợp tác với công nông thì cách mạng không thể thành công và sự nghiệp xây dựng một nước Việt Nam mới sẽ không hoàn thành được". Để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh, sánh vai với các cường quốc năm châu; thực hiện thành công tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh và ước vọng của toàn dân tộc, hơn bao giờ hết, Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt tạo ra sự đổi mới, bứt phá mạnh mẽ, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.Nhân dịp năm mới 2025 và xuân Ất Tỵ sắp tới, Tôi xin chúc các quí vị đại biểu, chúc đội ngũ trí thức, nhà khoa học luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, giành nhiều thắng lợi trong công tác và cuộc sống. Xin trân trọng cảm ơn!
Trung tâm đăng kiểm nên ghi nhận số km (ODO), hạn chế vấn nạn 'tua' đồng hồ
Đội tuyển Thái Lan đã bại trận trước Việt Nam ở trận chung kết lượt về AFF Cup 2024. Các học trò ông Masatada Ishii thủng lưới phút thứ 8 sau pha làm bàn của Tuấn Hải, sau đó ghi liền 2 bàn nhờ công của Benjamin Davies và Supachok Sarachat. Nhưng, nỗ lực kiên cường đã giúp đội tuyển Việt Nam có màn lội ngược dòng đầy cảm xúc. Hai bàn thắng của Tuấn Hải và Hai Long đã đưa thầy trò HLV Kim Sang-sik trở lại ngai vàng Đông Nam Á sau 6 năm chờ đợi. Khi được hỏi về bàn thắng gây tranh cãi của Supachok Sarachat vào lưới Việt Nam (nâng tỷ số lên 2-1), xuất phát từ pha bóng thiếu fair-play của Thái Lan khi Supachok lựa chọn dứt điểm ngay thay vì trả bóng sau pha va chạm, ông Ishii trả lời ngắn gọn: "Bàn thắng đó đẹp mà!? Với tôi là như vậy". Sau khi Supachok có tình huống ghi bàn kém fair-play, trọng tài Ko Hyung-jin đã đề nghị đội Thái Lan để Việt Nam ghi bàn trả lại để thể hiện tinh thần thượng võ. Nhưng Thái Lan của ông Ishii đã nói không. Sau trận, HLV Ishii chia sẻ nỗi buồn khi đội tuyển Thái Lan không còn ở trên ngai vàng AFF Cup: "Đội tuyển Việt Nam đã chơi tốt hơn và xứng đáng vô địch. Thái Lan đã mắc lỗi trong những phút đầu trận, và những khoảnh khắc đó đã thay đổi trận đấu. Chúng tôi không được phép lặp lại sai lầm này.Thái Lan đang chuyển giao lực lượng, với nhiều cầu thủ đến từ thế hệ trẻ. Họ không thể vô địch, nhưng dẫu sao ngôi á quân cũng là kết quả không tồi với các cầu thủ, vì đó là hành trang cho tương lai". Trước câu hỏi của phóng viên Thái Lan về nguy cơ bị sa thải sau AFF Cup, ông Ishii khẳng định "chỉ tập trung vào công việc của mình". Nói về vòng loại Asian Cup 2027 sẽ khởi tranh vào tháng 3, ông Ishii chia sẻ ngắn gọn: "Chúng tôi đang chờ đợi đến đợt tập trung đội tuyển tiếp theo. Thái Lan sẽ chơi vòng loại Asian Cup 2027 và thật tốt khi đây là giải đấu trong khuôn khổ FIFA Days. Do đó, tôi có thể gọi các cầu thủ đang chơi ở Thai League 1 và Thai League 2 lên đội tuyển quốc gia. Dù không thể vô địch AFF Cup, nhưng các cầu thủ đã nỗ lực cùng nhau và thể hiện được tín hiệu tích cực. Thái Lan sẽ trở lại dễ dàng với nguồn lực mà chúng tôi đã có.Cảm ơn các cầu thủ vì đã nỗ lực, cảm ơn CĐV vì đã luôn ủng hộ đội bóng. Chúng tôi sẽ nỗ lực trở lại, hoàn thiện mỗi ngày và sẽ trở thành tập thể tốt hơn nữa". Xem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn
tren zing me
Còn nhớ ở lần đầu tiên giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam được tổ chức vào năm 2023, đội ĐH Huế đã đăng quang chức vô địch đầy cảm xúc. Trên sân vận động Trường ĐH Tôn Đức Thắng, đại diện của miền Trung càng chơi càng hay đã từng bước khuất phục các đối thủ mạnh để vào đến trận chung kết, trước khi đánh bại đội Trường ĐH Thủy lợi đầy nghẹt thở để bước lên ngôi vị cao nhất.Thế nhưng 1 năm sau đó (ở mùa giải 2024), khi được thi đấu vòng loại khu vực Duyên hải miền Trung trên sân nhà, đội ĐH Huế đã bất ngờ dừng chân sớm. Trong trận đấu quyết định để giành tấm vé vào vòng chung kết, ĐH Huế khi đó là đương kim vô địch đã không thể thắng được đội Trường ĐH Thể dục thể thao Đà Nẵng.Và lúc này, đội ĐH Huế đang quyết tâm tìm lại vị thế của chính mình. Tại vòng đấu nhóm của khu vực Duyên hải miền Trung, đội ĐH Huế khởi đầu khá chật vật, khi may mắn mới giành được 1 điểm (hòa 0-0) trước đội Trường CĐ FPT Polytechnic. Nhưng khi bị đặt vào thế buộc phải thắng ở lượt trận cuối, đội ĐH Huế đã thể hiện bản lĩnh đúng lúc và chơi một trận đấu bùng nổ để đánh bại đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng với tỷ số 5-0.Chiến thắng tại trận đấu then chốt giúp đội ĐH Huế trở thành đại diện duy nhất của đất cố đô góp mặt ở vòng đấu play-off. Chiến thắng 5 sao đầy xuất sắc cũng giúp đội ĐH Huế gỡ bỏ áp lực, tạo đà tâm lý tốt trước cuộc đối đầu sống còn tranh vé vào vòng chung kết, gặp đội ĐH Duy Tân vào lúc 13 giờ ngày 12.1. "Khi vào Đà Nẵng để tranh tài ở vòng loại, toàn đội đã xác định tinh thần quyết tâm cao độ để giành vé vào vòng chung kết. Các em luôn thể hiện sự khát khao, nỗ lực hết mình và điều đó đã được chứng minh thông qua trận thắng 5-0 trước đội Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng. Khi gặp khó, chúng tôi càng cố gắng hơn", HLV phó Dương Văn Dũng nhấn mạnh."Mục tiêu của ban huấn luyện và lãnh đạo ĐH Huế đề ra ở giải đấu lần này là đi càng sâu càng tốt. Chúng tôi sẽ thi đấu hết mình ở trận play-off, để đạt được mục tiêu đã đặt ra. ĐH Huế là đội bóng có truyền thống và đã từng đăng quang ở mùa giải đầu tiên năm 2023. Vì thế, chúng tôi muốn thể hiện được bản lĩnh của nhà vô địch, để có lần thứ 2 vào TP.HCM đá vòng chung kết", HLV phó Dương Văn Dũng nói thêm.Tuy nhiên, ĐH Duy Tân cũng là đội bóng không dễ bị bắt nạt, khi đã giành vé đi tiếp với thành tích bất bại. Trận đấu play-off loại trực tiếp có tính chất hoàn toàn khác. Do đó, như ông Dũng đã nói, nhà vô địch mùa giải 2023 ĐH Huế cần tiếp tục thể hiện bản lĩnh đúng lúc thì mới có thể vượt ải.
quay-thử-xổ-số-miền-trung-thứ-tư