5 món ăn Thái ít calo ngon “xoắn lưỡi”, ăn thoải mái mà không sợ tăng cân
Gần ba thập kỷ sau khi Công nương Diana qua đời trong một vụ tai nạn xe hơi ở Paris, người tình cũ James Hewitt vẫn tiếp tục bảo vệ di sản của bà. Gần đây ông tuyên bố thành viên hoàng gia được yêu mến này đã bị "hiểu lầm".Trong một cuộc phỏng vấn với chương trình Good Morning Britain, James Hewitt đã chỉ trích kênh BBC và tuyên bố cựu nhà báo Martin Bashir từng "nói dối" và "dụ dỗ" để có được một cuộc phỏng vấn với Diana vào năm 1995, điều mà ông gọi là "kinh khủng".Trong cuộc trò chuyện với Bashir, Công nương Diana cáo buộc Hewitt có hành vi xấu. Bà cho biết đã "suy sụp" sau khi Hewitt chia sẻ những chi tiết riêng tư về mối tình lãng mạn kéo dài 5 năm của họ với tác giả Anna Pasternak trong cuốn sách xuất bản năm 1994 Princess in Love.Diana nói thêm: "Tôi rất đau khổ khi một người bạn mà tôi tin tưởng lại kiếm tiền từ mình. Tôi đã yêu anh ấy nhưng tôi rất thất vọng".Một nguồn tin nói với tờ InTouch rằng lần xuất hiện gần đây của Hewitt sau thời gian dài tránh xa sự chú ý khiến một số người tin rằng ông đang lên kế hoạch tiết lộ sự thật quan trọng khác.Nguồn tin cho biết thêm: "Ông ấy có thể xóa tan nhiều lời đồn thổi và nói ra sự thật về Diana".Theo người quản gia lâu năm của Diana - Paul Burrell - Hewitt biết những bí mật mà Diana mãi giấu kín.Burrell chia sẻ với báo giới: "Ông ấy biết công nương rất rõ trong nhiều năm. Diana từng viết thư cho ông ấy hầu như mỗi ngày trong suốt thời gian họ yêu nhau say đắm. Hewitt có nhiều thông tin và hiểu biết sâu sắc không gì sánh bằng. Chắc chắn là đủ để viết thêm một cuốn sách nữa".Diana và Hewitt lần đầu gặp nhau tại một bữa tiệc cocktail vào năm 1986. Khi đó, Diana mới 25 tuổi đã hỏi Hewitt, người hơn cô 3 tuổi và chơi polo với Thái tử Charles rằng anh có thể dạy cô cưỡi ngựa không.Theo cuốn Princess in Love, cuối cùng cặp đôi phải lòng nhau sau một bữa tối riêng tư tại Cung điện Kensington.Hewitt đã ghi lại buổi tối đó trong hồi ký của mình như sau: "Đêm đó, mối tình của chúng tôi bắt đầu... Chính Diana là người khởi xướng nó".Burrell được cho là người chịu trách nhiệm sắp xếp cuộc gặp gỡ bí mật của họ. Ông nhớ lại: "Khi tôi làm việc cho hoàng gia năm 1987, tôi được giao phó bí mật này".Người quản gia của Diana khẳng định ông thường giúp lén đưa Hewitt "rất lôi cuốn" vào cung điện để gặp công nương, đồng thời nói thêm: "Diana yêu James và tin tưởng anh ấy mọi thứ".Diana được cho là đã trút hết nỗi lòng của mình với Hewitt, bao gồm cả những vấn đề hôn nhân với Charles, sự thiếu gắn kết trong cuộc hôn nhân của họ và lòng ghen tuông của cô về mối quan hệ của ông với Hoàng hậu hiện nay Camilla Parker Bowles.Diana cũng chia sẻ rằng bà phải vật lộn với chứng cuồng ăn và lòng tự trọng.Anna Pasternak viết trong cuốn Princess in Love: "Điều mà Công nương Diana khao khát nhất từ Hewitt là sự chấp thuận của ông. Bà không chỉ khao khát sự chấp nhận cá nhân mà còn cần được liên tục khẳng định rằng bà là một người phụ nữ xinh đẹp, gợi cảm... Diana cũng cần một người nào đó bày tỏ sự trân trọng đối với cuộc sống của bà".Taylor Swift vượt qua The Beatles tại Anh
Theo đó, Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM được Bộ GD-ĐT đồng ý tại quyết định số 2418/QĐ-BGDĐT ngày 5.9.2024. Việc ra mắt Phân hiệu Gia Lai vào đầu năm 2025 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực Tây nguyên.GS-TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, nhấn mạnh: "Phân hiệu Gia Lai không chỉ là một cơ sở đào tạo mới mà còn là biểu tượng cho cam kết của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM trong việc đồng hành cùng sự phát triển của Tây nguyên. Chúng tôi mong muốn kiến tạo một môi trường giáo dục tiên tiến, ươm mầm tri thức, đào tạo ra những thế hệ nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho khu vực".Tây nguyên là khu vực có tiềm năng phát triển lớn nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực giáo dục, đặc biệt là việc thiếu hụt đội ngũ giáo viên chất lượng cao. Việc thành lập Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ góp phần giải quyết vấn đề này, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho khu vực.Phân hiệu Gia Lai Trường ĐH Sư phạm TP.HCM sẽ tập trung vào đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD-ĐT, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt giáo viên, đặc biệt là giáo viên chất lượng cao tại khu vực. Đồng thời, Phân hiệu Gia Lai sẽ mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục chất lượng cao cho học sinh, sinh viên tại Gia Lai và các tỉnh lân cận, tiết kiệm chi phí và thời gian di chuyển. Phân hiệu cũng sẽ là trung tâm nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế của giáo dục khu vực.
Công trình kéo dài, gây nguy hiểm
Hãng AFP ngày 1.2 dẫn lời giới khoa học cho hay tảng băng trôi lớn nhất thế giới bắt đầu vỡ ra ở Nam Cực, dấu hiệu đầu tiên cho thấy nó sắp vỡ vụn sau khi tách ra và trôi tự do vào năm 2020.Chuyên gia Andrew Meijers thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh (BAS) cho hay một khối băng dài khoảng 19 km đang tách khỏi tảng băng khổng lồ trên. Ông Meijers đã tận mắt chứng kiến tảng băng trôi khi dẫn đầu một nhóm nghiên cứu khoa học vào cuối năm 2023 và mô tả nó là "một vách đá trắng khổng lồ, cao 40 hoặc 50 m, trải dài từ chân trời này đến chân trời kia". Được đặt tên là A23a, tảng băng có diện tích gần 3.360 km2 và nặng gần 1.000 tỉ tấn, trước đó hầu như nguyên vẹn kể từ khi di chuyển chậm dần về phía bắc vào năm 2020. Nó đang trôi về đảo Nam Georgia ở Nam Đại Tây Dương, làm dấy lên lo ngại về việc nó có thể mắc cạn ở vùng nước nông hơn và làm gián đoạn nguồn thức ăn của chim cánh cụt con và hải cẩu."Đây chắc chắn là lát cắt đầu tiên xuất hiện rõ ràng từ tảng băng trôi", theo ông Meijers, người theo dõi tảng băng trôi qua vệ tinh từ năm 2023. Nhà nghiên cứu băng hà Soledad Tiranti hiện đang trong chuyến thám hiểm Nam Cực của Argentina cũng cho hay một phần tảng băng đã vỡ ra. Mảnh vỡ này có diện tích khoảng 80 km2.Ông Meijers cho biết các tảng băng trôi chứa đầy các vết nứt sâu, và mặc dù tảng băng đồ sộ này đã nhỏ lại theo thời gian và mất đi một mảnh nhỏ hơn nhiều, nhưng nó vẫn "giữ nguyên khá tốt".Trước đây, các tảng băng trôi khổng lồ khác đã tan rã "tương đối nhanh trong vài tuần" sau khi chúng bắt đầu mất đi những mảnh lớn, ông nói.Tảng băng A23a tách khỏi thềm lục địa Nam Cực vào năm 1986 nhưng vẫn nằm yên ở đó cho đến năm 2020, khi cuộc hành trình về phía bắc đôi khi khiến nó gặp phải những dòng chảy đại dương và xoay tại chỗ. Khối nước ngọt khổng lồ này bị cuốn trôi bởi dòng chảy đại dương mạnh nhất thế giới là Hải lưu vòng Nam Cực.Ông Meijers cho biết quỹ đạo của nó hướng về Nam Georgia, một vùng kiếm ăn quan trọng của hải cẩu và chim cánh cụt, khó có thể thay đổi vì nó đã mất đi phần này.Nhưng nếu tiếp tục vỡ ra, nó sẽ "gây ra ít mối đe dọa hơn nhiều cho động vật hoang dã" vì các loài động vật kiếm ăn có thể di chuyển dễ dàng giữa các khối nhỏ hơn để tìm thức ăn, ông nói thêm.
Dự án thành phần 1A (DATP1A) dài 8,22 km, gồm 6,3 km đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai và 1,92 km đi qua địa bàn TP.HCM, có điểm đầu giao cắt với tỉnh lộ 25B thuộc địa phận huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và điểm cuối giao cắt với đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây thuộc địa phận TP.Thủ Đức, TP.HCM.Công trình có vai trò quan trọng trong việc rút ngắn quãng đường từ TP.HCM sang Đồng Nai, đi sân bay quốc tế Long Thành và các tỉnh lân cận. Sau khi đưa vào khai thác toàn bộ dự án, kết nối toàn bộ với nút giao thuộc DATP1 (dự kiến hoàn thành vào 30.6) sẽ giúp giảm tải cho tuyến cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây, góp phần phân luồng từ xa, giảm ách tắc cho các tuyến cao tốc cũng như hệ thống đường nội thị TP.HCM.Trong đó, hạng mục quan trọng nhất của dự án là cầu Nhơn Trạch dài 2,6 km nối TP.HCM với Đồng Nai, mở ra hướng kết nối mới giữa TP.HCM với vùng Đông Nam bộ.Phát biểu tại buổi lễ phát động thi đua sáng nay, ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết: Tính đến 28.2, sản lượng lũy kế của toàn DATP1A đã đạt 87,18%, trong đó gói thầu CW1: Xây dựng cầu Nhơn Trạch đạt 94,55% và gói thầu CW2: Xây dựng đường dẫn đạt 76,13%. Đây là dự án thành phần đạt tiến độ cao nhất trong tổng thể dự án xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.Trong chuyến công tác kiểm tra các công trình giao thông vào dịp Tết Nguyên đán, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thi công công trình cầu Nhơn Trạch thuộc đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch, phấn đấu hoàn thành vào dịp 30.4 chào mừng 50 năm thống nhất đất nước."Tôi vẫn còn nhớ Thủ tướng đã nói: Cha ông ta đã chiến đấu hy sinh, đổ xương máu để thống nhất đất nước; còn chúng ta đẩy nhanh tiến độ dự án, cùng lắm chỉ đổ mồ hôi thôi. Tăng ca, tăng kíp, không lý do gì không thực hiện được. Ý kiến chỉ đạo này tạo dấu ấn rất mạnh đối với những người trực tiếp thi công dự án như chúng tôi" - ông Trần Văn Thi chia sẻ.Đồng thời, nhằm tạo khí thế thi đua sôi nổi, động viên, khích lệ toàn thể các tổ chức, cá nhân tham gia DATP1A hưởng ứng và tổ chức thực hiện hiệu quả phong trào thi đua cao điểm "500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc" để chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, Ban QLDA Mỹ Thuận cùng các nhà thầu thi công, Tư vấn giám sát DATP1A quyết tâm phát động và ký kết giao ước thi đua 60 ngày đêm đưa dự án vượt tiến độ 4 tháng.Theo đó, tính từ hôm nay (2.3), các đơn vị sẽ có 60 ngày để hoàn thành toàn bộ cầu Nhơn Trạch cùng cơ bản công tác thảm bê tông nhựa của đoạn đường dẫn trước 26.4; thông xe kỹ thuật toàn bộ 8,22 km tuyến của DATP1A vào 27.4.Theo chủ đầu tư, để có thể đạt được nội dung giao ước thi đua và các mục tiêu phấn đấu nêu trên, bên cạnh sự tập trung, huy động tối đa các nguồn lực, sự nỗ lực, sáng tạo, vượt khó, thi công 3 ca 4 kíp xuyên ngày nghỉ, xuyên lễ, liên tục 60 ngày đêm của các nhà thầu, tư vấn và sự chủ động, quyết liệt của chủ đầu tư thì sự phối hợp xử lý kịp thời các hạng mục công việc liên quan của Cục Quản lý đầu tư xây dựng, sự phối hợp chặt chẽ của Ban giao thông TP.HCM và Ban giao thông tỉnh Đồng Nai đóng vai trò đặc biệt quan trọng."Chúng tôi quyết tâm, đồng hành với các đơn vị tư vấn giám sát, nhà thầu thi công hoàn thành đúng các nội dung đã giao ước thi đua của DATP 1A. Đồng thời, cũng rất mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, hỗ trợ, chỉ đạo kịp thời của Bộ Xây dựng, các địa phương, nhà tài trợ và người dân trong thời gian tới" - ông Trần Văn Thi nói.Tại buổi lễ ký kết, ông Koo Ja Kyoung, Giám đốc dự án CW1, nhà thầu Kumho E&C thông tin: Ban đầu, đơn vị gặp nhiều khó khăn do nhận mặt bằng chậm trễ nên phải khắc phục bằng cách huy động máy móc, nhân công để theo kịp tiến độ. Bên cạnh đó, quá trình thi công cũng gặp không ít thách thức, song, nhờ sự hỗ trợ nhiệt tình, kịp thời của chủ đầu tư, đến nay gói thầu đã vượt tiến độ. Phía nhà thầu cam kết sẽ nỗ lực, hoàn thành các hạng mục để đưa dự án về đích vào 30.4.Tương tự, phía nhà thầu gói CW2, Ban điều hành dự án thành phần 1, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Nai... cùng khẳng định sẽ huy động mọi nguồn lực, nỗ lực, quyết tâm thực hiện mục tiêu chung để đạt mục tiêu kết nối giữa TP.HCM với tỉnh Đồng Nai trong 60 ngày tới.
Năm tháng 'chìm nổi' của tỉ phú Jack Ma
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên và đoàn công tác vào ngày 18.3 có cuộc làm việc với một số đơn vị tại TP.HCM về vấn đề sản xuất thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế.Tại cuộc làm việc, ông Nguyễn Ngô Quang, Cục trưởng Cục Khoa học công nghệ và đào tạo (Bộ Y tế) cho biết, trong lĩnh vực khoa học công nghệ, ngành y tế đang triển khai ba tổ hợp. Trong đó tổ hợp thứ ba là phát triển công nghệ sinh học, đây là một trong những ưu tiên hàng đầu mà ngành y tế tập trung.Đó là công nghệ nghiên cứu và sản xuất vắc xin, bao gồm sinh phẩm chẩn đoán, sinh phẩm điều trị. Với mục tiêu phát triển vắc xin thế hệ mới và sinh phẩm chẩn đoán, thuốc sinh học để phòng ngừa, điều trị các loại bệnh, đặc biệt là bệnh truyền nhiễm, các bệnh phức tạp. "Trước đây vắc xin với quan điểm là để phòng bệnh, còn hiện nay tiếp cận vắc xin là để điều trị, nhất là các bệnh mà thuốc tân dược hoặc phương pháp điều trị khác thất bại, không có hiệu quả. Như vậy, việc phát triển công nghệ sinh học, đặc biệt là công nghệ vắc xin hết sức quan trọng", ông Nguyễn Ngô Quang nói.Cũng theo ông Nguyễn Ngô Quang, trên thế giới có rất nhiều công nghệ sản xuất vắc xin nhưng hiện công nghệ mới (mRNA) dần thay thế công nghệ truyền thống. Ngành y tế Việt Nam xác định tập trung vào công nghệ mới, đặc biệt là để sản xuất vắc xin để điều trị."Sau 20 năm, Việt Nam đã có 8 trung tâm nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin. Cùng với đó có các nghiên cứu ở cộng đồng, bệnh viện. Hệ thống quản lý phát triển vắc xin của Việt Nam cũng đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công nhận. Việt Nam đã nghiên cứu, sản xuất 11/12 vắc xin phục vụ cho chương trình tiêm chủng mở rộng. Việt Nam cũng đã tiến hành gần 30 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vắc xin theo tiêu chuẩn quốc tế và dần làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin tiên tiến. Hội đồng đạo đức của Bộ Y tế cũng được Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) công nhận", ông Nguyễn Ngô Quang chia sẻ.Tuy nhiên, ông cũng nhìn nhận những khó khăn. Theo đó, phát triển vắc xin bao giờ cũng đòi hỏi đầu tư rất lớn, trang thiết bị đồng bộ và chuyên sâu, đội ngũ nhân lực trình độ cao. Mặt khác, nghiên cứu an toàn miễn dịch, đặc biệt là hiệu quả bảo vệ của vắc xin với thời gian có thể kéo dài 10 - 15 năm. Ngoài ra, việc chuyển giao công nghệ và sở hữu bản quyền cũng còn là thách thức. Chính vì vậy, Bộ Y tế đã ban hành 5 chương trình, trong đó có chương trình riêng cho nghiên cứu, sản xuất vắc xin, là cơ sở giúp cho các đơn vị phối hợp triển khai trên cơ sở nền tảng công nghệ thông minh. Trong năm 2025, ngành ưu tiên cho 4 dự án khoa học công nghệ đột phá, trong đó có dự án nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vắc xin, đặc biệt là vắc xin công nghệ mRNA. Ông Nguyễn Ngô Quang cam kết, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho các đơn vị hợp tác quốc tế phát triển nghiên cứu, sản xuất vắc xin. Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, không phải khi dịch xảy ra mới tiêm phòng vắc xin, mà cần một chiến lược dài hạn và nền tảng khoa học công nghệ vững chắc. Đó là chủ động dự báo, chủ động nghiên cứu sản xuất các loại vắc xin mới để sẵn sàng tiêm ngừa, để dịch bệnh không xảy ra, hạn chế nguy cơ cao nhất xảy ra dịch. Đó là mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân."Ngành y tế thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, trong đó có trọng điểm, xây dựng nội lực để sản xuất vắc xin, thuốc sinh học, thuốc chống ung thư… để có sản phẩm hàng đầu, chất lượng cao", Thứ trưởng Bộ Y tế nói.Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam có trên 100 triệu dân và ý thức chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật của người dân rất cao. Trong đó, một trong những giải pháp chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng bệnh truyền nhiễm là tiêm vắc xin. "Bộ Y tế đánh giá cao nỗ lực của các tổ chức nghiên cứu đã không ngừng tìm kiếm mô hình hợp tác mới, sáng tạo để đưa Việt Nam đến gần hơn mục tiêu tự chủ trong sản xuất vắc xin. Đảm bảo nguồn cung ứng ổn định và chất lượng cao", Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nói.Ông Tuyên yêu cầu các đơn vị trong nước phát triển đội ngũ chất lượng cao, thúc đẩy nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Đây là yếu tố cốt lõi để Việt Nam không chỉ sản xuất vắc xin cho nhu cầu sản xuất trong nước mà còn vươn ra quốc tế.Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, hiện Việt Nam đang tiêm 10 loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Theo lộ trình đề ra, đến năm 2030 sẽ thêm 4 loại vắc xin vào chương trình. Do vậy, sản xuất vắc xin trong nước cần đáp ứng được tất cả các vắc xin này.