Lan tỏa trên mạng xã hội: Người mẹ phấn đấu vào ĐH ở tuổi 55
Nguyễn Thanh Tuyền (27 tuổi), ngụ ở 59 đường 8 P.Trường Thọ, TP.Thủ Đức (TP.HCM) vẫn cảm thấy ám ảnh sau bữa tiệc tất niên với bạn bè vào cuối năm ngoái. Khi ấy, Tuyền đã nhậu rất nhiều để "chào năm mới". Khi về nhà, cô gái bị nôn mửa, đau bụng dữ dội và được gia đình đưa đi cấp cứu. Cô được bác sĩ chẩn đoán là ngộ độc rượu. "Từ đó, mình sợ bia rượu và không dám uống nữa", Tuyền nói.Trong khi đó, Lưu Nguyễn Thiên Ngân (24 tuổi), ngụ ở 83 Hòa Hưng, Q.10 (TP.HCM) rùng mình khi nhắc tới rượu, bia. Ngân kể rằng từ nhỏ, cô đã ám ảnh với những lần gia đình xảy ra cãi vã do rượu chè. Cha cô thường xuyên nhậu nhẹt với bạn bè và trở về nhà trong tình trạng say xỉn, dẫn đến nhiều trận cự cãi nảy lửa với mẹ. "Khi lớn lên, dù nhiều lần được bạn bè và đồng nghiệp mời nhậu, mình vẫn kiên quyết từ chối. Mỗi lần nhìn thấy ly rượu trên bàn, ký ức về cảnh mẹ khóc và ngôi nhà tan hoang sau những cuộc nhậu của cha lại ùa về", Ngân kể.Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương, Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), chia sẻ một trường hợp đau lòng xảy ra cách đây hơn 10 năm, khi một người công nhân vì uống rượu quá nhiều trong dịp tết đã phải trả giá bằng cả mạng sống.Theo lời kể của bác sĩ Phương, người này có thói quen nhậu nhẹt thường xuyên, đặc biệt vào những ngày đầu năm. Tết năm đó, anh uống rượu liên tục trong hai ngày mùng 1 và mùng 2. Đến tối mùng 2, anh bắt đầu đau bụng dữ dội và được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu.Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán anh bị viêm tụy cấp nặng, kèm theo suy gan, suy thận và suy hô hấp. Mặc dù đã được lọc máu, thở máy và điều trị tích cực, anh vẫn không qua khỏi và qua đời vào sáng mùng 3. Bác sĩ Phương không khỏi xót xa khi kể lại cảnh vợ anh đau đớn khóc bên giường bệnh, còn hai đứa con nhỏ thì bơ vơ trong những ngày tết vốn dĩ phải là thời điểm sum vầy, hạnh phúc.Bác sĩ Trần Ngọc Lưu Phương cảnh báo rằng rượu, bia, đặc biệt khi uống không kiểm soát, tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Theo bác sĩ Phương, nhiều người thường nhầm lẫn rằng những cơn đau bụng sau khi nhậu chỉ là dấu hiệu nhẹ nhàng, nhưng trên thực tế, chúng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Việc lạm dụng rượu bia trong thời gian dài gây tổn thương nặng nề cho gan, dẫn đến các bệnh lý như gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan. Không chỉ vậy, tụy cũng bị ảnh hưởng, với nguy cơ viêm tụy cấp. Đây là một tình trạng cực kỳ nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Ngoài ra, dạ dày cũng là cơ quan chịu tác động nặng nề, dễ bị xuất huyết hoặc thủng do rượu, bia.Bác sĩ Phương nhấn mạnh rằng cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe là hạn chế tối đa việc uống rượu bia. Tuy nhiên, trong những trường hợp khó tránh khỏi, nhất là trong dịp tết, người dân cần kiểm soát lượng uống hợp lý để giảm thiểu tác hại. Đối với nam giới, chỉ nên uống tối đa ba lon bia mỗi lần và không quá ba lần trong một tuần. Với nữ giới, mức độ an toàn là hai lon mỗi lần, cũng không quá ba lần mỗi tuần. Rượu mạnh với nồng độ cồn cao hơn bia gấp 8-10 lần cần được giảm số lượng tương ứng, nhưng dù sao đi nữa, việc không uống rượu, bia vẫn là sự lựa chọn tốt nhất."Ngày tết chỉ thật sự trọn vẹn khi chúng ta có sức khỏe để tận hưởng. Rượu bia có thể làm không khí vui vẻ hơn trong chốc lát, nhưng cái giá phải trả đôi khi lại quá đắt", bác sĩ Phương chia sẻ.Bác sĩ chuyên khoa II Vũ Kim Hoàn, Phó Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cảnh báo rằng việc uống rượu bia kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến thể chất mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng về tâm thần. Bác sĩ cho biết rượu, bia có tác động trực tiếp lên hệ thần kinh, là nguyên nhân dẫn đến rối loạn tâm thần do rượu.Theo bác sĩ Hoàn, có hai dạng ngộ độc rượu thường gặp. Dạng thứ nhất là ngộ độc cấp tính khi tiêu thụ một lượng rượu lớn trong thời gian ngắn, dẫn đến các triệu chứng như đau đầu, đỏ mặt, say xỉn, thậm chí hôn mê. Dạng thứ hai nguy hiểm hơn là ngộ độc mãn tính do uống rượu, bia trong thời gian dài, gây tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh, dẫn đến suy giảm nhận thức, rối loạn cảm xúc và hành vi, thậm chí có nguy cơ gây tâm thần.Bác sĩ Hoàn nhấn mạnh rằng khả năng chịu đựng rượu bia, hay còn gọi là "tửu lượng", khác nhau tùy theo cơ địa của mỗi người. Có những người chỉ cần uống một ly đã có biểu hiện như đau đầu, chóng mặt, đỏ mặt hoặc say nhẹ. Trong khi đó, có những người dường như uống nhiều nhưng không có biểu hiện say, nhưng thực tế, rượu vẫn âm thầm tàn phá sức khỏe của họ.Bác sĩ khuyến cáo rằng dù tửu lượng mạnh hay yếu, việc uống rượu, bia nên được hạn chế tối đa để tránh những nguy cơ không đáng có. Rượu, bia không chỉ làm suy giảm thể chất mà còn ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe tâm thần, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng khó lường. "Không có mức độ rượu nào là an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Việc từ chối rượu, bia là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân và gia đình", bác sĩ Hoàn nhấn mạnh.Nhan sắc như búp bê của Jang Won Young (Ive)
Sau chiến thắng thuyết phục 3-2 của đội tuyển Việt Nam trước đội tuyển Thái Lan ở trận chung kết lượt về ASEAN Cup 2024 và lên ngôi vô địch (với tổng tỷ số 5-3), CĐV ở TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường ăn mừng chiến thắng.Ghi nhận của PV Thanh Niên, sau khi tuyển Việt Nam lên ngôi vô địch, hàng nghìn người dân tại TP.Đà Nẵng đã đổ xô ra đường. Tại chân cầu Rồng (đoạn cầu Tình Yêu, Q.Sơn Trà), nhiều CĐV đã vui hết mình với đội tuyển, có cả du khách nước ngoài đứng bên lề đường Trần Hưng Đạo (Q.Sơn Trà) cổ vũ, ăn mừng như "những người trong cuộc".Cùng nhóm bạn du lịch TP.Đà Nẵng những ngày đầu năm mới 2025, em Hà Thị Thanh Hoa (quê tỉnh Quảng Bình) rất xúc động trước sự nỗ lực và tinh thần "chiến đấu đến hơi thở cuối cùng" của đội tuyển Việt Nam."Đây là kỷ niệm đẹp của em đối với Đà Nẵng và đội tuyển Việt Nam. Cả nhóm sẽ không thể quên được không khí ăn mừng ở thành phố biển xinh đẹp này", Hoa chia sẻ.Trong tâm trạng hồi hộp, nhiều du khách nước ngoài đến từ Ấn Độ, Hàn Quốc, Canada, Mỹ… đã nhảy theo tiếng hô vang ăn mừng của người dân, du khách tại TP.Đà Nẵng.Anh Đặng Hoàng Thanh Thịnh (hướng dẫn viên tại TP.Đà Nẵng) dẫn đoàn du khách dõi theo trận đấu Việt Nam - Thái Lan xúc động chia sẻ: "Trước chiến thắng đầy quả cảm của đội tuyển Việt Nam khiến những vị khách của tôi không thể đứng yên. Họ đã đứng lên nhảy múa…".Quên đi diễn biến của trận đấu và pha ghi bàn thiếu fair-play của số 7 Supachok Sarachat, anh Nguyễn Đặng Phúc (du khách đến từ Quảng Bình) cảm thấy khá lo lắng trước chấn thương của tiền đạo Xuân Son khi số 12 phải bỏ dở trận đấu lịch sử."Xem lại pha quay chậm, tôi đã đoán Xuân Son gãy chân. Ăn mừng trước chiến thắng nhưng với tôi và hàng triệu con tim Việt luôn hướng về chấn thương của Xuân Son. Cảm ơn bạn đã thi đấu hết sức mình vì màu cờ sắc áo", anh Đặng Phúc xúc động.
Giữa dịch bệnh khó khăn, Shark Liên thắp lên ngọn lửa cảm hứng cho startups Việt
Khoảng 16 giờ, tại khu vực xung quanh đường hoa Nguyễn Huệ có rất đông người tìm đến vui chơi, chờ thời điểm khai mạc. Ở dọc 2 bên đường Nguyễn Huệ nhiều người đứng tập trung bên hàng rào, hướng nhìn vào bên trong. Ai cũng háo hức chờ được tham quan, chụp ảnh cùng với linh vật rắn dễ thương. Anh Nguyễn Công Bình (ngụ TP.Thủ Đức) cho biết đã có mặt ở bên ngoài đường hoa Nguyễn Huệ từ lúc 16 giờ để chờ mở cửa. Trước đó, anh đã cùng các con đi dạo xung quanh khu vực này và đến 18 giờ đứng ở hàng rào, khu vực gần cổng vào đường hoa Nguyễn Huệ để theo dõi lễ khai mạc sắp tới."Tôi nhận thấy linh vật rắn năm nay rất có hồn, đẹp, dễ thương đến từng chi tiết. Tôi chỉ mong chờ giờ mở cửa là dẫn con vào tham quan liền", anh Bình chia sẻ.
Thời gian vừa qua, thông tin hàng trăm sinh viên sư phạm của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn nhận được số tiền lớn từ nhà trường sau thời gian dài chờ đợi theo Nghị định 116/2020 nhận được nhiều sự chú ý. Sinh viên sư phạm hiện được đào tạo theo 3 diện, gồm diện đào tạo theo nhu cầu xã hội; diện đào tạo theo phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu; diện tự do, không đăng ký hưởng chính sách. Trong đó, sinh viên thuộc hai diện đầu tiên được hưởng chính sách miễn học phí và được hỗ trợ tiền sinh hoạt phí 3,63 triệu đồng/tháng, mỗi năm học không quá 10 tháng.Nhiều sinh viên bày tỏ sự vui mừng vì nhận được số tiền lớn vào những ngày cận tết. Số tiền này sẽ được các bạn sử dụng vào những kế hoạch cá nhân cũng như phần thưởng cho quá trình học tập chăm chỉ của các bạn trên giảng đường đại học. Theo quy định của Nghị định 116/2020, sinh viên sư phạm đã hưởng chính sách sẽ phải bồi hoàn kinh phí nếu không công tác trong ngành giáo dục sau 2 năm tốt nghiệp; không công tác đủ thời gian tối thiểu gấp hai lần thời gian đào tạo tính từ ngày được tuyển dụng. Sinh viên chuyển sang ngành đào tạo khác, tự thôi học, không hoàn thành chương trình đào tạo hoặc bị kỷ luật buộc thôi học cũng phải hoàn trả kinh phí.
Khai trương đoàn tàu siêu xịn Sài Gòn - Đà Nẵng, có wifi, ghế xoay 180 độ
SHB Đà Nẵng xin xóa thẻ đỏ của HLV Lê Đức Tuấn, thay bằng thẻ vàng, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) nói không. CLB bóng đá Thanh Hóa viện dẫn lý do HLV Velizar Popov (người Bulgaria) chỉ phản ứng cầu thủ chứ không phải phản đối trọng tài, đồng thời chỉ ra một loạt sai sót của trọng tài, để HLV Popov được nhẹ tội. VFF phân xử rạch ròi, chuyện nào ra chuyện đó, trọng tài sai, trọng tài bị xử lý. Nhưng HLV Popov có phản ứng gây phản cảm, to tiếng quá mức trên sân, vị HLV người Bulgaria vẫn đáng bị phạt. Với HLV Văn Sỹ Sơn của CLB bóng đá Quảng Nam, vị HLV này thoát được thẻ đỏ của trọng tài, dù ông Văn Sỹ Sơn phản ứng cả trên sân lẫn chỉ trích trọng tài trong phòng họp báo sau trận, HLV Văn Sỹ Sơn bị "phạt nguội", bị cấm ngồi trong khu kỹ thuật của đội bóng đất Quảng 2 trận.Sau một loạt động thái của VFF, vòng đấu 14 của V-League diễn ra cuối tuần rồi giảm hẳn những hình ảnh xấu xí từ khu kỹ thuật. Đa số các trận đấu vào lúc này vẫn cực kỳ căng thẳng, nhưng đấy đơn thuần là sự căng thẳng về mặt chuyên môn, đến từ sự ganh đua thành tích giữa các đội bóng, chứ không phải sự căng thẳng đến từ những tranh cãi vô bổ và vô ý thức từ trong các khu kỹ thuật.Kỳ thực, khi các HLV bình tĩnh, cầu thủ của họ chơi tốt hơn, ví dụ sinh động nhất là trường hợp của đội Thanh Hóa trong trận đấu với Quảng Nam tối qua (23.2). Ở cuối trận đấu nói trên, có một số tình huống nhạy cảm xảy ra trong khu vực cấm địa của đội bóng đất Quảng, khi Thanh Hóa đang bị dẫn trước. Trước đây, HLV Popov thường phản ứng mạnh khi đứng trước các tình huống tương tự.Nhưng hôm qua, ông Popov bình tĩnh chờ trọng tài kiểm tra VAR và đưa ra các quyết định. Sự bình tĩnh này giúp ích cho chính các học trò của của vị HLV người Bulgaria, nhờ thế mà các cầu thủ Thanh Hóa bình tĩnh thi đấu cho đến tận khoảnh khắc cuối cùng, trước khi họ được tưởng thưởng bằng bàn thắng gỡ hòa ở phút bù giờ thứ 8 của hiệp 2. Trước đó, cựu Phó chủ tịch chuyên môn VFF, đồng thời là cựu Trưởng Ban trọng tài VFF Dương Vũ Lâm từng bình luận: "Bóng đá hiện tại khác xa trước đây. Ngày nay, những tranh cãi quá mức với trọng tài trên sân cỏ đôi khi… vô ích, vì những tình huống nhạy cảm nhất, khó quan sát nhất, khó xử lý nhất đều đã được VAR xử lý. Góc nhìn của VAR bao quát và rõ ràng hơn hẳn góc nhìn của bất kỳ người nào. Vả lại, khi bóng đá có VAR, giới trọng tài muốn đổi trắng thay đen trong các quyết định của họ cũng chẳng được, vì VAR sẽ chỉ ra trọng tài đúng hay trọng tài sai, pha bóng đang bị tranh cãi đấy là có lỗi hay không có lỗi".Về mặt này, có vẻ như các HLV trẻ thích nghi với công nghệ mới tốt hơn các HLV được cho là thiếu kinh nghiệm. Các HLV thuộc thế hệ sau như các ông Phùng Thanh Phương (CLB TP.HCM), Nguyễn Thành Công (Hà Tĩnh), hay thế hệ sau nữa của những Nguyễn Công Mạnh (Bình Dương), Phan Như Thuật (SLNA) hiếm khi phản ứng vô cớ trên sân. Có vẻ như những HLV thuộc thế hệ sau cập nhật sự thay đổi của bóng đá quốc tế tốt hơn một vài HLV đàn anh. Hoặc với HLV nhiều kinh nghiệm làm việc ở các giải đấu quốc tế lớn như ông Mano Polking (CLB Công an Hà Nội, cựu HLV đội tuyển Thái Lan) cũng hiếm có kiểu chỉ trích kịch liệt trọng tài trên sân. Ông này nổi tiếng là người sôi nổi, nhưng hiếm có cảnh ông Polking nhào thẳng vào sân chỉ mặt vào trọng tài mắng té tát, như đã xuất hiện ở một vài HLV tại V-League. Các ông Mano Polking, Nguyễn Thành Công, hay Phùng Thanh Phương... biết rằng việc của họ là tập trung vào chuyên môn. Họ không thiếu nhiệt huyết trong công việc, họ vẫn biết cách truyền sự nhiệt huyết này vào các cầu thủ của họ, như cách cầu thủ Công an Hà Nội của HLV Mano Polking quyết tâm "săn tìm" bàn thắng quyết định đến tận phút bù giờ thứ 10 của hiệp 2, trong trận đấu gặp Thể Công Viettel tối qua. Tuy nhiên, nhiệt huyết không đồng nghĩa với mất kiểm soát. Các HLV này thường không đổ lỗi cho trọng tài mỗi khi đội của họ gặp vấn đề không như ý trên sân, không tạo hình ảnh xấu bằng những màn phản ứng có thể gây kích động cho các cầu thủ, thậm chí kích động khán giả trên các khán đài. FPT Play - Đơn vị duy nhất phát sóng trọn vẹn LPBank V.League 1-2024/25, tại https://fptplay.vn