$940
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xổ số thứ bảy hàng tuần. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xổ số thứ bảy hàng tuần.Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu Frontiers in Nutrition, đã phát hiện thêm tin vui cho những người thích ăn trái cây, nhất là chuối.Theo đó, ăn 1 quả táo mỗi ngày không chỉ giúp bạn tránh xa bác sĩ mà còn giúp bạn kéo dài đáng kể tuổi thọ. Cả chuối cũng vậy, các nhà khoa học đã khám phá ra lượng chuối nên ăn để giảm nguy cơ tử vong sớm, giúp bạn sống thọ hơn.Các nhà khoa học từ Trung Quốc đã theo dõi 2.184 nam giới và phụ nữ trung niên bị huyết áp cao trong suốt một thập kỷ.Kết quả, nghiên cứu đã phát hiện ăn 3 - 6 quả chuối mỗi tuần, nghĩa là 0,5 - 1 quả chuối mỗi ngày, giúp giảm đến 30% nguy cơ tử vong sớm, giúp kéo dài tuổi thọ, theo tờ New York Post.Tiến sĩ Will Bulsiewicz, bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa ở Mỹ, từng phân tích những lợi ích của táo và chuối.Ông giải thích táo là nguồn chất xơ tuyệt vời, 1 quả táo cỡ trung bình chứa khoảng 4,4 gram chất xơ. Táo cũng chứa lượng "khủng" các dưỡng chất thực vật có thể giúp ngăn ngừa bệnh mạn tính.Trong khi đó, chuối chứa 12% nhu cầu vitamin C, 7% nhu cầu vitamin B2, 10% nhu cầu kali và 8% nhu cầu magiê hằng ngày.Chuối là nguồn kali tuyệt vời, có thể giúp hạ huyết áp và giảm nguy cơ tăng huyết áp.Chuối cũng là nguồn dopamine và catechin, có thể ngăn ngừa căng thẳng oxy hóa gây ra lão hóa.Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị nên ăn 4 - 5 phần trái cây và rau mỗi ngày. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xổ số thứ bảy hàng tuần. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xổ số thứ bảy hàng tuần.Chiều 25.2, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tổ chức lễ trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (gọi chung là sổ đỏ) cho các tổ chức tôn giáo và Tổng công ty Điện lực TP.HCM.Cụ thể, 8 tổ chức nhận sổ đỏ gồm: Giáo xứ Hà Đông, Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) – Chi hội Gò Vấp, Chùa Phổ Minh (Q.Gò Vấp), Giáo xứ Nam Hưng, Chùa Ngọc Lâm (H.Hóc Môn), Chùa Di Lạc (Q.Bình Tân), Nhà hưu dưỡng linh mục Bắc Ninh, Chùa Nam Thiên Nhất Trụ (TP.Thủ Đức).Riêng Tổng công ty Điện lực TP.HCM được cấp giấy chứng nhận đối với 30 khu đất làm trạm điện.Ông Nguyễn Toàn Thắng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM, cho biết sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, không chỉ khẳng định vai trò của tôn giáo trong việc đảm bảo nhu cầu tín ngưỡng, an sinh xã hội và phát triển văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý đối với các đơn vị có tính chất đặc thù trong công tác quản lý đất đai.Từ khi luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ tháng 8.2024, TP.HCM đã có 26 hồ sơ của các cơ sở tôn giáo được trình và cấp sổ đỏ, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định.Tính chung từ năm 2008 đến nay, địa phương cấp hơn 1.000 sổ đỏ với tổng diện tích hơn 2,5 triệu m² đất cho các cơ sở tôn giáo. Đây là kết quả của sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp chính quyền, ngành tài nguyên và môi trường với các tổ chức tôn giáo để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận."Việc cấp sổ đỏ là sự ghi nhận về mặt pháp lý đối với quyền sử dụng đất của các tổ chức tôn giáo, đồng thời là cam kết của chính quyền trong việc đồng hành, hỗ trợ để các cơ sở tôn giáo hoạt động thuận lợi, ổn định", ông Thắng nói thêm.Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM tin tưởng với cơ sở pháp lý rõ ràng, các tổ chức tôn giáo sẽ tiếp tục phát huy tinh thần "tốt đời, đẹp đạo", thực hiện tốt phương châm "đạo pháp – dân tộc – chủ nghĩa xã hội", đóng góp nhiều hơn nữa vào sự phát triển thành phố.Sắp tới, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rà soát và tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến đất đai của các cơ sở tôn giáo, đồng thời mong muốn nhận được sự phối hợp tích cực từ các tổ chức tôn giáo trong việc kê khai, đăng ký và hoàn thiện hồ sơ.Theo số liệu của cơ quan quản lý đất đai đến hết tháng 2.2025, toàn TP.HCM đã cấp 1.586.838 giấy chứng nhận cho cá nhân (tỷ lệ 99,7% so với diện tích đất cần cấp) và cấp 1.516.615 giấy chứng nhận cho tổ chức (tỷ lệ 92,5%). ️
Một ngày giữa tháng 2, chúng tôi có hẹn với người đàn ông Pháp Philippe Tougeron (61 tuổi) cùng con gái gốc Việt Oriane Mai Anh Tougeron (30 tuổi) trong một quán cà phê trên đường Trương Định (Q.1), cách khách sạn nơi hai cha con ở không xa.Cuộc hẹn diễn ra không lâu, sau chuyến bay hơn 10.000 km của cha con ông Philippe từ Pháp về TP.HCM mang theo một nỗi niềm "tìm mẹ cho con" đầy da diết. Đường phố TP.HCM bên ngoài náo nhiệt, bên trong quán cà phê ông Philippe trầm ngâm kể về câu chuyện của gia đình mình.Mọi chuyện bắt đầu vào năm 1994, vợ chồng người đàn ông Pháp có chuyến về Việt Nam để nhận con nuôi, bởi ông và vợ không thể có con. Định mệnh như sắp đặt để cô bé Vũ Thị Mai Anh đến với cuộc đời của 2 vợ chồng Pháp nhân hậu.Theo những hồ sơ mà người cha còn gìn giữ, Mai Anh sinh ngày 30.12.1994 tại Nhà hộ sinh Tân Bình. Trong giấy chứng sanh, ghi rõ thông tin vô cùng quan trọng về mẹ ruột.Mẹ Mai Anh tên Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 làm nghề may. Người mẹ tạm trú ở số 72 Sao Mai, P.6 (Q.Tân Bình). Bà sinh Mai Anh lúc 15 giờ 35 phút, mới chào đời cô bé nặng 2,6 kg. Trong hồ sơ của Nhà nuôi trẻ Mầm Non 2 thời điểm đó có thuật lại về câu chuyện của Mai Anh chi tiết, như sau: Ngày 31.12.1994, có cô Vũ Thị Hằng Nga, sinh năm 1976 đem đến cho nhà nuôi trẻ chúng tôi một bé gái mới sinh ngày 30.12.1994 (có kèm giấy chứng sinh).Vì hoàn cảnh gia đình cô không thể nuôi con được nên giao phó cho trường nuôi dưỡng và định đoạt cho cháu. Chúng tôi xin quý ban cho cháu được nhập trường Mầm Non 2 để cháu được hưởng mọi chế độ như các trẻ sơ sinh bị bỏ rơi khác. Kèm theo hồ sơ nhận nuôi Mai Anh còn có tờ giấy cho con được lăn tay bởi bà Vũ Thị Hằng Nga ngày 30.12.1994, với những dòng chia sẻ xúc động của người mẹ: Tôi tên Vũ Thị Hằng Nga, 18 tuổi, có sanh một đứa bé gái ở bảo sanh Tân Bình ngày 30.12.1994. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn và không thể nuôi đứa bé được. Vậy nay tôi bằng lòng cho trại Mầm Non 2 để nuôi dưỡng cháu bé. Tôi xin cam đoan không gây khó khăn cho trường...Sau đó không lâu, bé gái được bà Hằng Nga sinh ra đã được vợ chồng ông Philippe nhận nuôi và sống một cuộc đời mới tươi đẹp ở nước Pháp với cái tên Oriane Mai Anh Tougeron. Đứa trẻ đến với vợ chồng ông như một món quà đã khiến cho cuộc sống của ông và vợ hạnh phúc hơn, căn nhà rộn rã tiếng cười. Họ thực sự hạnh phúc khi trở thành cha mẹ và cũng nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc một đứa con.Không chỉ nhận nuôi Oriane, năm 1997, vợ chồng ông Philippe cũng nhận nuôi thêm một người con trai Việt Nam được sinh ra ở Vũng Tàu để "vui cửa vui nhà" và để cô con gái mình có thêm một người em. Đó là anh Maxime. Cả gia đình lớn lên đầy hạnh phúc và yêu thương nhau.Oriane nói rằng tuổi thơ của cô đầy tuyệt vời khi được sống trong tình yêu thương của cha mẹ nuôi người Pháp, được họ dành những điều tốt đẹp nhất. "Gia đình chúng tôi giữ liên lạc và nhiều lần về thăm gia đình Việt Nam của em trai tôi. Chính sự gắn kết giữa 2 bên gia đình cũng là điều thôi thúc tôi muốn tìm lại mẹ ruột, tìm lại gia đình Việt Nam của mình", Oriane bày tỏ.Dẫu rằng từ nhỏ, Oriane chưa từng có ý định tìm lại gia đình ruột thịt của mình. Tuy nhiên ở độ tuổi này, khi nhận được câu hỏi của cha, rằng: "Con có muốn tìm lại mẹ ruột của mình không? Nếu con đồng ý, cha sẵn lòng cùng con về Việt Nam tìm lại cội nguồn", cô gái Pháp gốc Việt đã suy nghĩ rất nhiều. Cuối cùng, cô gái thực sự đã quyết định tìm lại mẹ. Dù nhiều lần về lại Việt Nam, nhưng hành trình này của Oriane trở nên đặc biệt hơn khi lần đầu tiên cùng cha tìm lại mẹ ruột của mình. "Nếu có một điều muốn nói với mẹ ruột trong bài báo này, bạn sẽ nói gì?", nghe tôi hỏi, Oriane trở nên xúc động. Cô gái Pháp không nói giỏi tiếng Anh, cố gắng gõ vào điện thoại những dòng chữ trên ứng dụng phiên dịch, nhưng sự xúc động khiến tay cô cứng đờ. Thấy vậy, người cha Pháp vỗ về con gái an ủi, để con lấy lại bình tĩnh. "Con thực sự thấu hiểu được lý do vì sao mẹ bỏ rơi con và con sẽ không trách mẹ vì điều đó!", Oriane chia sẻ.Hành trình tìm mẹ của cô gái Pháp, bên cạnh sự giúp đỡ của cha nuôi còn có sự đồng hành của những người Việt Nam tốt bụng, là ông Huỳnh Tấn Sinh hiện sống ở Pháp và bà Trần Thị Thu Hương (49 tuổi), hiện làm việc ở TP.HCM.Dự theo địa chỉ của người mẹ, bà Hương tìm đến để dò hỏi thông tin. "Tuy nhiên qua thời gian, số nhà trong hồ sơ đã đổi thành số mới. Người ở nhà và cả những người xung quanh cho biết căn nhà đã qua nhiều đời chủ, trong đó có đời chủ đã sang nước ngoài định cư", chị Hương cho biết thêm.Ông Sinh và bà Hương hy vọng nếu bà Vũ Thị Hằng Nga hay người quen có đọc được những thông tin này, xin hãy liên lạc với cô gái Pháp để cô được đoàn tụ cùng gia đình ruột thịt.Ai có thông tin về bà Vũ Thị Hằng Nga xin vui lòng liên hệ số điện thoại: 0932.387.137 (gặp chị Hương). Gia đình cô gái Pháp vô cùng biết ơn!Ông Philippe tâm sự 2 người con nuôi gốc Việt chính là niềm tự hào lớn trong cuộc đời của ông. Nuôi nấng 2 con từ nhỏ, nay con lớn không, công việc ổn định cũng như hiếu thảo với cha mẹ nuôi khiến ông hạnh phúc."Con gái tôi hiện đang làm kế toán. Con bé là người tử tế, có phần nhạy cảm. Gia đình chúng tôi rất gắn kết, chia sẻ với nhau nhiều điều trong cuộc sống. Tôi thực sự hy vọng sẽ tìm thấy mẹ ruột của con trên hành trình này", người cha xúc động, chia sẻ. ️
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á. ️