Disney lên kế hoạch cắt giảm nhiều phim siêu anh hùng
Theo Wccftech, động thái mới nhất của Qualcomm cho mục tiêu tham gia thị trường sản xuất vi xử lý (CPU) máy chủ là việc tuyển dụng Sailesh Kottapalli, cựu kiến trúc sư trưởng dòng Xeon của Intel, người hiện đảm nhiệm vị trí Phó chủ tịch cấp cao tại Qualcomm. Đây là bước đi quan trọng trong kế hoạch chinh phục thị trường đầy tiềm năng này.Các CPU máy chủ của Qualcomm dự kiến sẽ dựa trên kiến trúc ARM, sử dụng các lõi hiệu năng cao Nuvia HPC. Đây là công nghệ mà Qualcomm đã tiếp nhận sau khi mua lại startup Nuvia vào năm 2021. Trước đây, Nuvia được kỳ vọng sẽ phát triển CPU máy chủ trước cả dòng Snapdragon X Elite, nhưng kế hoạch bị trì hoãn. Với việc Qualcomm hiện tại tập trung nguồn lực vào lĩnh vực này, có thể thấy các CPU mới đã đạt đến giai đoạn phát triển tích cực.Qualcomm không phải là cái tên mới trong lĩnh vực CPU máy chủ. Trước đây, hãng từng tung ra dòng sản phẩm Centriq vào năm 2016, sử dụng kiến trúc ARM. Dù nhận được sự chú ý ban đầu, nhưng Centriq đã không đạt được thành công thương mại vì các vấn đề về hỗ trợ phần mềm và sự thống trị của kiến trúc x86. Đây sẽ là bài học quan trọng để Qualcomm rút kinh nghiệm, đặc biệt khi hãng quay lại thị trường này trong bối cảnh mới.Tuy nhiên, Qualcomm có cơ hội lớn trong việc thúc đẩy các giải pháp ARM trong thị trường trung tâm dữ liệu, nơi các đối thủ như Amazon với Graviton hay Ampere Computing chưa thực sự bứt phá. Thành công của Qualcomm trong việc phát triển hệ sinh thái "Windows trên ARM" cũng là tín hiệu tích cực cho các dự án CPU máy chủ sắp tới.Sự gia nhập của Qualcomm vào thị trường CPU máy chủ được kỳ vọng sẽ khuấy động thêm sự cạnh tranh với các nhà sản xuất hiện tại. Trong khi AMD và Intel tiếp tục thống trị với các giải pháp x86, Qualcomm đang đặt cược vào khả năng của kiến trúc ARM để mang lại hiệu suất cao hơn và hiệu quả năng lượng tốt hơn.Yếu thế vẫn không buông bỏ
Sự thay đổi nằm ở các chính sách của Xiaomi đối với việc mở khóa bootloader nhằm nâng cao tính bảo mật và bảo vệ người dùng khỏi các hành vi lạm dụng. Đây được xem như là miếng đánh của công ty đối với các mẫu smartphone xách tay có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc và đang bày bán tại nhiều cửa hàng Việt Nam với giá rẻ hơn nhiều so với các phiên bản phân phối chính thức, hoặc bản quốc tế.Vậy quy định mới có ý nghĩa ra sao khiến người mua các mẫu smartphone Xiaomi nội địa phải cảm thấy lo lắng? Để giải đáp câu hỏi này, chúng ta cần hiểu rõ hơn về chính sách mở khóa bootloader của Xiaomi. Về cơ bản, đây là chính sách cho phép người dùng thực hiện các thay đổi đối với phần mềm của thiết bị, chẳng hạn như root (chỉnh sửa thư mục tệp của hệ điều hành).Tính năng này thường được sử dụng bởi các lập trình viên hoặc người dùng có kinh nghiệm nhưng được khai thác để giúp người dùng mua smartphone Xiaomi với giá rẻ hơn nhiều so với mức giá mà họ phải trả cho các nhà phân phối Xiaomi chính hãng. Tuy nhiên, lý do mà Xiaomi đưa ra cho việc siết chặt bootloader nằm ở vấn đề "bảo mật".Với chính sách mới, người dùng giờ đây phải trả lời các câu hỏi về việc đủ điều kiện, đăng ký, liên kết tài khoản với thiết bị. Quan trọng hơn, quá trình thực hiện tất cả các bước này trên cùng một thiết bị. Điều đó giúp ngăn chặn các sửa đổi trái phép một cách hiệu quả hơn.Kết quả là kể từ bây giờ, sau khi nhận được ủy quyền mở khóa, người dùng chỉ có 14 ngày (tương đương 336 giờ) để hoàn tất quy trình liên kết và mở khóa. Nếu không thực hiện trong thời gian này, giấy phép sẽ bị vô hiệu và không thể cấp lại hoặc gia hạn.Hơn nữa, Xiaomi cũng đã đặt ra quy định mới, theo đó mỗi người dùng chỉ được mở khóa một thiết bị trong vòng 12 tháng. Điều này trái ngược với chính sách trước đây khi người dùng có thể mở khóa tối đa ba thiết bị trong cả thị trường Trung Quốc và toàn cầu.Đặc biệt, tất cả thao tác liên quan đến việc mở khóa bootloader phải được thực hiện bởi chủ tài khoản Xiaomi đã được xác minh. Nếu người dùng cố gắng sử dụng tài khoản của mình để mở khóa thiết bị không phải của họ có thể đối mặt với các hậu quả nghiêm trọng, bao gồm đình chỉ tài khoản vĩnh viễn hoặc thậm chí là hành động pháp lý.Với những gì đã xảy ra, có lẽ đã đến lúc mọi người cần tránh xa việc mua các mẫu smartphone nội địa đến từ thương hiệu Xiaomi. Ngay cả khi giá bán của chúng rẻ hơn vài triệu đồng, sự phiền hà sẽ khiến trải nghiệm của người dùng trở nên khó chịu rất nhiều.
Người lớn, trẻ em đội nắng bắt hến trên hồ thủy lợi
Đảm nhiệm việc chi tiêu trong nhà, chị Hương (35 tuổi, TP.HCM) kể lại trải nghiệm mua sắm mà đến giờ chị vẫn thấy hụt hẫng. Là người luôn đặt niềm tin vào những thương hiệu lớn, chị quyết định mua một sản phẩm đắt tiền từ một hãng nổi tiếng. Nhưng khi cần hỗ trợ trong quá trình sử dụng sản phẩm chị Hương lại có một trải nghiệm hoàn toàn khác. "Tôi gọi đến tổng đài thì bị chuyển từ người này sang người khác, ai cũng hứa sẽ xử lý nhưng rồi chẳng ai thực sự quan tâm. Cảm giác lúc đó như mình bị bỏ rơi vậy", chị chia sẻ. Sau lần đó, chị Hương trở nên e dè khi lựa chọn những thương hiệu tương tự, bởi trong tâm trí chị, dịch vụ tốt không chỉ nằm ở sản phẩm mà còn ở cách thương hiệu hiểu và thật lòng quan tâm đến khách hàng.Trái ngược với câu chuyện của chị Hương là trải nghiệm tích cực của anh Minh (40 tuổi, Hà Nội). Trong quá trình mua bảo hiểm cho gia đình, anh được một chuyên viên tư vấn tận tâm hỗ trợ. "Ban đầu tôi cũng lo lắng, nhưng cách chị chuyên viên tư vấn lắng nghe khiến tôi thấy yên tâm. Không chỉ giới thiệu về sản phẩm, chị còn có những phân tích tài chính đáng tin cậy giúp tôi có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất. Bên cạnh đó, chị cũng luôn kịp thời giải đáp các thắc mắc phát sinh sau khi mua nên tôi có cảm giác rất tin tưởng", anh Minh chia sẻ. Với anh, đây không chỉ là một giao dịch, mà là một mối quan hệ đáng trân trọng. "Chị chuyên viên ấy giống như một người bạn luôn đồng hành với gia đình tôi, chứ không chỉ đơn thuần là bán bảo hiểm", anh nói thêm.Những câu chuyện như của chị Hương hay anh Minh cho thấy khi khách hàng cảm nhận được sự chân thành, họ sẽ hài lòng và đặt niềm tin vào thương hiệu. Và niềm tin ấy, theo thời gian, trở thành nền tảng bền vững, nơi doanh nghiệp không chỉ phục vụ mà còn thực sự đồng hành cùng khách hàng trong từng giai đoạn của cuộc sống.Sự tận tâm trong dịch vụ chăm sóc khách hàng là giá trị cốt lõi để xây dựng những mối quan hệ lâu dài. Điều này cũng đúng trong ngành Bảo hiểm Nhân thọ bởi một hợp đồng bảo hiểm thường có thời hạn nhiều năm, mối quan hệ giữa chuyên viên tư vấn bảo hiểm (CVTV) và khách hàng cần được vun đắp trên nền tảng của sự chân thành và trung thực trong tư vấn. CVTV không chỉ mang đến các giải pháp tài chính mà còn đóng vai trò như một người bạn, luôn sẵn sàng hiện diện bên cạnh khách hàng trong những thời điểm quan trọng của cuộc đời.Tại Hội nghị Khởi động Kinh doanh Kênh Đại lý 2025 của AIA gần đây, tinh thần bền vững ấy đã được biểu đạt thông qua tác phẩm sắp đặt nghệ thuật độc đáo mang tên The Unbeatable Agency. Tác phẩm được tạo nên bởi tinh thần và tình yêu của hơn 3.000 Doanh chủ, Cấp quản lý và Chuyên viên tư vấn của AIA Việt Nam. Từng chi tiết trong tác phẩm mô phỏng sinh động sợi dây đan xen liên thế hệ là biểu trưng cho những kết nối chân thực để mỗi người sống khỏe trọn vẹn, hạnh phúc, sống động cùng nhau trong hành trình gắn kết bền chặt với Khách hàng và Cộng sự.Đặt trọng tâm vào các kết nối chân thực, AIA Việt Nam cũng mắt chiến lược Đại lý Ngoại hạng 3.0 - Chiến lược lấy chất lượng là nền tảng cốt lõi để phát triển lực lượng đại lý ngoại hạng, đặt khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động.Là một tập đoàn Bảo hiểm Nhân thọ hàng đầu thế giới, tự hào sở hữu quỹ đầu tư khởi nghiệp hàng triệu đô - minh chứng cho cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ phát triển bền vững trong 25 năm tại thị trường Việt Nam, chiến lược Đại lý Ngoại hạng 3.0 nhấn mạnh việc xây dựng đội ngũ chất lượng cao, coi đây là một sự nghiệp phát triển lâu dài, nâng cao trình độ để trở thành các chuyên gia Hoạch định tài chính và sống khỏe, mang các giải pháp bảo vệ đến với khách hàng.Bước vào năm 2025, với sự tận tâm, chuyên nghiệp tin rằng Cộng đồng Doanh chủ 3.0 của AIA sẽ tiếp tục mang đến các giải pháp bảo vệ, đồng hành cùng khách hàng kiến tạo tương lai tươi sáng, nơi niềm tin là cầu nối bền chặt nhất.
Sáng 3.2, Tỉnh ủy Đồng Tháp tổ chức lễ công bố quyết định thành lập Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp trên cơ sở hợp nhất nguyên trạng Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy. Đồng thời, công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về vị trí lãnh đạo của đơn vị này.Theo đó, Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp được tổ chức cơ cấu lãnh đạo gồm 1 trưởng ban và không quá 4 phó ban. Đồng thời, cơ cấu ban này gồm 4 đầu mối giúp việc gồm văn phòng và 3 phòng (phòng Lý luận chính trị - Khoa giáo - Văn hóa; phòng Tuyên truyền - Báo chí - Xuất bản; phòng Dân vận).Tại buổi lễ, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp công bố và trao quyết định điều động, bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Kim Tuyến (46 tuổi), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp. Đồng thời, trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Định (51 tuổi), Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và bà Lưu Thị Thanh Loan (50 tuổi), Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy cùng giữ chức Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp.Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Nguyễn Thị Kim Tuyến cảm ơn sự lãnh đạo tỉnh đã tin tưởng, điều động, bổ nhiệm bà vào vị trí công tác mới. Bà Tuyến hứa sẽ không ngừng trau dồi, học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ lãnh đạo và cố gắng nỗ lực, đoàn kết cùng lãnh đạo, tập thể cán bộ Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần chung vào sự phát triển của tỉnh Đồng Tháp trong thời gian tới.Ông Lê Quốc Phong, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp đề nghị, trong bối cảnh và giai đoạn mới, công tác tuyên truyền, giáo dục tư tưởng trong Đảng là rất quan trọng nên yêu cầu hoạt động của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp sau khi hợp nhất phải đặt ra yêu cầu cao hơn. Cán bộ của ban phải đổi mới phương thức, đổi mới nội dung và tiếp cận với các phương tiện hiện đại trong tình hình phát triển thực tế của Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp. Đối với công tác dân vận, vận động quần chúng tiếp tục phát huy hiệu quả để tập hơn các tầng lớp nhân dân tạo thành sức mạnh chung để thực hiện thắng lợi các mục tiêu cao hơn trong tiến trình phát triển của tỉnh.Giao nhiệm vụ cho các lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Đồng Tháp, ông Lê Quốc Phong cho biết: "Với sự tin tưởng và kỳ vọng của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, đề nghị sau khi thành lập, các lãnh đạo ban nhanh chóng phát huy năng lực, kinh nghiệm nắm bắt nhiệm vụ được giao, rà soát kiện toàn lại đội ngũ cán bộ trong đơn vị để bố trí công việc phù hợp với năng lực, sở trường công tác nhằm hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần vào mục tiêu phát triển chung của tỉnh".
Xuất khẩu được mùa, vì sao doanh nghiệp thua lỗ nợ nần?
Hôm nay (27.1) là tròn 7 năm trận chung kết U.23 châu Á 2018. Trên đất Thường Châu lạnh giá, với màn tuyết trắng xóa phủ kín mặt sân, U.23 Việt Nam đã làm nên chiến tích phi thường khi chiến đấu sòng phẳng với U.23 Uzbekistan ở trận chung kết. Thầy trò HLV Park Hang-seo hòa đối thủ với tỷ số 1-1 cho đến tận phút cuối cùng của hiệp phụ thứ hai, trước khi thua bởi pha lập công quyết định của Sirodov bên phía đối thủ.Dù thua ở giây cuối cùng và lỡ hẹn với đỉnh vinh quang, nhưng U.23 Việt Nam đã có giải đấu xứng đáng đi vào lịch sử. Quang Hải cùng đồng đội vượt qua bảng đấu có sự hiện diện của các đội mạnh như U.23 Hàn Quốc, U.23 Úc và U.23 Syria. Ở tứ kết, U.23 Việt Nam tiếp tục đánh bại U.23 Iraq trên chấm luân lưu với tỷ số 5-4 (hòa 3-3 sau 120 phút). Còn tại bán kết, học trò HLV Park Hang-seo đã chơi một trong những trận hay nhất mà bóng đá Việt Nam từng chứng kiến khi hạ U.23 Qatar với tỷ số 4-3 cũng trên chấm luân lưu (hòa 2-2 sau 120 phút).Hành trình kỳ diệu của U.23 Việt Nam chỉ khép lại ở những giây cuối trong trận chung kết, trong cơn mưa tuyết lạnh giá ở Thường Châu. Khoảnh khắc Quang Hải sút phạt với quỹ đạo cầu vồng đưa bóng nằm gọn trong lưới U.23 Uzbekistan, thước phim Duy Mạnh cắm cờ trên đụm tuyết, hay hình ảnh toàn đội căng mình chống chọi đối thủ mạnh hơn nhiều đã thắp lại ngọn lửa niềm tin cho bóng đá Việt Nam, trở thành biểu tượng cho tinh thần thi đấu của một thế hệ kiên cường, không bao giờ từ bỏ."Mai này ai nhắc lại Thường Châu..." là dòng tựa đề mà trang chủ FIFA dành tặng cho U.23 Việt Nam. Sau 7 năm, giải đấu này vẫn nằm trong tâm trí người hâm mộ với ký ức không thể phai mờ. Đây cũng là giải đấu hiếm hoi đã đưa người hâm mộ ra đường ăn mừng, "đi bão" với màu cờ đỏ sao vàng rực sáng từng con phố. Sau giải U.23 châu Á 2018, bóng đá Việt Nam cũng thiết lập hàng loạt cột mốc đáng nhớ: đứng hạng tư ASIAD 2018, vô địch AFF Cup 2018, lọt vào tứ kết Asian Cup 2019 và vòng loại thứ ba World Cup 2022. Kỷ nguyên thành công rực rỡ của HLV Park Hang-seo mãi là vết son chói lọi trong lịch sử bóng đá Việt Nam.Sau 7 năm, người hâm mộ Việt Nam lại đổ ra đường ăn mừng chức vô địch AFF Cup 2024. Ở đó, những người hùng Thường Châu năm nào như Quang Hải, Duy Mạnh, Xuân Mạnh, Tiến Dũng... đều đã để lại dấu ấn đậm nét, giúp đội tuyển Việt Nam trở lại đỉnh cao Đông Nam Á.