Có nên 'lội ngược dòng' chọn khối ngành ít người học?
Theo dự thảo mới nhất (dự thảo 12) Nghị quyết về việc thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam, chính sách về đất đai trong trung tâm tài chính được đề xuất quy định như sau: đối với các ngành, nghề, lĩnh vực thuộc ngành, nghề ưu tiên phát triển của trung tâm tài chính quy định tại quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn sử dụng đất không quá 70 năm; đối với các ngành, nghề khác không quá 50 năm.Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định.Đáng chú ý, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất trong trung tâm tài chính tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam để vay vốn thực hiện dự án đầu tư mà không phụ thuộc vào hình thức trả tiền thuê đất cho Nhà nước.Tổ chức kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại các tổ chức tín dụng nước ngoài để vay vốn đầu tư; khi xảy ra tranh chấp thực hiện theo pháp luật của Việt Nam.Khi xử lý tài sản thế chấp, bên nhận thế chấp chỉ được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cho các đối tượng được phép nhận chuyển nhượng theo quy định của pháp luật Việt Nam.Bộ KH-ĐT còn đề xuất, người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc, hoạt động đầu tư kinh doanh tại trung tâm tài chính được phép nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng, mua bán nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở trong trung tâm tài chính.Việc sở hữu có thể thực hiện thông qua các hình thức mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế từ chủ đầu tư dự án hoặc tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sở hữu bất động sản trong dự án đầu tư xây dựng bất động sản. Quyền, nghĩa vụ về đất đai của nhà đầu tư và người sở hữu được xác định tương ứng với hình thức giao đất, cho thuê đất của dự án đầu tư xây dựng bất động sản theo quy định của pháp luật về đất đai.Góp ý với hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam, Bộ Công thương đề nghị đánh giá tác động đối với chính sách cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam được nhận chuyển nhượng, chuyển nhượng, mua bán nhà ở tại các dự án trong trung tâm tài chính."Như vậy, người nước ngoài không ở Việt Nam cũng có thể mua, đầu cơ, đẩy giá lên cao, dẫn đến việc thuê mua nhà ở của những người làm việc tại trung tâm tài chính không thuận lợi, làm giảm tính cạnh tranh về chi phí, thu hút người lao động", Bộ Công thương bày tỏ quan ngại.Ngoài ra, bộ này còn đề nghị làm rõ chính sách về thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp thành viên trung tâm tài chính.Theo Bộ Xây dựng, đề cương dự thảo nghị quyết có quy định các chính sách về đất đai trong trung tâm tài chính về thời hạn sử dụng đất, quyền thế chấp quyền sử dụng đất, người nước ngoài được phép mua bán nhà ở tại các dự án đầu tư xây dựng nhà ở…Hồ sơ đề nghị xây dựng nghị quyết của Quốc hội cần làm rõ các chức năng của trung tâm tài chính, phân rõ sự tương đồng và khác biệt giữa trung tâm tài chính quốc tế và trung tâm tài chính khu vực để làm cơ sở đánh giá việc thi hành các pháp luật có liên quan về đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản và đề xuất các cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy việc xây dựng các trung tâm tài chính của Việt Nam, góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.Hồi đáp góp ý này, Bộ KH-ĐT kiến nghị không phân định sự khác biệt giữa trung tâm tài chính khu vực và trung tâm tài chính quốc tế để đảm bảo sự phát triển đồng bộ giữa các trung tâm tài chính.Ngày 18.2, Bộ KH-ĐT gửi Bộ Tư pháp hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về thành lập và hoạt động của trung tâm tài chính tại Việt Nam, đề nghị Bộ Tư pháp sớm có ý kiến thẩm định.Bộ KH-ĐT trình Chính phủ dự kiến tiến độ của dự án như sau: Chính phủ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về xây dựng trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào kỳ họp tháng 2. Chính phủ trình Quốc hội thông qua nghị quyết tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV vào tháng 5.Tăng 1 điểm, VN-Index chốt năm 2023 trong sắc xanh
Sáng sớm hôm nay, nhiều người dân cảm thấy trời trở lạnh bất thường dù đang giữa tháng 2. Nguyên nhân do ảnh hưởng không khí lạnh cường độ mạnh ở phía bắc tăng cường khuếch tán sâu xuống Nam bộ. Kèm theo nhiệt độ thấp khoảng 20 - 21 độ C là gió đông bắc hoạt động mạnh và liên tục; sự kết hợp giữa nhiệt độ thấp và gió mạnh khiến nhiều người có cảm giác lạnh hơn bình thường. Nhiều người ra đường vào sáng sớm đều phải mặc thêm áo ấm. Tuy nhiên, nhiệt độ được cải thiện nhanh khi mặt trời xuất hiện và đến sau 8 giờ sáng mức nhiệt tăng thêm 2 độ lên 23 độ C.Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ cho biết: Tại TP.HCM, nhiệt độ thấp nhất vào sáng nay là 20,5 độ C (tại trạm Nhà Bè), còn trên khu vực Nam bộ, nhiệt độ thấp nhất là 17,6 độ C tại Tà Lài (Đồng Nai). Nhiều nơi khác ở miền Đông cũng ghi nhận mức nhiệt dưới 20 độ C như: Phước Long (Bình Phước) là 19,5 độ C, Long Khánh (Đồng Nai) 18,4 độ C, Biên Hòa (Đồng Nai) là 19,6 độ C và Trị An (Đồng Nai) là 19,5 độ C. Dự báo trong ngày hôm nay, vùng biển TP.HCM có gió đông bắc mạnh cấp 6 - 7 giật cấp 8 - 9, biển động mạnh. Thời tiết có mưa rào và giông rải rác, trong cơn giông đề phòng có lốc xoáy.Không khí lạnh sẽ tiếp tục khuếch tán, làm nhiệt độ Nam bộ và TP.HCM trong một vài ngày tới tiếp tục duy trì mức thấp. Nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 20 - 22 độ C và cao nhất từ 32 - 33 độ C. Do gió mùa đông bắc hoạt động mạnh mang mưa giông từ biển vào nên từ ngày 10 - 13.2, có khả năng xuất hiện mưa trái mùa rải rác với lượng nhỏ. Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, không khí lạnh tiếp tục tăng cường và ảnh hưởng đến một số nơi ở nam Trung bộ. Còn khu vực Bắc bộ và bắc Trung bộ trời tiếp tục rét đậm, rét hại. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc bộ phổ biến từ 9 - 12 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 3 độ; ở khu vực bắc Trung bộ phổ biến 11 - 13 độ C, ở khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14 - 17 độ C. Khu vực Hà Nội, nhiệt độ thấp nhất phổ biến 10 - 12 độ C.
Bùng nổ ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Những người đang bị viêm khớp hay đau khớp cũng sẽ cảm thấy khó chịu khi trời trở lạnh. Trời lạnh sẽ khiến khớp xương của họ dễ bị viêm, đau và cứng khớp, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today (Anh).Để bảo vệ sức khỏe, mọi người có thể áp dụng những cách sau:Các chuyên gia cho biết kiểm soát hen suyễn khi mùa đông đến là điều rất quan trọng với sức khỏe đường hô hấp. Điều đầu tiên là người bệnh cần thảo luận với bác sĩ và dùng thuốc theo đúng chỉ định.Ngoài ra, người bệnh cũng cần áp dụng một số biện pháp phòng ngừa. Khi ra ngoài trời lạnh, mũi và miệng cần được che lại bằng khăn hay khẩu trang để làm ấm không khí trước khi hít vào. Họ cần uống nhiều nước hơn, đồng thời dọn dẹp và lau bụi trong nhà, giặt ga trải giường, mền hằng tuần để loại bỏ bụi và các tác nhân gây dị ứng.Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy thời tiết lạnh hơn khiến mọi người ở trong nhà nhiều hơn. Điều này làm giảm mức độ hoạt động thể chất. Tuy nhiên, vận động thể chất thường xuyên rất quan trọng với sức khỏe tổng thể, không chỉ giúp ngăn tăng cân, giảm mệt mỏi mà còn cải thiện tâm trạng, tăng cường sức khỏe xương và hệ miễn dịch.Chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng rất cần thiết vào mùa đông vì giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho hệ miễn dịch khỏe mạnh. Những dưỡng chất này là vitamin A, C, D, E, kẽm, sắt, omega-3 và một số dưỡng chất khác. Khi có đủ các chất này, hệ miễn dịch sẽ có đủ khả năng chống lại các bệnh thường gặp vào mùa đông như cảm lạnh và cúm.Vào mùa đông, chúng ta không đổ nhiều mồ hôi nhưng vẫn mất rất nhiều nước qua da. Đặc biệt, không khí khô lạnh sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước hơn.Thiếu nước không chỉ dẫn đến việc cơ thể mất nước mà còn làm tăng nguy cơ sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu và táo bón. Cơ thể sử dụng nước để duy trì thân nhiệt. Do đó, cơ thể mất nước khiến chúng ta gặp khó khăn khi duy trì thân nhiệt và cảm thấy lạnh hơn. Uống đủ nước cũng sẽ giúp tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng, theo Medical News Today.
Theo Tom'sHardware, báo cáo doanh thu quý 4/2024 của AMD đạt 7,7 tỉ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước. Biên lợi nhuận gộp đạt 51%, trong khi lợi nhuận hoạt động tăng 155% lên 871 triệu USD. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng giảm 28%, xuống còn 482 triệu USD.Điểm nhấn lớn nhất trong kết quả tài chính lần này là sự tăng trưởng đột phá của mảng CPU máy chủ. Doanh thu từ bộ phận trung tâm dữ liệu, bao gồm vi xử lý EPYC và bộ tăng tốc AI (trí tuệ nhân tạo), đạt mức kỷ lục 3,9 tỉ USD, tăng 69% so với quý 4/2023. Đây là lần đầu tiên AMD vượt Intel về doanh thu CPU máy chủ, trong khi mảng trung tâm dữ liệu và AI của Intel chỉ ghi nhận 3,4 tỉ USD, với lợi nhuận hoạt động đạt 200 triệu USD.Ngoài mảng máy chủ, AMD cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong bộ phận CPU dành cho máy tính cá nhân. Doanh thu từ bộ phận này đạt 2,31 tỉ USD, tăng 58% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lợi nhuận hoạt động của bộ phận này tăng vọt 711% lên 446 triệu USD.Tuy nhiên, không phải mọi lĩnh vực kinh doanh của AMD đều có kết quả tích cực. Doanh thu từ mảng gaming giảm 59% xuống còn 563 triệu USD, chủ yếu do nhu cầu yếu đối với GPU Radeon và chip SoC dành cho Xbox và PlayStation. Lợi nhuận hoạt động của mảng này giảm 78%, xuống chỉ còn 50 triệu USD.Việc kinh doanh về các hệ thống nhúng (embedded) của AMD cũng suy giảm với doanh thu giảm 13% xuống còn 923 triệu USD, trong khi lợi nhuận hoạt động giảm 21%, còn 362 triệu USD.Bất chấp những khó khăn trong một số mảng, AMD dự báo doanh thu quý 1/2025 sẽ đạt từ 6,8 đến 7,4 tỉ USD, cao hơn đáng kể so với 5,4 tỉ USD của cùng kỳ năm trước. Công ty kỳ vọng doanh số chip EPYC và bộ tăng tốc AI Instinct tiếp tục tăng trưởng, đồng thời đặt mục tiêu nâng cao biên lợi nhuận trong năm 2025.Dù đạt được cột mốc quan trọng trong mảng CPU máy chủ, cổ phiếu AMD đã giảm hơn 8% sau khi công bố kết quả tài chính, do lo ngại từ nhà đầu tư về doanh thu từ AI và cạnh tranh với Nvidia. Điều này phản ánh những thách thức AMD phải đối mặt trong cuộc đua công nghệ với các đối thủ lớn.
Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc CDC Đà Nẵng liên quan đến Việt Á
Đón Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, về phía Singapore có Bộ trưởng Bộ Nhân lực Singapore Tan See Leng; Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam; Vụ trưởng Vụ Lễ tân, Bộ Ngoại giao Singapore Chia Wei Wen.Phía Việt Nam có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Singapore Trần Phước Anh và phu nhân; cùng đông đảo cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Singapore.Đây là chuyến thăm đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm đến Singapore trên cương vị Tổng Bí thư, đánh dấu một bước tiến mới trong quan hệ song phương giữa Việt Nam và Singapore; thể hiện sự coi trọng thúc đẩy quan hệ với Singapore lên tầm cao mới, phù hợp với chủ trương, đường lối đối ngoại của Việt Nam.Chuyến thăm cũng góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa hai Đảng, tạo cơ sở chính trị vững chắc cho quan hệ hai nước; phát huy tiềm năng hợp tác giữa hai nước trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, năng lượng sạch, trung tâm tài chính...Singapore là một trong những nước ASEAN đầu tiên Việt Nam thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược vào tháng 9.2013. Sau khi nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược, quan hệ Việt Nam - Singapore ngày càng đi vào chiều sâu, phát huy hiệu quả trên mọi lĩnh vực.Cùng với quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác kinh tế - thương mại Việt Nam - Singapore đang là một trong những điểm sáng tiêu biểu trong khu vực Đông Nam Á. Từ năm 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm: năm 2021 đạt 8,3 tỉ USD; năm 2022 đạt trên 9,16 tỉ USD; năm 2023 đạt 9 tỉ USD; 10 tháng năm 2024 đạt 8,64 tỉ USD.Về đầu tư, tính đến tháng 10.2024, Singapore giữ vững vị trí dẫn đầu ASEAN, đứng thứ 2/148 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam (sau Hàn Quốc), với 3.838 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt 81,1 tỉ USD. Các dự án đầu tư của Singapore có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố của Việt Nam, tập trung các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo; kinh doanh bất động sản; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, máy điều hòa không khí.