Ô tô điện Honda Prologue 2024 giá hơn 1,2 tỉ đồng, cạnh tranh VinFast VF 8
Theo báo Khmer Times, báo cáo sơ bộ cho biết dự án kênh đào Phù Nam-Techo dự kiến ảnh hưởng trực tiếp đến gần 10.000 ngôi nhà, 3 nhà máy, 30 cây cầu, 36 tuyến đường quốc lộ, 600 đập/kênh và hơn 7.000 ha đất nông nghiệp. Diễn đàn tập trung thảo luận chi tiết về lợi ích của kênh đào Phù Nam-Techo, đồng thời đề ra kế hoạch phối hợp giữa các nhóm kỹ thuật, chính quyền địa phương và người dân bị ảnh hưởng để đánh giá toàn diện các rủi ro tiềm ẩn. Quy trình giải quyết tác động dự kiến khởi động từ tuần thứ hai của tháng 2.2024, áp dụng phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm cân bằng giữa giải quyết lo ngại của cộng đồng và đảm bảo tiến độ phát triển dự án.Dự án kênh đào Phù Nam-Techo có kinh phí ước tính 1,7 tỉ USD, được tiến hành nhằm tạo ra một tuyến đường thủy mới, dài 180 km trải dài qua địa phận 4 tỉnh Kandal, Takeo, Kampot và Kep của Campuchia. Kinh phí xây dựng từ nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, được thực hiện theo hình thức xây dựng, vận hành và chuyển giao (BOT), dự kiến hoàn thành sau 48 tháng thi công.Dự án kênh đào Phù Nam-Techo được kỳ vọng tạo ra tuyến đường thủy chiến lược, thúc đẩy giao thương và phát triển kinh tế vùng. Tuy nhiên, việc triển khai cần đảm bảo hài hòa giữa lợi ích quốc gia và đời sống người dân địa phương.'Vỡ mộng' vì đi ăn, vui chơi theo lời giới thiệu của TikToker
Theo nguồn tin của Thanh Niên, Honda ADV350 và Honda Forza350 về Việt Nam thời gian gần đây đều được nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan. Trong đó, phía đại lý nhập khẩu ADV350 “Made in Thailand” cho biết, mẫu xe này đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Honda Forza350 về Việt Nam từ cuối năm ngoái và vừa có thêm phiên bản 2022, trong khi đó Honda ADV350 vừa hoàn tất thủ tục thông quan, kiểm định để mở bán tại Việt Nam.
Tay ném gốc Việt giúp Nha Trang Dolphins đánh bại Hanoi Buffaloes ở bán kết VBA 2023
Ngày 19.3, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nêu rõ, ngay sau khi có các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của T.Ư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành kế hoạch để lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức các hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt nghiêm túc, bài bản và khoa học; thành lập ban chỉ đạo, ban hành các quy định, quy chế, quy trình để tổ chức thực hiện; cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết luận bằng chương trình hành động và chỉ đạo các cấp ủy cơ sở, cấp ủy trực thuộc, chủ động việc tổ chức học tập, quán triệt triển khai.Đáng chú ý, sau khi có Kết luận 123, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã chủ động điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 đạt trên 14%, giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng sở, ngành, cơ quan đơn vị để quyết tâm, nỗ lực ở mức cao nhất.Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch nước Lương Cường đánh giá, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh và các tổ chức đảng được kiểm tra đã quán triệt sâu sắc, thái độ nghiêm túc, chuẩn bị kỹ lưỡng, bài bản các nội dung; phối hợp chặt chẽ với Đoàn kiểm tra về bốn nội dung được kiểm tra."Tỉnh Quảng Ninh có nhiều nội dung, cách làm chất lượng, đi trước; có nhiều kinh nghiệm so với cả nước từ tổ chức bộ máy, chuyển đổi số, cải cách hành chính, phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, có nhiều cách làm hay, sáng tạo. Các chủ trương, cách thức tổ chức thực hiện, công tác kiểm tra, giám sát của tỉnh đúng với chủ trương, quan điểm của T.Ư, chính sách pháp luật Nhà nước, phù hợp thực tế địa phương, tạo sự đồng thuận cao trong cán bộ đảng viên và nhân dân", Chủ tịch nước đánh giá.Chủ tịch nước đề nghị, trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh cần rà soát mục tiêu, xây dựng chương trình hoạt động rõ trong từng cơ quan, đơn vị, từng thành viên và tổ chức thực hiện quyết liệt, kiểm tra giám sát sâu sát. Chỉ rõ Quảng Ninh luôn được T.Ư xác định có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh và đối ngoại; là địa phương duy nhất trong cả nước có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc; là địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng có tốc độ đô thị hóa nhanh thuộc diện cao trong cả nước, Chủ tịch nước đề nghị Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cần có các nhóm giải pháp để Quảng Ninh tiến nhanh, chắc, bền vững về mọi mặt, nhất là tiên phong đi đầu trong việc thực hiện bốn nội dung được kiểm tra.Đối với việc tổ chức thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo sự đồng thuận trong Đảng bộ, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, Chủ tịch nước nhấn mạnh cần nghiêm túc quán triệt các nghị quyết, kết luận của Ban chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, quy định, hướng dẫn..., bảo đảm cho bộ máy từ tỉnh đến cơ sở đi vào hoạt động bình thường, không để gián đoạn, ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ chung của toàn tỉnh...
Theo đó, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương đã bầu bổ sung chức danh Phó bí thư Tỉnh ủy đối với ông Nguyễn Lộc Hà (50 tuổi, quê quán P.Chánh Phú Hòa, TP.Bến Cát, Bình Dương) thay cho ông Nguyễn Hoàng Thao, nguyên Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy đã nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 1.11.2024.Ông Nguyễn Lộc Hà có trình độ cử nhân kiến trúc, cử nhân kinh tế chính trị, cao cấp lý luận chính trị, được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương từ tháng 10.2020.Tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Dương lần thứ 41, ông Nguyễn Lộc Hà đã được bầu giữ chức vụ Phó bí thư Tỉnh ủy với 100% số phiếu đồng ý (46/46) nhiệm kỳ 2021-2025.Đến nay, Tỉnh ủy Bình Dương có ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư Tỉnh ủy và 2 Phó bí thư là ông Võ Văn Minh (Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Nguyễn Lộc Hà.Cũng tại hội nghị, Tỉnh ủy Bình Dương đã trao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu ông Bùi Minh Thạnh, Tỉnh ủy viên, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2021-2026.Ông Bùi Minh Thạnh (53 tuổi, quê quán P.Chánh Mỹ, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương) có trình độ cử nhân xây dựng Đảng, cao cấp chính trị; xuất thân từ cán bộ Đoàn với chức vụ Phó bí thư Thị đoàn Thủ Dầu Một.Trước khi được bầu làm Phó chủ tịch UBND tỉnh, ông Thạnh từng trải qua các chức vụ: Chủ tịch UBND P.Phú Hòa (TP.Thủ Dầu Một); Chánh văn phòng Thị ủy Thủ Dầu Một, Phó chủ tịch UBND TP.Thủ Dầu Một; Phó bí thư thường trực Thành ủy Thủ Dầu Một.
Vietnam Airlines chuẩn bị đón thêm 'siêu máy bay' tiếp sức cao điểm hè
Sáng 15.1, TAND TP.Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án đưa, nhận hối lộ và vi phạm quy định đấu thầu xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam. Kết thúc phần xét hỏi, đại diện viện kiểm sát đề nghị mức án đối với các bị cáo.Theo bản luận tội, cơ quan công tố đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam, mức án 12 - 13 năm tù về tội nhận hối lộ.Nhiều cấp dưới của ông Thái ở NXB Giáo dục Việt Nam bị đề nghị tuyên phạm tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, gồm: Lê Hoàng Hải, cựu Phó tổng giám đốc; Phạm Gia Thạch, cựu Kế toán trưởng, cùng bị đề nghị mức án 30 - 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Nguyễn Thị Thanh Thủy và Đinh Quốc Khánh, cựu Trưởng ban và Phó trưởng ban Kế hoạch marketing, lần lượt bị đề nghị mức án 20 - 24 tháng tù và 23 tháng 4 ngày tù.Hai bị cáo Tô Mỹ Ngọc, cựu Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng, bị đề nghị 5 - 6 năm tù; Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty giấy Minh Cường Phát, bị đề nghị mức án 30 - 36 tháng tù, cùng về tội đưa hối lộ.Đại diện viện kiểm sát đánh giá, hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của Nhà nước cũng như NXB Giáo dục Việt Nam - là đơn vị 100% vốn nhà nước, gây thiệt hại hơn 10 tỉ đồng.Trong số các bị cáo, ông Thái giữ vai trò chính, phạm tội nhiều lần, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi. Tuy vậy, cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Việt Nam được ghi nhận đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi bất chính, có nhiều thành tích trong công tác, phối hợp công an làm rõ một số vụ án…Về phía nhà thầu, bị cáo Ngọc và Minh vì mục đích được ký kết các hợp đồng kinh tế đã đưa hối lộ nhiều lần. Cả hai đã tích cực hợp tác với cơ quan điều tra, thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, chủ động nộp tiền khắc phục hậu quả. Riêng bị cáo Ngọc đang bị u xơ tử cung, nuôi 2 con nhỏ, trong đó một cháu bị tự kỷ…Theo cáo buộc, mua giấy in sách giáo khoa là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục Việt Nam, sử dụng từ nguồn vốn sản xuất kinh doanh. Trước năm 2017, đơn vị này áp dụng hình thức "chào giá". Đến năm 2017, khi được bổ nhiệm là Chủ tịch HĐTV kiêm đại diện pháp luật của NXB Giáo dục Việt Nam, ông Thái chỉ đạo mua giấy in theo phương thức chào hàng cạnh tranh rút gọn trái quy định, nhằm hạn chế sự tham gia của các nhà thầu có năng lực.Quá trình thực hiện các gói thầu với tổng giá trị hơn 452 tỉ đồng, ông Thái nhận hối lộ của 2 nhà thầu là Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Công ty giấy Minh Cường Phát với tổng số tiền lên tới 24,9 tỉ đồng.Trong số này, năm 2017, Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng 3 gói thầu với tổng trị giá hơn 282 tỉ đồng. Bị cáo Tô Mỹ Ngọc mang 3 tỉ đồng bay từ TP.HCM ra Hà Nội gặp ông Thái để cảm ơn vì đã giúp công ty trúng thầu.4 năm tiếp theo, từ 2018 - 2021, Công ty Phùng Vĩnh Hưng tham gia và trúng thêm 10 gói thầu. Bà Ngọc định kỳ mỗi năm đến phòng làm việc của ông Thái 1 lần, đưa hối lộ mỗi lần 4 tỉ đồng. Tết các năm 2018 - 2022, bà Ngọc đều cảm ơn ông Thái 200 triệu đồng.Tổng số tiền ông Thái bị cáo buộc nhận từ bà Ngọc là 20 tỉ đồng, để tạo điều kiện cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng trúng 13 gói thầu, tổng trị giá hơn 2.100 tỉ đồng.Cũng từ năm 2017 - 2020, bị cáo Nguyễn Trí Minh đưa hối lộ nhiều lần, với tổng số tiền 4,9 tỉ đồng cho ông Thái, để Công ty Minh Cường Phát trúng nhiều gói thầu.