Chiến sự Ukraine ngày 735: Nga tiến thêm từ Avdiivka, đồng minh ông Putin cảnh báo Pháp
Nhiều người sử dụng dịch vụ nghe nhạc Spotify trên thiết bị Apple đã thử đổi sang trải nghiệm Apple Music một thời gian nhưng sau đó vẫn quay lại lựa chọn cũ, hoặc tiếp tục sử dụng song song cả hai để tận dụng những ưu điểm của hai dịch vụ, cũng như làm phong phú thêm trải nghiệm nghe nhạc. Nhưng ít người trong số này lựa chọn bỏ Spotify, dù họ đang dùng hệ sinh thái thiết bị của Apple.Với những người đang sử dụng dịch vụ nghe nhạc do Spotify cung cấp, chắc chắn họ sẽ thấy một số vấn đề còn chưa tốt của nền tảng này. Trong đó, việc Spotify liên tục đề xuất một số bài hát nhất định lặp đi lặp lại bị nhiều khách hàng bức xúc, nhưng hãng dường như không thay đổi thuật toán. Điều này phiền hà đến mức phần báo cáo tổng kết cuối năm về đề xuất nghe nhạc của dịch vụ này giống với bảng tóm tắt về danh mục bài được đề xuất hơn là thống kê về sở thích nghe nhạc cá nhân của người dùng.Thêm vào đó, một vấn đề gây khó chịu nữa là năm 2024, Spotify đã gây thất vọng vì lạm dụng AI thay vì sử dụng sự sáng tạo của nhân sự. Điều này góp phần thúc đẩy người dùng tìm kiếm một dịch vụ nghe nhạc khác nhằm thỏa mãn sở thích cá nhân của mình và Apple Music là một trong những ứng viên sáng giá nhất hiện nay bởi lượng người dùng iPhone và thiết bị do Apple sản xuất khá đông đảo.Sự thay đổi mang đến trải nghiệm mới được một thời gian thì người dùng cũng bắt đầu nhận ra Apple Music cũng có những hạn chế nhất định và có thể còn gây khó chịu hơn so với Spotify. Một trong những tính năng thiếu hụt của dịch vụ do Apple cung cấp là trải nghiệm liền mạch và linh hoạt như Spotify Connect.Đây là tính năng cho phép mọi phiên bản Spotify chạy trên các nền tảng khác nhau, thiết bị khác nhau có thể "liên lạc", miễn sử dụng chung một tài khoản. Ví dụ, người dùng bắt đầu mở ứng dụng để nghe trên điện thoại, nhưng khi ngồi xuống máy tính họ có thể tiếp tục phát nhạc không ngắt quãng từ chính thiết bị này, rồi điều khiển chuyển bài, âm lượng từ chiếc đồng hồ thông minh đang đeo trên cổ tay (nếu thiết bị này có hỗ trợ ứng dụng Spotify).Trên giao diện của dịch vụ nghe nhạc màu xanh lá, người dùng sẽ thấy một thanh biểu đạt cùng màu xanh ở phía dưới cùng với dòng chữ "Playing on..." (Đang chơi trên...) và tên của thiết bị mà phần mềm đang chạy để phát nhạc. Nội dung này đồng bộ trên toàn bộ các máy đang cài chung tài khoản Spotify. Từ đó, người dùng có thể chuyển nhạc để chơi sang các thiết bị khác nhau tùy theo ý muốn. Thậm chí nếu ra chơi nhạc bắt đầu từ loa thông minh, thiết bị này cũng biết máy tính đang bật tới đâu, chạy album nhạc nào và tiếp tục tiến trình đó.Ngược lại, Apple Music không có tính năng tương tự. Ứng dụng máy tính không biết gì về những điều đang xảy ra ở phần mềm cài trên điện thoại và ngược lại. Nếu muốn chuyển sang thiết bị khác và tiếp tục nghe, người dùng phải tìm lại bài nhạc một cách thủ công. Điều này đúng cả với loa thông minh. Nếu yêu cầu loa bật nhạc mà không nói tên bài hát hay album cụ thể, Apple Music sẽ bắt đầu phát ngẫu nhiên từ một danh sách nào đó.Người dùng sẽ không khó để tìm thấy những trải nghiệm tương tự từ rất nhiều chủ tài khoản dịch vụ Apple Music và Spotify khác đang chia sẻ về vấn đề này hằng ngày trên các nhóm cộng đồng ở internet. Nhưng không có ai giải thích được vì sao Apple với một hệ sinh thái phần mềm có trải nghiệm liền mạch giữa iOS, iPadOS, watchOS, macOS... lại để xảy ra điều này với dịch vụ âm nhạc của mình.'Mình yêu nhau, bình yên thôi' tập 23: Bà Giang đẩy vợ chồng Hân đến ly hôn?
Tham dự chương trình, về phía Vietcombank có ông Lê Hoàng Tùng, Phó tổng giám đốc; bà Phùng Nguyễn Hải Yến, Phó tổng giám đốc; bà La Thị Hồng Minh, kế toán trưởng cùng đại diện các phòng/ban/đơn vị và đại diện Ban Giám đốc Vietcombank Hưng Yên, Phố Hiến.Về phía lãnh đạo thị xã Mỹ Hào có bà Trần Thị Thanh Thủy, Ủy viên BTV Tỉnh ủy Hưng Yên, Bí thư Thị ủy; ông Lê Quang Hiến, Phó bí thư Thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã.Tại chương trình, ông Lê Quang Hiến cho biết các hộ nghèo và khó khăn trên địa bàn ngày càng giảm dần nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước và sự chung tay của các doanh nghiệp, đặc biệt là Vietcombank.Theo lời hiệu triệu của Thủ tướng, Vietcombank cùng cộng đồng xã hội và doanh nghiệp chung sức, đồng lòng, tăng tốc, bứt phá hơn nữa trong việc chung tay xóa hết nhà tạm, nhà dột nát để mọi người dân được sống trong ấm no, hạnh phúc. Việc tham gia tích cực vào các chương trình an sinh xã hội không chỉ thể hiện trách nhiệm của Vietcombank đối với cộng đồng mà còn là nguyện vọng chung của toàn thể cán bộ, nhân viên, nhằm hướng tới một ngân hàng xanh phát triển bền vững vì cộng đồng.
Gia đình 4 đời theo nghề nhiếp ảnh, sưu tầm kỷ vật cũ
Theo ghi nhận của Thanh Niên, cơn sốt giá sầu riêng đang quay trở lại trong những ngày gần đây. Hiện ở miền Tây, sầu riêng Thái loại A có giá từ 200.000 - 210.000 đồng/kg, loại B từ 180 - 185.000 đồng/kg; còn sầu riêng Ri 6 loại A từ 120.000 - 122.000 đồng/kg, loại B từ 100.000 - 105.000 đồng/kg.Anh Nguyễn Văn Hoàng, thương lái ở Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết: Đầu tháng 11.2024, giá sầu riêng vụ nghịch đạt mức đỉnh cao khi sầu riêng Thái gần 200.000 đồng/kg. Nhưng bước qua tháng 12 giảm mạnh còn khoảng 150.000 đồng/kg. Đến đầu tháng 1.2025 tăng trở lại và đang ở mức cao kỷ lục gần 210.000 đồng/kg. "Thời gian gần đây, thị trường Trung Quốc ăn hàng mạnh trở lại. Trong khi đó, nguồn cung sầu riêng vụ nghịch của Việt Nam cũng hạn chế do thời tiết bất lợi nên sản lượng sụt giảm mạnh", anh Hoàng cho biết.Giải thích về hiện tượng giá sầu riêng xoay chuyển liên tục như diễn biến thời tiết, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) nói: Năm nay, nguồn cung sầu riêng vụ nghịch của Việt Nam giảm mạnh nên đầu vụ tăng cao. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế khó khăn nên sức mua giảm khiến hàng nhập về Trung Quốc tiêu thụ chậm. Còn hiện tại đang bước vào giai đoạn người Trung Quốc chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, nhu cầu quà biếu tăng mạnh và sầu riêng là sản phẩm được ưu tiên lựa chọn. Với văn hóa Trung Quốc, họ có thể thắt chặt chi tiêu nhưng sẽ không tiếc tiền cho các sản phẩm quà biếu nên nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm và có thể còn tiếp tục kéo dài trong tháng đầu tiên của năm mới. Còn tờ South China Morning Post (SCMP) cho biết, dù tầng lớp trung lưu ở Trung Quốc đã thắt chặt hầu bao, nhưng nhu cầu ăn sầu riêng thì vẫn tăng. Không chỉ ăn trực tiếp sầu riêng tươi mà người Trung Quốc còn kết hợp với nhiều món ăn khác. Ngành dịch vụ ăn uống ở Trung Quốc thời gian gần đây "gắn mọi thứ với sầu riêng" từ đồ uống đến món tráng miệng, kể cả lẩu và thậm chí là tiệc buffet với trên 200 món có liên quan với sầu riêng.Năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 3,3 tỉ USD sầu riêng và là mặt hàng có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong lĩnh vực nông sản. Trong đó, đích đến chủ yếu vẫn là thị trường Trung Quốc; ngoài ra một số thị trường khác cũng tăng mạnh như Campuchia, hay Thái Lan và Papua New Guinea…
Tham dự chương trình có ông Huỳnh Vĩnh Ái, Chủ tịch Hiệp hội Paralympic Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL; ông Trần Thế Thuận, Giám đốc Sở VH-TT TP.HCM; bà Nguyễn Trần Phượng Trân, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ TP.HCM; ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam; ông Trần Xuân Điền, Phó trưởng ban Dân vận Thành ủy TP.HCM...
Du khách mong chờ ‘bung xõa’ với Siêu lễ hội biển 29.4 tại Charm Resort Hồ Tràm
Chị Kim Hiếu sinh ra và lớn lên ở thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu, sau đó chuyển lên TP.HCM làm việc rồi lấy chồng người Mỹ. Năm 2015, chị rời Việt Nam cùng chồng sang Mỹ định cư, hiện chị có một đứa con trai và sống trong một ngôi nhà ở bang Washington.Chị Hiếu cho biết, năm nay là năm thứ 10 ăn tết tha hương. Con trai chị 9 tuổi và năm nào cũng cảm nhận được không khí tết Việt Nam. Mỗi lần con thấy mẹ gói bánh tét, trang trí nhà cửa, chuẩn bị bàn thờ tươm tất là con trai biết tết đang cận kề. Người phụ nữ chia sẻ, cũng như mọi năm, chị trang trí nhà với hoa mai, hoa đào, câu đối thư pháp… để nhà cửa có hương vị tết Việt. Chị dành tâm tư vào khu vực phòng thờ, chuẩn bị trang nghiêm và mang nét truyền thống Việt Nam. Với chị, đó cũng là nơi tạo sự ấm cúng trong gia đình, gìn giữ văn hóa, yêu thương của nhiều thế hệ."Tết Nguyên đán không phải là ngày lễ ở ở Mỹ nên tôi chỉ làm gói gọn trong gia đình, bạn bè thân thiết. Tết cũng là dịp giỗ ba nên tôi chuẩn bị thêm những món đặc trưng ngày tết ngày xưa ba thích như: thịt kho tàu, canh khổ qua, bánh tét, dưa món…", chị Hiếu chia sẻ. Người phụ nữ cũng cho hay, những năm đầu khi sang Mỹ định cư, tết rất buồn, chị rơi nước mắt vì cảm giác nhớ nhờ. Mấy năm sau, chị xem nơi này như quê hương thứ hai của mình và lập bàn thờ ba mẹ ở đây. "Tôi tâm niệm dù xa quê nhưng vẫn luôn mang quê hương bên mình, luôn nhớ ngôi nhà bản thân sinh ra và lớn lên và từng món ăn ở quê. Tết cũng là dịp nhắc nhở cho con trai tôi nhớ về nguồn cội Việt Nam, nhớ về truyền thống, ông bà tổ tiên", chị Hiếu trải lòng. Năm nay, chị tự tay viết câu đối trang trí tết, đi cắt hoa mai Mỹ về chưng, gói bánh tét và làm những món ăn tết đặc trưng. Khi làm chị sẽ giải thích cho con trai hiểu về những hoạt động này. Ngày đầu năm mới chị cho con chúc tuổi ba mẹ và gửi tiền lì xì may mắn. Sau đó gia đình đi chùa, tụ họp bạn bè ăn uống ba ngày xuân…Ông xã chị dù không phải người Việt, nhưng luôn sống chan hòa giữa văn hóa hai bên. Anh luôn ủng hộ chị gìn giữ giá trị văn hóa cho con và hăng hái tham gia các hoạt động tết cùng vợ. Anh cũng biết thắp nhang, biết phong tục lì xì và đi chùa lễ Phật… Điều đó cũng mang lại hạnh phúc cho chị trong khoảng thời gian xa quê. Ông Ross, chồng chị Hiếu tự bắc thang đóng đinh, luôn bên cạnh giúp vợ khi cần. "Việc trang trí tôi để vợ tự quyết cho đúng ý. Sau tết, tôi sẽ giúp vợ dọn dẹp, sắp xếp đồ đạc gọn gàng để năm sau dùng tiếp", người chồng bày tỏ.