MoMo trình diễn hệ sinh thái chuyển đổi số tại VIIE 2023
Thời gian gần đây, nghệ sĩ Lê Quốc Nam nhận được sự quan tâm của đông đảo khán giả nhờ vai chính trong series phim kinh dị "gây sốt" trên Netflix -Tiệm ăn của quỷ. Trong phim, Lê Quốc Nam đảm nhận vai ông đầu bếp trong một quán ăn chuyên phục vụ những món độc lạ. Khi đến đây, thực khách được hiện thực hóa ước mơ của mình nhưng phải trả giá bằng linh hồn. Nghệ sĩ Lê Quốc Nam sinh năm 1968, ông có hơn 20 năm hoạt động nghệ thuật và từng cùng cố nghệ sĩ Hoàng Tùng lập nhóm hài Trắng Đen gây được tiếng vang một thời. Sau khi loại hình tấu hài thoái trào, ông cộng tác với các sân khấu kịch ở vai trò đạo diễn và thường dàn dựng vở kịch kinh dị. Chính vì thế, ông không gặp quá nhiều khó khăn khi tham gia Tiệm ăn của quỷ. Theo Lê Quốc Nam chia sẻ với Thanh Niên, bất kỳ dự án nào ông cũng tham gia thử vai để xem mình có phù hợp với nhân vật hay không. Tuy nhiên, khi lên thử vai cho dự án Tiệm ăn của quỷ, Lê Quốc Nam chỉ cần thoại vài chữ là đạo diễn Hàm Trần đã đồng ý. Mặc dù hoạt động nghệ thuật lâu năm nhưng Lê Quốc Nam khá tiếng trong chuyện đời tư. Giải thích về điều này, ông cho biết: "Đến bây giờ, chẳng ai biết chuyện đời tư của tôi, thậm chí, tôi ở đâu, phường mấy, quận mấy cũng không ai biết. Vì tôi muốn ở nơi đó, tôi có không gian yên tĩnh và cảm thấy thoải mái nhất sau những ngày làm việc. Bên cạnh đó, tôi cũng không rành mạng xã hội cho dù tôi vẫn xem để giải trí. Các trang mạng xã hội tôi đều có nhưng chỉ để giao lưu với bạn bè hoặc làm điều gì đó vui vẻ". Được biết, Lê Quốc Nam có một cô con gái tên Tú My đang làm việc tại sân khấu kịch Thế giới trẻ. Theo nam diễn viên 6X, con gái đã giấu mình về việc đăng ký theo học Trường đại học Sân khấu Điện ảnh. Lê Quốc Nam tâm sự: "Nếu nói cho con theo nghề thì tôi không cho. Chỉ là có một ngày, con gái Tú My thông báo rằng con thi vào trường sân khấu khiến tôi rất bất ngờ. Tuy nhiên, theo cách dạy con của mình là tôi để con tự lập và làm những điều không có hại gì đến ai thì tùy quyết định của con. Từ đó đến giờ tôi không có định hướng, vạch ra đường đi cho con là phải học ngành này hay phải làm ngành kia".Mặt khác, con gái của Lê Quốc Nam dặn ba đừng cho mọi người biết mối quan hệ của cả hai vì cô muốn chứng minh năng lực của mình thay vì dựa vào danh tính của ba. Thấu hiểu nỗi lòng của con gái nên Lê Quốc Nam chấp thuận.Cổng game ZingPlay - Chuỗi hành trình mỗi mùa lễ hội
Yamaha Grande tiết kiệm nhiên liệu hơn (1,69 lít/100 km) so với Yamaha Fazzio (1,85 lít/100 km)
Đến Nga để bị thu 'bỏ bùa'
Việc hợp tác giữa Liên đoàn Karatedo TP.Hà Nội và FAVIJA cũng tăng cường hợp tác tham gia các hoạt động thể thao phong trào, cộng đồng nói chung giữa các bên; tổ chức và giới thiệu các chương trình đào tạo cấp chứng chỉ chuyên môn các cấp về bộ môn karatedo giữa hai bên, các chương trình đào tạo chuyên sâu, nâng cao; giới thiệu, đề cử sinh viên, học sinh giữa hai bên tham gia học tập và nghiên cứu.
Theo khảo sát vừa được công bố bởi SellCell, mặc dù trí tuệ nhân tạo đã trở thành tâm điểm của ngành công nghệ di động trong những năm gần đây, người dùng smartphone lại không thật sự quan tâm đến các tính năng này trên thiết bị của họ. Cuộc khảo sát với hơn 2.000 người dùng smartphone tại Mỹ, bao gồm khoảng 1.000 người dùng iPhone và trên 1.000 người dùng điện thoại Samsung Galaxy, cho thấy đa số không đánh giá cao giá trị của các tính năng AI do hai hãng lớn là Apple và Samsung phát triển.Cụ thể, có tới 73% người dùng iPhone và 87% người dùng điện thoại Samsung cho rằng các tính năng AI trên thiết bị của họ không mang lại nhiều giá trị trong trải nghiệm sử dụng. Chỉ khoảng 15,4% người dùng iPhone nhận xét Apple Intelligence vượt trội hơn AI của Samsung, trong khi chỉ có 7,8% người dùng Samsung Galaxy nhận xét Galaxy AI ưu việt hơn tính năng AI của Apple.Tuy nhiên, dù không thực sự hài lòng về tính năng AI hiện có, gần một nửa người dùng iPhone (47%) vẫn khẳng định AI là yếu tố quan trọng khi họ quyết định chọn mua smartphone mới. Con số này thấp hơn đáng kể với người dùng Samsung, khi chỉ 23,7% cho rằng trí tuệ nhân tạo là một yếu tố đáng cân nhắc khi chọn điện thoại.Về khả năng trả phí để sử dụng các tính năng AI nâng cao trên điện thoại, đa phần người dùng cả hai thương hiệu đều tỏ ra miễn cưỡng. Có tới 86,5% người dùng iPhone và 94,5% người dùng Samsung tuyên bố sẽ không bỏ tiền để đăng ký các dịch vụ AI bổ sung nếu được yêu cầu.Khảo sát cũng chỉ ra một số tính năng AI đang được người dùng hai thương hiệu ưa chuộng nhất. Với người dùng iPhone, tính năng được dùng nhiều nhất là các công cụ hỗ trợ viết văn bản (Writing Tools) với tỷ lệ sử dụng lên tới 72%. Các tính năng khác cũng được quan tâm gồm Photo Assist, công cụ làm sạch ảnh hoặc xóa vật thể không mong muốn, được 29,1% người dùng thử qua; Notification Smart Reply (trả lời thông minh) đạt 20,9%; Smart Reply (gợi ý phản hồi tin nhắn nhanh) đạt mức 44,5%.Trong khi đó, người dùng Samsung Galaxy chủ yếu yêu thích Circle to Search, tính năng tìm kiếm thông minh khi khoanh vùng đối tượng trong ảnh, với 82,1% từng trải nghiệm. Tiếp theo là tính năng hỗ trợ chụp ảnh (Photo Assist) với 55,5%, cùng với một số công cụ như Chat Assist (trợ lý tin nhắn thông minh, 28,8%) hay Note Assist (hỗ trợ ghi chú nhanh, 28,8%).Lý giải việc chưa mặn mà với AI, đa số người dùng iPhone (57,6%) cho biết họ chưa cập nhật phiên bản phần mềm mới nhất, trong khi 36,7% nhận xét tính năng AI trên iPhone không thật sự hữu ích và 18,2% cho rằng độ chính xác chưa cao. Người dùng Samsung thì có đến 44,2% đánh giá tính năng AI không hữu ích, 35,5% nhận xét AI thiếu độ chính xác và hơn 30% người dùng còn lại có mối lo ngại về quyền riêng tư khi sử dụng.Khảo sát cũng cho thấy sự trung thành thương hiệu của người dùng smartphone đang giảm đi. Cụ thể, tỷ lệ trung thành với iPhone giảm từ 92% năm 2021 xuống còn 78,9% ở hiện nay. Samsung cũng gặp tình trạng tương tự khi giảm còn 67,2%, thấp hơn đáng kể so với các năm trước đây (74% vào năm 2021).Kết quả khảo sát phản ánh thực tế, mặc dù trí tuệ nhân tạo đang là xu hướng chủ đạo trong phát triển smartphone, nhưng người dùng vẫn chưa cảm nhận được những lợi ích rõ ràng từ công nghệ này trên các thiết bị hiện tại. Điều này đặt ra bài toán cho các hãng lớn như Apple và Samsung trong việc làm sao để phát triển các tính năng AI thiết thực hơn, gần gũi và mang lại giá trị rõ ràng cho người dùng, thay vì chỉ chạy đua theo xu hướng công nghệ.
‘Mình yêu nhau, bình yên thôi’ tập 46: Quân bị Lan đấm bầm mắt?
Anh Nguyễn Minh Hà, em ruột nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha vừa cho chúng tôi biết tin ông đã qua đời sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư (tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội). Nhà thơ, nhạc sĩ, nhà báo, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Thụy Kha sinh ngày 7.10.1949; quê gốc tại thôn Ngãi Am, xã Hòa Bình, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng). Ông tốt nghiệp Đại học Thông tin năm 1971, vào bộ đội và công tác tại binh chủng thông tin cho đến năm 1990. Ông học Trường viết văn Nguyễn Du từ năm 1979 – 1983. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã in 15 tập thơ, 10 tập bút ký về văn học nghệ thuật về các nhà thơ và các nhạc sĩ. Ở lĩnh vực âm nhạc, nhạc sĩ Thụy Kha được biết đến với những cuốn sách nổi tiếng như Văn Cao - người đi dọc biển, Nửa thế kỷ Tân nhạc Việt Nam, Những gương mặt âm nhạc thế kỷ, Huy Du - đời và nhạc… Cùng với việc viết phê bình âm nhạc, ông còn sáng tác ca khúc, tham gia làm phim âm nhạc, văn học (ông là tác giả phim tài liệu Nguyễn Bỉnh Khiêm - cây đại thụ rợp bóng 500 năm).Ông được trao Giải thưởng thi thơ Báo Văn Nghệ 1981 - 1982; Giải thưởng Lê Quý Đôn 1986; Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm 1982; Giải thưởng Hữu nghị Việt - Nhật 1992; Giải thưởng Hội Nhạc sĩ Việt Nam liên tục từ 1996 - 2005; Giải thưởng của Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam năm 2004; Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật (2023).